Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1883/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2009 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY MẸ - TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ vể tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1882/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con;
Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
2. Tên đầy đủ: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
- Tên gọi tắt: Đường sắt Việt Nam (ĐSVN).
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Railways, viết tắt là VNR.
3. Trụ sở chính: 118 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ của Đường sắt Việt Nam là vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008 sau khi đã kiểm toán.
5. Ngành, nghề kinh doanh của Đường sắt Việt Nam.
- Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc tế;
- Đại lý và dịch vụ vận tải;
- Quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, chế tạo, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng;
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thực phẩm;
- Kinh doanh bất động sản, du lịch, khách sạn;
- Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ viễn thông và tin học;
- In ấn;
- Kinh doanh xăng, dầu, mỡ bôi trơn của ngành đường sắt;
- Xuất khẩu lao động;
- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
6. Cơ cấu quản lý và điều hành của Đường sắt Việt Nam gồm:
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
7. Cơ cấu tổ chức Đường sắt Việt Nam tại thời điểm thành lập gồm:
- Văn phòng Đường sắt Việt Nam;
- Văn phòng đại diện Đường sắt Việt Nam tại Đà Nẵng;
- Trung tâm Điều hành Giao thông vận tải đường sắt;
- Ban Quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt;
- Công ty Sức kéo Đường sắt (đổi tên từ Liên hiệp Sức kéo Đường sắt);
- Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội;
- Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn;
- Công ty Vận tải hàng hóa Đường sắt;
- Công ty In Đường sắt;
- Xí nghiệp In Đường sắt Sài Gòn;
- Trường Cao đẳng nghề đường sắt;
- Trung tâm Y tế dự phòng đường sắt;
- Báo Đường sắt;
- Ban Quản lý Dự án Đường sắt (RPMU);
- Ban Quản lý Dự án Đường sắt khu vực I;
- Ban Quản lý Dự án Đường sắt khu vực II;
- Ban Quản lý Dự án Đường sắt khu vực III;
- Ban Quản lý Dự án Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, và chung cư 31 Láng Hạ - Hà Nội;
- Ban Quản lý dự án xây dựng trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê của Đường sắt Việt Nam tại 136 Hàm Nghi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
8. Các công ty con, công ty liên kết có cổ phần hoặc vốn góp của Đường sắt Việt Nam gồm:
a. Công ty con chuyên làm nhiệm vụ công ích đường sắt do Đường sắt Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
- Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải;
- Công ty Quản lý đường sắt Hà Thái;
- Công ty Quản lý đường sắt Yên Lào;
- Công ty Quản lý đường sắt Hà Lạng;
- Công ty Quản lý đường sắt Vĩnh Phú;
- Công ty Quản lý đường sắt Hà Ninh;
- Công ty Quản lý đường sắt Thanh Hóa;
- Công ty Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh;
- Công ty Quản lý đường sắt Quảng Bình;
- Công ty Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên;
- Công ty Quản lý đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng;
- Công ty Quản lý đường sắt Nghĩa Bình;
- Công ty Quản lý đường sắt Phú Khánh;
- Công ty Quản lý đường sắt Thuận Hải;
- Công ty Quản lý đường sắt Sài Gòn;
- Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội;
- Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Bắc Giang;
- Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh;
- Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Đà Nẵng;
- Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn.
b. Công ty con là công ty hạch toán độc lập do Đường sắt Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty Xe lửa Dĩ An.
c. Các công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên gồm:
- Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải;
- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt;
- Công ty cổ phần Vật tư đường sắt Đà Nẵng;
- Công ty cổ phần Vật tư đường sắt Sài Gòn;
- Công ty cổ phần Đá Đồng Mỏ;
- Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt;
- Công ty cổ phần Toa xe Hải Phòng;
- Công ty cổ phần Cơ khí đường sắt Đà Nẵng;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Khách sạn Sài Gòn.
d. Các công ty liên kết gồm:
- Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải;
- Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và xây dựng đường sắt;
- Công ty cổ phần Công trình đường sắt;
- Công ty cổ phần Công trình 6;
- Công ty cổ phần Công trình 2;
- Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Công trình 3;
- Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội;
- Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng công trình 1;
- Công ty cổ phần Xây dựng công trình Đà Nẵng;
- Công ty cổ phần Vĩnh Nguyên;
- Công ty cổ phần Viễn thông tín hiệu đường sắt;
- Công ty cổ phần Xây lắp và cơ khí cầu đường;
- Công ty cổ phần Vật liệu và xây dựng đường sắt phía Nam;
- Công ty cổ phần Đá Chu Lai;
- Công ty cổ phần Đá Mỹ Trang;
- Công ty cổ phần Sài Gòn Hỏa xa;
- Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải Đường sắt;
- Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội;
- Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải đường sắt khu vực 1;
- Công ty cổ phần Khách sạn Hải Vân Nam.
1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo và theo dõi thực hiện Quyết định này.
2. Bộ Tài chính: xác định mức vốn điều lệ của Đường sắt Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Đường sắt Việt Nam.
3. Hội đồng quản trị Đường sắt Việt Nam:
- Tổ chức thực hiện Quyết định này theo quy định hiện hành;
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Đường sắt Việt Nam;
- Ban hành Quy chế quản lý tài chính của Đường sắt Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Hội đồng quản trị Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 5Quyết định 1882/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 198/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 69/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 175/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2009 về việc thành lập công ty mẹ - Tổng công ty đường sắt Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1883/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/11/2009
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra