Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1799/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 28 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG LIÊN TỈNH HÀ NỘI -HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN II
(đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 1431/QĐ-UB ngày 25/6/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên - Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của UBND huyện Văn Giang về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang;

Căn cứ Thông báo 313/TB-UBND ngày 20/11/2009 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phân định nguồn vốn đầu tư xây dựng đường liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên (đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu);

Căn cứ Hợp đồng số 164/2010/HĐ/VH-SGTHY ngày 25/02/2010 về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu);

Căn cứ Công văn số 1701/UBND-KTN ngày 06/10/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc điều chỉnh, bổ sung tuyến đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến,huyện Khoái Châu);

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp giao ban Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ban ngành liên quan ngày 19/7/2011 về việc điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu) chuyển sang thành dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên giai đoạn II (đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu);

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2298/TTr-SKHĐT ngày 14/10/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông liên tỉnh Hà Nội -Hưng Yên giai đoạn II (đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu) với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông liên tỉnh Hà Nội -Hưng Yên giai đoạn II (đoạn từ Văn Giang đến xã Dân Tiến - huyện Khoái Châu).

2. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng.

3. Mục tiêu đầu tư: Xây dựng tuyến đường giao thông nối Hưng Yên với Thủ đô Hà Nội, tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng Tây Bắc tỉnh và các khu vực lân cận về: Thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp... góp phần đẩy nhanh chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hưng Yên.

4. Địa điểm xây dựng: Thuộc địa phận các huyện Văn Giang, Khoái Châu và Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên.

5. Quy mô đầu tư giai đoạn II.

5.1 Đường trong đô thị (Km0+00 ÷ Km3+280)

5.1.1 Cắt ngang tuyến

- Thiết kế theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, tốc độ thiết kế V = 80Km/h. Mặt cắt ngang tuyến phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang đã phê duyệt.

+ Chiều rộng mặt đường xe cơ giới: Bmặt = 2 x 15m = 30m, độ dốc ngang mặt đường: imặt = 2%;

+ Chiều rộng dải phân cách giữa: BPC = 8m;

+ Chiều rộng làn đi bộ và xe đạp 2 bên: (2x4) = 8m;

+ Chiều rộng các dải cây xanh và vỉa hè hai bên: (2 x 27) = 54m;

+ Chiều rộng nền đường Bnền = 100m.

5.1.2 Nền đường

a. Nền đường thông thường: Nền đường đắp bằng cát đầm chặt K=0,95, bên ngoài đắp bao bằng đất dính. Lớp móng sát đáy kết cấu mặt đường dày 30cm đắp bằng đất cấp phối đồi đầm chặt K=0,98 (đối với mặt đường chính); đắp bằng cát đầm chặt K=0,98 (đối với mặt đường phục vụ).

b. Nền đất yếu: Phương pháp xử lý đất yếu bằng bấc thấm như sau:

+ Bố trí theo mạng hình vuông có cạnh 1,3m;

+ Chiều sâu xử lý tính từ đáy lớp đệm cát 6,0 ÷14,0m;

+ Chiều dày cát đệm thoát nước: 0,5m ÷ 1,5m;

+ Dùng vải địa kỹ thuật không dệt cường độ chịu kéo 12KN/m, rải đáy vét hữu cơ và bọc taluy lớp cát đệm, có gấp mép 2,0m ở đỉnh lớp cát đệm để làm tầng lọc thoát nước (Một số đoạn có chiều dày lớp đất yếu nhỏ, chỉ sử dụng giải pháp đào thay đất và đắp trả bằng cát hạt nhỏ. Chiều sâu đào thay đất trung bình từ 0,5 ÷ 1,0m).

5.1.3 Mặt đường: Thiết kế mặt đường tuyến chính có Eyc = 190MPa; mặt đường phục vụ được thiết kế theo kết cấu của đường chính khu vực với Eyc=155MPa.

- Kết cấu mặt đường chính từ trên xuống: Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm, tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2; bê tông nhựa hạt trung dày 10cm, tưới nhựa thấm bám 1,0kg/m2; cấp phối đá dăm gia cố xi măng 5% dày 15cm; cấp phối đá dăm loại 1 dày 36cm.

- Kết cấu mặt đường phục vụ từ trên xuống: Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm, tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2; bê tông nhựa hạt trung dày 7cm, tưới nhựa thấm bám 1,0kg/m2; cấp phối đá dăm loại 1 dày 22cm; cấp phối đá dăm loại 2 dày 26 cm, dưới trải vải địa kỹ thuật.

5.1.4 Nút giao: Trên tuyến thiết kế 2 nút giao tại Km0 và Km3+280

a. Nút giao đầu tuyến Km0: Nút giao ngã tư dạng hình xuyến, kết hợp với các đảo dẫn hướng trên các đường dẫn, bố trí các làn xe rẽ phải riêng có phân cách với phần xe chạy trong nút bằng các đảo cứng.

b. Nút giao với đường tỉnh 179 (Km3+280): Thiết kế dạng ngã tư tự điều khiển có đảo xuyến trung tâm với bán kính đảo xuyến R=17m, để tăng mỹ quan chung của khu vực và đảm bảo thuận tiện, an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, các nhánh rẽ có bố trí đảo tam giác để dẫn hướng cho các phương tiện khi đi vào trung tâm nút giao.

5.1.5 Công trình trên tuyến

5.1.5.1 Phần cầu vượt sông

a. Quy mô cấp công trình và tiêu chuẩn kỹ thuật

- Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT DƯL và BTCT;

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu: 22 TCN 272-05;

- Tải trọng thiết kế: HL93, Người 3KN/m2;

- Tần suất thủy văn thiết kế cầu lớn và cầu trung P= 1%;

- Động đất cấp 7 theo TCXDVN 375-2006;

- Tĩnh không thỏa mãn các yêu cầu của Tổng cục thủy lợi và Bộ Giao thông vận tải.

b. Giải pháp thiết kế

Các cầu trên tuyến: Kết cấu nhịp liên tục bằng BTCTDƯL và BTCT, mố trụ BTCT trên móng cọc khoan nhồi (đường kính cọc thay đổi tùy theo vị trí kết cấu). Lớp phủ mặt cầu phần xe chạy bằng bê tông nhựa và có độ dốc ngang 2%. Chi tiết như sau:

TT

Tên cầu - Lý trình

Sơ đồ kết cấu nhịp

Chiều dài toàn cầu

Bề rộng cầu

Khoảng cách giữa 2 cầu

Ghi chú

1

Cầu Bắc Hưng Hải Km0+475

11,0+14,0+14,0+11,0+35,0+56,0+88,0+56,0+35,0+11,0+ 14,0+14,0+11,0m

370,0m

47,0m

10,0m

Cầu dẫn đúc trên đà giáo, cầu chính đúc hẫng

2

Cầu qua sông đào nhân tạo Km2+543,20

22,0 + 24,0 + 22,0m

68,0m

43,0m

7,0m

Cầu khung 3 nhịp

5.1.5.2. Phần cầu vượt bộ hành tại Km2+015

a. Quy mô cấp công trình và tiêu chuẩn kỹ thuật

- Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng dàn thép;

- Tiêu chuẩn thiết kế cầu: 22 TCN 272-05;

- Tải trọng thiết kế: Người đi bộ 4 KN/m2;

- Tĩnh không trên cầu B x H = 2 x 2,5m;

- Tĩnh không dưới cầu H = 5,3m.

b. Giải pháp thiết kế

- Sử dụng cầu dàn thép liên tục 4 nhịp, khoảng cách tim 2 dàn là 2,114m, chiều cao dàn chủ 3,5m với sơ đồ cầu 24,3 + 2 x 21,6 + 24,3m;

- Móng trụ cầu bằng bê tông cốt thép đặt trên nền cọc đóng BTCT 40 x 40cm.

5.1.5.3. Phần hầm bộ hành

a. Quy mô cấp công trình và tiêu chuẩn kỹ thuật

- Hầm xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT;

- Tiêu chuẩn thiết kế: 22 TCN 272-05;

- Tải trọng thiết kế: HL93, Người 4 KN/m2.

b. Giải pháp thiết kế

- Các hầm trên tuyến: Bằng BTCT trên nền cọc đóng BTCT 40x40cm. Kết cấu hầm gồm hầm kín, hầm hở và cầu thang lên xuống (có đường dành cho người khuyết tật). Chi tiết như sau:

TT

Tên hầm - Lý trình

Kích thước trong hầm

Kích thước ngoài hầm

Chiều dài

1

Hầm chui loại A - Km2+020

20,0x4,7m

22,0x6,7m

177,2m

2

Hầm chui loại C - Km2+500

4,0x2,7m

4,8x3,7m

85,2m

3

Hầm chui loại D - Km2+600

4,0x2,7m

4,8x3,7m

87,5m

5.1.5.4. Công trình thoát nước:

Hệ thống thoát nước được thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT gồm các loại cống hộp, cống tròn có kích thước tùy theo địa hình, lưu lượng thoát nước trong khu vực và thỏa mãn các yêu cầu của các đơn vị quản lý chuyên ngành khác.

5.1.5.5. Công trình cấp nước:

Trên tuyến có 2 đường ống cấp nước đi ngầm 2 bên vỉa hè, ngoài ra còn có 7 đường ống cấp nước đi ngầm cắt ngang qua đường (đường kính ống cấp nước và vị trí đường ống đi qua theo quy hoạch cấp nước tỷ lệ 1/500 của khu đô thị).

5.1.5.6. Tuy nen kỹ thuật:

a. Tuy nen kỹ thuật dọc:

Thiết kế tuy nen kỹ thuật dọc khẩu độ 1,0x1,0m đặt dưới dải phân cách giữa theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 để phục vụ lắp đặt các hệ thống hạ tầng ngầm.

b. Tuy nen kỹ thuật ngang:

Tuy nen kỹ thuật ngang khẩu độ 2,0x2,0m được đặt tại các vị trí ngã tư, có hố ga trên dải phân cách giữa và trên vỉa hè để đấu nối với hệ thống tuy nen dọc trên tuyến và trên các nhánh đường giao theo quy hoạch. Tuy nen ngang bằng các khối BTCT M250 đúc sẵn, lắp ghép.

5.1.5.7. Vỉa hè, bó vỉa, cây xanh:

- Vỉa hè được lát bằng gạch Block tự chèn, dốc 1% về phía công trình có thoát nước dọc, dưới đệm lớp cát vàng đầm chặt K=0,95 dày 5cm, phía mép ngoài vỉa hè bố trí khóa hè bằng BTXM M200 đổ tại chỗ;

- Cây xanh được trồng được trồng trên dải phân cách giữa, các dải trồng cây phù hợp với quy hoạch khu đô thị.

5.1.5.8. Chiếu sáng:

Thiết kế hệ thống chiếu sáng trên đường phù hợp với quy hoạch khu đô thị đã được phê duyệt.

5.1.6. An toàn giao thông: Các công trình an toàn giao thông được thiết kế theo đúng điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01.

5.2. Các hạng mục công trình khác: Chi tiết như Tờ trình số 15/VH-TT ngày 26-9-2011 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.

6. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư:

6.1. Tổng mức đầu tư:             1.012 tỷ đồng

Trong đó: - Giá trị xây lắp:          678 tỷ đồng

- Kiến thiết cơ bản khác:            29 tỷ đồng

- Chi phí GPMB:                        112 tỷ đồng

- Dự phòng:                              193 tỷ đồng

6.2. Nguồn vốn đầu tư: Vốn của nhà đầu tư.

7. Thời gian thực hiện dự án:

- Thời gian thông xe toàn tuyến: Ngày 30-12-2012

(Trong đó đoạn ngoài đô thị từ Km3+500 ÷ Km17+371,12 hoàn thành trước ngày 30-12-2011);

- Thời gian hoàn thành và bàn giao toàn bộ công trình: Ngày 30-12-2015.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng; Chủ tịch UBND các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- CV: TNMT, XDCBC;
- Lưu: VT, GTTL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Thơi