Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2012/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 17 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SƠN LA

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 885/TTr-SGTVT ngày 28 tháng 9 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương tỉnh Sơn La".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Sơn La.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (B/c);
- TT UBND tỉnh;
- Vụ Pháp chế - Bộ Giao thông vận tải;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT Huyện ủy, TT HĐND các huyện, thành phố;
- Như Điều 3;
- LĐVP - VPUBND tỉnh;
- - Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.KTN,Văn.100bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cầm Ngọc Minh

 

QUY ĐỊNH

SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông của hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng phạm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương tỉnh Sơn La.

Chương II

SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 3. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương

Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương bao gồm: Phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, giới hạn trên không và giới hạn khoảng cách an toàn theo chiều ngang, phần dưới mặt đất; phần dưới mặt nước được quy định tại các Điều 14, 15, 16, 18, 19, 21, 23, 24 - Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ.

Điều 4. Sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương

Sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương được quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28 - Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ.

Điều 5. Đấu nối với đường bộ địa phương

1. Đối với các tuyến đường địa phương được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp phải tuân thủ theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải. Trường hợp phát sinh mới ngoài quy hoạch, trước khi đầu tư xây dựng phải có ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành về quy mô, cấp hạng và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp giấy phép thi công trước khi triển khai xây dựng công trình.

2. Đối với đường dẫn ra vào trạm dừng nghỉ và các tuyến đường chuyên dùng (đường lâm nghiệp, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ...) phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp giấy phép thi công trước khi triển khai xây dựng công trình.

3. Đối với cửa hàng xăng dầu xây dựng dọc theo đường bộ phải nằm trong quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu được phê duyệt; có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép về vị trí, khoảng cách và thiết kế đoạn đường dẫn vào cửa hàng xăng dầu qua phần đất hành lang đường bộ.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương được quy định tại các Khoản 1, 2, 3 - Điều 8, Luật Giao thông đường bộ 2008.

Chương III

CHẤP THUẬN, CẤP PHÉP SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 7. Chấp thuận, cấp phép

1. Thủ tục đề nghị chấp thuận xây dựng

a) Đối với công trình thiết yếu:

Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu gửi hồ sơ đề nghị được chấp thuận việc xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép để được xem xét giải quyết.

- Hồ sơ đề nghị chấp thuận áp dụng theo quy định tại Khoản 3, Điều 13, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

- Mẫu đơn đề nghị chấp thuận áp dụng theo Phụ lục 1, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Thời hạn giải quyết trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

b) Đối với xây dựng biển quảng cáo tạm thời:

- Hồ sơ đề nghị chấp thuận áp dụng theo quy định tại Khoản 3, Điều 13, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

- Mẫu đơn đề nghị chấp thuận áp dụng theo Phụ lục 1, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Thời hạn giải quyết trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Thủ tục đề nghị cấp phép xây dựng

a) Đối với công trình thiết yếu:

Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.

Chủ đầu tư công trình thiết yếu, chủ sử dụng, kinh doanh, khai thác cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép thi công mà không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm kinh phí liên quan; chịu trách nhiệm bảo trì công trình; việc bảo dưỡng thường xuyên công trình không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định.

Chủ đầu tư công trình thiết yếu nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật công trình thiết yếu vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

- Hồ sơ đề nghị cấp phép áp dụng theo quy định tại Điều 14, 16 - Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

- Mẫu đơn đề nghị cấp phép áp dụng theo Phụ lục 4, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

b) Đối với xây dựng biển quảng cáo tạm thời:

- Hồ sơ đề nghị cấp phép áp dụng theo quy định tại Khoản 3, Điều 14, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

- Mẫu đơn đề nghị cấp phép áp dụng theo Phụ lục 4, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Thời hạn giải quyết trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3. Thủ tục gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu

- Hồ sơ gia hạn chấp thuận áp dụng theo quy định tại Khoản 5, Điều 13, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011.

- Mẫu đơn đề nghị gia hạn chấp thuận áp dụng theo Phụ lục 2, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Thời hạn giải quyết trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 18 tháng phải gia hạn.

4. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính

Thực hiện theo quy định tại Điều 18, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 8. Cấp phép thi công công trình giao thông

Trước khi triển khai thi công cải tạo, nâng cấp công trình giao thông, nhà thầu thi công phải được cơ quan quản lý đường bộ cấp Giấy phép thi công.

1. Thủ tục đề nghị cấp phép thi công

- Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công áp dụng theo quy định tại Điều 17, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

- Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công áp dụng theo quy định tại Phụ lục 4, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Thời hạn giải quyết trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

2. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính

Áp dụng theo quy định tại Điều 18, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 9. Thẩm quyền chấp thuận, cấp phép

1. Sở Giao thông vận tải chấp thuận, cấp phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ của các tuyến đường tỉnh.

2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chấp thuận, cấp phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ của các tuyến đường huyện, đường xã.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì triển khai thực hiện Quy định này và hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phép đấu nối và các bước xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ.

b) Hàng năm, chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và các giải pháp xử lý triệt để vi phạm, giải toả hành lang an toàn đường bộ; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả và những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục có biện pháp giải quyết.

c) Chỉ đạo đơn vị quản lý đường; Thanh tra giao thông phát hiện các vi phạm, thông báo cho chính quyến địa phương.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

b) Không cấp phép xây dựng và Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

c) Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, xử lý theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ.

d) Chủ trì giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương. Tổ chức thực hiện cưỡng chế để giải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tăng cường quản lý phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn.

b) Phát hiện và phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, Thanh tra Sở Giao thông vận tải xử lý kịp thời, theo thẩm quyền các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp và tham mưu đề xuất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương tỉnh Sơn La

  • Số hiệu: 19/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/10/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Cầm Ngọc Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/10/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 15/10/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản