Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1792/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 04 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã); Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2020;

Thực hiện Kết luận số 17-KL/TU ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 346/TTr-SNV ngày 18 tháng 9 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đúng theo Kế hoạch đã được ban hành và Kết luận số 17-KL/TU ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Các Sở, Ngành tỉnh;
- Các huyện, thị xã, thành phố;
- Trường Chính trị Châu Văn Đặng;
- Lưu: VT, (Hn42).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Phương Nam

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1792/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã); Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

Trên cơ sở Quyết định số 204/QĐ-UBND ngày 23/01/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011- 2020;

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XV và Kết luận số 17-KL/TU ngày 17/4/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025, như sau:

I. THỰC TRẠNG, CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC

1. Đối với đội ngũ công chức nhà nước từ cấp huyện trở lên

Tổng số công chức cấp tỉnh, cấp huyện tính đến ngày 31/12/2016 là 1.621 người.

a) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tổng số công chức đạt yêu cầu tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ 1.606 người (đạt tỷ lệ 99,07%), trong đó: Sau đại học 108 người (tỷ lệ 6,669%) (Tiến sĩ 2 người; Thạc sĩ 102 người; Bác sĩ chuyên khoa 2: 4 người); đại học, cao đẳng 1.387 người (tỷ lệ 85,56%); trung cấp 111 người (tỷ lệ 6,85%); còn lại 15 người trình độ sơ cấp (tỷ lệ 0,93%) thuộc đối tượng không làm công tác chuyên môn nghiệp vụ.

b) Về trình độ lý luận chính trị

Tổng số cán bộ, công chức nhà nước đã qua đào tạo lý luận chính trị 1.120 người (tỷ lệ 69,09%), trong đó: cử nhân, cao cấp: 515 người (tỷ lệ 31,77%); trung cấp: 605 người (tỷ lệ 37,32%); chưa qua đào tạo 501 người (tỷ lệ 30,90%).

c) Về trình độ quản lý nhà nước

Tổng số cán bộ, công chức nhà nước đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước 1.294 người (tỷ lệ 79,83%), trong đó: chuyên viên cao cấp 35 người (tỷ lệ 2,16%); chuyên viên chính 388 người (tỷ lệ 23,94%); chuyên viên 871 người (tỷ lệ 53,73%); chưa qua bồi dưỡng 327 người (tỷ lệ 20,17%).

2. Đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã

2.1. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Tổng số cán bộ, công chức cấp xã hiện có 1.505 người, trong đó:

a) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tổng số người đạt yêu cầu tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên là 1.460 người (đạt tỷ lệ 97,01%), trong đó thạc sĩ 6 người (tỷ lệ 0,40%); đại học, cao đẳng 877 người (tỷ lệ 58,27%); trung cấp 577 người (tỷ lệ 38,34%); sơ cấp 4 người (tỷ lệ 0,26%); còn lại 41 người (tỷ lệ 2,72%).

b) Về trình độ lý luận chính trị

Tổng số người đã qua đào tạo lý luận chính trị 1.420 người (tỷ lệ 94,35%), trong đó: cử nhân, cao cấp 144 người (tỷ lệ 9,57%); trung cấp 978 người (tỷ lệ 64,98%); sơ cấp 298 người (tỷ lệ 19,80%); còn lại 85 người (tỷ lệ 5,65%).

2.2. Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Tổng số hiện có 1.157 người, trong đó: trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp trở lên 843 người (tỷ lệ 72,86%), chưa qua đào tạo 314 người (tỷ lệ 27,14); trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên 798 người (tỷ lệ 68,97%), chưa qua đào tạo 359 người (tỷ lệ 31,03%).

3. Đối với đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Tổng số viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có 13.726 người.

a) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Tổng số người đạt yêu cầu tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ 13.440 người (đạt tỷ lệ 97,92%), trong đó: sau đại học 571 người, tỷ lệ 4,16% (Tiến sĩ 11 người, Thạc sĩ 290 người, Bác sĩ chuyên khoa 2 có 29 người, Bác sĩ chuyên khoa 1 có 241 người); đại học, cao đẳng 9.784 người (tỷ lệ 71,29%); trung cấp 3.087 người (tỷ lệ 22,48%); còn lại sơ cấp 285 người (tỷ lệ 2,08%) thuộc các đối tượng không làm công tác chuyên môn nghiệp vụ.

b) Về trình độ lý luận chính trị

Tổng số người đã qua đào tạo lý luận chính trị 1.621 người (tỷ lệ 11,81%), trong đó: cử nhân, cao cấp 258 người (tỷ lệ 1,88%); trung cấp 1.363 người (tỷ lệ 9,93%); chưa qua đào tạo: 12.105 người (tỷ lệ 88,19%).

c) Trình độ quản lý nhà nước

Tổng số người đã qua bồi dưỡng quản lý nhà nước 1.016 người (tỷ lệ 7,40%), trong đó: chuyên viên cao cấp 13 người (tỷ lệ 0,09%), chuyên viên chính 139 người (tỷ lệ 1,01%); chuyên viên 864 người (tỷ lệ 6,29%); chưa qua bồi dưỡng 12.711 người, tỷ lệ 92,60% (chủ yếu tập trung ở các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục).

4. Thực trạng dân số, lao động và việc làm

4.1. Thực trạng dân số - lao động

Theo điều tra lao động đến ngày 31/12/2015, tổng dân số tỉnh Bạc Liêu là 889.109 người, trong đó dân số có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 632.988 người, chiếm tỷ lệ 71,20%/ tổng dân số, trong đó: nam 316.177 người (tỷ lệ 49,95%), nữ 316.811 người (tỷ lệ 50,05%).

Cơ cấu lao động hiện nay theo các ngành, lĩnh vực đạt tỷ lệ như sau:

- Nông, lâm, ngư nghiệp (chiếm tỷ lệ 55,40%)

- Công nghiệp, xây dựng (chiếm tỷ lệ 21,10%)

- Dịch vụ, du lịch (chiếm tỷ lệ 23,50%)

4.2. Thực trạng lao động - việc làm

Hiện nguồn nhân lực theo cơ cấu kinh tế bình quân hàng năm thu hút trên 15.000 lao động vào làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân; số người có việc làm chiếm khoảng 20.741 người. Tuy nhiên, được sắp xếp việc làm ổn định chưa cao, chiếm khoảng 79,50%, trong đó số lao động chưa qua đào tạo, chiếm 61,63%.

5. Thực trạng các cơ sở đào tạo và dạy nghề trong tỉnh

Hiện nay, hệ thống giáo dục và dạy nghề của tỉnh gồm có trường đại học, các trường cao đẳng và trung cấp, cụ thể: Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu, Trường Cao đẳng y tế Bạc Liêu, Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật Bạc Liêu, Trường Nghiệp vụ Thể dục - Thể thao. Ngoài ra, còn có các Trung tâm Dạy nghề, giới thiệu việc làm (thuộc Hội Nông dân tỉnh), Trung tâm Giới thiệu việc làm (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội), 06 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và 05 cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Nhìn chung, hầu hết các trường đào tạo nghề và trung tâm dạy nghề tại tỉnh Bạc Liêu cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu, đội ngũ giáo viên còn thiếu, yếu và chưa đồng bộ.

II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2011 - 2015

1.1. Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức

Qua 5 năm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức các cấp đã cử hơn 30.000 lượt tham gia các khóa đào tạo dài hạn, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn ở các cơ sở đào tạo trong, ngoài tỉnh và nước ngoài, cụ thể như sau:

- Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sau đại học 579 người, trong đó 15 tiến sĩ, 240 thạc sĩ, 48 bác sĩ chuyên khoa II, 276 bác sĩ chuyên khoa I; đại học 1.891 người (702 người là cán bộ, công chức cấp xã); trung cấp chuyên nghiệp 718 người (chủ yếu là cán bộ, công chức xã).

- Đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị 405 người; trung cấp 1.353 người. Bồi dưỡng quản lý nhà nước 1.286 người (chương trình chuyên viên 864 người; chuyên viên chính 374 người; chuyên viên cao cấp 48 người). Ngoài ra, còn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành khác 22.028 người; bồi dưỡng kỹ năng quản lý điều hành cho cán bộ, công chức theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 3.823 người.

- Các cơ quan, đơn vị hằng năm đều cử cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên ngành, góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh.

- Về đào tạo nước ngoài (Đề án Mekong 50 Bạc Liêu): Tổng số ứng viên cần tuyển theo Đề án là 50 ứng viên, trong đó tỉnh đã tuyển chọn được 46/50 ứng viên đủ điều kiện và tiêu chuẩn để tham gia học (đạt tỷ lệ 92,00%). Hiện nay, tổng số ứng viên cử đi học là 39 và tốt nghiệp về nước công tác là 31 ứng viên (08 tiến sĩ và 23 thạc sĩ).

1.2. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã tăng cường đầu tư phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn. Học nghề là quyền lợi của người lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển đổi nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do vậy, các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo, thực hiện đạt được một số kết quả khá tốt góp phần giảm nghèo bền vững, thực hiện thành công tiêu chí thu nhập; hộ nghèo và tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Qua 5 năm, tỉnh đã đào tạo nghề cho 62.668 lao động và chuyển giao công nghệ cho 14.570 lao động; giải quyết việc làm cho 102.115 lao động (đạt 126% so với chỉ tiêu kế hoạch), trung bình hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 20.741 lao động và đào tạo nghề cho 12.000 người; xuất khẩu lao động được 1.030 người, bình quân mỗi năm thu hút khoảng 15.000 lao động vào làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, số người có việc làm khoảng 92,31%, số người được sắp xếp việc làm ổn định đạt 79,50%, trong đó lao động có trình độ qua đào tạo đạt 38,37%.

- Số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956 là 32.179 lao động (đạt 105% so với kế hoạch).

- Hệ thống mạng lưới trường đào tạo đã được xây dựng mới và nâng cao chất lượng đào tạo như Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu và Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu; cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đến nay đã được sắp xếp, chuyển đổi, cơ sở dạy nghề công lập phủ kín trên địa bàn cấp huyện. Hiện có 6/6 huyện đã sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, đó là:

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hòa Bình

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Vĩnh Lợi

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phước Long

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hồng Dân

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thị xã Giá Rai

+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đông Hải

Tất cả 6 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự quản lý nhà nước của hai sở: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý về dạy nghề và giới thiệu việc làm, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý về giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

2. Thuận lợi

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức những năm qua đã được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các ngành và địa phương thật sự quan tâm. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức được gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu, trưởng thành nhất là cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện quy hoạch đào tạo và nguồn cán bộ, công chức cấp xã.

Việc thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được tỉnh quan tâm đúng mức, đã chuẩn hóa trình độ đại học cho cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, số cán bộ, công chức, viên chức ở ngạch chuyên viên và tương đương; tỷ lệ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, lý luận chính trị; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã để đạt yêu cầu chuẩn hóa được quan tâm thực hiện tốt; tỷ lệ chuẩn hóa về tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên đáng kể, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong giai đoạn 2011 - 2015.

Thông qua hoạt động đào tạo nghề, giúp lao động nông thôn bổ sung thêm các kiến thức cơ bản về nghề đào tạo, tiếp cận được với khoa học kỹ thuật mới để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động làm việc trong các lĩnh vực theo hướng tăng dần lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, từng bước thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

3. Những khó khăn, hạn chế

Công tác đào tạo chuẩn hóa và nâng cao trình độ cán bộ, công chức của tỉnh những năm qua đạt được nhiều kết quả tốt, trình độ cán bộ, công chức từng bước được chuẩn hóa và nâng cao. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, đó là:

- Đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức cấp xã luôn biến động, thay đổi, việc bố trí sử dụng cán bộ, công chức ở địa phương không có tính ổn định, lâu dài còn hiện tượng tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đào tạo trái ngành, trái nghề hoặc đào tạo lại không phân công đúng chuyên môn, do đó, vẫn còn một số ít cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phân công trái ngành nghề đào tạo.

- Đào tạo chưa cân đối giữa cán bộ khoa học kỹ thuật với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ quản lý điều hành, phần lớn tập trung đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, chưa chú trọng đến những ngành nghề, những lĩnh vực mà tỉnh đang có nhu cầu dẫn đến tình trạng những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của tỉnh chưa đào tạo và thu hút được các chuyên gia đầu ngành. Ngoài ra, còn một số cơ quan, đơn vị, địa phương cử cán bộ, công chức đi đào tạo không theo kế hoạch, quy hoạch, không phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

- Công tác đào tạo lý luận chính trị cho viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn hạn chế.

- Công tác đào tạo ngoại ngữ, tin học cho cán bộ khoa học và cán bộ nguồn để đủ điều kiện giao lưu với người nước ngoài cũng như đi nước ngoài học tập chưa được quan tâm đúng mức.

- Nguồn kinh phí thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, còn rất hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, chính vì thế việc thực hiện kế hoạch đào tạo theo quy định của Bộ Nội vụ còn gặp khó khăn.

* Về đào tạo nghề: Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã được một số kết quả đáng kể trong việc phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, dịch vụ có tay nghề, đã cung ứng cho các ngành kinh tế quốc dân, các khu công nghiệp và tham gia xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, đầu tư cho phát triển sự nghiệp dạy nghề chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra. Sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề gắn với doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo theo yêu cầu phù hợp với trình độ, khả năng của doanh nghiệp còn hạn chế, vẫn còn tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

- Việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tuy có tăng nhưng chất lượng chưa cao, ngành nghề chưa phù hợp xu thế phát triển của tỉnh; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, chiếm 61,63%; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập về chất lượng và cơ cấu; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy còn thiếu, việc thực hiện xã hội hóa còn chậm.

- Lực lượng lao động hàng năm tăng dần, trong khi đó số doanh nghiệp trong tỉnh phát triển chậm, không đủ đáp ứng công việc, một số người phải đi làm việc xa nhà, nhu cầu sinh hoạt cao trong khi thu nhập thấp nên nhiều lao động phải về quê chờ công việc phù hợp với khả năng cũng như hoàn cảnh gia đình.

III. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

1.1. Mục tiêu chung

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực thi công vụ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt đảm bảo về tiêu chuẩn ngạch bậc, chức danh nghề nghiệp, đồng bộ về cơ cấu trình độ vị trí việc làm nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp.

- Thu hút và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực quan trọng. Trước mắt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, du lịch, khoa học kỹ thuật... phấn đấu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng năm 2025, tăng nhanh đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thay thế dần đội ngũ lao động, công nhân phổ thông có trình độ trung bình và thấp.

- Quan tâm đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề có chất lượng cao, phương pháp dạy học hiện đại, tiếp tục ưu tiên ngân sách cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và dạy nghề.

- Quán triệt sâu sắc mục tiêu của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên tất cả các lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm cơ cấu, trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới hiện nay.

1.2. Các chỉ tiêu cụ thể

1.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

a) Đào tạo cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện

- Bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% cán bộ, công chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

- Phấn đấu đến năm 2020 và hết năm 2025 cơ bản 100% cán bộ, công chức được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, trong đó đào tạo sau đại học ít nhất 15%.

- Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 80% cán bộ, công chức trong quy hoạch và 100% công chức lãnh đạo, quản lý được đào tạo lý luận chính trị.

- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn đạt trình độ A tin học; phấn đấu ít nhất 50% đến năm 2020 và năm 2025 có 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn tiếng Anh bậc A2 trở lên.

b) Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã

- Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ (từ trung cấp trở lên), 60% đạt trình độ đại học, phấn đấu có 3% trình độ sau đại học; cơ bản công chức cấp xã được phân công phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã đào tạo.

- Hàng năm, có ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chức danh đảm nhiệm và đạo đức công vụ.

- Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 80% và đến năm 2025 100% cán bộ, công chức cấp xã trong quy hoạch được đào tạo lý luận chính trị.

c) Đào tạo viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập

- Đến năm 2020, ít nhất 60% và đến 2025, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, trong đó về chuyên môn nghiệp vụ có 100% đạt chuẩn theo quy định và 30% được đào tạo trên chuẩn.

- Đến năm 2020, có ít 70% và đến năm 2025, có 100% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý nhà nước và 90% trở lên đạt trình độ lý luận chính trị.

- Đến năm 2020, 100% viên chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ đạt trình độ A tin học; phấn đấu ít nhất 50% và đến năm 2025, 100% đạt chuẩn tiếng Anh bậc A2 trở lên.

Đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài: Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Mekong 50 Bạc Liêu về đào tạo cán bộ sau đại học ở nước ngoài cho tỉnh Bạc Liêu; tham gia cử cán bộ, công chức, viên chức theo học các lớp thuộc Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương; Đề án 911 và Đề án 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tập trung đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực quan trọng như: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch, các ngành khoa học kỹ thuật.

1.2.2. Đào tạo nghề

- Đổi mới, tăng cường công tác giáo dục dạy nghề, nâng cao trình độ và năng suất lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giải quyết việc làm ổn định, bền vững cho người lao động; bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện giảm nghèo bền vững.

- Quy hoạch và sắp xếp các cơ sở dạy nghề hợp lý, chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo nghề, nâng dần tỷ lệ lao động được đào tạo tại chỗ, gắn đào tạo với thực tế nhu cầu sử dụng lao động. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Bạc Liêu có một số cơ sở đào tạo chất lượng cao, có sức thu hút cả vùng, phát huy vai trò của Trường Đại học Bạc Liêu và các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học.

- Phấn đấu đào tạo nghề giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng năm 2025, nâng tỷ lệ đào tạo đạt 63,90%, trong đó đào tạo nghề là 41%; bình quân hằng năm lao động qua đào tạo ít nhất 18.000 lao động, trong đó: Đại học, cao đẳng, trung cấp là 3.000 học sinh, sinh viên; sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 15.000 lao động; dự kiến các trường và cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh có khả năng đảm nhận khoảng 45% đến 50%, còn lại phải đưa đi đào tạo ở các trường ngoài tỉnh. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đào tạo trong tỉnh với việc tăng cường tuyển chọn đưa đi đào tạo ngoài tỉnh và thực hiện tốt chính sách thu hút lao động kỹ thuật được đào tạo từ bên ngoài về làm việc tại tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, cơ cấu lao động của tỉnh là:

+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 40,65%

+ Công nghiệp, xây dựng: 16,3%

+ Dịch vụ, thương mại: 42,13%

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần tập trung và mở rộng đào tạo một số ngành nghề phục vụ thiết thực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động trong, ngoài tỉnh và lao động nước ngoài, cụ thể như sau:

+ Kỹ thuật viên nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản)

+ Công nghiệp cơ khí và cơ khí nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

+ Điện công nghiệp, điện gia dụng và điện từ.

+ Công nghiệp, xây dựng, giao thông.

+ Tin học ứng dụng (công nghệ thông tin).

+ Các ngành dịch vụ: May công nghiệp, may gia công, sửa chữa máy nổ thủy động cơ, sửa chữa xe gắn máy, điện tử gia dụng.

+ Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng; ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tục khảo sát chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, thẩm định lại mức độ hợp lý công tác quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2017 - 2020, từ đó sắp xếp cán bộ, công chức luân phiên đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

1.2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học tập nâng cao trình độ, năng lực để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.3. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên các trường, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường chính trị, đại học, cao đẳng của tỉnh.

1.4. Thu hút đầu tư các trường ngoại ngữ, tin học chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn nhân lực của tỉnh.

1.5. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức phù hợp từng địa phương, đơn vị; quan tâm đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh, ngạch công chức, viên chức nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ. Trước mắt, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức nhằm giải quyết nhanh và đúng quy định các yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định.

1.6. Có chính sách thu hút thỏa đáng đối với người có trình độ cao ở các lĩnh vực tỉnh đang cần, trước mắt thu hút ngành nghề nông nghiệp chất lượng cao, y tế, giáo dục, dịch vụ du lịch, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật...; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

1.7. Sắp xếp đội ngũ cán bộ các cấp cho phù hợp, luân chuyển cán bộ tăng cường cho cấp huyện, cấp xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng kinh tế khó khăn; tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án vị trí việc làm, thay thế cán bộ, công chức không đảm bảo yêu cầu và tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế theo Nghị định số 108 của Chính phủ và Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị.

1.8. Thực hiện gắn liền giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng; giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng nhằm khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập và tự học tập nâng cao trình độ theo quy định, theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị và tự nâng cao năng lực công tác. Đồng thời, trên cơ sở đó, thực hiện công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức, viên chức làm tiêu chí cho quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

1.9. Tăng cường thực hiện liên kết với các trường đại học có quan hệ hợp tác với tỉnh và các cơ sở đào tạo thuộc Bộ ngành Trung ương có năng lực để thực hiện và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo sau đại học trong, ngoài nước, kể cả bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

1.10. Tăng cường phối hợp với Học viện Hành chính khu vực IV và Học viện Hành chính quốc gia, đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ nguồn đạt chuẩn. Trường Chính trị Châu Văn Đặng tăng cường mở lớp trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ, viên chức, nhất là ngành có tỷ lệ đào tạo còn thấp như y tế, giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

1.11. Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án Mekong 50 Bạc Liêu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ chuyên môn cao ở nước ngoài cho tỉnh Bạc Liêu; tranh thủ các nguồn học bổng từ Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương, Đề án 911 và Đề án 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chương trình học bổng khác từ các tổ chức trong và ngoài nước để hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, y tế, nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ du lịch.

2. Về đào tạo nghề

2.1. Quan tâm sắp xếp hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.

2.2. Tập trung mở rộng đào tạo một số ngành nghề phù hợp với sự phát triển của tỉnh, trước mắt tập trung một số lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ du lịch, ngành dịch vụ may, các ngành nghề truyền thống, công nghiệp xây dựng và giao thông, tin học ứng dụng, sửa chữa máy nổ thủy động cơ, sửa chữa xe gắn máy, điện tử gia dụng...

2.3. Xây dựng kế hoạch phát triển dạy nghề và thực hiện có hiệu quả quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; khuyến khích doanh nghiệp liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, qua đó tạo việc làm cho người lao động sau học nghề.

Thực hiện xã hội hóa trong đào tạo nghề, nhằm huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển dạy nghề, kể cả nguồn lực nước ngoài; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo, chú trọng hình thức đào tạo liên thông liên kết.

2.4. Tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động; thúc đẩy, mở rộng thị trường lao động góp phần đáp ứng nhu cầu lao động của tỉnh đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu nghề nghiệp theo nhu cầu phát triển của xã hội và điều kiện của tỉnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng năm 2025 từ các nguồn sau đây:

- Tranh thủ nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân hợp pháp trong và ngoài nước; đa dạng hóa nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó bao gồm ngân sách của tỉnh, nguồn đóng góp của cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và của cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập.

- Tranh thủ các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án của Trung ương về đào tạo nguồn nhân lực như: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Đề án 322, Đề án 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương và các nguồn học bổng khác.

Đối với dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch là dự kiến, do vậy quá trình thực hiện sẽ xem xét, giải quyết theo nhiệm vụ được giao, nhu cầu phát sinh cần thiết hàng năm, hợp lý theo điều kiện, nguồn vốn phù hợp khả năng cân đối của ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn kinh phí hoàn thành Kế hoạch, đề nghị Sở Nội vụ và các sở ngành có liên quan cần tranh thủ các nguồn kinh phí hợp pháp khác; đồng thời, trong quá trình thực hiện cần xem xét, lồng ghép những nội dung, công việc có liên quan sao cho phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm.

Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017- 2020 và định hướng đến năm 2025, hàng năm tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo và chỉ tiêu kinh phí cụ thể.

Tổng kinh phí dự kiến kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 là: 244.865.000.000 VNĐ (Hai trăm bốn mươi bốn tỷ, tám trăm sáu mươi lăm triệu đồng), trong đó:

1. Đào tạo nghề: 65.400.000.000 VNĐ, trong đó:

1.1. Nguồn kinh phí của Trung ương: 29.400.000.000 VNĐ

1.2. Nguồn kinh phí của tỉnh: 36.000.000.000 VNĐ

(Kèm theo Dự toán kinh phí hoạt động của kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017- 2020 và định hướng năm 2025)

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: 179.465.000.000 VNĐ.

Trong đó (Kèm theo Dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng năm 2025):

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện, tỉnh: 52.828.000.000 VNĐ.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 21.257.000.000 VNĐ.

- Đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện, cấp tỉnh: 105.380.000.000 VNĐ.

* Nguồn kinh phí đào tạo:

- Nguồn kinh phí đào tạo của tỉnh: 47.477.000.000 VNĐ.

- Nguồn kinh phí khác (nguồn kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 của Bộ Nội vụ; nguồn viện trợ, tài trợ và học bổng của các tổ chức, cá nhân hợp pháp trong và ngoài nước): 127.596.000.000 VNĐ.

- Kinh phí đầu tư từ các Bộ ngành Trung ương (nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nguồn kinh phí Chương trình nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): 4.392.000.000 VNĐ.

Trên cơ sở Kế hoạch đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh giao các ngành và các cơ quan chức năng có liên quan cụ thể hóa Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kinh phí đào tạo hàng năm bằng nguồn kinh phí của tỉnh, của Trung ương và từ các nguồn dự án, các nguồn vốn khác trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong đó, ưu tiên kinh phí đào tạo cho cán bộ khoa học kỹ thuật; cán bộ, công chức, viên chức trong diện quy hoạch đào tạo sau đại học; đồng thời, tập trung kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực theo hướng các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh như nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch...

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các Sở, Ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Tiến hành rà soát cơ cấu, tiêu chuẩn, trình độ, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và nhu cầu thực tế để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng 2025 theo mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đồng thời gửi Sở Nội vụ để theo dõi, phối hợp thực hiện.

- Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng 2025 đã được phê duyệt, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể và gửi về Sở Nội vụ trước ngày 30 tháng 6 để tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, thống nhất phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện.

2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, như sau:

- Hướng dẫn các Sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2017 - 2020 và hàng năm.

- Chịu trách nhiệm tổng hợp, thẩm định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của cơ quan, đơn vị để xây dựng dự thảo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối Nhà nước trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh khi được UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện và kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kế hoạch này cho phù hợp với quy định của Chính phủ, Bộ, Ngành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các Sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nội vụ kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, nguồn chi từ ngân sách và các nguồn lực khác để thực hiện kế hoạch.

4. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu trình UBND tỉnh dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

5. Trường Chính trị Châu Văn Đặng tỉnh Bạc Liêu và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh

- Nghiên cứu, biên soạn, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp theo thẩm quyền được giao để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở phù hợp quy định của pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; phối hợp với Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Hành chính quốc gia đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với thực tế của tỉnh.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, cơ cấu hợp lý; tăng cường sử dụng và xác định việc xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng triển khai, hướng dẫn thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu về lao động và giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng năm 2025; hàng năm, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố, hàng năm dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt tổ chức thực hiện đào tạo cho lao động nông thôn phù hợp với tình hình của địa phương.

Trên đây là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung phù hợp, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết theo quy định./.

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025

TT

Nội dung hoạt động

ĐVT

Giai đoạn 2017-2020 và định hướng 2025

Ghi chú

I

Dạy nghề cho lao động nông thôn

1

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

a.

Lao động tham gia

Người

100,000

 

b.

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

500

 

 

- Ngân sách Trung ương

Triệu đồng

500

 

2

Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

a.

Số giáo viên, cán bộ

Lượt người

150

 

b.

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

1,500

 

 

- Ngân sách Trung ương

Triệu đồng

1,500

 

 

- Ngân sách địa phương

Triệu đồng

0

 

3

Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

 

Số lao động cần dạy nghề theo Nghị quyết HĐND tỉnh tương ứng 46,52%

Người

44,000

 

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

51,000

 

 

- Ngân sách Trung ương

Triệu đồng

15,000

 

 

- Ngân sách địa phương

Triệu đồng

36,000

 

 

- Nguồn khác

Triệu đồng

0

 

4

Trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập trọng điểm

a.

Nghề trọng điểm

Nghề

5

 

b.

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

12,000

 

 

- Ngân sách Trung ương

Triệu đồng

12,000

 

5

Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch

 

Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

400

 

 

- Ngân sách Trung ương

Triệu đồng

400

 

II

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch

 

Tổng số

Triệu đồng

65,400

 

 

- Ngân sách Trung ương

Triệu đồng

29,400

 

 

- Ngân sách địa phương

Triệu đồng

36,000

 

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025

STT

Nội dung bồi dưỡng

Tổng số học viên

Chia theo đối tượng (ĐVT: người)

Số lớp

Thời gian/khóa học

Kinh phí tổ chức các lớp

Đơn vị dự kiến phối hợp đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ, công chức cấp tỉnh

Cán bộ, công chức cấp huyện

Cán bộ, công chức cấp xã

Nguồn kinh phí đào tạo của tỉnh

Nguồn kinh phí khác (kinh phí của các cơ quan, đơn vị và cá nhân)

Kinh phí đầu tư từ các bộ, ngành TW (theo QĐ 1956; QĐ 1600 của Thủ tướng Chính phủ)

Nguồn tài trợ từ các chương trình dự án nước ngoài

A

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

21,533

 

 

 

205

 

17,781,000,000

20,576,000,000

4,392,000,000

 

 

1

Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện

16,278

 

 

 

145

 

15,192,000,000

20,576,000,000

 

 

 

1

Bồi dưỡng về lý luận chính trị

2,311

X

X

 

13

10 tháng/lớp

6,933,000,000

 

 

 

Trường Chính trị tỉnh; HVHC

2

Bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN ngạch chuyên viên cao cấp

86

X

X

 

 

2 tháng/lớp

430,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN ngạch chuyên viên chính

993

X

X

 

5

2 tháng/lớp

2,979,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

4

Bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN ngạch chuyên viên

1,000

X

X

 

10

2 tháng/lớp

3,000,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

5

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp sở và tương đương

50

X

 

 

1

1 tháng/lớp

250,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

6

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương

500

X

X

 

5

5 ngày/lớp

500,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

7

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp huyện và tương đương

50

 

X

 

1

12 ngày/lớp

100,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

8

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và vị trí việc làm

1,000

X

X

 

10

5 ngày/lớp

1,000,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

9

Bồi dưỡng tin học chuyên ngành; tin học văn phòng

2,767

X

X

 

30

30 ngày/lớp

 

5,534,000,000

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

10

Bồi dưỡng ngoại ngữ (chuẩn tiếng Anh bậc A2)

7,521

X

X

 

70

30 ngày/lớp

 

15,042,000,000

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

2

Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

5,255

 

 

 

60

 

2,589,000,000

 

4,392,000,000

 

 

1

Bồi dưỡng về lý luận chính trị

863

 

 

X

13

10 tháng/lớp

2,589,000,000

 

 

 

Trường Chính trị Châu Văn Đặng

2

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể

728

 

 

X

6

5 ngày/lớp

 

 

728,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

3

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Chủ tịch, PCT.HĐND-UBND

640

 

 

X

5

5 ngày/lớp

 

 

640,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

4

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã (Trưởng công an xã)

256

 

 

X

3

5 ngày/lớp

 

 

256,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

5

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã (Chỉ huy trưởng quân sự xã)

256

 

 

X

3

5 ngày/lớp

 

 

256,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

6

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã (Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng và Môi trường)

384

 

 

X

5

5 ngày/lớp

 

 

384,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

7

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã (Tư pháp - Hộ tịch)

320

 

 

X

5

5 ngày/lớp

 

 

320,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

8

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã (Tài chính - Kế toán)

320

 

 

X

5

5 ngày/lớp

 

 

320,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

9

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã (Văn hóa - Xã hội)

320

 

 

X

5

5 ngày/lớp

 

 

320,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

10

Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã (Văn phòng - Thống kê)

528

 

 

X

5

5 ngày/lớp

 

 

528,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

11

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin

640

 

 

X

5

5 ngày/lớp

 

 

640,000,000

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

B

ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

775

 

 

 

 

 

29,696,000,000

107,020,000,000

 

 

 

1

Đào tạo cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện

282

 

 

 

 

 

15,420,000,000

1,640,000,000

 

 

 

1

Tiến sĩ

16

X

 

 

 

4 năm

1,920,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tình

2

Thạc sĩ

225

X

X

 

 

2 năm

13,500,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

3

Đại học

41

X

X

 

 

4 năm

 

1,640,000,000

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

2

Đào tạo viên chức sự nghiệp công lập

2,240

 

 

 

 

 

 

105,380,000,000

 

 

 

1

Tiến sĩ

36

X

X

 

 

4 năm

 

4,320,000,000

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

2

Thạc sĩ

470

X

X

 

 

2 năm

 

28,200,000,000

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

3

Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

19

X

X

 

 

2 năm

 

2,280,000,000

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

4

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1

99

X

X

 

 

2 năm

 

5,940,000,000

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

5

Đại học

1,616

X

X

 

 

4 năm

 

64,640,000,000

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

3

Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã

493

 

 

 

 

 

14,276,000,000

 

 

 

 

1

Thạc sĩ (chủ yếu cán bộ chuyên trách cấp xã)

20

 

 

X

 

2 năm

1,600,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

2

Đại học (CBCC cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã)

250

 

 

X

 

4 năm

10,000,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

3

Trung cấp (chủ yếu những người hoạt động không chuyên trách cấp xã)

223

 

 

X

 

2 năm

2,676,000,000

 

 

 

CSĐT trong và ngoài tỉnh

TỔNG KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIAI ĐOẠN (2017-2020) VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025:

179,465,000,000 VNĐ

 

THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH THEO ĐƠN VỊ

STT

Tên đơn vị

Số lượng công chức hiện có

Trình độ

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Quản lý nhà nước

Ngoại ngữ

Tin học

SC

TC

ĐH

BS CKII

Thạc sĩ

Tiến sĩ

TC

CC

CV và TĐ

CVC và TĐ

CVCC và TĐ

A

B

Khác

A

B

Khác

1

Sở Thông tin và Truyền thông

21

0

0

1

16

0

4

0

10

10

12

8

1

0

19

2

17

2

0

 

2

Sở Công thương

78

0

5

0

72

0

1

0

31

16

43

13

2

0

64

0

66

0

0

 

3

Sở Giao thông vận tải

28

0

1

0

24

0

3

0

15

10

16

10

1

0

27

2

27

4

0

 

4

Sở Kế hoạch và Đầu tư

38

0

1

0

37

0

0

0

16

12

22

11

1

0

36

0

36

0

0

 

5

Sở Giáo dục và Đào tạo

35

0

0

0

27

0

8

0

13

13

22

11

1

0

37

8

36

1

0

 

6

Sở Khoa học và Công nghệ

36

0

0

0

24

0

11

1

6

10

16

13

2

0

24

9

24

0

0

 

7

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

37

0

2

0

32

0

3

0

13

20

17

13

3

0

31

2

31

0

0

 

8

Sở Tài nguyên và Môi trường

51

0

1

0

45

0

5

0

21

15

30

9

1

0

53

6

54

0

0

 

9

Sở Nội vụ

71

0

7

1

59

0

4

0

25

13

47

19

0

0

67

4

66

5

0

 

10

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

190

5

15

1

147

0

22

0

90

37

105

57

3

0

142

21

83

56

0

 

11

Sở Tài chính

41

0

3

0

35

0

2

1

9

15

11

11

0

0

30

3

33

0

0

 

12

Sở Tư pháp

30

0

0

0

28

0

2

0

10

13

12

14

0

0

27

2

29

0

0

 

13

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

38

0

5

0

32

0

1

0

5

11

18

7

2

0

27

2

29

0

0

 

14

Sở Xây dựng

35

0

0

0

30

0

5

0

13

8

11

8

1

0

26

4

30

0

0

 

15

Sở Y tế

48

1

4

0

40

0

3

0

20

15

26

22

1

0

31

17

36

3

0

 

16

Sở Ngoại vụ

20

0

2

0

18

0

0

0

2

8

12

6

0

0

20

0

20

0

0

 

17

Thanh tra tỉnh

33

0

0

0

31

0

2

0

12

8

16

13

0

0

28

2

30

0

0

 

18

Văn phòng HĐND tỉnh

19

0

0

0

17

0

2

0

4

14

4

10

5

0

17

2

19

0

0

 

19

Văn phòng UBND tỉnh

53

3

2

0

41

0

7

0

15

21

31

19

3

0

36

6

45

0

0

 

20

Ban Dân tộc tỉnh

15

0

1

0

14

0

0

0

1

5

5

5

0

0

13

0

15

0

0

 

21

Ban An toàn giao thông

5

0

1

0

3

0

1

0

1

0

2

0

0

0

4

5

5

0

0

 

22

Ban Quản lý các Khu công nghiệp

16

0

1

0

15

0

0

0

5

5

5

5

1

0

14

0

8

6

0

 

23

UBND thành phố Bạc Liêu

101

1

9

0

86

0

5

0

41

28

60

14

1

0

88

4

85

0

0

 

24

UBND huyện Hòa Bình

94

1

7

3

82

0

1

0

38

33

45

23

2

0

90

2

90

0

0

 

25

UBND huyện Vĩnh Lợi

94

0

6

2

84

0

2

0

40

33

74

8

1

0

84

1

85

0

0

 

26

UBND huyện Phước Long

101

1

20

0

77

2

1

0

55

35

62

9

0

0

72

1

69

0

0

 

27

UBND huyện Hồng Dân

99

1

8

0

87

1

2

0

28

38

61

14

1

0

93

2

93

0

0

 

28

UBND huyện Đông Hải

100

1

4

5

87

1

2

0

30

30

41

17

1

0

77

2

82

0

0

 

29

UBND thị xã Giá Rai

94

1

6

0

84

0

3

0

36

37

45

19

1

0

73

1

71

0

0

 

 

TỔNG CỘNG

1621

15

111

13

1374

4

102

2

605

513

871

388

35

0

1350

110

1314

77

0

 

 

THỰC TRẠNG SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THEO ĐƠN VỊ

STT

Tên đơn vị

Số lượng viên chức hiện có

Trình độ

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Quản lý nhà nước

Ngoại ngữ

Tin học

SC

TC

ĐH

CKI,

Thạc sĩ

Tiến sĩ

TC

CC

CV và TĐ

CVC và TĐ

CVCC và TĐ

A

B

Khác

A

B

Khác

 

1

Sở Công thương

15

0

1

0

14

0

0

0

4

2

13

2

0

0

13

0

13

0

0

 

2

Sở Giáo dục và Đào tạo

1097

16

22

108

901

0

50

0

133

26

35

3

0

0

78

50

346

0

0

 

3

Sở Giao thông vận tải

59

11

6

0

42

0

0

0

13

4

19

2

0

0

43

0

46

0

0

 

4

Sở Khoa học và Công nghệ

24

3

2

0

19

0

0

0

5

1

18

3

0

0

23

0

22

0

0

 

5

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

49

1

17

3

28

0

0

0

6

7

24

4

0

0

48

0

49

0

0

 

6

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

446

41

97

9

279

0

19

1

110

10

140

19

2

0

349

19

365

0

0

 

7

Sở Tài nguyên và Môi trường

82

2

7

1

71

0

1

0

25

9

47

7

1

0

78

1

78

0

0

 

8

Sở Tư pháp

39

0

1

0

38

0

0

0

10

6

16

6

0

0

37

0

38

0

0

 

9

Sở Thông tin và Truyền thông

11

0

1

0

9

0

1

0

6

1

4

2

0

0

11

0

4

0

0

 

10

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

213

48

36

13

113

0

3

0

29

7

27

5

0

36

98

3

136

0

0

 

11

Sở Xây dựng

13

0

1

0

11

0

1

0

2

0

6

1

0

1

11

1

12

0

0

 

12

Sở Y tế

2736

101

1560

209

598

256

12

0

307

47

79

14

0

1560

598

17

2536

78

0

 

13

Văn phòng UBND tỉnh

52

2

9

6

35

0

0

0

14

4

14

5

0

9

41

0

50

0

0

 

14

Trường Cao đẳng y tế Bạc Liêu

50

3

1

1

23

12

9

1

16

3

16

6

1

5

30

9

45

0

0

 

15

Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

74

0

3

4

50

0

17

0

23

3

14

4

1

7

55

11

57

0

0

 

16

Trường Cao đẳng KTKT Bạc Liêu

74

0

1

1

47

0

25

1

22

6

12

3

1

0

47

25

74

0

0

 

17

Trường Đại học Bạc Liêu

247

6

2

2

88

0

141

8

97

12

23

11

2

0

90

149

235

0

0

 

18

Trung tâm Dịch vụ đô thị

15

0

3

0

12

0

0

0

5

3

7

1

0

0

15

0

15

0

0

 

19

Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất

31

0

2

0

28

0

1

0

10

9

8

2

1

0

26

1

25

0

0

 

20

Trung tâm Xúc tiến, ĐTTM&DL

23

1

2

3

17

0

0

0

2

5

7

1

0

0

21

0

21

0

0

 

21

Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ

1

0

0

0

1

0

0

0

1

0

1

0

0

0

1

0

1

0

0

 

22

Đài Phát thanh và Truyền hình

105

3

15

0

83

0

4

0

36

15

30

3

1

10

79

4

102

0

0

 

23

Ban Quản lý dự án XD DD&CN

27

1

0

1

25

0

0

0

6

3

9

2

1

0

25

0

27

0

0

 

24

Công ty Phát triển hạ tầng KCN

13

0

0

0

13

0

0

0

3

2

6

2

0

0

13

0

13

0

0

 

25

Liên minh hợp tác xã

17

0

2

0

15

0

0

0

2

5

8

2

0

0

15

0

17

0

0

 

26

Liên hiệp hội VHNT

19

0

1

1

17

0

0

0

3

3

6

2

0

0

19

0

19

0

0

 

27

Liên hiệp các hội KHKT

8

0

0

1

6

0

1

0

1

2

0

0

1

0

8

0

8

0

0

 

28

UBND thành phố Bạc Liêu

1155

0

12

274

869

0

0

0

89

4

38

4

0

12

 

0

1009

0

0

 

29

UBND huyện Hòa Bình

1042

6

115

371

550

0

0

0

80

8

31

6

0

110

 

0

916

0

0

 

30

UBND huyện Vĩnh Lợi

922

0

226

271

425

0

0

0

82

8

37

4

0

189

 

0

824

0

0

 

31

UBND huyện Phước Long

1235

0

151

458

626

0

0

0

96

15

34

2

0

149

 

0

950

0

0

 

32

UBND huyện Hồng Dân

1084

3

211

329

539

0

2

0

52

6

38

3

0

211

 

1

683

0

0

 

33

UBND huyện Đông Hải

1343

15

283

437

608

0

0

0

33

4

38

4

0

254

 

0

851

0

0

 

34

UBND thị xã Giá Rai

1346

16

277

302

750

0

1

0

32

7

48

4

0

254

 

1

1168

0

0

 

35

Ban Đại diện Hội người cao tuổi

5

0

4

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

4

1

0

5

0

0

 

36

Hội Chữ thập đỏ

15

2

4

1

7

0

1

0

1

5

5

0

0

4

8

0

7

0

0

 

37

Hội Đông y

13

1

7

0

3

2

0

0

3

1

6

0

0

2

8

0

13

0

0

 

38

Hội Cựu thanh niên xung phong

4

0

2

0

2

0

0

0

1

0

0

0

0

0

2

0

2

0

0

 

39

Hội Người mù

4

2

0

0

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

40

Hội Luật gia

4

0

0

0

4

0

0

0

0

3

0

0

1

0

4

0

4

0

0

 

41

Hội Nạn nhân chất độc Đioxin

4

1

1

0

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

0

2

0

0

 

42

Hội Khuyến học

5

0

0

0

5

0

0

0

2

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

43

Hội Nhà báo

5

0

2

0

2

0

1

0

1

1

0

0

0

0

5

0

0

5

0

 

 

TỔNG CỘNG

13726

285

3087

2806

6978

270

290

11

1363

258

864

139

13

2817

6997

292

10788

83

0

 

 

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

STT

Tên đơn vị/ chức vụ, chức danh

Số lượng công chức hiện có

Văn hóa

Trình độ

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Quản lý nhà nước

Ngoại ngữ

Tin học

THCS

THPT

Chưa qua ĐT

SC

TC

ĐH

Th.sĩ

Chưa qua ĐT

SC

TC

CC

A

B

Khác

A

B

Khác

1

Trưởng Công an

64

0

64

0

0

30

0

34

0

4

6

52

2

2

1

43

 

12

35

 

 

2

Chỉ huy trưởng Quân sự

63

0

63

0

0

48

3

12

0

0

0

62

1

1

0

26

 

25

14

 

 

3

Văn phòng - Thống kê

187

0

187

2

0

77

4

104

0

13

52

117

5

5

1

134

C(3)

76

74

ĐH 19
CĐ 1
TC 1

 

4

Địa chính - Xây dựng - Đô thị và MT (Địa chính - Nông nghiệp- Xây dựng và MT)

182

1

181

0

1

62

4

115

0

15

53

112

2

3

8

130

 

78

86

ĐH2
CĐ 1
TC 1

 

5

Tài chính - Kế toán

64

0

64

1

0

20

0

43

0

8

27

29

0

0

1

50

C (1)

20

39

TC 2

 

6

Tư pháp - Hộ tịch

127

0

127

0

0

41

1

85

0

3

57

66

1

2

3

89

C (2)

45

66

CĐ 1

 

7

Văn hóa - Xã hội

123

3

120

2

0

46

3

72

0

8

39

71

5

1

8

79

 

51

51

ĐH 4
TC 1

 

 

TỔNG CỘNG

810

4

806

5

1

324

15

465

0

51

234

509

16

14

22

551

 

307

365

 

 

 

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ

STT

Tên đơn vị/ chức vụ, chức danh

Số lượng cán bộ hiện có

Văn hóa

Trình độ

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Quản lý nhà

Ngoại ngữ

Tin học

THCS

THPT

Chưa qua ĐT

SC

TC

ĐH

Th.sĩ

Chưa qua ĐT

SC

TC

CC

CVC

CV

A

B

Khác

A

B

Khác

1

Bí thư Đảng ủy

63

0

63

0

0

5

0

56

2

0

0

13

50

9

9

5

53

ĐH 1

29

26

 

 

2

Phó Bí thư Đảng ủy

63

0

63

0

0

21

0

42

0

0

2

43

18

2

6

4

44

 

31

19

ĐH 1

 

3

Chủ tịch HĐND

4

0

4

0

0

1

0

3

0

0

0

4

0

0

0

0

1

 

1

1

 

 

4

Phó Chủ tịch HĐND

64

0

64

2

1

30

0

31

0

4

4

48

8

0

1

5

35

 

25

15

 

 

5

Chủ tịch UBND

57

0

57

0

0

12

0

42

3

1

0

37

19

0

8

3

42

 

26

23

ĐH 1

 

6

Phó Chủ tịch UBND

126

0

126

0

0

24

2

100

0

0

11

96

19

0

11

3

94

CĐ 1

50

60

TC 1

 

7

Chủ tịch UBMTTQVN

64

0

64

0

0

35

0

29

0

1

2

55

6

0

5

2

30

 

20

17

 

 

8

Bí thư Đoàn thanh niên

64

0

64

1

0

32

0

31

0

4

13

46

1

0

3

3

40

 

30

21

ĐH 1

 

9

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ

63

0

63

1

0

30

2

30

0

4

10

44

5

0

2

2

38

 

30

20

 

 

10

Chủ tịch Hội Nông dân

63

1

62

3

0

38

0

21

1

2

6

53

2

0

0

0

34

 

17

22

 

 

11

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

64

26

38

29

2

25

0

8

0

18

16

30

0

0

1

0

12

 

10

5

ĐH 1

 

 

TỔNG CỘNG

695

27

668

36

3

253

4

393

6

34

64

469

128

11

46

27

423

 

269

229

 

 

 

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ

STT

Tên đơn vị/ chức vụ, chức danh

Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Văn hóa

Trình độ

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Quản lý nhà nước

Ngoại ngữ

Tin học

THCS

THPT

Chưa qua ĐT

SC

TC

ĐH

Th.sĩ

Chưa qua ĐT

SC

TC

CC

A

B

A

B

Khác

1

Phó trưởng ban Tuyên giáo

58

3

55

7

0

31

1

19

0

8

14

35

1

0

1

18

7

20

TC 1
ĐH 1

 

2

Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

56

0

56

8

0

33

0

15

0

2

9

44

1

0

1

20

8

14

 

 

3

Phó trưởng ban Dân vận

58

4

54

15

1

24

1

17

0

7

18

31

2

0

0

14

13

9

ĐH 3

 

4

Phó Chủ tịch UBMTTQVN

61

6

55

16

0

26

3

16

0

16

19

26

0

0

1

17

13

6

CĐ 1
ĐH 2

 

5

Phó Chủ tịch UBMTTQVN (phụ trách Chủ tịch Hội Người cao tuổi)

61

34

26

48

2

10

1

0

0

25

17

17

2

0

1

2

1

0

 

 

6

Phó Chủ tịch Hội Nông dân

62

7

55

18

1

30

1

12

0

15

16

31

0

0

0

10

10

8

 

 

7

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

62

4

58

9

1

29

1

22

0

18

23

21

0

0

1

24

19

15

ĐH 1

 

8

Phó Bí thư Đoàn Thanh niên CSHCM

60

0

60

11

0

27

3

19

0

13

20

27

0

0

1

20

7

14

CĐ 1
ĐH 3

 

9

Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

60

22

38

39

2

16

1

2

0

30

14

15

1

0

1

5

5

2

TC 1
CĐ 1

 

10

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Hội đồng y

61

25

36

30

6

14

2

9

0

28

17

16

0

0

3

9

5

8

CĐ 1

 

11

Phó Công an (xã, thị trấn)

102

1

101

14

0

74

1

13

0

17

18

66

1

0

8

23

27

18

CĐ 1

 

12

Phó Chỉ huy trưởng Quân sự

116

0

116

6

1

88

11

10

0

17

15

84

0

0

3

19

14

11

TC 1

 

13

Công an viên (xã, thị trấn)

199

0

 

56

0

105

6

32

0

91

55

53

0

0

4

40

35

23

TC 1
CĐ 2
ĐH 1

 

14

Lực lượng Quân sự

60

0

60

19

2

32

3

4

0

35

8

17

0

0

1

7

3

6

 

 

15

Thủ quỹ, văn thư - lưu trữ

56

3

 

10

0

22

6

18

0

25

19

12

0

0

3

16

16

8

TC 1
CĐ 2
ĐH 1

 

16

Quản lý thiết chế văn hóa

25

3

 

8

0

9

1

7

0

12

 

3

0

0

1

8

7

0

 

 

 

TỔNG CỘNG

1157

112

 

314

16

570

42

215

0

359

292

498

8

0

30

252

190

162

 

 

 

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025

STT

Chức danh

Số lượng công chức hiện có

Dự kiến đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng 2025

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Ngoại ngữ

Tin học

TC

Số lượng

ĐH

Số lượng

Th.sĩ

Số lượng

TC

CC

A1

A2

B1

A

B

C

1

Trưởng Công an

64

0

0

X

3

X

0

10

5

0

21

0

17

0

0

 

2

Chỉ huy trưởng Quân sự

63

0

0

X

5

X

0

10

5

0

37

0

24

0

0

 

3

Văn phòng - Thống kê

187

0

0

X

8

X

0

45

10

0

50

0

15

0

0

 

4

Địa chính - Xây dựng - Đô thị và MT (Địa chính - Nông nghiệp - Xây …

182

0

0

X

6

X

0

68

10

0

52

0

14

0

0

 

5

Tài chính - Kế toán

64

0

0

X

2

X

0

35

2

0

12

0

3

0

0

 

6

Tư pháp - Hộ tịch

127

0

0

X

4

X

0

60

5

0

36

0

15

0

0

 

7

Văn hóa - Xã hội

123

0

0

X

5

X

0

47

5

0

44

0

16

0

0

 

 

TỔNG CỘNG

810

0

0

X

33

X

0

275

42

0

252

0

104

0

0

 

 

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025

STT

Chức danh

Số lượng cán bộ hiện có

Dự kiến đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng năm 2025

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Ngoại ngữ

Tin học

TC

Số lượng

ĐH

Số lượng

Th.sĩ

Số lượng

TC

CC

A1

A2

B1

A

B

C

1

Bí thư Đảng ủy

63

0

0

X

7

X

4

0

13

0

9

0

8

0

0

 

2

Phó Bí thư Đảng ủy

63

0

0

X

8

X

4

2

10

0

19

0

12

0

0

 

3

Chủ tịch HĐND

4

0

0

X

0

0

0

0

4

0

0

0

2

0

0

 

4

Phó Chủ tịch HĐND

64

0

0

X

14

X

2

8

5

0

29

0

24

0

0

 

5

Chủ tịch UBND

57

0

0

X

4

X

2

7

17

0

15

0

7

0

0

 

6

Phó Chủ tịch UBND

126

0

0

X

6

X

4

11

20

0

30

0

15

0

0

 

7

Chủ tịch UBMTTQVN

64

0

0

X

6

X

2

4

5

0

34

0

27

0

0

 

8

Bí thư Đoàn thanh niên

64

0

0

X

4

X

2

17

2

0

21

0

12

0

0

 

9

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ

63

0

0

X

5

0

0

14

2

0

23

0

13

0

0

 

10

Chủ tịch Hội Nông dân

63

0

0

X

7

0

0

8

2

0

29

0

24

0

0

 

11

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

64

0

0

X

6

0

0

34

2

0

52

0

48

0

0

 

 

TỔNG CỘNG

695

0

0

X

67

X

20

105

82

0

261

0

192

0

0

 

 

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025

STT

Chức danh

Số lượng cán bộ KCT hiện có

Dự kiến đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng năm 2025

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Ngoại ngữ

Tin học

TC

Số lượng

ĐH

Số lượng

Th.sĩ

Số lượng

TC

CC

A1

A2

B1

A

B

Khác

1

Phó trưởng ban Tuyên giáo

58

X

11

0

8

0

0

8

0

0

36

0

26

0

0

 

2

Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

56

X

8

0

9

0

0

2

0

0

35

0

34

0

0

 

3

Phó trưởng ban Dân vận

58

X

12

0

11

0

0

7

0

0

40

0

29

0

0

 

4

Phó Chủ tịch UBMTTQVN

61

X

10

0

9

0

0

16

0

0

17

0

36

0

0

 

5

Phó Chủ tịch UBMTTQVN (phụ trách Chủ tịch Hội Người cao tuổi)

61

X

15

0

7

0

0

25

0

0

37

0

25

0

0

 

6

Phó Chủ tịch Hội Nông dân

62

X

12

0

12

0

0

15

0

0

23

0

37

0

0

 

7

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

62

X

6

0

12

0

0

18

0

0

33

0

23

0

0

 

8

Phó Bí thư Đoàn Thanh niên CSHCM

60

X

11

0

11

0

0

13

0

0

39

0

35

0

0

 

9

Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

60

X

18

0

7

0

0

30

0

0

32

0

29

0

0

 

10

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Hội Đông y

61

X

11

0

6

0

0

28

0

0

24

0

22

0

0

 

11

Phó Công an (xã, thị trấn)

102

X

13

0

8

0

0

17

0

0

70

0

55

0

0

 

12

Phó Chỉ huy trưởng Quân sự

116

X

7

0

11

0

0

17

0

0

94

0

90

0

0

 

13

Công an viên (xã, thị trấn)

199

X

56

0

12

0

0

91

0

0

155

0

137

0

0

 

14

Lực lượng Quân sự

60

X

21

0

10

0

0

35

0

0

52

0

51

0

0

 

15

Thủ quỹ, văn thư - lưu trữ

56

X

7

0

8

0

0

25

0

0

34

0

25

0

0

 

16

Quản lý thiết chế văn hóa

25

X

5

0

9

0

0

12

0

0

13

0

15

0

0

 

 

TỔNG CỘNG

1157

X

223

0

150

0

0

359

0

0

734

0

669

0

0

 

 

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC THEO ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2025

STT

 

Dự kiến đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017-2020, định hướng 2025

 

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Quản lý nhà nước

Tin học

Ngoại ngữ

Ghi chú

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Bác sĩ CKII

Bác sĩ CKI

Đại học

Trung cấp

Trung cấp

Cao cấp

CV

CVC

CVCC

1

Sở Công thương

0

1

0

0

1

0

2

4

3

5

0

2

8

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

2

Sở Giáo dục và Đào tạo

0

164

0

0

38

0

52

22

60

52

0

751

548

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

3

Sở Giao thông vận tải

0

12

0

0

17

0

18

5

12

8

0

13

30

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

4

Sở Khoa học và Công nghệ

0

5

0

0

5

0

5

2

12

5

0

2

12

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

5

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

0

10

0

0

18

0

14

3

15

10

0

0

30

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

6

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

47

0

0

41

0

83

36

35

25

0

97

223

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

7

Sở Tài nguyên và Môi trường

2

16

0

0

9

0

25

5

16

25

0

4

40

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

8

Sở Tư pháp

0

7

0

0

0

0

18

8

12

8

0

0

20

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

9

Sở Thông tin và Truyền thông

0

2

0

0

1

0

7

2

6

4

0

4

8

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

10

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

0

43

0

0

84

0

48

24

25

48

0

77

107

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

11

Sở Xây dựng

0

2

0

0

1

0

3

2

5

3

0

2

7

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

12

Sở Y tế

0

7

17

92

112

0

93

17

65

10

0

122

1368

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

13

Văn phòng UBND tỉnh

0

10

0

0

11

0

10

6

8

5

0

5

26

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

14

Trường Cao đẳng y tế Bạc Liêu

0

2

2

5

4

0

10

5

8

6

0

5

25

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

15

Trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

0

5

0

0

3

0

15

3

8

15

0

17

40

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

16

Trường Cao đẳng KTKT Bạc Liêu

13

8

0

0

0

0

16

7

8

8

0

0

25

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

17

Trường Đại học Bạc Liêu

19

1

0

0

8

0

16

5

18

13

0

12

8

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

18

Trung tâm Dịch vụ đô thị

0

2

0

0

3

0

4

0

6

3

0

0

8

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

19

Trung tâm Phát triển quỹ nhà và đất

0

6

0

0

2

0

3

11

6

5

0

6

20

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

20

Ban QLDA các CTXDDD&CN

0

3

0

0

0

0

14

5

6

6

0

0

15

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

21

Đài Phát thanh và Truyền hình

0

17

0

0

18

0

43

12

9

12

0

3

60

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

22

Công ty Phát triển hạ tầng KCN

0

2

0

0

0

0

8

5

6

2

0

0

7

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

24

Liên minh hợp tác xã

0

4

0

0

2

0

8

3

7

3

0

0

9

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

25

Liên hiệp hội VHNT

0

2

0

0

2

0

4

2

4

3

0

0

10

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

26

UBND thành phố Bạc Liêu

0

10

0

0

12

0

98

26

50

98

0

146

570

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

27

UBND thị xã Giá Rai

0

15

0

0

293

0

109

37

50

58

0

178

673

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

28

UBND huyện Hòa Bình

0

17

0

0

121

0

117

31

40

35

0

126

521

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

34

UBND huyện Vĩnh Lợi

0

14

0

0

226

0

96

24

40

38

0

98

461

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

29

UBND huyện Phước Long

0

9

0

0

151

0

121

40

40

37

0

285

617

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

30

UBND huyện Hồng Dân

0

12

0

0

121

0

117

31

40

35

0

126

521

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

31

UBND huyện Đông Hải

0

15

0

0

298

0

119

32

40

38

0

492

670

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

32

Hội Chữ thập đỏ

0

0

0

0

6

0

4

2

4

3

0

10

7

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

33

Hội Đông y

0

0

0

2

8

0

3

2

4

2

0

0

2

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

 

TỔNG CỘNG

36

470

19

99

1616

0

1303

419

668

628

0

2583

6696

 

 

PHỤ TRÚ:

Tiến sĩ: 36 người, gồm:

Thạc sĩ: 470 người, gồm:

Đại học: 1616 người, gồm:

- Tài chính - Ngân hàng: 6

- Ngành giáo dục (Sư phạm Toán, sinh học, tiếng Anh...)

- Bác sĩ

- Quản trị kinh doanh: 4

- Kinh tế (QL kinh tế; Kế toán; QT kinh doanh...)

- Hộ sinh

- Ngôn ngữ Anh: 3

- Luật

- Điều dưỡng

- Hệ thống thông tin: 2

- Nuôi trồng thủy sản

- Dược sĩ:

- Luật: 4

- Bác sĩ

- Xét nghiệm

- Kế toán: 2

- Xét nghiệm:

- Sân khấu

- Trồng trọt: 2

- Triết học; xã hội học; Báo chí

- Luật

- Chăn nuôi - Thú y: 4

- Công nghệ thông tin

- Trồng trọt

- Khoa học máy tính: 1

- Hành chính

- Công nghệ thông tin

- Xác suất thống kê: 1

- Quản lý đất đai

- Giao thông vận tải

- Lý luận và Phương pháp dạy học toán: 1

- Trồng trọt

- Xây dựng

- Giáo dục mầm non: 1

- Phát triển nông thôn

- Thư viện; QL văn hóa

- Quản lý giáo dục: 1

- Chăn nuôi thú y

- Hành chính

- Triết học: 1

- Thủy lợi

 

- Kinh tế phát triển: 1

- Xây dựng

 

- Nông nghiệp; Nuôi trồng TS: 2

 

 

Bác sĩ chuyên khoa 2: 19 người

Bác sĩ chuyên khoa 1: 435 người

 

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC THEO ĐƠN VỊ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025

STT

Tên đơn vị

Dự kiến đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng năm 2025

Ghi chú

Chuyên môn nghiệp vụ

Chính trị

Quản lý nhà nước

Tin học

Ngoại ngữ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Bác sĩ CKII

Bác sĩ CKI

Đại học

Trung cấp

Trung cấp

Cao cấp

CV

CVC

CVCC

1

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2

7

0

0

0

0

14

17

4

23

3

0

18

Ngoại ngữ bậc A2

2

Sở Xây dựng

0

5

0

0

1

0

9

10

8

12

3

0

15

Ngoại ngữ bậc A2

3

Sở Thông tin và Truyền thông

1

5

0

0

0

0

5

6

5

8

2

0

10

Ngoại ngữ bậc A2

4

Sở Tài chính

0

5

0

0

1

0

12

4

5

8

3

0

17

Ngoại ngữ bậc A2

5

Sở Y tế

0

2

2

0

0

0

10

9

6

12

3

0

25

Ngoại ngữ bậc A2

6

Sở Công thương

0

7

0

0

15

0

14

7

4

8

3

14

40

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

7

Sở Giao thông vận tải

0

7

0

0

4

0

5

4

9

7

2

2

16

Ngoại ngữ bậc A2

8

Sở Tài nguyên và Môi trường

1

5

0

0

1

0

9

5

6

20

2

0

30

Ngoại ngữ bậc A2

9

Sở Tư pháp

1

7

0

0

0

0

4

2

4

14

2

0

15

Ngoại ngữ bậc A2

10

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2

8

0

0

6

0

10

7

7

4

3

5

17

Ngoại ngữ bậc A2

11

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

0

4

0

0

0

0

4

7

2

13

2

3

17

Ngoại ngữ bậc A2

12

Sở Nông nghiệp và PTNT

5

16

0

0

3

0

21

27

14

34

3

61

100

Ngoại ngữ bậc A2

13

Sở khoa học và Công nghệ

0

2

0

0

0

0

4

2

8

2

2

0

12

Ngoại ngữ bậc A2

14

Sở Nội vụ

0

10

0

0

0

0

10

5

16

10

3

0

35

Ngoại ngữ bậc A2

14

Sở Ngoại vụ

0

2

0

0

0

0

4

2

8

6

2

0

10

Ngoại ngữ bậc A2

14

Sở Giáo dục và Đào tạo

0

2

0

0

0

0

8

4

6

10

3

0

20

Ngoại ngữ bậc A2

15

Văn phòng HĐND tỉnh

2

3

0

0

0

0

4

2

6

4

8

0

10

Ngoại ngữ bậc A2

16

Văn phòng UBND tỉnh

0

7

0

0

0

0

6

13

10

17

8

0

30

Ngoại ngữ bậc A2

17

Ban Dân tộc tỉnh

0

2

0

0

0

0

3

3

3

5

2

0

8

Ngoại ngữ bậc A2

18

Thanh tra tỉnh

0

4

0

0

2

0

8

10

7

18

3

0

16

Ngoại ngữ bậc A2

20

Ban Quản lý các Khu công nghiệp

0

3

0

0

0

0

5

4

3

8

2

0

8

Ngoại ngữ bậc A2

21

UBND thành phố Bạc Liêu

0

16

0

0

0

0

20

10

30

20

4

15

50

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

25

UBND thị xã Giá Rai

0

15

0

0

8

0

17

14

24

17

3

8

52

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

22

UBND huyện Phước Long

0

15

0

0

0

0

24

16

18

22

3

25

50

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

23

UBND huyện Đông Hải

0

15

0

0

0

0

26

10

35

11

3

10

50

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

24

UBND huyện Hòa Bình

0

15

0

0

0

0

35

18

30

20

3

13

50

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

26

UBND huyện Vĩnh Lợi

0

17

0

0

0

0

25

15

36

18

3

13

52

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

27

UBND huyện Hồng Dân

2

19

0

0

0

0

20

20

18

14

3

15

52

Tin học A; Ngoại ngữ bậc A2

 

TỔNG CỘNG

16

225

2

0

41

0

336

253

332

365

86

184

825

 

 

PHỤ TRÚ:

Tiến sĩ: 16 người, gồm:

Thạc sĩ: 225 người, gồm:

Đại học: 41 người, gồm:

- Xây dựng Đảng: 3

- Xây dựng: 22

- Luật: 16

- Quản lý kinh tế: 4

- Kinh tế: 55 (QL.kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán…)

- Kinh tế: 12

- Phát triển nông thôn: 3

- Luật: 50;                           - Nông nghiệp, Thủy sản: 16

- Xây dựng: 2

- Quản lý văn hóa: 1

- Chăn nuôi thú y: 5             - Quản lý đất đai: 5

- Quản lý văn hóa: 1

- Nuôi trồng thủy sản: 2

- Công nghệ thông tin: 7;     - Hành chính: 10

- Lâm nghiệp: 3

- Chăn nuôi thú y: 1

- Quản lý giáo dục: 7           - Môi trường: 2

- Xây dựng Đảng: 4

- Luật: 1

- Công tác xã hội: 2             - Lâm nghiệp: 4

- Công tác xã hội: 3

- Quản lý môi trường:

- Văn hóa, Bảo tàng, Thể dục thể thao: 14

 

Bác sĩ chuyên khoa II: 2

- Xây dựng Đảng và CQNN: 10

 

 

- An toàn vệ sinh thực phẩm: 1

 

 

- Dược: 1                            - Báo chí: 2

 

 

- Văn thư - Lưu trữ: 1

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1792/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025

  • Số hiệu: 1792/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/10/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Vương Phương Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản