Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1745 /QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 13 tháng 9 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 29/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1892/TTr-STP ngày 31/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 25 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Hòa Bình (Có Phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng theo dõi, cập nhật và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh việc tổ chức triển khai thực hiện khi văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ngành có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình)
I. LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Thủ tục cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về trình tự thực hiện: Đề nghị giảm thời gian kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính từ 05 ngày xuống 01 ngày;
- Về thành phần hồ sơ: Bỏ quy định việc chứng thực sao y bản chính các loại giấy tờ cá nhân trong hồ sơ. Đề nghị quy định cá nhân, tổ chức chỉ cần nộp bản sao đối chiếu với bản gốc là đủ.
Lý do:
- Nhằm rút ngắn thời gian kiểm tra hồ sơ TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân không phải đi lại nhiều lần;
- Để xác thực bản sao thì công chức của cơ quan hành chính nhà nước chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ, nếu đặt ra yêu cầu này sẽ làm cho cá nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực các giấy tờ cá nhân hợp pháp.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điểm a, Điều 10, Khoản 1, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ;
- Sửa đổi Mục b, Điểm 1, Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.264.990 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.026.670 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.238.320 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10 %.
2. Thủ tục cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về trình tự thực hiện: Đề nghị giảm thời gian kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ TTHC;
- Về cách thức thực hiện: Ngoài việc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, đề nghị bổ sung thêm hình thức “nộp hồ sơ qua đường bưu điện”.
Lý do:
- Giúp cho việc kiểm tra, chuyển xử lý hồ sơ được nhanh chóng, kịp thời;
- Nhằm đa dạng hóa cách thức nộp hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi gửi hồ sơ TTHC.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi Điểm a, Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 727.710 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 615.195 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 112.515 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,46%.
3. Thủ tục cấp giấy phép cho đối tượng thuộc địa phương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về trình tự thực hiện: Đề nghị giảm thời gian kiểm tra tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính (từ 05 ngày xuống 01 ngày).
Lý do: Giúp cho việc kiểm tra, chuyển xử lý hồ sơ được nhanh chóng, kịp thời.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi Điểm a, Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 794.950 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 595.885đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 199.065 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,4%.
4. Thủ tục cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: Bỏ quy định việc chứng thực sao y bản chính các loại giấy tờ cá nhân trong hồ sơ. Đề nghị quy định cá nhân, tổ chức chỉ cần nộp bản sao đối chiếu với bản gốc là đủ;
- Về thời gian giải quyết: Thời gian giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày làm việc là dài. Kiến nghị giảm xuống còn 14 ngày làm việc.
Lý do:
- Để xác thực bản sao thì công chức của cơ quan hành chính nhà nước chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ, nếu đặt ra yêu cầu này sẽ làm cho cá nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực các giấy tờ cá nhân hợp pháp;
- Giúp cho cá nhân, tổ chức nhận kết quả giải quyết TTHC nhanh chóng, kịp thời.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 21, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.585.900 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.309.595 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 276.305 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17,42 %.
5. Thủ tục cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc địa phương
5.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: Yêu cầu bổ sung: Ngoài việc nộp bản sao chứng thực quyết định phổ biến tác phẩm và quyết định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn nghệ thuật thì cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC có quyền lựa chọn nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu;
- Về thời gian giải quyết: Rút ngắn thời gian giải quyết từ 05 ngày xuống còn 04 ngày làm việc.
Lý do:
- Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức khi nộp hồ sơ TTHC. Để xác thực bản sao thì công chức của cơ quan hành chính nhà nước chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ, nếu đặt ra yêu cầu này sẽ làm cho cá nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực các giấy tờ cá nhân hợp pháp;
- Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức nhận kết quả giải quyết TTHC nhanh chóng, kịp thời.
5.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi Khoản 5, Điều 24, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ;
- Đề nghị sửa đổi Tiết e, Điểm 3, Khoản 14, Điều 1, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.689.810 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.647.865 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.041.945 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13,55 %.
6. Thủ tục thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi ngươi đẹp, người mẫu
6.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về cách thức thực hiện: Ngoài cách thức thực hiện nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện thì cá nhân tổ chức có thể nộp hồ sơ qua Internet (đối tượng lần đầu thực hiện TTHC và đối tượng trong quá trình hoạt động đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định 79/2012/NĐ-CP thì phải nộp hồ sơ trực tiếp đến Bộ phận và tiếp nhận và trả kết quả của Sở VH,TT,DL).
Lý do: Nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân không phải đi lại để giải quyết thủ tục hành chính nhiều lần, rút ngắn được chi phí thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
6.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phi tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.681.840 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.848.290 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.833.550 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 39,16 %.
1. Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Thời gian giải quyết: Đề nghị giảm thời hạn giải quyết từ 10 ngày xuống còn 07 ngày đối với thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
- Giảm thời hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày đối với cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Lý do: Quy định thời hạn giải quyết đối với quy trình Cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là 10 ngày và 07 ngày đối với Thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là phù hợp mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Khoản 1, điều 11 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
- Sửa đổi Điều 4, khoản 4, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 30/8/2012 của Chính phủ.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.101.500 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.124.875 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 4.976.625 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,99 %.
2. Thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tổ chức
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Thời gian giải quyết: Đề nghị giảm thời hạn giải quyết từ 10 ngày xuống còn 07 ngày đối với lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
- Giảm thời hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày đối với cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Lý do: Thời hạn giải quyết đối với quy trình Sở Y tế kiểm tra xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với tổ chức là 10 ngày (cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phầm) và 07 ngày đối với (lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm) mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Khoản 1, điều 11 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
- Sửa đổi Điều 4, khoản 4, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 30/8/2012 của Chính phủ.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 53.203.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 44980.750 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 8.223.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.
3. Thủ tục cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời gian thực hiện: Đề nghị giảm thời gian thực hiện TTHC từ 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân xuống còn 7 ngày làm việc;
- Đề nghị giảm thời gian cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc.
Lý do: Thời hạn giải quyết đối với quy trình Sở Y tế kiểm tra xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với tổ chức là 10 ngày (cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phầm) và 07 ngày (lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm) mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Khoản 1, điều 11 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
- Sửa đổi Điều 4, khoản 4, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 30/8/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 44.641.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 39.664.375 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 4.976.625 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,79%.
4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời gian thực hiện: Đề nghị giảm thời gian thực hiện TTHC từ 60 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do, xuống còn 30 ngày làm việc;
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp; Phiếu lý lịch tư pháp.
Lý do:
- Thời hạn giải quyết đối với quy trình Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề đối với tổ chức, cá nhân chỉ cần 30 ngày mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này;
- Các đối tượng đang công tác trong cơ sở y tế công lập thì không cần thiết phải có hồ sơ nêu trên mà vẫn đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi diểm d, đ khoản 1, Điều 27, khoản 2, 3 Điều 28, Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 771.432.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 338.295.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 433.137.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 56,15%.
5. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện trên địa bàn quản lý của Sở Y tế (trừ các bệnh viện thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng) và áp dụng đối với trường hợp khi thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập
5.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị giảm thời gian thực hiện TTHC từ 90 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy chứng phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do, xuống còn 60 ngày làm việc.
Lý do: Thời hạn giải quyết đối với quy trình Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với tổ chức, cá nhân giảm xuống 60 ngày mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này.
5.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 1, Điều 47, Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 182.042.880 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 176.240.400 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 5.802.480 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,19%.
III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Thủ tục thành lập, cho phép thành lập trường tiểu học
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về trình tự thực hiện TTHC:
+ Điểm b, khoản 3, Điều 16, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định “trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung cho tổ chức, cá nhân”. Đề nghị rút ngắn thời gian kiểm tra thành phần hồ sơ từ 05 ngày xuống 01 ngày làm việc;
+ “Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung cho tổ chức, cá nhân”. Đề nghị rút ngắn thời gian kiểm tra thành phần hồ sơ từ 05 ngày xuống 01 ngày;
+ “Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện”: Đề nghị rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ từ 20 ngày xuống còn 15 ngày (giảm 05 ngày);
+ Điểm c, khoản 3, Điều 16, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định: “trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp xã, tổ chức cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do”. Đề nghị rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ và ra Quyết định từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.
- Về thành phần hồ sơ: Điểm c, khoản 2, Điều 16, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định “Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng”. Tuy nhiên, thành phần hồ sơ này không quy định rõ ràng văn bản, chứng chỉ hợp lệ là những loại giấy tờ cụ thể nào;
- Đề nghị bãi bỏ quy định “bản sao” văn bằng, chứng chỉ hợp lệ.
Lý do:
- Nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân không phải đi lại để giải quyết thủ tục hành chính nhiều lần, rút ngắn được chi phí thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước;
- Quy định “Bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ…” là chưa cụ thể, rõ ràng, trong đó yêu cầu quy định TTHC là phải đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện;
- Để xác thực bản sao thì cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ. Nếu đặt ra yêu cầu này tổ chức, cá nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực các giấy tờ cá nhân hợp pháp khác.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Về thành phần hồ sơ: Sửa đổi Điểm c, khoản 2, Điều 16, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; quy định cụ thể văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến làm hiệu trưởng phải nộp gồm những loại giấy tờ gì và bản photo văn bằng chứng chỉ kèm bản chính để đối chiếu;
- Về trình tự thực hiện: Đề nghị sửa đổi Điểm b,c, khoản 3, Điều 16, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.650.780 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.945.400 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.705.380 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22%.
2. Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục trường tiểu học
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về trình tự thực hiện: Điểm b, khoản 3, Điều 18, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định thời gian thực hiện “trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục tiểu học”. Đề nghị rút ngắn thời hạn tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục từ 20 ngày làm việc giảm xuống 15 ngày làm việc.
Lý do: Nhằm rút ngắn thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính thực hiện nhanh chóng, kịp thời.
2.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi Điểm b, khoản 3, Điều 18, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.188.075 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.486.675 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 701.400 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22%.
3. Thủ tục sáp nhập, chia tách trường tiểu học
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: Điểm c, khoản 3, Điều 19, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề có liên quan”. Tuy nhiên, thành phần hồ sơ này không quy định rõ rang văn bản đó quy định “bản sao” hay “bản gốc”;
- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn tiếp nhận và kiểm tra đối chiếu thành phần hồ sơ, nếu chưa đúng quy định thì trả lại hồ sơ trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo từ 05 ngày làm việc giảm xuống 03 ngày làm việc; Thời hạn tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo từ 20 ngày làm việc giảm xuống 15 ngày; Thời hạn tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và Quyết định sáp nhập hoặc chia tách trường tiểu học đối với UBND cấp huyện từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày.
Lý do:
- Để có các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả… thì tổ chức, cá nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực các giấy tờ cá nhân hợp pháp khác. Để xác thực bản sao thì cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ;
- Thời gian quy định như trên là quá dài, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính. Nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian, kinh phí, thuận tiện hơn cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Điểm c, khoản 3 Điều 19, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; quy định cụ thể văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến làm hiệu trưởng phải nộp gồm những loại giấy tờ gì và bản photo văn bằng chứng chỉ kèm bản chính để đối chiếu;
- Về thời hạn giải quyết: Sửa đổi Điểm b, c, khoản 3, Điều 16, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.724.020 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.053.260 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.670.760 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21%.
4. Thủ tục giải thể trường học
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời gian thực hiện: Điểm b, khoản 4, Điều 21, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định “Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ”. Đề nghị rút ngắn thời hạn tiếp nhận hồ sơ và ra Quyết định giải thể của UBND cấp huyện từ 20 ngày giảm xuống 15 ngày.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân không phải đi lại để giải quyết thủ tục hành chính nhiều lần, rút ngắn được chi phí thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, khoản 4, Điều 21, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.441.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.748.980 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 692.400 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
5. Thủ tục cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
5.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: Điểm b, khoản 2, Điều 23, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định “Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục”. Tuy nhiên, thành phần hồ sơ này không quy định rõ rang văn bằng, chứng chỉ hợp lệ là những loại giấy tờ cụ thể nào; quy định “bản sao có chứng thực” văn bằng, chứng chỉ hợp lệ chưa rõ ràng;
- Thời hạn giải quyết: Rút ngắn thời hạn UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc; Rút ngắn thời hạn Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; Nếu chưa trong thời hạn từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc.
Lý do:
- Quy định “bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ…” là chưa cụ thể, rõ rang, trong đó yêu cầu quy định thủ tục hành chính là phải đảm bảo đơn giản, rõ rang, dễ hiểu, dễ thực hiện. Để xác thực bản sao thì cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ. Nếu đặt ra yêu cầu hợp lệ thì tổ chức, cá nhân phải mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực các giấy tờ cá nhân hợp pháp khác;
- Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã quá dài, vì vậy cần sửa đổi để nhằm bảo đảm cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, thuận tiện hơn khi thực hiện.
5.2. Kiến nghị thực thi
- Về thành phần hồ sơ: Sửa đổi Điểm b, khoản 2, Điều 23, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Về thời hạn giải quyết: Sửa đổi Điểm b, c, khoản 3, Điều 23, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.008.300 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.992.320 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.015.980 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.
IV. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời gian thực hiện: Giảm thời gian kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở buôn bán thuốc thú y từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc;
- Về cách thức thực hiện: Bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua mạng Internet.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân không phải đi lại để giải quyết thủ tục hành chính nhiều lần. Giúp cho việc xử lý hồ sơ và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức nhận kết quả giải quyết hồ sơ được nhanh chóng, kịp thời.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đê nghị sửa đổi điểm b, Khoản 2, Điều 97, Luật Thú y năm 2015.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 52.697.800 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 43.690.750 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 9.007.050 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 17,09%.
2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện bán thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký)
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thời gian thực hiện: Giảm thời gian kiểm tra, đánh giá điều kiện cơ sở buôn bán thuốc thú y từ 05 ngày làm việc xuống còn 04 ngày làm việc;
- Về cách thức thực hiện: Bổ sung hình thức nộp hồ sơ qua mạng Internet.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân không phải đi lại để giải quyết thủ tục hành chính nhiều lần. Giúp cho việc xử lý hồ sơ và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức nhận kết quả giải quyết hồ sơ được nhanh chóng, kịp thời.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đê nghị sửa đổi điểm b, Khoản 3, Điều 97, Luật Thú y năm 2015.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 41.197.800 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 32.190.750 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 9.007.050 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,86%.
1. Thủ tục điều chuyển tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về trình tự thực hiện: Tại bước 2 quy định “kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị điều chuyển tài sản. Trong thời hạn 30 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định điều chuyển tài sản nhà nước” đề nghị giảm 03 ngày xuống còn 27 ngày.
Lý do: Giúp cơ quan, tổ chức, đơn vị được nhận tài sản điều chuyển sớm có tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi điểm 2, Điều 17, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính;
- Đề nghị sửa đổi Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 48.626.250 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 41.856.650 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 6.769.600 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 13,9%.
2. Thủ tục bán, chuyển nhượng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về trình tự thực hiện: Tại bước 2 quy định “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị bán, chuyển nhượng tài sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bán tài sản nhà nước” đề nghị giảm 03 ngày xuống còn 27 ngày.
Lý do: Giảm thời gian thực hiện tại bước 2 để cơ quan, tổ chức, đơn vị rút ngắn thời gian phê duyệt của cấp trên để tổ chức bán, chuyển nhượng tài sản theo quy định.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi điểm 2, Điều 17, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
- Đề nghị sửa đổi Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.148.250 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.117.370 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 2.030.880 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
3. Thủ tục thanh lý tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về trình tự thực hiện: Tại bước 2 quy định “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thanh lý tài sản” đề nghị giảm 03 ngày xuống còn 27 ngày.
Lý do: Sở Tài chính với chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh, đề nghị giảm thời gian thực hiện tại bước 2 để cơ quan, tổ chức, đơn vị rút ngắn thời gian phê duyệt của cấp trên để tổ chức thanh lý tài sản theo quy định.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi điểm 2, Điều 17, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
- Đề nghị sửa đổi Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 77.802.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 71.032.400 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 6.769.600 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,7%.
1. Thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ quy định về ủy quyền trong trường hợp “Người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền”.
Lý do: Chưa quy định phù hợp do trong trường hợp công dân ở xa không trực tiếp đến làm để giao dịch hành chính được lại phải làm giấy ủy quyền cho người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người được ủy quyền. Quy định ủy quyền trên là không cần thiết do làm tăng thời gian, chí phí thực hiện thủ tục hành chính của công dân.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi khoản 2, Điều 2, Thông tư 15/2015 /TT-BTP.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 22.217.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 19.385.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 2.832.560 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12%.
2. Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị quy định văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con không phải là điều kiện bắt buộc;
- Đề nghị sửa đổi quy định văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Lý do:
- Đối với người nhận con có khăn về kinh tế (thuộc diện hộ nghèo) mà không có thư từ, phim, ảnh, băng đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con và không có khă năng về tài chính để giám định gen được thì không thể làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được;
- Người mẹ bị dụ dỗ bán ra nước ngoài; hoặc người cha phải thi hành án tử hình do phạm tội về ma túy,… thì không thể có đủ hai người để viết giấy cam đoan trong trường hợp này được. Nên quy định có ít nhất 01 người (cha hoặc mẹ) viết cam đoan việc trẻ em là con chung của hai người là phù hợp.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 19 Nghị định 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ và Khoản 1, khoản 2, Điều 11, Mục 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP;
- Đề nghị sửa đổi khoản 2, Điều 11, Mục 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 233.556.600 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 198.518.150 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 35.038.450 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.
1. Nhóm thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính như sau:
+ Đối với công trình thời gian giải quyết 30 ngày, giảm không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
+ Đối với nhà ở riêng lẻ thời gian giải quyết 15 ngày, giảm không quá 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Giúp cho việc xử lý hồ sơ của công chức nhà nước được nhanh chóng, cá nhân, tổ chức nhận kết quả giải quyết TTHC được kịp thời.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi điểm 2, Khoản 1, Điều 102, Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.213.450 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.732.790 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.480.660 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,3%.
2. Nhóm thủ tục hành chính về thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính như sau:
+ Đối với thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh: Thời gian thực hiện việc thẩm định đồ án 25 ngày làm việc, giảm xuống 23- 24 ngày làm việc (giảm 1 – 2 ngày làm việc);
+ Đối với thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng vùng: Thời gian thực hiện việc thẩm định đồ án 25 ngày làm việc, giảm xuống 23- 24 ngày làm việc;
+ Đối với thẩm định đồ án quy hoạch phân khu xây dựng: Thời gian thực hiện việc thẩm định đồ án 25 ngày làm việc, giảm xuống 23- 24 ngày làm việc;
+ Đối với thẩm định quy hoạch chung xây dựng đô thị: Thời gian thực hiện việc thẩm định đồ án 25 ngày làm việc, giảm xuống 23- 24 ngày làm việc;
+ Đối với thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp tỷ lệ 1/500-1/2000: Thời gian thực hiện việc thẩm định đồ án 25 ngày làm việc, giảm xuống 23- 24 ngày làm việc.
Lý do: Giúp cho việc xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước được nhanh chóng; Cá nhân, tổ chức nhận kết quả giải quyết TTHC được kịp thời.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Đề nghị sửa đổi điểm 2, Khoản 1, Điều 102, Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý về chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị./.
- 1Quyết định 2414/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 935/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Điện Biên
- 3Quyết định 3357/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thể dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2016 công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Gia đình và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 5Quyết định 07/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 6Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 7Quyết định 3405/QĐ-UBND thông qua phương án đơn giản hóa đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực Y tế, Giáo dục và Đào tạo được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua rà soát năm 2017
- 8Quyết định 1343/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 9Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2018 thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Dược thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 10Quyết định 762/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Du lịch, Gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên
- 11Quyết định 1960/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết ngành Tài chính tỉnh Tây Ninh
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 2414/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ
- 6Quyết định 935/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Điện Biên
- 7Quyết định 3357/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thể dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2016 công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Gia đình và Du lịch và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 9Quyết định 07/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 10Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 11Quyết định 3405/QĐ-UBND thông qua phương án đơn giản hóa đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực Y tế, Giáo dục và Đào tạo được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua rà soát năm 2017
- 12Quyết định 1343/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 13Quyết định 1523/QĐ-UBND năm 2018 thông qua Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Dược thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 14Quyết định 762/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Du lịch, Gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên
- 15Quyết định 1960/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết ngành Tài chính tỉnh Tây Ninh
Quyết định 1745/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 1745/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra