Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1841/QĐ-UBND

Điện Biên Phủ, ngày 12 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TẠM THỜI ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ vào Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Quyết định số: 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số: 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư số: 12/2009/TT-BNN ngày 06/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;

Ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại Văn bản số: 116/HĐND-TH ngày 30/9/2009 về việc ban hành tạm thời định mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 864/TTr-SNN ngày 04/9/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức tạm thời hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Điện Biên (có định mức chi tiết kèm theo). Trong đó:

1. Các mô hình sản xuất và loài cây trồng, vật nuôi được áp dụng để hỗ trợ triển khai thực hiện và phổ biến nhân rộng, bao gồm:

1.1. Mô hình khuyến nông:

- 16 mô hình nhân rộng;

- Các loài cây áp dụng trong mô hình: Lúa lai, lúa thuần, ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, vải, nhãn, xoài, bưởi, hồng, na, cam, quýt, chè san Tủa Chùa, sa nhân, thảo quả, cà phê.

1.2. Mô hình khuyến lâm:

- 8 mô hình nhân rộng;

- Loài cây áp dụng cho mô hình: Tre bát độ, tre địa phương, luồng Thanh Hoá, trám trắng, lát Mêxico, tếch, keo lai, xoan ta.

1.3. Mô hình chăn nuôi:

- 8 mô hình nhân rộng;

- Loài con áp dụng trong mô hình: Gà, vịt, ngan, lợn, trâu, bò.

1.4. Mô hình thuỷ sản:

- 3 mô hình nhân rộng gồm: Một số loài cá nước ngọt.

Đối với những loại phân hóa học và thuốc trừ sâu ghi cụ thể nhãn hiệu được phép thay thế bằng loại vật tư có nhãn hiệu khác nhưng phải đảm bảo có đặc tính kỹ thuật tương tự và tính năng sử dụng tương đương với vật tư được ghi trong định mức kinh tế - kỹ thuật.

II. Các giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất được áp dụng để hỗ trợ một lần cho hộ đặc biệt khó khăn như sau:

- Các loài cây được hỗ trợ: Lúa lai, lúa thuần, ngô, lạc, cà phê, chè san Tủa Chùa, sa nhân, thảo quả và cây ăn quả.

- Các loài con được hỗ trợ: Gà, vịt, ngan, lợn, trâu, bò, một số loài cá nước ngọt.

- Các vật tư được hỗ trợ: Phân hóa học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.

Mức hỗ trợ tối đa không quá ba triệu đồng/hộ. Tổng kinh phí hỗ trợ một lần về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất cho các hộ khó khăn không quá 20% tổng mức vốn của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn xã.

III. Thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản được áp dụng để hỗ trợ gồm 9 loại máy sau:

1. Máy tẽ ngô thủ công quay tay;

2. Máy tẽ ngô thủ công đạp chân;

3. Máy tuốt lúa thủ công đạp chân;

4. Máy tuốt lúa liên hoàn dùng động cơ Diezen;

5. Máy xát dùng động cơ Diezen;

6. Máy xát dùng động cơ điện;

7. Máy nghiền thức ăn gia súc dùng động cơ Diezen;

8. Máy tẽ ngô dùng động cơ Diezen;

9. Máy kéo hãng Bông Sen.

Đối với các loại máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản không có trong định mức nhưng hộ, nhóm hộ đề nghị hỗ trợ và phục vụ cho phát triển sản xuất vẫn được hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa không quá ba triệu đồng/hộ.

IV.Chi phí lập, tổng hợp dự án và mức thuê khoán cán bộ kỹ thuật:

1. Chi phí lập, tổng hợp dự án đối với cấp huyện, xã không quá 6% tổng kinh phí của dự án và được cân đối trong dự án.

2. Quy định mức thuê khoán 01 cán bộ kỹ thuật khi thực hiện 01 – 03 mô hình/vụ (nguồn kinh phí được cân đối trong dự án):

- Thực hiện 01 mô hình/vụ: Được hưởng 100% mức thuê khoán;

- Thực hiện 02 mô hình/vụ: Được hưởng như thực hiện 01 mô hình/vụ cho mô hình thứ nhất và 80% mức thuê khoán cho mô hình thứ hai.

- Thực hiện 03 mô hình/vụ: Được hưởng như thực hiện 02 mô hình/vụ và 70% mức thuê khoán cho mô hình thứ ba.

- Lương, công tác phí của cán bộ kỹ thuật, cán bộ phối hợp được tính cho những tháng tham gia chỉ đạo trực tiếp mô hình; những cán bộ kỹ thuật ở xa không có chỗ ở hợp pháp tại xã hoặc có chỗ ở hợp pháp nhưng cách địa điểm triển khai mô hình trên 15 km mới được hỗ trợ chỗ nghỉ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số: 947/QĐ-UBND ngày 31/8/2007, Quyết định số: 28/QĐ-UBND ngày 11/01/2008, Quyết định số: 1011/QĐ-UBND ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành định mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Nhân

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN