Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1897/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 15 tháng 6 năm 2011 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc Lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008;
Căn cứ Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 11/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát đến năm 2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Mường Lát tại Tờ trình số 26/TTr-UBND ngày 26/4/2011 về việc “ Xin phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát đến năm 2020 ”; Báo cáo trình tự thực hiện và kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát đến năm 2020 tới văn bản số 19/BC-HĐTĐ ngày 02/6/2011; ý kiến phản biện của các thành viên Hội đồng; Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa tại văn bản số 1038/SKHĐT-QH ngày 02/5/2011 về việc: “ Sự phù hợp của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát đến năm 2020 ” và hồ sơ quy hoạch kèm theo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020; với các nội dung chủ yếu sau:
- Phát huy cao độ nội lực, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh thông qua các Chương trình, dự án để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo bước đột phá và cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển với tốc độ cao và bền vững. Tập trung cho nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng cho yêu cầu phát triển.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và du lịch có trọng tâm, trọng điểm, kinh tế cửa khẩu, các cụm công nghiệp; tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chú trọng phát triển nông, lâm nghiệp là nền tảng để đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội; xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của đồng bào các xã vùng sâu, vùng xa giữa miền núi và miền xuôi. Phát triển văn hóa giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
- Tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng; phát huy quyền làm chủ của của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị; bảo vệ vững chắc an ninh biên giới.
1. Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2011 - 2020 bình quân khoảng 14,0 - 15,0%/năm, trong đó: Nông, lâm, thủy sản khoảng 6,0 - 6,5%; công nghiệp - xây dựng khoảng 24,0 - 25,0%; dịch vụ khoảng 12,0 - 12,5%.
Thời kỳ 2011 - 2015: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 13,0 – 14,0%/năm, trong đó: nông, lâm, thủy sản khoảng 5,0 - 6,0%; công nghiệp - xây dựng khoảng 26,0 - 27,0%; dịch vụ khoảng 10,0 - 11,0%.
Thời kỳ 2016- 2020: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 16,0 - 16,5%/năm, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng khoảng 6,0 - 7,0%; công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 23,0 - 24,0%; dịch vụ tăng khoảng 13,0 - 14,0%.
- Cơ cấu kinh tế: Năm 2015 Năm 2020
Nông, lâm, thủy sản. 45,5% 36,0%
Công nghiệp - xây dựng. 20,5% 26,3%
Dịch vụ. 34,0% 37,7%
- GDP bình quân đầu người đạt 9,8 triệu đồng năm 2015 và 26,0 triệu đồng năm 2020.
- Lương thực bình quân đầu người năm 2015 đạt 470,0 kg và 476,0 kg vào năm 2020.
- Tổng vốn đầu tư xã hội thời kỳ 2011- 2020: 3.824,0 tỷ đồng (theo giá hiện hành).
- Đến năm 2020, nâng cấp 100% hồ đập, kiên cố hóa 100% kênh mương nội đồng, liên xã.
2. Về xã hội:
- Tốc độ phát triển dân số tự nhiên năm 2015 1,0% và 0,7% vào năm 2020.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 53,0% năm 2010 xuống còn 35,0% năm 2015 và 15,0% vào năm 2020.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20,0% năm 2015, trên 42,0% năm 2020.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25,0% năm 2015 và dưới 20,0% năm 2020.
- Số hộ được sử dụng điện đạt 90,0% năm 2015 và 100% năm 2020.
3. Về môi trường:
- Tỷ lệ số hộ được dùng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 90,0% năm 2015 và 100% năm năm 2020.
- Các cơ sở sản xuất mới xây dựng có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, hoặc áp dụng công nghệ sạch.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,0% năm 2015 và đạt 70,0% năm 2020.
4. Về quốc phòng an ninh:
Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
III. Định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực:
1. Nông, lâm, thủy sản:
Phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phù hợp nhu cầu thị trường; phát triển kinh tế trang trại; chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp; gắn phát triển sản xuất với xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 6,5%/năm, trong đó: thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 6,1%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 6,8%/năm.
a) Nông nghiệp:
Thực hiện thâm canh, đổi mới tập quán canh tác, đưa các giống, cây con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để tăng năng suất lao động và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 5,3%, trong đó: thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 5,0%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 5,5%/năm.
- Cây lương thực: Ổn định diện tích lúa 2.600,0 ha, trong đó đất lúa nước 1.000,0 ha, năng suất lúa cả năm đạt 42,0 tạ/ha vào năm 2015 và 46,0 tạ/ha vào năm 2020; ngô 2.000,0 ha, năng suất đạt 40,0 tạ/ha năm 2015 và 42,0 tạ/ha năm 2020; sản lượng lương thực 16.720,0 tấn vào năm 2015 và 17.560,0 tấn vào năm 2020.
- Cây trồng khác: Ổn định diện tích rau đậu các loại 1.000,0 ha, trong đó cây đậu tương 500,0 ha; cây sắn ổn định 1.000,0 ha, cây cao su đến năm 2015 trồng 500,0 ha và 2.000,0 ha vào năm 2020,... đáp ứng nguyên liệu cho chế biến.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung trang trại, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng tỷ trọng chăn nuôi trong GTSX nông nghiệp lên 40,0% vào năm 2015 và trên 45,0% năm 2020. Đàn trâu đến năm 2015 đạt 7.500 con và 10.000 con vào năm 2020, đàn bò năm 2015 đạt 12.000 con và 20.000 con vào năm 2020, đàn lợn năm 2015 đạt 20.000 con và 40.000 con vào năm 2020, đàn gia cầm năm 2015 đạt 150 nghìn con và 300 nghìn con vào năm 2020; sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 đạt 2.250,0 tấn và 3.300,0 tấn vào năm 2020.
b) Lâm nghiệp:
Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Gắn phát triển lâm nghiệp với sắp xếp lại dân cư. Đến năm 2020, diện tích có rừng là 70.497 ha, trong đó rừng đặc dụng 4.410,7 ha, rừng phòng hộ 21.745,3 ha, rừng sản xuất 44.341,0 ha; nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 52,0% năm 2010 lên 63,0% năm 2015 và 70,0% năm 2020. Xây dựng vùng nguyên liệu giấy gắn với công nghiệp chế biến. Tiếp tục hoàn thiện việc giao đất, khoán rừng đến hộ, tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 7,7%, trong đó: thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 7,3%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 8,1%/năm.
c) Thủy sản:
Tận dụng mặt nước ao, hồ để nuôi trồng thủy sản, mở rộng nuôi cá lồng trên sông, đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 46 ha và 150 - 200 lồng bè, sản lượng 262,0 tấn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 7,8%, trong đó: Thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 7,6%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 8,0%/năm.
d) Phát triển nông thôn mới:
Phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng (bản) và quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH của huyện; kết hợp việc hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn; đến năm 2015 có 20,0 % số xóm đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và năm 2020 là 60,0%
2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
Xây dựng công nghiệp trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 17,5%, trong đó: Thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 15,0%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 20,0%/năm, tập trung phát triển các ngành chủ yếu sau:
- Chế biến nông, lâm sản: Xây dựng mới một số cơ sở chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung như đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế bột giấy 10.000,0 tấn/năm; nhà máy gỗ ván ép 10.000,0 m3/năm; nhà máy chế biến mũ cao su 1.500,0 tấn/năm.
- Chế biến lương thực, thực phẩm: Đến năm 2020 đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc 10.000,0 tấn/năm, chế biến thực phẩm 1.000,0 tấn/năm.
- Sản xuất vật liệu xây dựng: Đến năm 2020 khai thác, chế biến đá xây dựng 30.000,0 m3; khai thác cát, sỏi 20.000,0 m3, sản xuất gạch, ngói các loại 17,0 triệu viên,...
- Công nghiệp điện: Sửa chữa định kỳ nhà máy thủy điện hiện có trên địa bàn huyện, xây dựng nhà thủy điện suối Poong (Pù Nhi) công suất 4,5 MW.
- Phát triển các ngành công nghiệp khác: Cơ khí sửa chữa, dệt may và tiểu thủ công nghiệp,... Củng cố và khôi phục, phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát truyền thống phục vụ tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu,... đồng thời du nhập một số ngành nghề mới để tạo thêm việc làm thu hút lao động.
- Phát triển các cụm công nghiệp: Xây dựng cụm công nghiệp tại thị trấn Mường Lát diện tích 5,0 ha (sản xuất chế biến nông, lâm sản, cơ khí nhỏ, dệt thổ cẩm, chế biến hàng mỹ nghệ từ lâm sản, hàng mây tre đan phục vụ cho xuất khẩu).
- Phát triển các điểm công nghiệp làng nghề nông thôn: Xây dựng 04 điểm công nghiệp làng nghề nông thôn tại các trung tâm cụm xã: Trung Lý, Pù Nhi, Quang Chiểu, Mường Lý. Đến năm 2020 khôi phục và xây dựng 14 làng nghề, trong đó 09 làng nghề dệt thổ cẩm, 05 làng nghề mây tre đan.
3. Dịch vụ thương mại:
Phát triển ngành dịch vụ thương mại với tốc độ nhanh và đa dạng, tạo việc việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của toàn huyện. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 13,0%, trong đó: Thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 12,0%/năm; thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 14,0%/năm.
a) Thương mại:
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đến năm 2015 là 105,0 tỷ đồng và 261,0 tỷ đồng vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2011 - 2020 là 28,6%.
- Đầu tư xây dựng cửa khẩu Tén Tần thành cửa khẩu quốc gia, xây dựng 02 trung tâm thương mại: Thị trấn Mường Lát, cửa khẩu Tén Tần; mở rộng hợp tác mậu dịch đường biên, giao lưu kinh tế - văn hóa với các huyện Xốp Bâu, Viêng Xay của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đến năm 2020, nâng cấp 02 chợ: Thị trấn Mường Lát, Tén Tần; xây mới 02 chợ: Mường Lý và Quang Chiểu đạt tiêu chuẩn chợ loại 3 miền núi; xây mới thêm 04 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại thị trấn Mường Lát, Tén Tần, Trung Lý, Mường Chanh.
b) Du lịch: Phối hợp phát triển kinh tế cửa khẩu với chương trình du lịch cả tỉnh để lập quy hoạch phát triển du lịch: Cửa khẩu Tén Tần, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, khu di tích lịch sử Bản Lát (xã Tam Chung).
c) Tài chính ngân hàng: Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tạo môi trường thuận lợi cho nhân dân tiếp cận các nguồn vốn. Đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ tài chính, ngân hàng tại thị trấn Mường Lát, cửa khẩu Tén Tần.
d) Thông tin truyền thông: đẩy mạnh phát triển thông tin truyền thông; đến 2015, 100% số hộ gia đình có máy điện thoại; mật độ điện thoại đạt 30 máy/100 dân; đến năm 2020, 100% cơ quan đảng, chính quyền được truy nhập Internet băng thông rộng, hầu hết các hộ có máy thu hình xem truyền hình; mật độ điện thoại đạt 40 máy/100 dân.
e) Dịch vụ khác: Phát triển dịch vụ vận tải, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và giao lưu hàng hóa giữa huyện với các vùng miền trong cả tỉnh, cả nước; phát triển vận tải quá cảnh, dịch vụ kho bãi hàng hóa trung chuyển với Lào qua cửa khẩu Tén Tần.
4. Lĩnh vực văn hóa - xã hội:
a) Dân số, lao động và việc làm:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động mọi các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách dân số gia đình và trẻ em, đến năm 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,0% và 0,7% vào năm 2020; dân số toàn huyện đến năm 2015 đạt 35.682 người và 36.948 người vào năm 2020.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông, lâm, thủy sản năm 2010 từ 82,0% xuống còn 50,0% năm 2020; tăng công nghiệp - xây dựng từ 8,0% năm 2010 lên 30,0% năm 2020; dịch vụ từ 10,0% năm 2010 lên 20,0%. Nâng cao mức sống và giảm nghèo bền vững: Từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phấn đấu đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 35,0% và 15,0% vào năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 9,8 triệu đồng và 26,0 triệu đồng vào năm 2020 (theo giá hiện hành).
b) Giáo dục, Đào tạo:
- Phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục, đào tạo. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt chuẩn ở bậc mầm non 50,0%, tiểu học 50,0%, THCS 50,0%.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo; thực hiện chế độ cử tuyển để tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT được đào tạo đại học và cao đẳng, đáp ứng nguồn nhân lực cho huyện; thực hiện chính sách tuyển chọn trí thức trẻ có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND các xã; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 20,0% vào 2015 và trên 42,0% vào năm 2020.
c) Y tế và chăm sóc sức khỏe:
Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng tích cực và chủ động, lấy phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu làm mục tiêu. Từng bước nâng cấp hệ thống y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Đến năm 2015 đạt 35,0% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt 100% vào năm 2020. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 25,0% năm 2015, dưới 20,0% năm 2020. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trước hết là khu vực thị trấn, các thị tứ của huyện. Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, duy trì tỷ lệ giảm sinh hàng năm là 0,5%o.
d) Văn hóa, thể dục thể thao:
Đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa huyện, sân chơi thể thao tại các xã, các nhà văn hóa thôn, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, nâng cấp sân vận động huyện. Xây dựng 03 trạm phát lại phát thanh và truyền hình tại: Mường Chanh, Mường Lý, Nhi Sơn,... Phấn đấu đến năm 2015 có 50,0% số làng văn hóa, 55,0% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; năm 2020, cơ bản hoàn thành cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Đến năm 2015, có 36,0% số dân thường xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao, 20,0% số gia đình đạt gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. Năm 2020, trên 60,0% số dân thường xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao, 30,0% số gia đình đạt gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.
5. Phát triển cơ sở hạ tầng:
5.1. Hạ tầng kinh tế:
a) Giao thông: Tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 520 dài 63,8 km đạt đường cấp IV miền núi; xây dựng đường hành lang biên giới trên địa bàn huyện dài 96,0 km; đường phía Tây Thanh Hóa từ xã Tam Chung – xã Trung Lý 30,0 km, nâng cấp đường từ thị trấn huyện – xã Tam chung dài 2,8 km, xã Tam Chung – xã Mường Lý dài 32,0 km; Đến năm 2015, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 80,0% đường giao thông nông thôn có mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng. Năm 2020, 100% đường giao thông nông thôn có mặt đường nhựa hoặc bê tông.
b) Thủy lợi: Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi ở các xã: Trung Lý, Tén Tần, Pù Nhi, Tam Chung, Mường Lý, Mường Chanh, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới; kè lát hoàn chỉnh kênh mương hiện có trên địa bàn huyện. Xây dựng phương án phòng chống tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
c) Cấp điện: Tập trung xây dựng đường dây cao thế và hạ thế với chiều dài 150,0 km, 55 trạm biến áp; hoàn chỉnh mạng lưới điện đến thôn, bản trên địa bàn huyện để đến năm 2015 có 90,0% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia và 100% vào năm 2020.
d) Hệ thống cấp nước, thoát nước:
- Cấp nước: Đến năm 2015 xây dựng nhà máy nước tại thị trấn Mường Lát và cửa khẩu Tén Tần công suất 1.500,0 m3/h, đảm bảo 90,0% dân số đô thị và nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh và 100% vào năm 2020.
- Thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước ở các thị trấn, thị tứ, cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống.
e) Thông tin truyền thông: Phát triển các điểm bưu điện văn hóa xã thành các trung tâm thông tin cơ sở, có các dịch vụ bưu chính viễn thông đa dạng, có dịch vụ truy cập Internet đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đến năm 2020 tất cả các xã trên địa bàn huyện, đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi địa hình và thời tiết.
f) Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng khác: Đầu tư xây dựng khu thu gom xử lý rác thải thị trấn huyện, cửa khẩu Tén Tần và các trung tâm cụm xã: Pù Nhi, Tam Chung, Quang Chiểu đủ năng lực xử lý rác thải cho các khu dân cư tập trung, thực hiện bảo vệ môi trường.
5.2. Hạ tầng về xã hội:
- Giáo dục - đào tạo: Hoàn thành chương trình kiên cố hóa nhà lớp học và nhà công vụ cho giáo viên vào năm 2012; đến năm 2020 có đủ các phòng bộ môn và phòng học chức năng. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trường dân tộc nội trú của huyện, đáp ứng yêu cầu dạy văn hóa và dạy nghề. Đầu tư trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề.
- Y tế: Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế theo tiêu chuẩn quy định. Nâng cấp bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực tại: Trung Lý và Quang Chiểu và xây dựng mới trung tâm y tế dự phòng; xây dựng mới trạm y tế ở 02 xã: Nhi Sơn và Mường Lý đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.
- Văn hóa, thể thao: Đầu tư xây dựng các công trình văn hóa thể thao trên địa bàn huyện. Phấn đấu đến năm 2015, mỗi xã có 01 trung tâm văn hóa thể thao xã; mỗi thôn có nhà văn hóa, cụm truyền thanh. Xây dựng mới trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện, đủ tiêu chuẩn cấp III.
6. Bảo vệ môi trường: Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về các hoạt động bảo vệ môi trường. Xây dựng kế hoạch quản lý và tổ chức khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên: Đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản. Thực hiện triệt để các quy định về xử lý chất thải đối với tất cả các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các dự án đầu tư vào huyện để thực hiện bảo vệ môi trường.
IV. Định hướng phát triển không gian theo lãnh thổ:
1. Phát triển đô thị: Đến năm 2015 Mường Lát có 02 đô thị: Thị trấn huyện và cửa khẩu Tén Tần. Phấn đấu tăng tỷ lệ đô thị năm 2015 là 20,0% và 25,0% vào năm 2020. Ngoài các thị trấn đã được xác định trên, từ nay đến năm 2020 phát triển các thị tứ Pù Nhi, Trung Lý, Mường Lý, Quang Chiểu.
2. Hệ thống các điểm dân cư:
Thực hiện chương trình sắp xếp lại dân cư nông thôn, vùng xung yếu, sạt lở ven sông, ven suối và vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét chuyển đến khu an toàn. Xây dựng các trung tâm cụm xã: Trung Lý, Quang Chiểu, Pù Nhi, Mường Lý; xây dựng mới 05 cụm dân cư gắn với các đồn biên phòng để tạo mật độ dân cư hợp lý trên địa bàn phục vụ mục tiêu kết hợp giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh biên giới.
- Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thủ đoạn của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, phòng chống tội phạm xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
- Hoàn thành việc tăng dày các đồn, trạm biên phòng trên tuyến biên giới, triển khai xây dựng khu kinh tế quốc phòng Mường Lát; đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Quốc gia.
VI. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư:
1. Các chương trình phát triển:
- Chương trình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp mà trọng tâm là nghề rừng và chăn nuôi gia súc.
- Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu; phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với phục hồi và phát triển các nghề truyền thống.
- Chương trình phát triển nguồn nhân lực.
- Chương trình phát triển nông thôn mới.
- Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 456/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ phát triển sản xuất và ổn định đời sống đồng bào Mông.
2. Các dự án ưu tiên đầu tư: (Có phụ lục chi tiết kèm theo).
VII. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp về đầu tư:
- Giải pháp về vốn: Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2011 - 2020 là 3.824,0 tỷ đồng, bình quân cả thời kỳ 382,0 tỷ đồng/năm, trong đó thời kỳ 2011 - 2015 là: 1.579,0 tỷ đồng, bình quân cả thời kỳ 352,0 tỷ đồng/năm; thời kỳ 2016 – 2020 là: 2.065,0 tỷ đồng, bình quân cả thời kỳ 413,0 tỷ đồng/năm.
- Huy động và sử dụng vốn đầu tư:
+ Tập trung cao độ nguồn ngân sách (kể cả ngân sách huyện); tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư của Trung ương thực hiện trên địa bàn để giải quyết dứt điểm các công trình hạ tầng quan trọng, ưu tiên công trình giao thông, thủy lợi, kinh tế cửa khẩu và hạ tầng xã hội, môi trường.
+ Tranh thủ các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn vùng miền núi, nhất là các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 456/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ phát triển sản xuất và ổn định đời sống đồng bào Mông và các chương trình khác để thực hiện đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng trên địa bàn huyện.
+ Thực hiện lồng ghép các chương trình đầu tư của Nhà nước với huy động sức dân để tập trung hoàn thành các công trình có tính quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường trách nhiệm của các chủ đầu tư khâu chuẩn bị, thực hiện đến nghiệm thu, thanh quyết toán công trình để sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát vốn đầu tư, nâng cao chất lượng công trình.
+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn bằng tạo liên kết, liên doanh giữa các cơ sở sản xuất góp cổ phần để đầu tư phát triển. Phát triển mạnh kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình để huy động vốn trong nhân dân.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ khoa học làm công tác khuyến nông, khuyến lâm. Có chế độ đặc biệt ưu đãi và thu hút lực lượng chuyên gia làm công tác chuyển giao công nghệ về các địa phương trên địa bàn huyện.
- Khảo nghiệm, chọn lọc và du nhập các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng. Tiếp nhận, triển khai ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Tăng cường và mở rộng ứng dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường.
- Tập trung xây dựng các mô hình, nâng cao khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiểu biết của nông dân và trình độ của cán bộ cơ sở về khoa học và công nghệ, từng bước hình thành mối liên kết giữa 4 nhà “Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp”.
3. Giải pháp về thị trường:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ công chức, đội ngũ doanh nhân và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Các cấp, cấp ngành, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất, có kế hoạch thu hút, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu.
- Nhanh chóng xây dựng các mối quan hệ rộng khắp với các tổ chức, công ty thương mại đóng trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mạng lưới tổ hợp các dịch vụ quy mô nhỏ để thu mua chế biến tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Củng cố, mở rộng thị trường truyền thống, tích cực tìm kiếm thị trường mới đối với các mặt hàng xuất khẩu.
4. Giải pháp về đào tạo, nâng cao phát triển nguồn nhân lực:
- Nâng cao dân trí để mọi người dân có đủ trình độ tiếp thu, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập cải thiện mức sống dân cư, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo, bổ sung cán bộ chuyên môn, cán bộ xã và cán bộ thôn bản đủ năng lực chỉ đạo phát triển sản xuất trong thời kỳ đổi mới.
- Có chính sách thu hút cán bộ chuyên môn, công nhân có tay nghề,...; thu hút con em đồng bào đang làm việc ở ngoài vùng, những học sinh, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, THCN,… về làm việc tại địa phương.
- Phát huy vai trò của Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, đẩy mạnh hình thức đào tạo tại chỗ để đẩy nhanh việc đào tạo cho cán bộ xã, thôn, bản.
IIX. Tổ chức thực hiện quy hoạch:
1. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, UBND huyện Mường Lát tổ chức công bố rộng rãi, tuyên truyền, phổ biến để nhân dân, các nhà đầu tư tham gia thực hiện quy hoạch.
2. Tổ chức giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch; tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện quy hoạch; định kỳ đánh giá việc thực hiện quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát thời kỳ đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (Quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất), các dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn huyện.
Điều 3. Giao UBND huyện Mường Lát căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong Quy hoạch được phê duyệt, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Thông báo rộng rãi Quy hoạch đến các ban, ngành, các xã và nhân dân trên địa bàn huyện được biết và thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong phạm vi địa bàn huyện để đảm bảo phát triển tổng thể, đồng bộ giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh.
- Lập các kế hoạch 5 năm và hàng năm, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp đỡ UBND huyện Mường Lát nghiên cứu, tổ chức thực hiện các nội dung nêu tại
2. Giúp đỡ UBND huyện Mường Lát trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch; đồng thời kiểm tra việc thực hiện của huyện.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Ông Chánh Văn Phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIẾN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020 CỦA HUYỆN MƯỜNG LÁT
(Kèm theo Quyết định số 1897/QĐ-UBND ngày 15/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT | Hạng mục | Quy Mô | Địa điểm |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | Giao thông. |
|
|
1 | Nâng cấp đường tỉnh lộ 520. | 63,8 km | Toàn huyện |
2 | Xây dựng đường vành đai biên giới. | 96,0 km | Xã Pù Nhi, Trung Lý, Quang Chiểu, Tén Tằn, Mường Chanh |
3 | Xây dựng đường Phía Tây. | 30,0 km | Xã Tam Chung - Trung Lý |
4 | Đường từ trung tâm huyện đi xã Mường Lý. | 12 km | Thị trấn Mường Lát - xã Mường Lý |
5 | Bản Chim (Nhi Sơn) - bản Tân Hương (Tam Chung). | 3,6 km | Xã Nhi Sơn - xã Tam Chung |
II | Các công trình Thủy lợi. |
|
|
6 | Cải tạo, nâng cấp 17 bãi đập. | tưới 557,0 ha | 8 xã trên địa bàn huyện |
7 | Xây dựng hồ bản Buốn. | tưới 60,0 ha | Xã Tộn Tần |
8 | Xây dựng hồ Na Nam. | 3,2 ha | Xã Tộn Tần |
III | Điện. |
|
|
9 | Xây dựng các trạm biến áp. | 55 trạm | Các xã trên địa bàn huyện |
10 | Xây dựng đường dây cao thế, hạ thế. | 150,0 km | Các xã trên địa bàn huyện |
11 | Xây mới nhà máy thủy điện suối Poong. | 4,5 MW | Xã Pự Nhi |
IV | Y tế - Giáo dục - Văn hóa xã hội. |
|
|
12 | Trường dân tộc nội trú. | 01 trường | Thị trấn huyện |
13 | Trung tâm văn hóa thể thao huyện. | 1 | Thị trấn huyện |
14 | Nâng cấp Trung tâm giáo dục thường xuyên. | 1 | Thị trấn huyện |
15 | Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện. | 80 giường | Thị trấn huyện |
16 | Phòng khám Đa khoa khu vực. | 02 phòng | TTCX Trung Lý, TTCX Quang Chiểu |
17 | Xây dựng mới Trạm y tế xã. | 02 trạm y tế | Xã Mường Lý, Nhi Sơn |
18 | Xây dựng Trạm phát lại truyền hình. | 03 trạm | Xã Mường Chanh, Mường Lý, Nhi Sơn |
19 | Xây dựng Trung tâm hội nghị huyện. | 300 chỗ ngồi | Thị trấn huyện |
V | Công nghiệp – TTCN. |
|
|
20 | Nhà máy chế biến thức ăn gia súc. | 1.0000 tấn/năm | Thị trấn huyện |
21 | Nhà máy chế biến cao su. | 1.500 tấn/năm | Xã Trung Lý |
22 | Nhà máy chế biến thực phẩm. | 500 - 1000 tấn/năm | Thị trấn huyện |
23 | Nhà máy chế biến bột giấy. | 1.0000 tấn/năm | Xã Trung Lý |
24 | Cụm công nghiệp vừa và nhỏ. | cụm | Thị trấn Mường Lát |
25 | Khôi phục làng nghề. | 14 | TT Mường Lát, Quang Chiểu, Tén Tằn, Tam Chung, Mường Lý, Pù Nhi, Mường Chanh,Trung Lý |
26 | Nhà máy gỗ ván ép. | 1.0000 m3/năm | Xã Tén Tằn |
27 | XD nhà máy gạch. | 15,0 triệu viên/năm | Xã Mường Lý |
VI | Nông nghiệp. |
|
|
28 | Dự án 5 triệu ha rừng. | 27.211,0 ha | Toàn huyện |
29 | Dự án trồng cây cao su. | 2.000,0 ha | Xã Pù Nhi, Nhi Sơn, Tam Chung |
30 | Dự án nguyên liệu giấy. | 6.000,0 ha | Xã Trung Lý, Mường Lý |
VI | Thương mại, dịch vụ. |
|
|
31 | Xây dựng Trung tâm thương mại thị trấn huyện. | 2.000,0 m2 | Thị trấn huyện |
32 | Xây dựng Trung tâm thương mại cửa khẩu Tộn Tần. | 5.000,0 m2 | Xã Tộn Tần |
33 | Xây mới chợ ở các xã. | 02 chợ | Mường Lý, Quang Chiểu, |
34 | XD mới các Cửa hàng bán lẻ xăng dầu. | 04 cửa hàng | Xã Mường Chanh, Trung Lý, Tộn Tần và thị trấn huyện |
35 | Đầu tư xây dựng Khu du lịch bản Lát. | khu du lịch | Xã Tam Chung |
36 | XD khu kinh tế cửa khẩu Tén Tằn. | 30,0 ha | Xã Tén Tằn |
- 1Quyết định 2915/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Điền đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1259/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 3Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Quyết định 456/2007/QĐ-TTg về việc cho phép đầu tư Dự án ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 114/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2915/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Điền đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Quyết định 1259/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 10Quyết định 1177/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
Quyết định 1897/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- Số hiệu: 1897/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/06/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Đình Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra