- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 3Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 4Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang
- 5Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1761/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 24/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 23/01/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Công văn số 1105/SNV-TCBM&BC ngày 11/11/2013.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định Điều lệ Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Bắc Giang khóa I (nhiệm kỳ 2013-2018) đã được Đại hội đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Bắc Giang thông qua ngày 28/9/2013.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh; Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Bắc Giang căn cứ quyết định thi hành./.
- Như Điều 2 (Sở Nội vụ 05b); - Lưu: VT, NC. Bản điện tử: - CT, các PCT UBND tỉnh; - LĐVP, TH, VX; | KT. CHỦ TỊCH |
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TỈNH BẮC GIANG NHIỆM KỲ I (2013-2018)
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
Tên gọi của Hội: Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Bắc Giang.
Tên viết tắt: Hội hữu nghị Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang.
Tên tiếng Anh: The Vietnam – Korea Friendship Association of Bac Giang.
Trụ sở Văn phòng của Hội đặt tại số 48, đường Ngô Gia Tự, thành phố Bắc Giang.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc và phạm vi hoạt động
1. Tôn chỉ, mục đích
Hội hữu nghị Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bắc Giang, hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Hội hữu nghị Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang có các Chi hội hữu nghị Việt – Hàn ở các đơn vị cơ sở hoạt động nhằm góp phần củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân và các dân tộc tỉnh Bắc Giang với nhân dân Hàn Quốc.
2. Nguyên tắc và phạm vi hoạt động
Hội hữu nghị Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang là tổ chức xã hội, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hội và trên nguyên tắc tự nguyện; tự quản; dân chủ; bình đẳng, công khai; minh bạch; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội. Hiệp thương nhất trí và biểu quyết theo đa số; có các đối tác là các tổ chức quần chúng, các Hội nghị hữu của Việt Nam với Hàn Quốc; Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng.
Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Ngoại vụ về lĩnh vực hoạt động của Hội trên phạm vi tỉnh Bắc Giang và hoạt động theo Điều lệ của Hội hữu nghị Việt – Hàn, phù hợp với luật pháp Việt Nam.
1. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể nhân dân, các địa phương và các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân với nhân dân các tỉnh thành của Hàn Quốc; góp phần giáo dục và nâng cao tinh thần quốc tế của nhân dân Bắc Giang trong khuôn khổ luật pháp của hai nước.
2. Tuyên truyền, giới thiệu với nhân dân Hàn Quốc về lịch sử, văn hóa và những thành tựu về kinh tế - xã hội trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và tinh thần đoàn kết hữu nghị của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang.
3. Giới thiệu, thông tin rộng rãi, kịp thời với nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa – văn minh lâu đời và những thành tựu về kinh tế - xã hội – khoa học kỹ thuật…của nhân dân Hàn Quốc trong sự nghiệp cải cách mở cửa cũng như mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân Hàn Quốc với nhân dân Việt Nam.
4. Góp phần cùng Trung ương Hội hữu nghị Việt – Hàn xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hàn Quốc.
5. Đoàn kết, gắn bó hội viên trong tổ chức Hội. Tổ chức thăm hỏi động viên hội viên trong quá trình tham gia hoạt động. Tạo điều kiện cho tổ chức hội, cá nhân hội viên được thăm quan du lịch, giao lưu, trao đổi, học tập ở Hàn Quốc khi có nhu cầu.
1. Khuyến khích, hỗ trợ, tư vấn và làm cầu nối cho các hoạt động hợp tác đầu tư kinh tế - thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hóa – nghệ thuật, thể thao – du lịch…giữa nhân dân Hàn Quốc và nhân dân tỉnh Bắc Giang trong khuôn khổ luật pháp của hai nước cho phép đảm bảo đúng quy định của luật pháp.
2. Khuyến khích, hỗ trợ, tư vấn và làm cầu nối cho các hoạt động tổ chức hội thảo, nói chuyện, chiếu phim, hòa nhạc, biểu diễn nghệ thuật tham quan du lịch, giao lưu trao đổi về đất nước, con người Hàn Quốc; phối hợp với các cơ quan đoàn thể khác tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn của hai nước; khuyến khích, tổ chức, giúp đỡ mở lớp dạy học tiếng phổ thông Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và mở lớp dạy học tiếng Việt Nam cho các bạn Hàn Quốc đang làm ăn tại Việt Nam khi có nhu cầu theo quy định của luật pháp của hai nước.
3. Hội quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với Trung ương Hội hữu nghị Việt – Hàn, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, nhằm trao đổi đoàn đại biểu đối ngoại nhân dân giữa hai nước.
- Các tổ chức và Công dân Việt Nam sống, làm việc ở tỉnh Bắc Giang tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, được Ban Thường vụ Hội chấp thuận là hội viên.
- Các tổ chức hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc ở các đơn vị, cơ quan, ban ngành của tỉnh có đơn xin gia nhập hội, được Ban Thường vụ công nhận là hội viên tập thể của Hội.
1. Chấp hành pháp luật nhà nước; Điều lệ, các Nghị quyết và chủ trương của Hội.
2. Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên và Chi hội.
3. Đóng góp lệ phí hội viên hàng năm theo quy định của Hội.
4. Các tổ chức thành viên của Hội hàng năm phải gửi báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức mình cho Ban Chấp hành Hội để tổng hợp, theo dõi.
Điều 7. Quyền lợi của hội viên
1. Ứng cử, đề cử và bầu các chức danh lãnh đạo của Hội.
2. Nhận xét và đánh giá về hoạt động của lãnh đạo Hội.
3. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo Nghị quyết và Chương trình công tác của Hội, được cung cấp thông tin có liên quan đến quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, được thông tin đầy đủ về hoạt động của Hội.
4. Có quyền xin ra khỏi Hội.
1. Khi muốn ra khỏi Hội, hội viên phải làm đơn xin ra khỏi Hội và được Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội chấp thuận; đối với các Chi hội hữu nghị Việt – Hàn ở các đơn vị, cơ quan, ban, ngành của tỉnh đơn xin ra khỏi Hội do cơ quan Thường vụ của các tổ chức Hội chấp thuận;
2. Vi phạm Điều lệ Hội, bị khai trừ ra khỏi hội.
3. Hội viên có hoạt động trái với Điều lệ và các Nghị quyết của Hội, tùy theo mức độ sẽ bị phê bình hoặc xóa tên khỏi Hội.
Điều 9. Tổ chức của Câu lạc bộ.
1. Đại Hội đại biểu toàn thể hội viên.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Các Chi hội trực thuộc.
6. Các tiểu Ban Chuyên môn.
Điều 10. Nguyên tắc tổ chức Hội
Hội hữu nghị Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lãnh đạo Hội được bầu thông qua dân cử bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay biểu quyết theo đa số (lấy tỷ lệ trên ½ số đại biểu chính thức có mặt). Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội, các hội viên sinh hoạt chủ yếu tại Chi hội cơ sở. Việc thành lập và giải thể Hội, Chi hội phải theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 11. Đại hội toàn thể hội viên
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội toàn thể hội viên, triệu tập 5 (năm) năm một lần. Đại hội thảo luận báo cáo chính trị và kiểm điểm của Ban Chấp hành về công tác hoạt động của Hội trong nhiệm vụ, thông qua chương trình hành động của Hội trong nhiệm kỳ tới; xem xét sửa đổi, bổ sung Điều lệ hội (nếu cần); báo cáo tài chính và tài sản của Hội trong nhiệm kỳ và bầu Ban Chấp hành mới.
Khi có yêu cầu đặc biệt và do hai phần ba tổng số Ủy viên Ban Chấp hành Hội kiến nghị, Hội có thể triệu tập Đại hội đại biểu bất thường.
Các Chi hội thành viên của Hội hữu nghị Việt – Hàn tỉnh được bầu đại biểu của mình tham gia Đại hội và ứng cử vào Ban Chấp hành theo hướng dẫn của Ban Thường vụ.
1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ Đại hội và có nhiệm kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ Đại hội. Ban Chấp hành gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ban Chấp hành.
2. Ban chấp hành họp 6 tháng một lần. Trong trường hợp cần thiết có thể họp bất thường, Ban Chấp hành bầu ra Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, ủy viên Thường vụ. Ban Chấp hành có thể đề nghị bổ sung ủy viên của Ban Chấp hành và được sự thống nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.
1. Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu ra để giải quyết công tác thường xuyên của hội và chỉ đạo, điều phối các Ban Chuyên môn. Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và một số Ủy viên Ban Chấp hành. Ban Thường vụ họp 3 tháng một lần để giải quyết những công việc cần thiết và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành tại kỳ họp gần nhất để quyết định.
2. Ban Thường vụ hàng năm báo cáo và đề xuất với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh những chủ trương và hoạt động của Hội phù hợp với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ của Hội.
3. Ban Thường vụ có nhiệm vụ hướng dẫn các Chi hội thành viên Hội về chủ trương, phương hướng hoạt động, cung cấp thông tin cần thiết khác theo chức năng nhiệm vụ của Hội.
Ban Kiểm tra do Đại hội đại biểu bầu theo nhiệm kỳ Đại hội, gồm Trưởng Ban và một số Ủy viên do Đại hội quyết định.
Ban Kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện, chấp hành Điều lệ, Nghị quyết và các quy định của Hội.
Điều 15. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch
1. Chủ tịch
Chủ tịch Hội có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội; đại diện cho Hội trong quan hệ đối nội, đối ngoại và làm chủ tài khoản của Hội;
b) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội; Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ; kết luận các cuộc họp của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ;
c) Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
2. Các Phó Chủ tịch
Phó Chủ tịch Hội là người được Chủ tịch ủy nhiệm và phân công trực tiếp quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực công việc cụ thể; được ủy quyền quản lý, điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 16. Thư ký và các tiểu Ban Chuyên môn
1. Thư ký
Thư ký là người giúp việc của Hội, có nhiệm vụ xử lý các công việc hàng ngày của Hội; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội và chuẩn bị nội dung cho hội nghị các cơ quan lãnh đạo. Thư ký có trách nhiệm bảo vệ tài sản, hồ sơ tài liệu của Hội.
2. Các tiểu Ban Chuyên môn
Ban Chấp hành có thể lập ra các tiểu Ban Chuyên môn như: Tiểu Ban đối ngoại, Văn hóa, Thể thao, Kinh tế, Du lịch, Thông tin, Khoa học kỹ thuật…khi cần thiết và có quy định nhiệm vụ cụ thể.
Tổ chức Chi hội ở đơn vị do lãnh đạo đơn vị thành lập khi muốn tham gia là tổ chức hội thành viên của Hội thì Chi hội tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và được Hội đồng ý kết nạp khi có đủ điều kiện mà Điều lệ quy định. Ban lãnh đạo Chi hội có Chi hội trưởng, Chi hội phó, Thư ký và một số ủy viên. Việc thành lập hoặc giải thể Chi hội hữu nghị phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội.
Ban Chấp hành có trách nhiệm thông tin và hướng dẫn thường kỳ cho các Chi hội về chủ trương, phương hướng hoạt động. Các Chi hội báo cáo thường kỳ cho Ban Chấp hành về tình hình hoạt động của Chi hội.
Điều 18. Tài chính của Hội bao gồm các khoản thu, chi của Hội để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Hội, trên cơ sở tự trang trải.
Nguồn thu bao gồm:
- Đóng góp hội phí của hội viên và các Chi hội.
- Các khoản đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Các khoản chi gồm:
Phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền và các hoạt động của Hội hoặc Chi hội do Ban Chấp hành và Chi hội quyết định theo nguyên tắc tài chính công khai đúng mục đích và theo quy định.
Điều 19. Hội hữu nghị Việt – Hàn tỉnh có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Hội viên, cán bộ hội và tổ chức thành viên có thành tích hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng.
1. Hội viên, cán bộ hội và tổ chức Hội cơ sở Hội cơ sở vi phạm Điều lệ Hội, làm tổn hại đến danh dự của Hội, tùy theo mức độ sai phạm, có thể bị kỷ luật khiển trách, cảnh báo, cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Hội.
2. Ban Chấp hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục, hình thức và thẩm quyền kỷ luật của Hội.
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
1. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn toàn thể hoặc hội nghị hiệp thương mở rộng của Ban Chấp hành mới có quyền sửa đổi Điều lệ.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hội phải được ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu có mặt tại Đại hội tán thành và được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.
1. Điều lệ Hội hữu nghị Việt – Hàn tỉnh Bắc Giang gồm 7 Chương, 23 Điều được Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2013 – 2018 thông qua ngày 28/9/2013.
2. Điều lệ có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Căn cứ các quy định của pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
- 1Quyết định 16/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 567/QĐ-UBND-HC năm 2013 phê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 1473/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Pháp tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 78/QĐ-UBND-HC năm 2017 phê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tỉnh Đồng Tháp
- 5Quyết định 7954/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- 1Hiến pháp năm 1992
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 4Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 5Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang
- 6Quyết định 16/2003/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 567/QĐ-UBND-HC năm 2013 phê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Đồng Tháp
- 9Quyết định 1473/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Pháp tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 78/QĐ-UBND-HC năm 2017 phê duyệt Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tỉnh Đồng Tháp
- 11Quyết định 7954/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
Quyết định 1761/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Điều lệ Hội hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc tỉnh Bắc Giang khóa I (nhiệm kỳ 2013-2018)
- Số hiệu: 1761/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Linh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực