Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1866/QĐ-UBND

Việt Trì, ngày 09 tháng 7 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG HUYỆN TÂN SƠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Văn bản số 802/BKH-KTĐP< ngày 11 tháng 02 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lập đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009 - 2020; Văn bản số 1770/LĐTBXH-BTXH ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với cấp huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tờ trình số 396/TTr-SKH&ĐT ngày 25 tháng 6 năm 2009),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tân Sơn từ năm 2009 đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I - Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện Tân Sơn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ sản xuất cho nhân dân huyện Tân Sơn nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của huyện, sớm đưa huyện Tân Sơn thoát khỏi tình trạng nghèo và lạc hậu. Đồng thời, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, định mức hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước đối với huyện Tân Sơn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2010: Giải quyết nhà ở cho 3.006 hộ nghèo để cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, trợ cấp lương thực cho hộ nghèo trong thời gian chưa tự túc được lương thực; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 52,4% năm 2008 xuống dưới 40%; thu nhập bình quân 6,8 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, bồi dưỡng đạt từ 25% trở lên; tỷ lệ số xã có đường ô tô tới trung tâm xã và thông suốt bốn mùa đạt trên 70%.

- Đến năm 2015: Số xã có đường ô tô tới trung tâm xã và thông suốt bốn mùa đạt trên 90%; giải quyết nhà ở cho các hộ nghèo phát sinh; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống bằng mức trung bình của tỉnh (dưới 10%); thu nhập bình quân 15,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp dưới 60% so với tổng số lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, bồi dưỡng đạt trên 40%.

- Đến năm 2020: Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa trồng 02 vụ; 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã và thông suốt bốn mùa; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 05%; thu nhập bình quân 20,7 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn khoảng 50% so với tổng số lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, bồi dưỡng đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

II - Định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020

1. Phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Nông nghiệp: Đẩy mạnh phát triển trồng trọt theo hướng đa dạng, đảm bảo thực hiện các chương trình trọng điểm, phát triển các sản phẩm chủ lực, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh cho những sản phẩm đặc trưng. Chú trọng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc, phấn đấu đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

1.2. Lâm nghiệp: Đẩy nhanh việc thực hiện phương án chuyển đổi rừng theo kết quả rà soát ba loại rừng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với tổng diện tích đất lâm nghiệp 61.089 ha. Giữ vững độ che phủ của rừng đạt từ 70% trở lên. Thực hiện chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất nhằm phát triển kinh tế rừng có hiệu quả.

1.3. Thủy sản: Tận dụng và cải tạo các ao nuôi trồng thủy sản, các hồ, đập để mở rộng và phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

2. Phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.

2.1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: Chú trọng ưu tiên phát triển các ngành, nghề có lợi thế như chế biến gỗ, chế biến chè, ngô, sắn v.v…và các sản phẩm phục vụ chế biến nhiên liệu sinh học. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản, phấn đấu đạt 75 - 80% giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện.

2.2. Dịch vụ may mặc, cơ khí dân dụng: Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các hộ dân có nhu cầu dưới hình thức đào tạo nghề, vay vốn phát triển v.v…

2.3. Các ngành khai thác và chế biến khoáng sản: Khảo sát, đánh giá trữ lượng; xây dựng quy hoạch, điểm khai thác theo hướng ưu tiên chế biến sâu, tạo ra sản phẩm tinh nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.

2.4. Ngành sản xuất điện: Tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện nhỏ trên địa bàn xã Thu Cúc; khai thác, sử dụng một số trạm thủy điện nhỏ tại các xã góp phần giải quyết nhu cầu về điện sinh hoạt ở những khu vực hẻo lánh, chưa có điện lưới quốc gia. Khuyến khích các doanh nghiệp khai thác các tiềm năng thủy điện trên địa bàn để giải quyết nhu cầu điện tại chỗ, kết hợp phát triển hệ thống thủy lợi, nuôi trồng thủy sản.

2.5. Ngành xây dựng: Chú trọng ưu tiên phát triển các ngành, nghề chế biến vật liệu xây dựng, các hoạt động xây dựng của các hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

3. Phát triển ngành thương mại, dịch vụ.

3.1. Phát triển thương mại: Tập trung mở rộng giao lưu hàng hóa, khai thác thế mạnh trung chuyển của chợ trung tâm huyện, chợ đầu mối Thu Cúc và các chợ ở các trung tâm cụm, trung tâm xã trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu các sản phẩm, trước hết là các nông sản của huyện Tân Sơn với các địa phương khác. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình chợ trung tâm huyện, mở rộng các điểm dịch vụ du lịch thu hút khách tham quan và tăng khả năng giao lưu hàng hóa.

3.2. Phát triển dịch vụ du lịch: Kêu gọi các nguồn lực đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Xuân Sơn thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trên tuyến du lịch Đền Hùng - La Phù - Thanh Sơn - Xuân Sơn cần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch, từng bước đưa ngành dịch vụ và du lịch ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Đồng thời tạo ra các điểm du lịch làng nghề, du lịch văn hóa cộng đồng ở các xã, thôn, bản.

4. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội.

4.1. Giáo dục - đào tạo: Phát triển giáo dục - đào tạo đảm bảo cân đối, hợp lý giữa các bậc học, cấp học, ngành học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn và của tỉnh Phú Thọ, phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2020. Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo với mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng phát triển nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Huy động mọi lực lượng xã hội để xây dựng xã hội học tập tự giác và toàn diện. Chủ động công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực quản lý kinh tế, xã hội cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp huyện và cơ sở.

4.2. Chăm sóc sức khỏe nhân dân: Xây dựng hệ thống y tế đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình để giảm nhanh tỷ suất sinh. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,1%, năm 2015 là 1,09% và năm 2020 là 1,06%.

4.3. Văn hóa, thể thao: Tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao; bảo vệ, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử; duy trì và phát huy giá trị bản sắc văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn huyện. Tổ chức tốt các lễ hội truyền thống gắn với phát triển dịch vụ, du lịch. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền; sử dụng có hiệu quả hệ thống Đài truyền thanh xã, Đài phát thanh và Phát lại truyền hình của huyện. Phát triển rộng rãi phong trào thể dục - thể thao quần chúng; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng vận động viên các môn thể thao thành tích cao: bóng chuyền, điền kinh, bắn nỏ, võ, vật dân tộc; đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa công tác thể dục - thể thao.

5. Về môi trường và bảo vệ môi trường bền vững.

Quy hoạch và xây dựng bãi chôn lấp rác thải, trạm xử lý và thu gom rác thải nhất là rác thải y tế, rác thải ở thị trấn, thị tứ và các điểm công nghiệp. Tăng cường công tác bảo vệ, khoanh nuôi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, tăng cường công tác chăm sóc rừng để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Xử phạt nghiêm các hoạt động khai thác gỗ trái phép, các hành vi gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường sinh thái.

6. Về quốc phòng và an ninh.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác an ninh, quốc phòng toàn dân; nêu cao tinh thần cảnh giác chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Đảm bảo các hoạt động luyện tập quân sự, huấn luyện dân quân tự vệ và công tác dự bị động viên, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Xây dựng và củng cố chính quyền, cơ sở Đảng, các tổ chức đoàn thể vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phấn đấu xây dựng huyện Tân Sơn vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng.

III - Nhu cầu vốn thực hiện chương trình

1. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2020: 4.653,26 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn hỗ trợ của Trung ương (kể cả nguồn vốn ODA, trái phiếu, công trái v.v…): 3.886,84 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách tỉnh: 438,25 tỷ đồng;

- Vốn huy động các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân: 328,17 tỷ đồng.

2. Nhu cầu, kế hoạch vốn theo các giai đoạn.

2.1. Kế hoạch vốn năm 2009: 279.606 triệu đồng, trong đó:

- Các chương trình, dự án đã bố trí: 65.990 triệu đồng;

- Vốn chương trình Nghị quyết 30a: 146.513 triệu đồng;

- Các nguồn vốn khác: 67.103 triệu đồng.

2.2. Kế hoạch vốn năm 2010: 484.151 triệu đồng, trong đó:

- Các chương trình, dự án đã bố trí: 29.050 triệu đồng;

- Vốn chương trình Nghị quyết 30a: 299.320 triệu đồng;

- Các nguồn vốn khác: 155.781 triệu đồng.

2.3. Kế hoạch vốn giai đoạn 2011 - 2015: 2.604.884 triệu đồng, trong đó:

- Các chương trình, dự án đã bố trí: 7.360 triệu đồng;

- Vốn chương trình Nghị quyết 30a: 1.577.245 triệu đồng;

- Các nguồn vốn khác: 1.020.279 triệu đồng.

2.4. Kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020: 1.284.619 triệu đồng, trong đó:

- Vốn chương trình Nghị quyết 30a: 1.016.222 triệu đồng;

- Các nguồn vốn khác: 268.397 triệu đồng.

3. Chi tiết nhu cầu các nguồn vốn: Có phụ biểu kèm theo.

IV - Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu

1. Huy động, quản lý và sử dụng kinh phí, vốn đầu tư.

Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao đất trồng rừng sản xuất, chính sách hỗ trợ kinh phí khai hoang phục hóa, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, nuôi trồng thủy sản v.v… để phát triển sản xuất và các chính sách đặc thù của Chính phủ đối với huyện nghèo.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động và tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tín dụng, ủng hộ, giúp đỡ của các doanh nghiệp và huy động các nguồn lực khác trên địa bàn để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó, năm 2009 và năm 2010 tập trung ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ xóa nhà tạm cho 3.006 hộ nghèo; xây dựng bệnh viện đa khoa huyện, trạm y tế xã; trường dân tộc nội trú, trung tâm dạy nghề dân tộc, trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên huyện; kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ; đường giao thông từ trung tâm huyện đến các xã và đường giao thông thôn bản; xây dựng hồ, đập thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương và các công trình công cộng, phúc lợi thiết yếu khác.

2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ có trình độ cao, sinh viên đại học tốt nghiệp loại giỏi về công tác tại huyện. Bố trí chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng của huyện Tân Sơn vào chỉ tiêu đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề của tỉnh trong kế hoạch hàng năm.

Bồi dưỡng, tập huấn các mô hình sản xuất để nâng cao nhận thức của nông dân thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, trợ giúp pháp lý, có cơ chế phù hợp để người dân chủ động tham gia vào các nội dung trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội để tự vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

3. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Xác định công cuộc xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp hành động và kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đảm bảo mọi người dân đều nhận thức được công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp vừa cấp bách vừa lâu dài và là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người, là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tầng lớp nhân dân. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, củng cố hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

4. Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện

Tập trung đẩy mạnh phát triển cây lương thực, phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi trâu, bò thịt, bò lai chất lượng cao, phát triển kinh tế phục vụ du lịch và sản xuất chế biến các mặt hàng nông sản.

5. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm.

Mở rộng các cơ sở dịch vụ và thị trường bình dân đồng thời tranh thủ sự trợ giúp đầu tư trọng điểm một số thị trường cao cấp nhằm thu hút tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập cao.

V - Tổ chức thực hiện

1. Thời gian thực hiện chương trình: 12 năm, từ năm 2009 đến năm 2020.

2. Nhiệm vụ của các sở, ngành của tỉnh.

2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực chương trình giảm nghèo của tỉnh - chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và 05 năm các chỉ tiêu theo chương trình, đề án đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch giảm nghèo, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động và các lĩnh vực khác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đảm bảo ổn định phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn huyện Tân Sơn.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư phát triển cho các chương trình, dự án theo đề án được duyệt; hướng dẫn thẩm định kế hoạch hàng năm của huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2.3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan dự kiến bố trí các nguồn kinh phí sự nghiệp theo nội dung chương trình cho huyện Tân Sơn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán vốn và kinh phí theo quy định.

2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn huyện Tân Sơn xây dựng quy hoạch sản xuất, quy hoạch bố trí lại dân cư, quy hoạch thủy lợi; trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định các chính sách ưu tiên về hỗ trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đối với huyện Tân Sơn.

2.5. Sở Giao thông vận tải hướng dẫn huyện Tân Sơn trong công tác lập và thực hiện quy hoạch giao thông; ưu tiên bố trí các nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường trên địa bàn huyện Tân Sơn.

2.6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút trí thức trẻ, chính sách luân chuyển, tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực về công tác tại huyện Tân Sơn.

2.7. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất Ủy nhân dân tỉnh ưu tiên phân bổ vốn thuộc Chương trình 135 và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số cho huyện Tân Sơn.

2.8. Các sở, ngành của tỉnh trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn thực hiện các nhiệm vụ của chương trình; chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp hỗ trợ cho huyện Tân Sơn nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt các mục tiêu chương trình đã đề ra.

2.9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể nhân dân của tỉnh phối hợp, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu chương trình đề ra; thực hiện chức năng giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu của chương trình.

3. Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn.

3.1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình của huyện (thành phần gồm: lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể); xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên;

3.2. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách hỗ trợ của chương trình, tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các sở, ngành của tỉnh để xây dựng các dự án cụ thể thực hiện chương trình theo lĩnh vực; hàng năm tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn theo nhiệm vụ được giao; kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu, chương trình, dự án theo quy định.

3.3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hàng năm (có sự tham gia đóng góp của nhân dân) trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện; quán triệt, phổ biến nội dung Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ tới toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

3.4. Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện theo chức năng, nhiệm vụ tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình đề ra.

4. Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện Tân Sơn.

Hàng năm tổ chức hội nghị khu dân cư, thôn, bản để họp bàn với nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch và các hoạt động hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước theo quy chế dân chủ ở cơ sở; tổng hợp, thông qua Hội đồng nhân dân xã trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt kế hoạch và tổ chức thực hiện; tích cực huy động các nguồn lực ở xã để tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành căn cứ quyết định thực hiện.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hải

 


BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 CỦA CHÍNH PHỦ HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1866/QĐ-UBND ngày 9 tháng 7 năm 2009 của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)

Biểu số 01

STT

CHI TIÊU

Tổng hợp nhu cầu kinh phí từ năm 2009 đến năm 2020 (Triệu đồng)

Tổng cộng

Trong đó

Vốn hỗ trợ từ trung ương

NS tỉnh

Huy động khác

cộng

CT 30a

HTMT + CTMTQG

TP CP

ODA

NGO

Cộng

DN

Vốn TD

Vốn khác

 

Tổng cộng (A + B)

4.653.260

3.886.839

3.048.000

551.178

74.902

86.830

125.929

438.249

323.172

277.073

24.048

27.051

A

Nguồn kinh phí sự nghiệp

1.027.796

699.297

606.563

92.734

 

 

 

281.605

46.894

15.030

24.048

7.816

I

Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

380.945

380.945

292.291

88.654

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất

199.998

199.998

119.164

80.834

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Chính sách hỗ trợ sản xuất

113.800

113.800

107.840

5.960

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

22.701

22.701

20.841

1.860

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, trang trại đầu tư chế biến kinh doanh

21.000

21.000

21.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Xúc tiến thương mại

1.200

1.200

1.200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Nghiên cứu,ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ

5.600

5.600

5.600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xuất khẩu lao động

16.646

16.646

16.646

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Y tế, giáo dục đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí

563.265

285.868

281.788

4.080

 

 

 

277.397

 

 

 

 

1

Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí

363.792

86.395

86.395

 

 

 

 

277.397

 

 

 

 

2

Hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh

41.864

41.864

37.784

4.080

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm

142.044

142.044

142.044

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Đào tạo cán bộ tại chỗ

12.069

12.069

12.069

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở

1.856

1.856

1.856

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số

1.640

1.640

1.640

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chính sách hỗ trợ cán bộ

11.442

11.442

11.442

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ

2.032

2.032

2.032

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đãi ngộ thu hút tri thức trẻ

6.920

6.920

6.920

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ nhà ở cho giáo viên, thầy thuốc đến làm việc lâu dài tại các thôn, bản ở các xã ĐBKK

2.490

2.490

2.490

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Chính sách xóa nhà tạm

71.144

21.042

21.042

 

 

 

 

4.208

46.894

15.030

24.048

7.816

B

đầu tư hạ tầng kỹ thuật

3.625.464

3.187.542

2.441.437

458.444

74.902

86.830

125.929

156.644

276.278

262.043

 

19.235

I

cấp huyện

1.176.182

1.024.740

633.776

229.232

74.902

86.830

 

151.442

 

 

 

 

1

Ngành giao thông

580.385

519.428

315.670

78.706

74.902

50.150

 

60.957

 

 

 

 

-

Hệ thống đường nhánh xã Tân Phú

152.107

100.000

50.000

 

50.000

 

 

52.107

 

 

 

 

-

Đường Tân Phú - Xuân Đài

59.000

50.150

 

 

 

50.150

 

8.850

 

 

 

 

-

Đường Tân Phú - Cọ Sơn (Thu Ngạc)

24.902

24.902

 

 

24.902

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường Mỹ Thuận - Minh Đài

24.902

24.902

24.902

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cầu Mỹ Thuận - Minh Đài

44.678

44.678

44.678

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường từ TT xã Văn Luông đi xã Võ Miếu huyện Thanh Sơn

34.536

34.536

34.536

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường từ Bến Gạo (Văn Luông) đi xóm Vinh Quang xã Minh Đài

17.268

17.268

17.268

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường từ xóm Tân Thư xã Minh Đài đi xóm Đải xã Long Cốc

41.170

41.170

41.170

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường xóm Phắt xã Lai Đồng đi xóm Mới xã Đồng Sơn

23.902

23.902

23.902

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cầu Văn Luông - Minh Đài

44.678

44.678

44.678

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường đến Trung tâm xã Thu Ngạc

23.902

23.902

 

23.902

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường từ xóm Láng xã Văn Luông đến Trung tâm xã Long Cốc

34.536

34.536

34.536

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường từ TT xã Thu Ngạc đi Đèo Mương đến xã Phúc Khánh huyện Yên Lập

54.804

54.804

 

54.804

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ngành nông nghiệp

46.726

46.726

46.726

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Thủy lợi

24.434

24.434

24.434

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đập Thác Lùng (xã Lai Đồng)

6.160

6.160

6.160

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đập Hang Moong (xã Mỹ Thuận)

6.355

6.355

6.355

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hồ Thác Giỏ (xã Tam Thanh)

3.973

3.973

3.973

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hồ Suối Mèng (xã Kiệt Sơn)

3.973

3.973

3.973

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đập Cẩu (xã Đồng Sơn)

3.973

3.973

3.973

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Công trình nông nghiệp

22.292

22.292

22.292

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trung tâm dịch vụ tổng hợp (xã Tân Phú)

13.528

13.528

13.528

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trung tâm giống (xã Tân Phú)

8.764

8.764

8.764

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Ngành Giáo dục và Đào tạo

96.322

43.319

43.319

 

 

 

 

53.003

 

 

 

 

-

Trường Dân tộc nội trú THCS huyện Tân Sơn

18.249

 

 

 

 

 

 

18.249

 

 

 

 

-

Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tân Sơn

16.515

 

 

 

 

 

 

16.515

 

 

 

 

-

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Tân Sơn

16.515

 

 

 

 

 

 

16.515

 

 

 

 

-

Trường trung cấp nghề DTNT Tân Sơn

18.249

18.249

18.249

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trường THPT Thạch Kiệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhà điều hành

1.724

 

 

 

 

 

 

1.724

 

 

 

 

 

+ Nhà ở bán trú

2.020

2.020

2.020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhà lớp học

2.225

2.225

2.225

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trường THPT Minh Đài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhà lớp học

556

556

556

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhà ở bán trú, nhà học bộ môn

2.020

2.020

2.020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trường PTTH Tân Phú

18.249

18.249

18.249

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Ngành Y tế

52.963

40.213

40.213

 

 

 

 

12.750

 

 

 

 

 

Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện

40.213

40.213

40.213

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung tâm y tế huyện

4.700

 

 

 

 

 

 

4.700

 

 

 

 

 

Trung tâm dân số, KHHGĐ

5.200

 

 

 

 

 

 

5.200

 

 

 

 

-

Phòng chẩn trị đông y

2.850

 

 

 

 

 

 

2.850

 

 

 

 

5

Ngành văn hóa

44.517

44.517

44.517

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trung tâm hội nghị

11.179

11.179

11.179

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Sân vận động trung tâm

27.560

27.560

27.560

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Quảng trường khu trung tâm

5.778

5.778

5.778

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Công trình hạ tầng khác

355.269

330.537

143.331

150.526

 

36.680

 

24.732

 

 

 

 

-

Nâng cấp hệ thống điện xã Tân Phú

21.435

21.435

21.435

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Tân Phú (10.000m3/ngày đêm)

36.680

36.680

 

 

 

36.680

 

 

 

 

 

 

-

Trụ sở làm việc HU, HĐND - UBND huyện

52.053

38.053

38.053

 

 

 

 

14.000

 

 

 

 

-

Xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân vùng thiếu đất ở, đất sản xuất; hộ sinh sống ở khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; hộ di dân tự do

150.526

150.526

 

150.526

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Công trình xử lý chất thải

4.382

4.382

4.382

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tạo mặt bằng cụm công nghiệp

76.708

76.708

76.708

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nghĩa trang liệt sĩ

10.732

 

 

 

 

 

 

10.732

 

 

 

 

-

Nghĩa trang nhân dân

2.753

2.753

2.753

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

cấp xã

2.449.282

2.162.802

1.807.661

229.212

 

 

125.929

5.202

281.278

262.043

 

19.235

1

Giao thông

1.715.133

1.715.133

1.570.153

144.980

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường giao thông liên thôn làm mới (278km)

980.729

980.729

835.749

144.980

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đường GTLT nâng cấp (167km)

430.744

430.744

430.744

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Cầu, cống bản (3.136m)

196.144

196.144

196.144

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tràn giao thông (1.719m)

107.516

107.516

107.516

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ngành nông nghiệp

155.073

149.871

130.440

19.431

 

 

 

5.202

 

 

 

 

-

Hệ thống kênh mương thủy lợi, hồ chứa, phai, đập

149.871

149.871

130.440

19.431

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trạm gác rừng

5.202

 

 

 

 

 

 

5.202

 

 

 

 

3

Giáo dục và đào tạo

266.300

149.893

21.599

35.680

 

 

92.614

 

116.407

116.407

 

 

-

Phòng học mẫu giáo (gồm cả thiết bị và hạ tầng phụ trợ)

68.680

30.720

 

10.720

 

 

20.000

 

37.960

37.960

 

 

-

Phòng học trường tiểu học (gồm cả thiết bị và hạ tầng phụ trợ)

99.138

69.138

 

17.440

 

 

51.698

 

30.000

30.000

 

 

-

Phòng học trường THCS (cả thiết bị và hạ tầng phụ trợ)

28.436

28.436

 

7.520

 

 

20.196

 

 

 

 

 

-

Nhà ở bán trú (190 phòng)

13.188

 

 

 

 

 

 

 

13.188

13.188

 

 

-

Nhà ở giáo viên (MN 223, TH 188, THCS 97)

35.259

 

 

 

 

 

 

 

35.259

35.259

 

 

-

Nhà điều hành (MN 17, THCS 3)

13.882

13.882

13.882

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Công trình vệ sinh hợp tiêu chuẩn (54 công trình)

7.717

7.717

7.717

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Ngành Y tế

33.315

33.315

 

 

 

 

33.315

 

 

 

 

 

-

Nhà trạm (gồm cả nhà ở của y, bác sĩ)

33.315

33.315

 

 

 

 

33.315

 

 

 

 

 

5

Ngành văn hóa

19.668

19.668

19.668

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nhà văn hóa cấp xã (17 nhà)

6.620

6.620

6.620

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nhà văn hóa thôn, bản (148 nhà)

13.048

13.048

13.048

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Công trình hạ tầng khác

259.793

94.922

65.801

29.121

 

 

 

 

164.871

145.636

 

19.235

-

Chợ trung tâm xã (17 xã, bao gồm nâng cấp và làm mới)

33.348

33.348

33.348

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hệ thống điện từ TT xã đi các xóm

175.175

10.304

 

10.304

 

 

 

 

164.871

145.636

 

19.235

-

Trụ sở làm việc ĐU, HĐND - UBND xã (17 xã, bao gồm làm mới + bổ sung nâng cấp)

30.370

30.370

14.000

16.370

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nước sinh hoạt tập trung

10.517

10.517

10.517

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Nước sinh hoạt phân tán

3.019

3.019

572

2.447

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Trạm chuyển tiếp phát thanh cấp xã

6.024

6.024

6.024

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Công trình xử lý chất thải

1.340

1.340

1.340

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHU CẦU VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

(Ban hành kèm Quyết định số 1866/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2009 của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ)

Biểu số 2

STT

Nội dung

Tổng cộng (Triệu đồng)

Phân kỳ đầu tư (Triệu đồng)

Ghi chú

Năm 2009

Năm 2010

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

 

Tổng cộng (1 + 2)

4.653.260

279.606

484.151

2.604.884

1.284.619

 

 

Trong đó: - Vốn từ các chương trình, dự án đã bố trí

102.400

65.990

29.050

7.360

 

 

 

 - Vốn chương trình Nghị quyết 30a

3.039.300

146.513

299.320

1.577.245

1.016.222

 

 

 - Vốn các chương trình, dự án khác

1.511.560

67.103

155.781

1.020.279

268.397

 

1

Vốn hỗ trợ các chính sách sử dụng kinh phí sự nghiệp

1.027.796

172.353

147.632

444.550

263.261

 

 

Trong đó: - Vốn từ các chương trình, dự án đã bố trí

7.820

3.910

3.910

 

 

 

 

 - Vốn chương trình Nghị quyết 30a

606.563

101.340

107.113

263.890

134.220

 

 

 - Vốn các chương trình, dự án khác

413.413

67.103

36.609

180.660

129.041

 

2

Vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu phục vụ sản xuất

3.625.464

107.253

336.519

2.160.334

1.021.358

 

 

Trong đó: - Vốn từ các chương trình, dự án đã bố trí

94.580

62.080

25.140

7.360

 

 

 

 - Vốn chương trình Nghị quyết 30a

2.432.737

45.173

192.207

1.313.355

882.002

 

 

 - Vốn các chương trình, dự án khác

1.098.147

 

119.172

839.619

139.356

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1866/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2009 đến năm 2020

  • Số hiệu: 1866/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/07/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/07/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản