ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1880/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 24 tháng 8 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 6 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Hiệp định vay vốn số 2721-VIE (SF) ký ngày 05 tháng 5 năm 2011 giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để thực hiện Dự án Hành lang đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2;
Căn cứ Công văn số 5197/VPCP-KGVX ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm quy hoạch và tổ chức quản lý hành lang đa dạng sinh học;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên vả Môi trường tại Tờ trình số 255/TTr-STNMT ngày 10/8/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thí điểm thành lập Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Tên gọi tiếng Việt: Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
2. Tên gọi tiếng Anh: Sao La - Phong Dien Biodiversity Corridor.
Điều 2. Vị trí, tọa độ địa lý và quy mô diện tích Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền:
1. Vị trí địa lý: Phía Tây giáp xã Hồng Thủy, huyện A Lưới; huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế; phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, xã Bắc Sơn, thị trấn A Lưới, xã A Ngo, xã Phú Vinh, xã Hồng Thượng, xã Sơn Đông, xã A Dớt của huyện A Lưới; phía Đông giáp các xã Hương Sơn, Hương Hữu, Thượng Nhật của huyện Nam Đông;
2. Tọa độ địa lý từ: 107°04’57” đến 107°40’14” kinh độ Đông; 16°00’40” đến 16°23’56” vĩ độ Bắc;
3. Quy mô diện tích và phân khu chức năng:
Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền lấy theo ranh giới hành chính 10 xã của Dự án BCC, gồm: 08 xã của huyện A Lưới (A Roàng, Hồng Hạ, Hồng Kim, Hồng Trung, Hồng Vân, Hương Lâm, Hương Nguyên, Hương Phong) và 02 xã của huyện Nam Đông (Thượng Long, Thượng Quảng);
Tổng diện tích: 77.640,81 ha (không tính diện tích rừng đặc dụng nằm trong phạm vi hành chính 10 xã của Dự án BCC). Trong đó:
- Vùng bảo vệ: Diện tích 59.405,5 ha, bao gồm: diện tích đất rừng phòng hộ là 29.684,92 ha, diện tích đất rừng tự nhiên sản xuất là 29.720,58 ha.
- Vùng phát triển: Diện tích 18.235,31 ha. Bao gồm diện tích các loại đất còn lại của hành lang đa dạng sinh học, cụ thể: đất rừng trồng sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Điều 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc quản lý Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Kết nối sinh cảnh, tăng cường chất lượng các hệ sinh thái trong hành lang đa dạng sinh học; góp phần duy trì độ che phủ rừng (83%) tại khu vực hành lang đa dạng sinh học;
- Bảo tồn những sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu, độc đáo, sự đa dạng sinh học, nơi khu trú của các loài sinh vật bản địa của hệ sinh thái; đảm bảo, góp phần duy trì, bảo vệ sinh cảnh cho một số loài mục tiêu trong khu vực hành lang đa dạng sinh học, gồm: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis); Vọoc Chà Vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn Đen má trắng (Nomascus leucogenys). Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagits timminsi), Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Trĩ Sao (Rheinardia ocellata).
- Phát huy trách nhiệm cộng đồng, đặc biệt là các chủ rừng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng;
- Thí điểm việc lồng ghép quản lý hành lang đa dạng sinh học vào các chính sách hiện có; tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm, đề xuất cơ chế chính sách mới về xây dựng và quản lý hành lang đa dạng sinh học;
- Sử dụng và khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên và những tiềm năng của hệ sinh thái; cải thiện sinh kế cộng đồng để tăng thu nhập người dân thông qua các hoạt động lồng ghép triển khai các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói giảm nghèo, dân tộc, nông nghiệp nông thôn.
2. Nguyên tắc quản lý hành lang:
- Hành lang đa dạng sinh học được quản lý theo vùng bảo vệ và vùng phát triển gắn với các chủ rừng, tuân thủ quy định pháp luật về đất đai, quy chế quản lý rừng phòng hộ, chủ trương, pháp luật về quản lý rừng tự nhiên (đối với vùng bảo vệ); về đất đai, quy chế quản lý rừng sản xuất là rừng trồng (đối với vùng phát triển);
+ Đối với rừng sản xuất và rừng phòng hộ trong vùng bảo vệ và vùng phát triển thực hiện theo quy chế quản lý rừng phòng hộ và rừng sản xuất hiện hành;
+ Bảo vệ tốt rừng tự nhiên trong rừng phòng hộ và rừng sản xuất; không; chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sang mục đích khác nhằm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện A Lưới và huyện Nam Đông;
- Đối tượng hưởng lợi chính trong hành lang đa dạng sinh học là các chủ rừng, các đối tượng khác được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia.
- Lồng ghép quản lý hành lang đa dạng sinh học vào các chính sách hiện có liên quan để tăng hiệu quả thực thi, trách nhiệm và lợi ích cộng đồng.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hành lang đa dạng sinh học;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (đầu mối là Tổng cục Môi trường) về quản lý, huy động nguồn lực cho hành lang đa dạng sinh học; xây dựng cơ chế chính sách mới, lồng ghép với các chính sách hiện có để đầu tư, khuyến khích các thành phần tham gia quản lý hành lang đa dạng sinh học;
- Chủ trì thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành và triển khai kế hoạch quản lý hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định của pháp luật đối với các hoạt động trong hành lang đa dạng sinh học;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc giao đất, giao rừng trong hành lang đa dạng sinh học.
- Xây dựng báo cáo kết quả thí điểm quản lý hành lang đa dạng sinh học.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là đơn vị đầu mối quản lý các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong hành lang đa dạng sinh học.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan trực thuộc Sở (Chi cục Kiểm lâm, Ban quản lý khu bảo tồn Sao La, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông) phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để quản lý các chủ rừng, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong hành lang đa dạng sinh học. Rà soát, tham mưu việc bổ sung chức năng nhiệm vụ về quản lý hành lang đa dạng sinh học cho Ban quản lý khu bảo tồn Sao La, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới, Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan và đơn vị liên quan lồng ghép hoạt động quản lý hành lang đa dạng sinh học vào các cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động trong hành lang đa dạng sinh học đảm bảo đúng nội dung và yêu cầu.
4. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong các hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng, đấu tranh chống chặt phá rừng, buôn bán lâm sản và động vật hoang dã trái phép trong hành lang đa dạng sinh học.
5. Ủy ban nhân dân huyện: A Lưới và Nam Đông
- Chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn huyện; thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong vùng hành lang theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các hoạt động quản lý hành lang đa dạng sinh học, quản lý các chủ rừng tham gia vào hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn huyện;
- Phê duyệt và thành lập các Ban quản lý rừng cộng đồng thôn.
6. Ủy ban nhân dân 10 xã: A Roàng, Hồng Hạ, Hồng Kim, Hồng Trung, Hồng Vân, Hương Lâm, Hương Nguyên, Hương Phong, Thượng Long, Thượng Quảng
- Chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trong hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn xã. Phối hợp với các cơ quan đơn vị quản lý các chủ rừng trên địa bàn xã; thống kê, giám sát biến động diện tích đất rừng trong hành lang đa dạng sinh học.
- Thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong vùng hành lang theo quy định của pháp luật hiện hành.
7. Ban Quản lý các khu bảo tồn, rừng phòng hộ và các Công ty lâm nghiệp v.v..
Chịu trách nhiệm quản lý diện tích rừng trong hành lang đa dạng sinh học; phối hợp với chính quyền địa phương bảo tồn và phát triển bền vững hành lang đa dạng sinh học; chủ trì hoặc phối hợp với các bên có liên quan xây dựng, triển khai chương trình bảo tồn loài mục tiêu trong hành lang đa dạng sinh học.
8. Ban Quản lý Dự án BCC:
- Xây dựng Kế hoạch quản lý hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Lồng ghép các nội dung, nhiệm vụ của Dự án BCC vào các hoạt động của hành lang đa dạng sinh học nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học vùng hành lang theo yêu cầu của Dự án.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Văn hóa Thể thao, Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A Lưới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông; Giám đốc Ban Quản lý Dự án BCC; Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện A Lưới, Nam Đông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2016 Hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng thuộc Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2 Tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 2475/QĐ-UBND năm 2011 về thành lập Ban chỉ đạo dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê công mở rộng giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 2606/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng - giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Luật đa dạng sinh học 2008
- 3Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 4Luật đất đai 2013
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2016 Hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng thuộc Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - Giai đoạn 2 Tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 2475/QĐ-UBND năm 2011 về thành lập Ban chỉ đạo dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê công mở rộng giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 2606/QĐ-UBND năm 2011 về phê duyệt dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng - giai đoạn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Quyết định 1880/QĐ-UBND năm 2018 về thí điểm thành lập Hành lang đa dạng sinh học kết nối khu bảo tồn Sao La và khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 1880/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực