Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1790/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 28 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THAY THẾ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 1616/2010/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính (bổ sung) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 124/TTr-SNNPTNT ngày 08 tháng 10 năm 2010 và Tổ Công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính thay thế các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế các nội dung sau:

- Khoản 3 Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 4 Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 2 Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 5 Mục IV Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 1 Mục IV Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 2 Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 4 Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 3 Mục II Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 3 Mục III Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

- Khoản 4 Mục III Phần II Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố tại Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 và Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh không được đề cập tại Điều này tiếp tục có hiệu lực như các thủ tục hành chính được công bố tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc các sở, ngành; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Chí Dũng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1790/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I

Lĩnh vực bảo vệ thực vật

1

Thủ tục thông qua nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương (quảng cáo trên báo chí của địa phương).

2

Thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

3

Thủ tục gia hạn giấy chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

II

Lĩnh vực lâm nghiệp

4

Thủ tục hủy bỏ chứng chỉ công nhận nguồn giống (05 loại: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hoá; vườn cây đầu dòng; rừng giống trồng).

5

Thủ tục công nhận cây trội (cây mẹ).

III

Lĩnh vực thú y

6

Thủ tục cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

7

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y.

8

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y.

IV

Lĩnh vực trồng trọt

9

Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả an toàn (trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận).

10

Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả an toàn (trường hợp công bố dựa trên kết quả tự đánh giá và giám sát nội bộ).

Phần II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Thủ tục thông qua nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương (quảng cáo trên báo chí của địa phương)

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

- Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thẩm định hồ sơ và giải quyết.

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh;

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký hồ sơ quảng cáo (Phụ lục 1).

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

- Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng, đĩa bằng các loại vật liệu (hoặc makét quảng cáo).

* Trường hợp tổ chức, cá nhân đã có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo do Cục Bảo vệ thực vật cấp thì không cần hồ sơ trên; chỉ nộp giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan được ủy quyền: Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: giấy đăng ký hồ sơ quảng cáo;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH ngày 16 tháng 11 năm 2001.

- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.

- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư liên tịch số 96/2004/TTLT/BVHTT-BNN&PTNT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của liên Bộ Văn hoá - Thông tin - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về quảng cáo một số hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Bảo vệ thực vật và các Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

- Trạm Bảo vệ thực vật huyện chuyển hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ thực vật (nếu hồ sơ nộp tại Trạm Bảo vệ thực vật huyện).

- Chi cục Bảo vệ thực vật mở lớp học và kiểm tra.

- Trả kết quả cho cá nhân tại Chi cục Bảo vệ thực vật và các Trạm Bảo vệ thực vật huyện;

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Danh sách tham dự lớp học.

- Kết quả kiểm tra.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan được ủy quyền: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật, Trạm Bảo vệ thực vật huyện.

- Cơ quan phối hợp: trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận;

h) Lệ phí: phí đào tạo theo thực tế;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

- Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Cục Bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thủ tục gia hạn giấy chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh (hoặc Trạm Bảo vệ thực vật huyện).

- Trạm Bảo vệ thực vật huyện chuyển hồ sơ cho Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh (nếu hồ sơ nộp tại Trạm Bảo vệ thực vật huyện); Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh xem xét, xử lý và cấp giấy chứng chỉ.

- Trả kết quả cho cá nhân tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Trạm Bảo vệ thực vật huyện;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, các Trạm Bảo vệ thực vật huyện;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 2, 3).

- Giấy khám sức khoẻ do Trung tâm y tế (cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh trở lên) cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp.

- Giấy chứng nhận đã tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới (do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức).

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết:

- 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp đơn giản).

- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (đối với trường hợp phức tạp);

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ hành nghề;

h) Lệ phí: 100.000 đồng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 2, 3);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001.

- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

- Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Cục Bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

4. Thủ tục hủy bỏ chứng chỉ công nhận nguồn giống (05 loại: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hoá; vườn cây đầu dòng; rừng giống trồng)

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Lâm nghiệp.

- Chi cục Lâm nghiệp thẩm tra hồ sơ, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định; chuyển kết quả cho Chi cục Lâm nghiệp.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Lâm nghiệp;

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Lâm nghiệp.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: không quy định.

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Lâm nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Kiểm lâm;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính: Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

5. Thủ tục công nhận cây trội (cây mẹ)

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Lâm nghiệp.

- Chi cục Lâm nghiệp thẩm tra hồ sơ và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định; chuyển kết quả cho Chi cục Lâm nghiệp.

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Chi cục Lâm nghiệp;

b) Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Lâm nghiệp.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Phụ lục 4).

- Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống:

+ Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng).

+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng.

+ Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính).

+ Sơ đồ bố trí cây trồng.

+ Diện tích.

+ Chiều cao trung bình (m).

+ Đường kính trung bình ở 1,3m (m).

+ Đường kính tán cây trung bình (m).

+ Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha).

+ Tình hình ra hoa, kết hạt.

+ Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Lâm nghiệp.

- Cơ quan phối hợp: Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Kiểm lâm;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Chứng chỉ.

- Quyết định hành chính;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004.

- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

III. LĨNH VỰC THÚ Y

6. Thủ tục cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ, văn bản liên quan đến thủ tục hành chính.

- Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý.

- Trình lãnh đạo chi cục ký duyệt.

- Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Phụ lục 5).

- Tờ trình điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở (Phụ lục 6).

- Tờ trình điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 7).

- Bản sao (có chứng thực) giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh.

- Các giấy tờ liên quan đến thành lập cơ sở.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực:

- Cơ sở sản xuất con giống, cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển trong chăn nuôi.

- Thức ăn chăn nuôi, nước dùng cho động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung; nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

- Chất thải động vật tại các cơ sở sản xuất con giống, chăn nuôi tập trung.

- Vùng cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Khu cách ly động vật, sản phẩm động vật.

- Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật.

- Cơ sở, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hoá chất dùng trong thú y trên địa bàn tỉnh.

- Các hoạt động tư vấn dịch vụ khác có liên quan đến thú y;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y Ninh Thuận;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y;

h) Lệ phí: Phụ lục 10 (Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y);

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Phụ lục 5).

- Tờ trình điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở (Phụ lục 6).

- Tờ trình điều kiện kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 7);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

- Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y, danh mục đối tượng thuộc diện kiểm tra vệ sinh thú y, danh mục đối tượng phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.

7. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ, văn bản liên quan đến thủ tục hành chính.

- Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý.

- Trình lãnh đạo Chi cục ký duyệt.

- Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y (Phụ lục 8).

- Bản sao (có chứng thực) bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn.

- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).

- Giấy chứng nhận sức khoẻ (do Trung tâm y tế cấp huyện trở lên cấp).

- 02 tấm hình (cỡ 3x4).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y;

h) Lệ phí: Phụ lục 10 (Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y).

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.

8. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: tiếp nhận, kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ, văn bản liên quan đến thủ tục hành chính.

- Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý.

- Trình lãnh đạo chi cục ký duyệt.

- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề (Phụ lục 8).

- Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (có chứng thực).

- Sơ yếu lý lịch của chủ cơ sở (có xác nhận của chính quyền địa phương).

- Giấy khám sức khoẻ (do Trung tâm y tế cấp huyện trở lên cấp).

- 02 tấm hình (cỡ 3x4).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân (hoạt động trong các lĩnh vực: tiêm phòng, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho động vật; phẫu thuật động vật; các hoạt động tư vấn dịch vụ khác có liên quan đến thú y);

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thú y Ninh Thuận;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng chỉ hành nghề thú y;

h) Lệ phí: Phụ lục 10 (Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y);

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004.

- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

- Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.

IV. LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

9. Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả an toàn (trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận)

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ công bố sản phẩm rau, quả an toàn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cá nhân và tổ chức;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn (Phụ lục 9).

- Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ.

- Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến.

- Bản sao quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp đồng thuê.

- Bản sao quyết định chỉ định (hoặc chứng chỉ đào tạo) của người lấy mẫu.

- Bản sao chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ.

- Bản sao phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính: Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15 tháng 10 năm 2008 ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

10. Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả an toàn (trường hợp công bố dựa trên kết quả tự đánh giá và giám sát nội bộ)

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ công bố sản phẩm rau, quả an toàn đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cá nhân và tổ chức;

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố rau, quả an toàn (Phụ lục 9).

- Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ.

- Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến.

- Bản sao quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hợp đồng thuê.

- Bản sao quyết định chỉ định (hoặc chứng chỉ đào tạo) của người lấy mẫu.

- Bản sao chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ.

- Bản sao phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: không;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: bản công bố sản phẩm rau, quả an toàn;

k) Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính: Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15 tháng 10 năm 2008 ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn./.

 

PHỤ LỤC 1

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
..................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ HỒ SƠ QUẢNG CÁO

số:                           

Kính gửi:.................................................................

1. Tên đơn vị đăng ký hồ sơ:.............................................................................................................

2. Địa chỉ:..........................................................................................................................................

3. Số điện thoại:.................................................. Fax:................................ Email:.............................

4. Số giấy phép hoạt động:...............................................................................................................

5. Tên, số điện thoại của người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:

........................................................................................................................................................

6. Danh mục sản phẩm đăng ký quảng cáo:

STT

Tên sản phẩm

Số đăng ký hoặc số giấy tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của sản phẩm

Hình thức quảng cáo

Lần thứ

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

7. Tài liệu gửi kèm theo hồ sơ:

8. Cam kết của đơn vị đăng ký quảng cáo:

Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ Thông tư liên tịch số 96/2004/TTLT/VHTT-NN&PTNT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của liên bộ Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quảng cáo một số hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và cam kết sẽ tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo.

 

 

Tên tỉnh (thành phố), ngày          tháng    năm 200           
Thủ trưởng đơn vị
(ghi rõ chức danh, ký tên và đóng dấu)
Họ và tên của người ký

 

PHỤ LỤC 2

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP VÀ GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(dùng cho cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật)

Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận.

Họ và tên (viết chữ in):.......................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:........................................................... tại......................................................

Hộ khẩu thường trú:..........................................................................................................................

Số chứng minh thư nhân dân.......................................... Ngày cấp.................... Nơi cấp...................

Đã tốt nghiệp (đại học, trung cấp nông lâm nghiệp, lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật)..........

Nơi cấp................................................................................... Ngày cấp...........................................

Địa chỉ cửa hàng:..............................................................................................................................

Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý chuyên ngành và pháp luật.

 

Xác nhận của chính quyền địa phương
nơi đăng ký địa điểm bán thuốc
(ghi rõ đồng ý hay không đồng ý về địa điểm)
(ký và ghi rõ họ tên)

            , ngày   tháng    năm 201           
Người đề nghị
(ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP VÀ GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

(dùng cho công ty, chi nhánh kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật)

Kính gửi: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận.

Họ và tên (viết chữ in):.......................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:........................................................... tại......................................................

Chức vụ:...........................................................................................................................................

Đơn vị công tác:................................................................................................................................

Số chứng minh thư nhân dân.......................................... Ngày cấp.................... Nơi cấp...................

Đã tốt nghiệp (đại học, trung cấp nông lâm nghiệp, lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật)..........

Nơi cấp................................................................................... Ngày cấp...........................................

Địa chỉ trụ sở:....................................................................................................................................

Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý chuyên ngành và pháp luật.

 

Xác nhận của chính quyền địa phương
về
địa điểm trụ sở
(ký và ghi rõ họ tên)

            , ngày   tháng    năm 201           
Người đề nghị
(ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.

Căn cứ vào quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn về các loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đã ban hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận thẩm định và cấp chứng chỉ công nhận các nguồn giống sau đây:

A. Phần dành cho người làm đơn

Tên chủ nguồn giống

(đơn vị hoặc cá nhân)

 

Địa chỉ

(kèm số điện thoại/Fax/Email nếu có)

 

Loài cây

1. Tên khoa học

2. Tên Việt Nam

Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống xin công nhận

Tỉnh:................... huyện:................ xã:..............

Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường:

Vĩ độ: Kinh độ:

Độ cao trên mặt nước biển:

Các thông tin chi tiết về nguồn giống xin công nhận:

1. Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng):

2. Tuổi trung bình hoặc năm trồng:

3. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính):

4. Sơ đồ bố trí cây trồng:

5. Diện tích:

6. Chiều cao trung bình (m):

7. Đường kính trung bình ở 1.3m (m):

8. Đường kính tán cây trung bình (m):

9. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha):

10. Tình hình ra hoa, kết hạt:

11. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có):

 

Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có):

Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận:

Lâm phần tuyển chọn

Rừng giống chuyển hoá

Rừng giống trồng

Cây mẹ (cây trội)

Cây đầu dòng (hoặc vườn cung cấp hom)

 


Ngày     tháng    năm 200           
Chữ ký của người làm đơn
(con dấu của đơn vị nếu có)

 

 

B. Phần dành cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nhận đơn ngày.................. tháng.............. năm 200.........

Ngày thẩm định tại hiện trường nguồn giống:

Ngày họp Hội đồng thẩm định:

 

 

Ngày.............. tháng............ năm 200........
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
(ký tên)

 

 

 

PHỤ LỤC 5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA KIỆN VỆ SINH THÚ Y

Số:                                     /ĐK-KTVSTY

Kính gửi:.............................................................................................

Họ tên chủ cơ sở (hoặc người đại diện):..............................................................................................

Địa chỉ giao dịch:...............................................................................................................................

Chứng minh nhân dân số:.......................................... Cấp ngày.......... /......... /........... tại..................

Điện thoại:............................ Fax:.............................. Email:.............................................................

Đề nghị quý cơ quan kiểm tra kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở:

1. Cơ sở chăn nuôi động vật:

Loại động vật:............................................................................... Số lượng:....................................

2. Cơ sở sản xuất kinh doanh con giống:

Loại động vật:............................................................................... Số lượng:....................................

3. Cơ sở cách ly kiểm dịch động vật:

Loại động vật:............................................................................... Số lượng:....................................

4. Cơ sở cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật:

Loại sản phẩm động vật:................................................................. Khối lượng:................................

5. Nơi tập trung, bốc xếp động vật/sản phẩm động vật *

6. Cơ sở giết mổ động vật:

Loại động vật:........................................................... Công suất giết mổ:............................. con/ngày

7. Cơ sở sơ chế sản phẩm động vật:

Loại sản phẩm động vật:........................................................ Công suất:.............................. tấn/ngày

8. Cơ sở bảo quản sản phẩm động vật:

Loại sản phẩm động vật:........................................................ Công suất:...................................... tấn

9. Cơ sở kinh doanh động vật/sản phẩm động vật:

Loại động vật/sản phẩm động vật:.....................................................................................................

10. Cơ sở sản xuất thuốc thú y/chế phẩm sinh học/hoá chất dùng trong thú y:                        *

11. Cơ sở kinh doanh thuốc thú y/chế phẩm sinh học/hoá chất dùng trong thú y:                    *

12. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

Loại động vật:...................................................................................................................................

An toàn với bệnh:..............................................................................................................................

13. Cơ sở xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật: *

Địa điểm cơ sở:................................................................................................................................

Địa điểm và thiết kế xây dựng đã được cơ quan thú y có thẩm quyền thẩm định vào ngày /         /201     

 

PHỤ LỤC 6

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

 

TỜ TRÌNH KIỆN VỆ SINH THÚ Y TẠI CƠ SỞ...................................................

Kính gửi: Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận.

Tên cơ sở đăng ký kiểm tra:..............................................................................................................

Địa chỉ:.............................................................................................................................................

Điện thoại:............................................. Fax:......................................... Email:.................................

Loại hình đăng ký kinh doanh:............................................................................................................

Xin giải trình kiện vệ sinh thú y tại cơ sở, cụ thể như sau:

1. Nhà cửa, kho tàng (diện tích mặt bằng tổng thể, kho tàng, sơ đồ mặt bằng cơ sở):

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

2. Trang thiết bị, dụng cụ chuyên dùng (nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị, dụng cụ phục vụ tại cơ sở,…):

........................................................................................................................................................

3. Hệ thống thiết bị an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp:

- Trang thiết bị an toàn lao động:........................................................................................................

- Thiết bị phòng cháy chữa cháy:........................................................................................................

- Vệ sinh công nghiệp (khử trùng, tiêu độc, xử lý chất thải):..................................................................

4. Lực lượng cán bộ kỹ thuật quản lý:

- Cán bộ quản lý (họ tên, bằng cấp):....................................................................................................

- Công nhân viên, cán bộ kỹ thuật (số lượng):......................................................................................

 

 

 

            , ngày   tháng    năm     
Chủ cơ sở đăng ký kiểm tra
(ký tên, đóng dấu nếu có)

 

PHỤ LỤC 7

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

 

TỜ TRÌNH KIỆN KINH DOANH THUỐC THÚ Y

Kính gửi: Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận.

Tên cơ sở đăng ký kiểm tra:..............................................................................................................

Địa chỉ:.............................................................................................................................................

Số điện thoại:............................................... Fax:.................................... Email:...............................

Loại hình đăng ký kinh doanh:............................................................................................................

Xin giải trình kiện kinh doanh thuốc thú y, cụ thể như sau:

1. Cơ sở vật chất (mô tả kết cấu, diện tích quy mô cơ sở/cửa hàng, các khu vực trưng bày/bày bán):.....

........................................................................................................................................................

2. Trang thiết bị (nêu đầy đủ tên, số lượng thiết bị phục vụ bảo quản thuốc thú y như tủ, quầy, kệ, ẩm kế, tủ lạnh,…):         

........................................................................................................................................................

3. Hệ thống sổ sách (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, sổ sách theo dõi mua bán hàng, danh sách khách hàng,…):.................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

4. Danh mục các mặt hàng kinh doanh tại cơ sở/cửa hàng:.................................................................

 

 

 

            , ngày   tháng    năm 201           
Chủ cơ sở đăng ký kiểm tra
(ký tên, đóng dấu nếu có)

 

PHỤ LỤC 8

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Thuộc lĩnh vực:....................................................................................

Kính gửi: Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận.

Họ và tên (viết chữ in hoa):.................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:......................................................... tại.........................................................

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại (ghi rõ số nhà, thôn xóm, xã phường):..................................................

Đã tốt nghiệp (đại học, trung cấp, sơ cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về chăn nuôi, thú y, dược):..

Nơi cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn:....................................................... Cấp ngày:........................

Lĩnh vực hoạt động thú y xin cấp chứng chỉ hành nghề:......................................................................

Địa điểm đăng ký hành nghề:.............................................................................................................

Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thú y. Nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan chuyên môn và pháp luật.

Tôi gởi kèm theo đơn này gồm:

1. Bản sao bằng tốt nghiệp (chứng chỉ chuyên môn) có công chứng.

2. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương).

3. Giấy khám sức khoẻ.

4. 2 ảnh màu 3x4.

5. Giấy tờ liên quan khác (nếu có):......................................................................................................

 

 

 

            , ngày   tháng    năm 201           
Người đề nghị
(ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 9

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

 

BẢN CÔNG BỐ

SẢN PHẨM RAU, QUẢ AN TOÀN

Số:                             

Tên nhà sản xuất:..............................................................................................................................

Địa chỉ:.............................................................................................................................................

Điện thoại:............................................... Fax:..................................... Email:....................................

CÔNG BỐ:

Các sản phẩm sau đây (tên loài cây trồng):.........................................................................................

Được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP,............. )

cho , (được chế biến theo quy trình chế biến an toàn

do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ...) và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định ...

Căn cứ công bố: giấy chứng nhận VietGAP (hoặc giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn GAP khác)

số ...................................................... ngày............. tháng........... năm................ và giấy chứng nhận

chế biến chè an toàn do tổ chức chứng nhận.................................................. (tên, địa chỉ của tổ chức

chứng nhận) cấp hoặc báo cáo tự đánh giá của nhà sản xuất (số.................................... , ngày...........

tháng........... năm......... ).

 

 

 

            , ngày   tháng    năm 200           
Đại diện nhà sản xuất
(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 10

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ TRONG CÔNG TÁC THÚ Y
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2005/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính)

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

A

LỆ PHÍ

 

 

I

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; cấp phép sản xuất kinh doanh thuốc thú y

1

Cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

lần

50.000

2

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển

 

 

- Từ tỉnh này sang tỉnh khác

lần

20.000

- Nội tỉnh

lần

3.000

3

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu (không phụ thuộc số lượng, chủng loại)

lần

50.000

4

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển qua bưu điện, hàng mang theo người (không phụ thuộc số lượng, chủng loại)

lần

20.000

5

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật

lần

20.000

6

Cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu

lần

50% mức thu lần đầu

7

Cấp giấy phép thử nghiệm thuốc thú y

lần

200.000

8

Cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y nhập khẩu

lần

200.000

9

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp

lần

20.000

II

Cấp chứng chỉ hành nghề thú y

 

 

1

Lần đầu (hạn 5 năm)

lần

50.000

2

Cấp lại

lần

25.000

B

PHÍ

 

 

I

Phòng chống dịch bệnh cho động vật

 

 

1

Kiểm tra, đánh giá và công nhận một cơ sở chăn nuôi tư nhân thuộc xã, huyện quản lý là cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (hạn 2 năm)

lần

200.000

2

Kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở, trại chăn nuôi không thuộc đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên là cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (hạn 2 năm)

lần

700.000

3

Tiêm phòng:

 

 

3.1

Trâu, bò, ngựa:

 

 

- 1 mũi tiêm

lần

2.000

- 2 mũi tiêm

lần

3.000

3.2

Lợn:

 

 

- 1 mũi tiêm

lần

1.000

- 2 mũi tiêm

lần

1.500

- 3 mũi tiêm

lần

2.000

3.3

Chó, mèo

lần

3.000

3.4

Gia cầm

lần

50

4

Vệ sinh khử trùng, tiêu độc:

 

 

- Thể tích (tính theo mét khối)

lần/m3

500

- Diện tích (tính theo mét vuông)

lần/m2

300

5

Xử lý các chất phế thải động vật

tấn, m3

20.000

6

Tạm giữ chó thả rông bị cơ quan thú y bắt (chưa tính tiền thức ăn)

ngày

10.000

II

Chẩn đoán thú y

 

 

1

Lấy bệnh phẩm:

 

 

1.1

Lấy máu:

 

 

- Đại gia súc (trâu, bò, ngựa, ...)

mẫu

10.000

- Tiểu gia súc (lợn, chó, mèo, ...)

mẫu

5.000

- Gia cầm

mẫu

1.000

1.2

 Lấy các bệnh phẩm khác

mẫu

2.000

2

Chẩn đoán có định hướng (theo yêu cầu của khách hàng)

 

 

2.1

Mổ khám đại thể (xác định bệnh tích):

 

 

- Đại gia súc (trâu, bò, ngựa, ...)

con

120.000

- Tiểu gia súc (lợn, chó, mèo, ...)

con

30.000

- Gia cầm

con

10.000

2.2

Xét nghiệm vi thể:

 

 

- Xét nghiệm vi thể bằng phương pháp Parafin (phát hiện biến đổi tổ chức tế bào)

mẫu

90.000

- Xét nghiệm vi thể bằng phương pháp cắt lạnh

mẫu

14.000

3

Chẩn đoán không định hướng

mẫu

400.000

4

Xét nghiệm virus

 

 

4.1

Phân lập virus Newcastle

mẫu

80.000

4.2

Phát hiện kháng thể Newcastle bằng phản ứng HI

mẫu

5.000

4.3

Phát hiện kháng nguyên Avialeukosis bằng phương pháp ELISA

mẫu

75.000

4.4

Định lượng kháng thể bệnh Avialeukosis bằng phương pháp ELISA

mẫu

25.000

4.5

Phát hiện có kháng thể chống hội chứng giảm đẻ EDS bằng phản ứng HI

mẫu

5.000

4.6

Định lượng kháng thể các bệnh, IB, REO, IBD bằng phương pháp ELISA

mẫu

20.000

4.7

Chẩn đoán bệnh Gumboro bằng phương pháp cắt lạnh và AGP

mẫu

60.000

4.8

Phát hiện kháng thể Gumboro bằng phản ứng AGP

mẫu

5.000

4.9

Định lượng kháng thể Gumboro bằng phản ứng AGP

mẫu

18.000

4.10

Phát hiện kháng thể bệnh CAV (Chicken Anemia Virus) bằng phương pháp ELISA

mẫu

32.000

4.11

Phân lập Virus cúm gia cầm bằng phương pháp tiêm trứng

mẫu

43.000

4.12

Giám định Virus cúm gia cầm bằng phương pháp HA

mẫu

10.000

4.13

Giám định Virus cúm gia cầm bằng phương pháp HI xác định subtype H (H5, H6, H7, H9)

mẫu

110.000

4.14

Phân lập Virus cúm gia cầm bằng phương pháp môi trường tế bào

mẫu

428.000

4.15

Xác định Virus cúm gia cầm bằng phương pháp BD Directigen (type A, B)

mẫu

395.000

4.16

Giám định Virus cúm gia cầm bằng phương pháp RT-PCR xác định 1 serotype H

mẫu

305.000

4.17

Phát hiện kháng thể cúm gia cầm bằng phản ứng HI

mẫu

25.000

4.18

Phát hiện kháng thể cúm gia cầm bằng phản ứng khuyếch tán trên thạch AGP

mẫu

50.000

4.19

Phát hiện kháng thể cúm gia cầm bằng phương pháp ELISA

mẫu

32.000

4.20

Phân lập Virus viêm gan vịt

mẫu

500.000

4.21

Phát hiện Virus xuất huyết thỏ (VHD) bằng phản ứng HA, HI

mẫu

35.000

4.22

Phát hiện kháng thể xuất huyết thỏ (VHD) bằng phản ứng HI

mẫu

32.000

4.23

Chẩn đoán bệnh dịch tả lợn (phát hiện kháng nguyên) bằng phương pháp ELISA

mẫu

98.000

4.24

Chẩn đoán bệnh dịch tả lợn bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang

mẫu

120.000

4.25

Phát hiện kháng thể bệnh dịch tả lợn bằng phương pháp ELISA

mẫu

48.000

4.26

Phát hiện kháng thể cúm lợn bằng phương pháp ELISA

mẫu

69.500

4.27

Chẩn đoán bệnh Aujeszky bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang

mẫu

120.000

4.28

Phát hiện kháng thể Aujeszky bằng phương pháp ELISA

mẫu

39.000

4.29

Phát hiện kháng thể PRRS bằng phương pháp ELISA

mẫu

82.500

4.30

Phát hiện kháng thể bệnh TGE, Rotavirus bằng phương pháp ELISA

mẫu

58.500

4.31

Định lượng kháng thể Porcine Parvovirrus bằng phương pháp HA-HI

mẫu

25.000

4.32

Chẩn đoán bệnh dại bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang

mẫu

150.000

4.33

Chẩn đoán bệnh dại bằng phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm

mẫu

60.000

4.34

Phát hiện kháng nguyên bệnh lở mồm, long móng bằng phương pháp ELISA

mẫu

195.000

4.35

Phát hiện kháng thể bệnh lở mồm, long móng

(01 serotype 0) bằng phương pháp ELISA

mẫu

80.000

4.36

Phát hiện kháng thể bệnh lở mồm, long móng

(03 serotype 0 A-Asia 1) bằng phương pháp ELISA

mẫu

160.000

4.37

Định lượng kháng thể bệnh lở mồm, long móng bằng phương pháp ELISA

mẫu

141.000

4.38

Định lượng kháng thể bệnh lở mồm long móng

(03 serotype O-A-Asia 1) bằng phương pháp ELISA

mẫu

226.000

4.39

Phát hiện kháng thể bệnh lở mồm long móng bằng phương pháp ELISA dùng kít 3ABC

mẫu

60.000

4.40

Phát hiện kháng thể Leukosis ở bò bằng phương pháp ELISA

mẫu

81.000

4.41

Phát hiện kháng thể bệnh lưỡi xanh bằng phương pháp ELISA

mẫu

58.000

4.42

Phát hiện kháng thể IBR (Infectious Bovinve Rhinotracheitis) bằng phương pháp ELISA

mẫu

72.500

5

Xét nghiệm vi trùng:

 

 

5.1

Chẩn đoán, phân lập vi trùng gây bệnh CRD ở gia cầm

mẫu

74.000

5.2

Kiểm tra kháng thể CRD ở gia cầm bằng phản ứng huyết thanh

mẫu

7.500

5.3

Kiểm tra kháng thể bạch lỵ ở gia cầm bằng phản ứng huyết thanh

mẫu

5.000

5.4

Chẩn đoán, phân lập vi trùng gây bệnh E.coli (nuôi cấy, phân lập, định danh)

mẫu

124.000

5.5

Chẩn đoán, phân lập vi trùng gây bệnh Salmonella.sp (nuôi cấy, phân lập, định danh)

mẫu

90.000

5.6

Chẩn đoán, phân lập vi trùng gây bệnh tụ huyết trùng

mẫu

87.000

5.7

Chẩn đoán, phân lập vi trùng gây bệnh đóng dấu

mẫu

114.000

5.8

Chẩn đoán, phân lập vi trùng gây bệnh yếm khí gây bệnh

mẫu

239.000

5.9

Chẩn đoán, phân lập vi trùng gây bệnh tụ cầu trùng, liên cầu trùng

mẫu

105.000

5.10

Chẩn đoán, phân lập các loại vi trùng khác (mang tính tổng hợp)

mẫu

150.000

5.11

Phát hiện kháng thể suyễn lợn bằng phương pháp ELISA

mẫu

57.500

5.12

Kiểm tra kháng thể xoắn khuẩn bằng phương pháp MAT

mẫu

30.000

5.13

Phát hiện kháng thể Mycobacterium bằng phương pháp ELISA

mẫu

81.000

5.14

Phát hiện vi khuẩn gây bệnh sảy thai truyền nhiễm

mẫu

229.000

5.15

Kiểm tra kháng thể bệnh sẩy thai truyền nhiễm bằng phương pháp huyết thanh (phản ứng Rose Bengal)

mẫu

45.000

5.16

Kiểm tra bệnh sẩy thai truyền nhiễm bằng phản ứng kết hợp bổ thể

mẫu

250.000

5.17

Phát hiện kháng thể bệnh sẩy thai truyền nhiễm bằng phương pháp ELISA xét nghiệm huyết thanh

mẫu

74.000

5.18

Phát hiện kháng thể bệnh sẩy thai truyền nhiễm bằng phương pháp ELISA xét nghiệm sữa

mẫu

74.000

5.19

Làm phản ứng dò lao (Tuberculine) nội bì

mẫu

50.000

5.20

Làm phản ứng dò lao bằng phương pháp ELISA (Bovigam)

mẫu

177.000

5.21

Phân lập vi trùng lao

mẫu

250.000

5.22

Chẩn đoán phân lập vi trùng gây bệnh nhiệt thán

mẫu

226.000

5.23

Phát hiện kháng thể APP (Actinobaccilus Pleuro Preumonia) bằng phương pháp ELISA

mẫu

72.500

5.24

Kháng sinh đồ (10 loại kháng sinh)

mẫu

56.000

6

Xét nghiệm ký sinh trùng:

 

 

6.1

Ký sinh trùng đường ruột

mẫu

 

- Phát hiện trứng bằng phương pháp soi tươi

mẫu

7.000

- Phát hiện trứng bằng phương pháp lắng cặn và dội rửa

mẫu

16.000

- Phát hiện trứng, noãn nang bằng phương pháp phù nổi Fuleborn

mẫu

8.800

- Định lượng trứng bằng phương pháp đếm trứng MC master

mẫu

16.500

- Định danh giun sán, xác định loài

mẫu

19.000

- Xét nghiệm nhanh giun tim (Witness)

mẫu

100.000

6.2

Ký sinh trùng đường máu

mẫu

 

- Kiểm tra bằng phương pháp xem tươi

mẫu

14.000

- Kiểm tra bằng phương pháp nhuộm tiêu bản máu

mẫu

30.000

- Kiểm tra tiên mao trùng bằng phương pháp Haematocrit

mẫu

13.000

- Kiểm tra tiên mao trùng bằng phương pháp tiêm chuột

mẫu

32.000

- Kiểm tra tiên mao trùng bằng phản ứng ngưng kết trực tiếp

mẫu

38.000

6.3

Xét nghiệm ký sinh trùng ngoài da

mẫu

6.000

6.4

Xét nghiệm nấm da

 mẫu

 

- Vi nấm ngoài da (xem trực tiếp) xác định giống

10.000

- Vi nấm ngoài da, nội tạng (nuôi cấy) xác định loài gây bệnh

10.000

6.5

Phát hiện nấm mốc

mẫu

100.000

6.6

Phát hiện thuốc diệt chuột

mẫu

50.000

6.7

Phát hiện kim loại nặng

mẫu

100.000

6.8

Phát hiện thuốc bảo vệ thực vật

mẫu

100.000

7

Xét nghiệm nước tiểu, dịch xoang

chỉ tiêu

1.500

8

Xét nghiệm sinh lý máu

mẫu

20.000

9

Xét nghiệm sinh hoá máu

mẫu

10.000

10

Chẩn đoán siêu âm:

lần

 

- Tổng quát

lần

20.000

- Chuyên biệt

lần

30.000

11

Chẩn đoán X quang (trường hợp chụp có cản quang tính thêm tiền thuốc cản quang):

lần

 

- Phim lớn

lần

60.000

- Phim nhỏ

lần

30.000

- Phim nhỏ phức tạp

lần

30.000

III

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

1

Kiểm tra lâm sàng động vật

 

 

1.1

Trâu, bò, ngựa, lừa

con

4.000

1.2

con

2.000

1.3

Lợn

con

 

- Lợn (trên 15kg)

con

1.000

- Lợn sữa (bằng hoặc dưới 15kg)

con

500

1.4

Chó, mèo

con

2.000

1.5

Khỉ, vượn, cáo, nhím, chồn

con

5.000

1.6

Hổ, báo, voi, hươu, nai, sư tử, bò rừng

con

30.000

1.7

Rắn, tắc kè, thằn lằn, rùa, kỳ nhông

con

500

1.8

Trăn, cá sấu, kỳ đà

con

5.000

1.9

Chim cảnh các loại

con

5.000

1.10

Chim làm thực phẩm

con

30

1.11

Gia cầm các loại

con

50

1.12

Thỏ

con

500

1.13

Đà điểu:

 

 

- Một ngày tuổi

con

1.000

- Trưởng thành

con

5.000

1.14

Ong nuôi

đàn

500

1.15

Trứng gia cầm

quả

2

1.16

Trứng đà điểu

quả

10

1.17

Trứng chim cút

kg

50

1.18

Trứng tằm

hộp

30.000

1.19

Tinh dịch

liều

100

2

Kiểm dịch sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm khác có nguồn gốc động vật

 

 

2.1

Thịt động vật đông lạnh:

 

 

- Vận chuyển với số lượng lớn bằng container, xe lạnh (từ 9 tấn trở lên)

lô hàng

450.000

- Vận chuyển với số lượng ít (dưới 9 tấn)

kg

50

2.2

Ruột khô, bì, gân, da phồng

kg

100

2.3

Phủ tạng, phụ phẩm, huyết gia súc, lòng đỏ và lòng trắng trứng làm thực phẩm

kg

10

2.4

Đồ hộp các loại (thịt, gan, ...)

tấn

25.000

2.5

Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với sữa và các sản phẩm sữa làm thực phẩm

tấn

20.000

(mức thu tối đa 10 triệu đồng/lô hàng)

2.6

Yến

kg

1.250

2.7

Mật ong

tấn

7.500

2.8

Sữa ong chúa

kg

3.000

2.9

Sáp ong

tấn

30.000

2.10

Kén tằm

tấn

15.000

2.11

Lông vũ, lông mao, xương, móng, sừng

tấn

10.000

2.12

Da:

 

 

- Trăn, rắn

mét

100

- Cá sấu

tấm

5.000

- Da tươi, da muối

tấm

1.000

- Da tươi, da muối (chứa trong container bằng hoặc trên 12 tấn)

lô hàng

250.000

- Các loại khác

tấn

5.000

2.13

Bột huyết, bột xương, bột phụ phẩm, bột thịt, bột lông vũ, bột cá, bột váng sữa và các loại khác làm thức ăn chăn nuôi

tấn

7.500

2.14

Thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật

tấn

2.000

2.15

Sừng mỹ nghệ

cái

500

2.16

Phế liệu tơ tằm

tấn

15.000

3

Kiểm soát giết mổ

 

 

3.1

Trâu, bò, ngựa, lừa:

 

 

- Công suất dưới 50 con/ngày

con

12.000

- Công suất bằng hoặc trên 50 con/ngày

con

10.000

3.2

Dê, cừu

con

3.000

3.3

Lợn sữa (dưới 15kg):

 

 

- Công suất dưới 200 con/ngày

con

700

- Công suất bằng hoặc trên 200 con/ngày

con

500

3.4

Lợn thịt:

con

 

- Công suất dưới 50 con/ngày

con

7.000

- Công suất từ 50 đến dưới 100 con/ngày

con

6.000

- Công suất từ 100 đến 200 con/ngày

 con

4.000

- Công suất trên 200 con/ngày

con

3.500

3.5

Chó, mèo, thỏ

con

2.000

3.6

Gia cầm

con

70

3.7

Chim

con

50

4

Kiểm tra vệ sinh thú y

 

 

4.1

Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với thịt và sản phẩm động vật:

 

 

- PH (PH meter)

mẫu

10.000

- Borate, formol (thử định tính)

mẫu

10.000

- NH3 (TCVN 3699/1990)

mẫu

20.000

- H2S (TCVN 4834/1998)

mẫu

10.000

- VKHK (TCVN 5667/1992)

mẫu

50.000

- Coliform (TCVN 4830/1990)

mẫu

40.000

- E.coli (TCVN 5155/1990)

mẫu

70.000

- Salmonella (TCVN 5135/1990)

mẫu

50.000

- S.aureus (TCVN 5156/1990)

mẫu

60.000

- C.perfingens (TCVN 4991/1989)

mẫu

50.000

- Bacillus cereus (ISO 1732/1993)

mẫu

50.000

- L.monocystogens (ISO/Dis 11290/1994)

mẫu

70.000

- Campylobacter (ISO/Dis 10272/1994)

mẫu

100.000

4.2

Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với sữa tươi:

 

 

- PH (PH meter)

mẫu

10.000

- Tỷ trọng (tỷ trọng kế)

mẫu

5.000

- Hàm lượng bơ

mẫu

30.000

- Hàm lượng protein (Kieldahl)

mẫu

50.000

- Vật chất khô (trọng lượng)

mẫu

30.000

- E.coli (ISO/CD 6785/1995)

mẫu

70.000

- Salmonella (International IDF Standard 93 B: 1995)

mẫu

50.000

- S.aureus (FDA, 8/1997)

mẫu

60.000

- C.perfingens (ISO 1732/1993)

mẫu

50.000

- Bacillus cereus (ISO 1732/1993)

mẫu

50.000

- L.monocystogens (ISO/Dis 11290/1994)

mẫu

70.000

- Các loại vi sinh vật gây bệnh khác

mẫu

50.000

4.3

Kiểm tra các chất tồn dư có trong sản phẩm động vật:

 

 

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (từ chỉ tiêu thứ hai trở đi bằng 50% chỉ tiêu đầu)

chỉ tiêu đầu

400.000

- Dư lượng thủy ngân

chỉ tiêu

300.000

- Dư lượng kim loại nặng Cd, As, Pb

chỉ tiêu

400.000

- Dư lượng chất kháng sinh

chỉ tiêu

300.000

- Dư lượng Aflatoxin

chỉ tiêu

300.000

- Dư lượng hooc-mon

chỉ tiêu

300.000

4.4

Kiểm tra độc tố nấm mốc trong sản phẩm động vật

lần

50.000

4.5

Kiểm tra vệ sinh thú y thức ăn chăn nuôi:

 

 

- Pb (AOAC 968.08)

mẫu

100.000

- Aflatoxin (sắc khí ga)

mẫu

300.000

- Furazolidon (LC/MS-Jpurnal of Chromatography A939/2001 49-58)

mẫu

400.000

- Các loại kháng sinh khác

mẫu

300.000

- E.coli (TCVN 6848/2001)

mẫu

70.000

- Salmonella (TCVN 4829/2001)

mẫu

50.000

- Các loại nấm mốc (TCVN 4993/1989)

chỉ tiêu

50.000

- Vi sinh vật khác

chỉ tiêu

50.000

- Các loại hooc-mon

chỉ tiêu

300.000

4.6

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật, bãi chăn thả động vật, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi:

 

 

* Môi trường không khí:

 

 

- Độ bụi không khí

chỉ tiêu

20.000

- Ánh sáng

chỉ tiêu

10.000

- Tiếng ồn

chỉ tiêu

20.000

- Độ ẩm không khí

chỉ tiêu

10.000

- Nhiệt độ không khí

chỉ tiêu

10.000

- Độ chuyển động không khí

chỉ tiêu

10.000

- Độ nhiễm khuẩn không khí

chỉ tiêu

10.000

- Nồng độ CO2

chỉ tiêu

50.000

- Nồng độ khí H2S

chỉ tiêu

50.000

- Nồng độ khí NH3

chỉ tiêu

50.000

* Xét nghiệm nước:

 

 

- Độ PH

chỉ tiêu

15.000

- Nhiệt độ

chỉ tiêu

3.000

- Độ dẫn điện

chỉ tiêu

15.000

- Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3)

chỉ tiêu

20.000

- Clorua

chỉ tiêu

20.000

- Clo dư

chỉ tiêu

20.000

- Sunfat

chỉ tiêu

20.000

- Photphat

chỉ tiêu

20.000

- Đồng

chỉ tiêu

30.000

- Sắt tổng số

chỉ tiêu

30.000

- Natri

chỉ tiêu

40.000

- Mangan

chỉ tiêu

40.000

- Nitrat (tính theo N)

chỉ tiêu

30.000

- Nitrit (tính theo N)

chỉ tiêu

20.000

- Hoá chất bảo vệ thực vật trong nước (sắc ký khí)

chỉ tiêu

250.000

- Tổng số vi khuẩn hiếu khí

chỉ tiêu

20.000

- Coliforms

chỉ tiêu

20.000

- Feacal coliform

chỉ tiêu

20.000

- E.coli

chỉ tiêu

20.000

- Cl.Perfringeips

chỉ tiêu

20.000

- Các vi khuẩn gây bệnh khác

chỉ tiêu

40.000

- Xét nghiệm vi sinh vật nước theo phương pháp màng lọc

chỉ tiêu

100.000

- BOD520C (Biochemical Oxygen Demand)

chỉ tiêu

50.000

- COD (Chemical Oxygen Demand)

chỉ tiêu

50.000

- Sunphua (H2S)

chỉ tiêu

30.000

- Amoniac (NH3)

chỉ tiêu

20.000

4.7

Kiểm tra vệ sinh thú y đối với nơi triển lãm, hội chợ, chợ mua bán động vật và sản phẩm động vật

lần

100.000

5

Vệ sinh tiêu độc trong công tác kiểm dịch

 

 

5.1

Xe ôtô

lần/cái

30.000

5.2

Máy bay

lần/cái

500.000

5.3

Toa tàu hoả

toa

50.000

5.4

Các loại xe khác (đo theo diện tích bề mặt)

m2

10.000

5.5

Sân, bến bãi, khu cách ly kiểm dịch, cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất con giống, cơ sở giết mổ động vật, chế biến sản phẩm động vật

m2

300

IV

Kiểm nghiệm thuốc thú y dùng cho động vật

 

 

1

Kiểm nghiệm vacxin và chế phẩm sinh học

 

 

1.1

Vacxin tụ huyết trùng trâu, bò

lô hàng

1.350.000

1.2

Vacxin tụ huyết trùng lợn

lô hàng

1.250.000

1.3

Vacxin dịch tả lợn

lô hàng

1.250.000

1.4

Vacxin đóng dấu lợn VR2

lô hàng

1.350.000

1.5

Vacxin nhiệt thán nha bào vô độc chủng 34F2

lô hàng

1.050.000

1.6

Vacxin nhiệt thán nha bào vô độc chủng Trung Quốc

lô hàng

1.150.000

1.7

Vacxin dịch tả trâu, bò, thỏ hoá

lô hàng

350.000

1.8

Vacxin phó thương hàn lợn

lô hàng

1.100.000

1.9

Vacxin tụ dấu 3-2

lô hàng

1.850.000

1.10

Vacxin Leptospirosis

lô hàng

1.000.000

1.11

Vacxin ung khí thán

lô hàng

1.050.000

1.12

Vacxin Newcastle hệ I

lô hàng

600.000

1.13

Vacxin Newcastle chủng Lasota

lô hàng

600.000

1.14

Vacxin Newcastle chủng F

lô hàng

600.000

1.15

Vacxin Newcastle chủng chịu nhiệt

lô hàng

600.000

1.16

Vacxin đậu gà

lô hàng

700.000

1.17

Vacxin tụ huyết trùng gia cầm

lô hàng

600.000

1.18

Vacxin Gumboro

lô hàng

800.000

1.19

Vacxin dịch tả vịt nhược độc

lô hàng

850.000

1.20

Vacxin dại cố định

lô hàng

1.050.000

1.21

Vacxin dại vô hoạt nước ngoài

lô hàng

1.500.000

1.22

Kiểm tra giống vi sinh vật dùng trong thú y:

 

 

- Vi khuẩn

chủng

1.500.000

- Virus

chủng

1.000.000

1.23

Kiểm nghiệm huyết thanh:

 

 

- Một giá (một thành phần)

lô hàng

1.000.000

- Hai giá (hai thành phần)

lô hàng

1.600.000

- Ba giá (ba thành phần)

lô hàng

1.900.000

2

Kiểm nghiệm dược phẩm thú y

 

 

2.1

Nhận xét bên ngoài bằng cảm quang

lần

5.000

2.2

Thử vật lý thuốc tiêm, thuốc nước:

 

 

- Thể tích

lần

10.000

- Soi mẫu thuốc tiêm

lần

10.000

- Soi mẫu nước, độ trong

lần

10.000

2.3

Thử thuốc viên, thuốc bột:

 

 

- Chênh lệch khối nước

lần

10.000

- Độ tan rã trong nước

lần

30.000

- Độ chắc của viên

lần

30.000

2.4

Thử độ tan trong nước của nguyên liệu

lần

30.000

2.5

Định tính:

 

 

- Đơn giản (mỗi phản ứng)

lần

20.000

- Phức tạp (mỗi chất)

lần

75.000

- Ghi phổ tử ngoại toàn bộ

lần

100.000

- Ghi phổ hồng ngoại (dùng chất chuẩn)

lần

100.000

- Sắc ký lỏng cao áp (dùng chất chuẩn)

lần

100.000

2.6

Thử độ ẩm:

 

 

- Sấy

lần

100.000

- Sấy chân không

lần

130.000

- Đo độ ẩm bằng tia hồng ngoại

lần

80.000

- Đo độ ẩm bằng phương pháp chuẩn độ (Karl fieher)

lần

150.000

2.7

Đo tỷ trọng kế

lần

 10.000

2.8

Đo độ pH

lần

40.000

2.9

Đo độ cồn

lần

40.000

2.10

Thử khác trên sinh vật và vi sinh vật:

 

 

- Độc tính bất thường

lần

220.000

- Thử chí nhiệt tố thuốc tiêm

lần

300.000

- Định lượng bằng Oxytoxin

lần

350.000

- Thử độ vô khuẩn thuốc tiêm

lần

150.000

- Làm kháng sinh đồ

lần

30.000

2.11

Định lượng bằng phương pháp thể tích:

 

 

- Acid kiềm

lần

120.000

- Complexon

lần

150.000

- Nitrit

lần

200.000

- Penicilin

lần

200.000

- Môi trường khan

lần

180.000

- Độ bạc

lần

150.000

- Chuẩn độ điện thế

lần

200.000

2.12

Định lượng bằng phương pháp cân

lần

180.000

2.13

Định lượng bằng phương pháp vật lý:

 

 

- Quang phổ tử ngoại (khả kiến) dùng chất chuẩn

lần

150.000

- Định lượng long não

lần

100.000

2.14

Định lượng những đối tượng đặc biệt:

 

 

- Nitơ toàn phần

lần

180.000

- Định lượng long não

lần

250.000

2.15

Định lượng kích dục tố trên chuột:

 

 

- PMSG (huyết thanh ngựa chửa)

lần

300.000

- HCG

lần

200.000

2.16

Định lượng bằng phương pháp đo Iode

lần

200.000

2.17

Định lượng bằng sắc ký lỏng cao áp:

 

 

- Chất hỗn hợp

lần/chất

300.000

- Đơn chất

lần/chất

500.000

2.18

Kiểm tra an toàn:

 

 

- Trên tiểu động vật

lần

300.000

- Trên lợn

lần

1.000.000

V

Thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp

1

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện vận chuyển thuốc thú y (hạn 1 năm)

lần

200.000

2

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (hạn 1 năm)

lần

 

2.1

Cơ sở mới thành lập:

 

 

- Có 1 dây chuyền (hoặc 1 phân xưởng)

lần

300.000

- Có 2 dây chuyền (hoặc 2 phân xưởng)

lần

500.000

2.2

Cơ sở đang hoạt động:

 

 

- Có 1 dây chuyền (hoặc 1 phân xưởng)

lần

200.000

- Có 2 dây chuyền (hoặc 2 phân xưởng)

lần

400.000

3

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở “thực hành tốt sản xuất thuốc” đạt tiêu chuẩn GMP

lần

3.000.000

4

Kiểm tra và cấp giấy phép lưu hành sản phẩm cho một loại thuốc, một nguyên liệu làm thuốc thú y:

 

 

- Đăng ký mới (hạn 2 năm)

lần

700.000

- Tái đăng ký (hạn 5 năm)

lần

350.000

5

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đơn hàng nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y (thu theo giá trị đơn hàng)

1 đơn hàng

0,1%

(tối thiểu 100.000 đồng, tối đa không quá 10 triệu đồng)

6

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đơn hàng nhập khẩu dụng cụ, thiết bị sản xuất thuốc thú y

1 đơn hàng

100.000

7

Kiểm tra điều kiện cơ sở để cấp chứng chỉ hành nghề thú y

lần

250.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1790/QĐ-UBND năm 2010 công bố thay thế các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành

  • Số hiệu: 1790/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/10/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Nguyễn Chí Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản