Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1735/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 31 tháng 5 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2013-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Quyết định số 4043/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 117/TTr-STNMT ngày 27/5/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chương trình hành động của tỉnh Quảng Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Ban chỉ đạo hợp phần thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Quang

 

KẾ HOẠCH

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH QUẢNG NAM NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2013-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng đến các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực, nhận thức ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng Chương trình hành động có tính khả thi cao để ứng phó hiệu quả với với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH nhằm đảm bảo sự phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; đề xuất các dự án, chương trình ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá mức độ tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với các ngành, các lĩnh vực và địa phương của tỉnh;

- Xây dựng kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho tỉnh Quảng Nam;

- Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của các lĩnh vực, các khu vực, đối tượng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; xây dựng và lựa chọn giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu theo lĩnh vực, khu vực và đối tượng;

- Định hướng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh;

- Lồng ghép các nội dung, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của các ngành và các huyện, thành phố nhằm tăng tính bền vững cho các quy hoạch, kế hoạch;

- Củng cố, tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH và lồng ghép thông tin BĐKH, các hoạt động tương ứng của kế hoạch hành động nhằm ứng phó hiệu quả với tác động của BĐKH cho các nhóm ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Xây dựng danh mục các dự án, chương trình ưu tiên thực hiện Chương trình hành động của tỉnh Quảng Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013- 2015 và định hướng các dự án, công trình thực hiện Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030.

II. XU THẾ VÀ KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG

1. Xu thế biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua

Đánh giá diễn biến khí hậu tỉnh Quảng Nam dựa trên chuỗi số liệu nhiều năm (1980- 2010) của các trạm khí tượng thủy văn quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau:

a) Lượng mưa

Quảng Nam có tổng lượng mưa lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các mùa, cũng như giữa các tháng trong năm. Một năm trung bình ở các địa phương Quảng Nam có 10 đến 20 ngày mưa to (lượng mưa ngày trên 50 mm); trong đó có 3 - 8 ngày mưa rất to (lượng mưa ngày trên 100 mm); số ngày có cường độ mưa to tập trung tháng 10 hoặc tháng 11, sau đó là các tháng 5, 6. Theo số liệu thống kê lượng mưa trung bình nhiều năm của tỉnh Quảng Nam đều có xu thế tăng, cụ thể như sau:

Trạm Tam Kỳ tốc độ tăng khoảng 16,6 mm/năm; lượng mưa trung bình nhiều năm (1980- 2010) vào khoảng 2.763 mm; cao nhất là 4.380 mm (năm 1999), vượt trung bình nhiều năm 2.617 mm; thấp nhất là 1.577 mm (năm 1988), thấp hơn trung bình nhiều năm 1.186 mm.

Trạm Trà My có tốc độ tăng khoảng 23.9 mm/năm. Lượng mưa trung bình nhiều năm (1980- 2010) vào khoảng 4.169 mm; cao nhất là 7.303 mm (năm 1996), vượt trung bình nhiều năm 3.134 mm; lượng mưa năm thấp nhất là 2.589 mm (năm 1982), thấp hơn trung bình nhiều năm 1.580 mm.

b) Nhiệt độ

Sự giảm nhiệt độ không những theo độ cao mà còn thay đổi theo mùa, suất giảm nhiệt các tháng mùa hè lớn hơn các tháng mùa đông.

Về mùa đông: nhiệt độ trung bình tháng 1 ở vùng đồng bằng ven biển từ 21-22oC, ở vùng núi độ cao từ 600- 1000m từ 18- 20oC, núi cao trên 1000m dưới 18oC; nhiệt độ trung bình tối thấp vùng đồng bằng ven biển từ 18 - 19oC, dưới 17 độ ở nơi có độ cao từ 600m trở lên; khi có không khí lạnh tràn về với cường độ mạnh, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 15oC, thậm chí có năm xuống dưới 10oC.

Về mùa hè: ở Quảng Nam vào các tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này từ 28- 29oC ở vùng đồng bằng ven biển, từ 24- 26oC ở vùng núi có độ cao từ 600- 1000m, thấp hơn 24oC ở vùng núi có độ cao trên 1000m.

Tại Quảng Nam biến trình năm của nhiệt độ không khí có dạng một đỉnh, cực đại vào tháng 6 hoặc tháng 7, cực tiểu vào tháng 1 ở đồng bằng hoặc tháng 12 ở trung du miền núi; từ tháng 1 hoặc tháng 2 nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng 6, tháng 7, sau đó giảm dần cho đến cho đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau; biên độ nhiệt độ năm của nhiệt độ vào khoảng 7- 9oC ở đồng bằng ven biển và từ 5- 7oC ở miền núi từ 600m trở lên; tính tương phản của hai loại khí đoàn gió mùa Đông Bắc trong mùa đông với gió mùa Tây Nam trong mùa hè và điều kiện địa hình của địa phương gây nên sự chênh lệch biên độ nhiệt độ.

Theo số liệu thống kê nhiệt độ trung bình nhiều năm của tỉnh Quảng Nam đều có xu thế tăng, cụ thể như sau:

Trạm Tam Kỳ: tốc độ xu thế 0,01oC/năm; nhiệt độ trung bình nhiều năm (1980- 2010) vào khoảng 25,7oC; năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 1998 (26,6oC), vượt so với trung bình nhiều năm 0,9oC; năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1984, 1989, 1996 và 2008 (25,2oC), thấp hơn trung bình nhiều năm 0,5oC.

Trạm Trà My: tốc độ xu thế 0,011oC/năm; nhiệt độ trung bình nhiều năm (1980-2010) vào khoảng 24,5oC; năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 1998 (25,5oC) vượt so với trung bình nhiều năm 1oC; năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 2008 (23,9oC), thấp hơn trung bình nhiều năm 0,6oC.

c) Nước biển dâng

Tốc độ dâng của mực nước trung bình năm tại trạm Hội An tăng khoảng 0,515 cm/năm; mực nước tối cao trạm Hội An tăng 2,830 cm/năm; mực nước tối thấp tăng khoảng 0,072 cm/năm; như vậy có thể thấy được sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mực nước biển dâng toàn cầu nói chung và khu vực tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Kết quả phân tích các độ cao mực nước thiết kế nhận được bằng phân tích cực trị cho trường hợp hồi kỳ 50 năm cho thấy chênh lệch giữa mực nước biển thấp nhất và mực thủy triều thấp nhất trong quá khứ có sự sai lệch không đáng kể; sự sai lệch này cũng thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố như sóng gió, sóng tàu, mưa,… tham gia vào quá trình dao động mực nước tổng cộng; giữa mực nước thiết kế cực trị hồi quy chu kỳ 50 năm và mực thủy triều thiên văn cực trị cũng chênh nhau không đáng kể.

2. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Nam đến năm 2070

Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A1FI)

a) Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh Quảng Nam tăng dần qua các giai đoạn và theo ba kịch bản phát thải.

Lượng mưa trung bình (%) qua các kịch bản so với giai đoạn nền 1980-2010

Kịch bản

2020

2030

2050

2070

B1

0,6

0,9

1,7

2,3

B2

0,7

1,0

1,9

2,7

A1FI

0,7

1,1

2,4

3,9

Lượng mưa(%) thay đổi của 4 giai đoạn các tháng trong năm theo kịch bản phát thải B1

Giai đoạn

2020

2030

2050

2070

12-02

-1,3

-1,8

-3,1

-4,4

03-05

-1,4

-2,1

-3,7

-5,2

06-08

0,5

0,7

1,2

1,5

09-11

2,3

3,1

6,2

8,8

Lượng mưa(%) thay đổi của 4 giai đoạn các tháng trong năm theo kịch bản phát thải B2

Giai đoạn

2020

2030

2050

2070

12-02

-1,6

-2,3

-4,1

-5,9

03-05

-1,6

-2,4

-4,4

-6,2

06-08

0,8

1,2

2,1

2,9

09-11

2,5

3,6

6,5

9,3

Lượng mưa(%) thay đổi của 4 giai đoạn các tháng trong năm theo kịch bản phát thải A1FI

Giai đoạn

2020

2030

2050

2070

12-02

-1,5

-2,6

-6,9

-12,4

03-05

-1,5

-2,6

-6,3

-10,8

06-08

0,7

1,5

4,6

8,8

09-11

2,7

3,8

7,1

10,4

Kết quả xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho thấy mức tăng lượng mưa trung bình đến năm 2020 theo kịch bản phát thải thấp- B1 là 0,6%; theo kịch bản phát thải trung bình- B2 và kịch bản phát thải cao- A1FI là 0,7 %.

Lượng mưa trung bình theo mùa ở các giai đoạn tháng XII-II và tháng III-V có xu hướng giảm dần so với thời kỳ nền những năm 1980- 2010; mức giảm đến năm 2020 theo kịch bản B1 là -1,3% (giai đoạn tháng XII-II) và -1,4% (giai đoạn tháng III-V); theo kịch bản B2 là -1,6% (cả 2 giai đoạn) và A1FI là -1,5% (cả 2 giai đoạn).

Ngược lại, lượng mưa trung bình theo mùa vào các giai đoạn tháng VI-VIII và tháng IX-XI có xu hướng tăng dần so với giai đoạn nền 1980-2010. Mức tăng đến năm 2070 theo kịch bản B1 là 0,5% (giai đoạn tháng VI-VIII) và 2,3% (giai đoạn tháng IX-XI); theo kịch bản B2 là 0,8% (giai đoạn tháng VI-VIII) và 2,5% (giai đoạn tháng IX-XI); theo kịch bản A1FI là 0,7% (giai đoạn tháng VI-VIII) và 2,7% (giai đoạn tháng IX-XI).

Theo các kịch bản qua các năm được đánh giá tổng lượng mưa dưới 2.000 mm tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển và lượng mưa tăng dần tại các khu vực gò đồi, trung du đến vùng núi cao; tổng lượng mưa trên 3.000 mm tập trung nhiều nhất ở các xã Chơm, Ga Ri, A Xan, A Nông thuộc huyện Tây Giang; xã Laêê, La Dêê, Đắk Pre, Đắk Pring thuộc huyện Nam Giang; các xã Phước Công, Phước Lộc thuộc huyện Phước Sơn và xã Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My.

b) Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình khu vực tỉnh Quảng Nam có xu hướng tăng qua các năm, nhiệt độ tăng dần theo các kịch bản thấp, vừa, cao.

Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Quảng Nam qua các kịch bản

Kịch bản

2020

2030

2050

2070

B1

0,5

0,7

1,3

1,8

B2

0,5

0,8

1,4

2,0

A1F1

0,6

0,9

1,8

2,8

Nhiệt độ (oC) thay đổi trong 4 giai đoạn các tháng trong năm của kịch bản phát thải B1

Giai đoạn

2020

2030

2050

2070

12-02

0,56

0,74

1,38

1,94

03-05

0,56

0,83

1,48

2,02

06-08

0,45

0,64

1,08

1,54

09-11

0,46

0,75

1,29

1,84

Nhiệt độ (oC) thay đổi trong 4 giai đoạn các tháng trong năm của kịch bản phát thải B2

Giai đoạn

2020

2030

2050

2070

12-02

0,6

0,8

1,5

2,1

03-05

0,6

0,9

1,6

2,2

06-08

0,5

0,7

1,2

1,7

09-11

0,5

0,8

1,4

2,0

Nhiệt độ (oC) thay đổi trong 4 giai đoạn các tháng trong năm của kịch bản phát thải A1FI

Giai đoạn

2020

2030

2050

2070

12-02

0,62

0,85

1,88

2,95

03-05

0,60

0,95

1,99

3,08

06-08

0,52

0,76

1,57

2,53

09-11

0,51

0,83

1,74

2,73

Nhiệt độ khu vực tỉnh Quảng Nam có xu thế tăng dần qua các năm theo các kịch bản. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 theo kịch bản B1 và B2 là 0,5oC; và theo kịch bản A1FI là 0,6oC.

Nhiệt độ trung bình theo mùa vào các giai đoạn tháng XII-II và tháng III-V có xu hướng tăng dần so với thời kỳ nền những năm 1980- 1999 và tăng cao hơn so với giai đoạn tháng VI-VIII và tháng IX-XI; mức tăng nhiệt độ đến năm 2020 vào giai đoạn tháng XII-II và tháng III-V theo kịch bản B1 là 0,56oC (cả 2 giai đoạn); theo kịch bản B2 là 0,6oC (cả 2 giai đoạn); theo kịch bản A1FI là 0,62oC (giai đoạn tháng XII-II) và 0,6oC (giai đoạn tháng III-V). Nhiệt độ trung bình theo mùa vào các giai đoạn tháng VI-VIII và tháng IX-XI đến năm 2020 theo kịch bản B1 là 0,45oC (giai đoạn tháng VI-VIII) và 0,46oC (giai đoạn tháng IX-XI); theo kịch bản B2 là 0,5oC (cả 2 giai đoạn); theo kịch bản A1FI là 0,52oC (giai đoạn tháng VI-VIII) và 0,51oC (giai đoạn tháng IX-XI).

Theo các kịch bản dự báo qua các năm cho thấy nhiệt độ cao (trên 26,5oC) phân bố chủ yếu các khu vực có dạng địa hình đồng bằng, ven biển như Hội An, Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành, Duy Xuyên và một phần phía Đông các huyện Quế Sơn, Đại Lộc,...Phân bố nhiệt giảm dần ở các huyện có địa hình gò đồi trung du và miền núi. Nhiệt độ thấp nhất (dưới 14oC) tập trung ở khu vực xã Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My. Không có sự phân hóa nhiệt quá lớn giữa các khu vực, vùng miền.

Nhiệt độ khu vực tỉnh Quảng Nam có xu thế tăng dần qua các năm theo các kịch bản. Mức tăng nhiệt độ cao nhất vào giai đoạn từ tháng 03-05 đến năm 2070 theo các kịch bản thấp, vừa, cao tương ứng là: 2,0oC; 2,2oC; 3,08oC.

c) Nước biển dâng

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, diện tích ngập lụt của tỉnh Quảng Nam và các huyện trên địa bàn tỉnh đều như sau:

Diện tích ngập lụt (km2) các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo các kịch bản

Huyện

Kịch bản

Diện tích

Hiện trạng

2015

2020

2030

Km2

%

Km2

%

Km2

%

km2

%

Điện Bàn

B1

214,71

55,18

25,70

55,21

25,71

56,23

26,19

56,23

26,19

B2

55,18

25,70

55,28

25,75

56,24

26,19

56,23

26,19

A1FI

55,18

25,70

55,28

25,75

56,24

26,19

56,24

26,19

Duy Xuyên

B1

299,09

47,66

15,94

47,69

15,95

47,78

15,97

47,82

15,99

B2

47,66

15,94

47,71

15,95

47,79

15,98

47,82

15,99

A1FI

47,66

15,94

47,71

15,95

47,79

15,98

47,84

15,99

Núi Thành

B1

533,96

54,70

10,24

56,37

10,56

80,61

15,10

80,61

15,10

B2

54,70

10,24

56,44

10,57

80,61

15,10

80,61

15,10

A1FI

54,70

10,24

56,44

10,57

80,61

15,10

80,61

15,10

Thăng Bình

B1

385,60

34,02

8,82

37,09

9,62

38,02

9,86

38,04

9,86

B2

34,02

8,82

37,37

9,69

38,04

9,86

38,04

9,86

A1FI

34,02

8,82

37,37

9,69

38,04

9,86

38,05

9,87

Tp. Hội An

B1

61,71

11,37

18,42

11,48

18,60

17,05

27,63

17,05

27,63

B2

11,37

18,42

11,49

18,62

17,05

27,63

17,07

27,65

A1FI

11,37

18,42

11,49

18,62

17,05

27,63

17,07

27,65

Tp. Tam Kỳ

B1

92,82

10,17

10,95

11,51

12,40

16,38

17,65

16,38

17,65

B2

10,17

10,95

11,52

12,41

16,38

17,65

16,38

17,65

A1FI

10,17

10,95

11,52

12,41

16,38

17,65

16,38

17,65

Quảng Nam

B1

10.438,37

261,12

2,50

267,67

2,56

306,31

2,93

306,37

2,93

B2

261,12

2,50

268,18

2,57

306,34

2,93

306,37

2,93

A1FI

261,12

2,50

268,18

2,57

306,34

2,93

306,43

2,94

Đến năm 2020, theo các kịch bản B1, B2, và A1FI, ngập lụt chủ yếu xảy ra tại khu vực ven biển có địa hình thấp. Trong đó, địa phương bị ngập nhiều nhất là Tp. Hội An với 27,63% diện tích bị ngập; tiếp theo là các huyện Điện Bàn với 26,19% diện tích bị ngập; Duy Xuyên với 15,97% diện tích bị ngập; và Núi Thành với 15,10% diện tích bị ngập

III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

1. Tác động của BĐKH và nước biển dâng (NBD) đối với tỉnh Quảng Nam a) Tác động của BĐKH và NBD các khu vực

- Vùng đồng bằng ven biển

Những ảnh hưởng chính của BĐKH lên vùng đồng bằng ven biển, bao gồm sự gia tăng mực nước biển, sự gia tăng bão và áp thấp nhiệt đới, sự gia tăng lũ lụt và xói lở và xâm nhập mặn.

Vùng đồng bằng ven biển là nơi tập trung nhiều đô thị và các khu vực dịch vụ nên hầu hết các ngành và hoạt động kinh tế- xã hội đã, đang và sẽ chịu tác động nhiều nhất của BĐKH; các ngành có khả năng chịu tác động mạnh nhất của BĐKH trong tương lai ở vùng này là ngành nông nghiệp, du lịch và thủy sản.

- Vùng vực gò đồi trung du thường bị lũ, lũ quét, sạt lở ven sông, hạn hán, cháy rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

- Vùng núi: Lũ lụt cục bộ, lũ quét vẫn là mối đe dọa thường xuyên trong mùa mưa; nguồn nước mùa khô ngày càng khan hiếm; hoạt động của các cơ sở thủy điện càng ngày càng gặp những khó khăn; diện tích và chất lượng rừng nhiệt đới và cả động vật có giá trị cao sẽ ngày càng suy giảm, nguy cơ cháy rừng, khai phá rừng ngày một trở nên hiện hữu; điều kiện phát sinh, phát triển nhiều loại vi khuẩn, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và cả cư dân các dân tộc sinh sống ở miền núi.

b) Tác động của BĐKH và NBD đến các lĩnh vực trọng tâm

- Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

BĐKH làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ lụt, hạn hán,…dẫn đến tác động đến sinh trưởng, phát triển, thời vụ gieo trồng, ảnh hưởng tới khả năng thâm canh tăng vụ, thiếu nước cho cây trồng, tăng dịch bệnh, giảm năng suất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm giảm quỹ đất rừng và diện tích, thay đổi cơ cấu tổ chức và chất lượng rừng; gia tăng nguy cơ cháy rừng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng, hệ sinh thái rừng sẽ bị suy thoái trầm trọng, gây ra tuyệt chủng một số loài, làm mất đi nguồn gen quý hiếm.

Đối với ngư nghiệp BĐKH ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh trên biển, thủy sản nuôi trồng làm suy giảm sản lượng và chất lượng thủy sản biển cũng như thủy sản nước ngọt.

- Lĩnh vực giao thông vận tải

Hệ thống giao thông của tỉnh Quảng Nam đầy đủ các loại hình đường bộ, đường thủy và đường sắt; mực nước biển dâng cao, lũ lụt, sạt lở, cát bay, mưa bão diễn biến thất thường là những biểu hiện của biến đổi khí gây ra tình trạng sạt lở, ách tắc giao thông và những tai nạn rất nghiêm trọng; các công trình giao thông đường bộ bị phá vỡ, gây tốn kém cho chi phí duy tu bảo dưỡng, nâng cấp và xây dựng mới.

- Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng

Ngành xây dựng có quan hệ khá mật thiết với các yếu tố khí hậu, sự gia tăng của thiên tai như bão, lốc tố, lũ lụt…sẽ tác động đến công tác quy hoạch và thiết kế, tổ chức thi công; một số tiêu chí, tiêu chuẩn nhà nước cũng như tiêu chuẩn ngành về xây dựng sẽ có những biến đổi nhất định, làm giảm tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và giảm chất lượng công trình, đòi hỏi chi phí tăng lên,… BĐKH sẽ tác động tới tính tiện nghi, tính hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế.

Đối với ngành công nghiệp các loài cây trồng, thủy hải sản suy giảm dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp như: dệt may, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến và nuôi trồng thủy sản; hiện tượng thiếu nước vào mùa khô cũng gây khó khăn trong việc cấp nước cho công nghiệp và có khả năng thiếu điện phục vụ sản xuất; ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng kéo theo nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho các hoạt động công nghiệp cũng bị ảnh hưởng, ngành công nghiệp thiếu nguyên liệu hay nguyên liệu chất lượng kém; bên cạnh đó phần lớn các khu công nghiệp đều trên vùng đồng bằng thấp trũng dễ bị tổn thương trước nguy cơ BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng

- Lĩnh vực du lịch BĐKH tác động mạnh mẽ đến cả ba yếu tố: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên thiên nhiên; gây nhiều khó khăn cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững; Thu hẹp vùng có nhiệt độ lý tưởng, có sinh cảnh hấp dẫn, thích hợp cho du lịch; Gia tăng rủi ro trong suốt hành trình; chi phí cho các cuộc du lịch tăng lên; công trình trên các bãi biển đều chịu tác động của nước biển dâng.

- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Ngành giáo dục là ngành không chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu nhưng là ngành chịu tác động gián tiếp. Biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt vào mùa mưa lũ gây ngập lụt một số điểm, gây hư hỏng các cơ sở vật chất, làm gián đoạn thời gian đến trường của các em học sinh; đồng thời, tăng chi phí đầu tư cho việc kiên cố trường học,…

- Lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng: Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra.

Tác động trực tiếp của BĐKH đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng.

Tác động gián tiếp của BĐKH đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả,... Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve); biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả).

- Lĩnh vực tài nguyên và môi trường

+ Tác động đến tài nguyên đất: BĐKH là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng ngập lụt, hạn hán, nhiễm mặn trở nên nặng nề hơn gây mất đất sản xuất, suy giảm đất ở nghiêm trọng; theo kết quả tính toán dự báo diện tích các loại hình sử dụng đất chính bị ngập ở các kịch bản qua mốc các năm như sau:

TT

Loại hình sử dụng đất

Kịch bản

Diện tích bị ngập

Phân bố

Hiện trạng

2015

2020

2030

1

Đất chuyên trồng lúa nước

B1

6.348,75

6.744,50

8.087,25

8.090,25

Duy Xuyên, Thăng Bình, Điện Bàn, Núi Thành, Tam Kỳ, Quế Sơn, Đại Lộc, Hội An, Phú Ninh,

B2

6.771,75

8.088,25

8.090,25

A1FI

6.771,75

8.088,25

8.093,25

2

Đất bằng trồng cây hàng năm

B1

4.075,75

4.105,50

4.357,75

4.358,00

Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Hội An, Thăng Bình, Quế Sơn, Tam Kỳ, Nông Sơn

B2

4.106,75

4.358,00

4.358,00

A1FI

4.106,75

4.358,00

4.359,25

3

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm

B1

41,50

41,50

41,50

41,50

Đại Lộc, Núi Thành, Nông Sơn

B2

41,50

41,50

41,50

A1FI

41,50

41,50

41,50

4

Đất có rừng tự nhiên sản xuất

B1

394,00

396,00

405,00

405,75

Đại Lộc, Nông Sơn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Núi Thành, Nam Giang

B2

399,50

405,50

405,75

A1FI

399,50

405,50

406,00

5

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ

B1

146,00

153,75

236,50

236,50

Núi Thành, Duy Xuyên, Tam Kỳ, Điện Bàn

B2

154,75

236,50

236,50

A1FI

154,75

236,50

236,50

6

Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn

B1

4,75

11,25

26,50

26,50

Núi Thành

B2

11,25

26,50

26,50

A1FI

11,25

26,50

26,50

7

Đất ở tại nông thôn

B1

6.584,75

6658,25

7142,50

7144,25

Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Đại Lộc, Núi

B2

6668,50

7143,75

7144,25

A1FI

6668,50

7143,75

7145,50

Thành, Hội An, Quế Sơn, Nông Sơn, Phú Ninh, Tam Kỳ

8

Đất ở tại đô thị

B1

1.590,00

1636,75

2311,25

2311,25

Núi Thành, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Hội An, Điện Bàn, Thăng Bình, Đại Lộc, Phú Ninh

B2

1639,75

2311,25

2311,25

A1FI

1639,75

2311,25

2311,50

9

Đất khu công nghiệp

B1

271,75

281,00

313,25

313,25

Thăng Bình, Núi Thành, Duy Xuyên, Hội An, Điện Bàn, Nông Sơn, Đại Lộc

B2

281,00

313,25

313,25

A1FI

281,00

313,25

313,25

10

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

B1

167,50

168,00

255,00

255,00

Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ

B2

168,00

255,00

255,00

A1FI

168,00

255,00

255,25

11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

B1

133,50

133,50

133,50

133,50

Điện bàn, Quế Sơn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Hội An, Nam Giang, Nông Sơn, Tam Kỳ

B2

133,50

133,50

133,50

A1FI

133,50

133,50

133,50

+ BĐKH ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước; nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt; cùng với nước biển dâng sẽ làm cho việc cung cấp nước ngọt trở nên khó khăn; các nguồn nước ngọt sẽ bị nhiễm mặn khi nước biển dâng, nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp (liên quan đến vấn đề bảo đảm an ninh lương thực), gây khó khăn nghiêm trọng cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.

c) Tác động của BĐKH và NBD đến con người

BĐKH sẽ ngày càng trầm trọng trong những thập kỷ tới do gây ra nhiều lũ lụt hơn, hạn hán và các đợt nóng. Bên cạnh đó nước biển dâng cao sẽ mất nhà, mất đất canh tác,… Vấn đề này và những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo vùng biển, vùng đồng bằng tiếp giáp biển bị đe dọa. Kết quả tính toán dân số bị ảnh hưởng do nước biển dâng theo các kịch bản như sau:

Huyện

Kịch bản

Dân số
(người)

Mật độ
(người/km2)

Hiện trạng

2015

2020

2030

Điện Bàn

B1

198.337

924

50.968

50.998

51.944

51.937

B2

51.065

51.947

51.937

A1FI

51.065

51.947

51.954

Duy Xuyên

B1

120.799

404

19.249

19.262

19.297

19.312

B2

19.269

19.301

19.312

A1FI

19.269

19.301

19.321

Núi Thành

B1

137.982

258

14.134

14.567

20.830

20.830

B2

14.586

20.830

20.830

A1FI

14.586

20.830

20.830

Phú Ninh

B1

76.929

306

60

140

722

722

B2

150

722

722

A1FI

150

722

722

Quế Sơn

B1

81.930

326

2.481

2.487

2.488

2.492

B2

2.488

2.489

2.492

A1FI

2.488

2.489

2.494

Thăng Bình

B1

176.420

458

15.563

16.971

17.396

17.403

B2

17.099

17.403

17.403

A1FI

17.099

17.403

17.408

Tp. Hội An

B1

89.810

1.455

16.540

16.700

24.817

24.817

B2

16.722

24.817

24.817

A1FI

16.722

24.817

24.836

Tp. Tam Kỳ

B1

107.908

1.163

11.817

13.378

19.043

19.043

B2

13.395

19.043

19.043

A1FI

13.395

19.043

19.043

Quảng Nam

B1

1423.047

136

35.598

143.862

165.898

165.917

B2

144.133

165.913

165.917

A1FI

144.133

165.913

165.969

2. Những định hướng chính của kế hoạch hành động nhằm thích ứng với BĐKH và NBD

a) Giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD đối với các khu vực

- Vùng đồng bằng ven biển

+ Định hướng phát triển vùng đồng bằng ven biển của tỉnh là sẽ phát triển vùng này gắn với chiến lược phát triển kinh tế biển, gồm phát triển công nghiệp và du lịch theo hướng du lịch sinh thái, giải trí nghỉ dưỡng. Một số biện pháp cụ thể như sau:

+ Trồng và khôi phục rừng ngập mặn (rừng dừa nước, đước, mắm), rừng chắn cát, chắn sóng biển (phi lao, dừa…); tích cực hưởng ứng việc công nhận rừng ngập mặn là rừng phòng hộ ven biển để tăng tầm quan trọng của loại rừng này và giúp người dân hiểu rõ vai trò của nó;

+ Hạn chế tối đa và có kiểm soát chặt chẽ nuôi tôm trên cát tự nhiên tại các huyện ven biển, nhất là các huyện Núi Thành, Thăng Bình, áp dụng biện pháp nuôi thân thiện với môi trường;

+ Biện pháp công trình: nạo vét lòng sông, xây và củng cố đê biển, kè biển, cảng, nhà đa năng, nhà cộng đồng tránh bão, đường tránh lũ,... chú ý đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng phải tính đến tác động của các kịch bản mực NBD, xem xét cốt nền và thiết kế kỹ thuật trước khi khởi công xây dựng;

+ Trong quá trình thực hiện định hướng xây dựng Tam Kỳ thành đô thị loại 2 và Hội An thành thành phố du lịch sinh thái loại 2 cần chú trọng lồng ghép các yếu tố môi trường và BĐKH vào quy hoạch xây dựng; các vấn đề cần chú ý: cấp thoát nước đô thị để tránh tình trạng lụt cục bộ khi mưa lớn; hệ thống cây xanh, không gian xanh trong thành phố; quá trình thiết kế thi công các khu tái định cư, khu dân cư cho người dân cần được tính toán để thích nghi với điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay;

+ Cải thiện sinh kế cho người dân sống ở các vùng có nguy cơ ảnh hưởng nhiều do thiên tai, BĐKH; nghiên cứu các sinh kế thay thế phù hợp với từng vùng như trồng cây phi lao để chắn cát; trồng và khai thác măng tre, giống tre; phát triển và nghiên cứu hình thức du lịch sinh thái và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng;

+ Đối với các cộng đồng ngư dân đánh bắt thủy sản cần có hệ thống cảnh báo sớm cho người dân để ngư dân yên tâm khai thác ở các ngư trường trên địa bàn tỉnh và giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản.

- Vùng gò đồi, trung du

+ Củng cố và nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm điện bảo đảm vững chắc bơm tưới, tiêu phục vụ kịp thời và có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp;

+ Khảo sát, quy hoạch, xây dựng hồ chứa nước nhằm điều tiết, phân phối và dự trữ lượng nước hợp lý đáp ứng nhu cầu nước cho nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh trước yêu cầu bức thiết của BĐKH và NBD;

+ Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp;

+ Tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin tình hình BĐKH, NBD và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành nông nghiệp.

- Vùng núi

+ Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là việc làm cấp thiết và ưu tiên hàng đầu đối với các huyện miền núi, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn;

+ Đầu tư và nâng cấp các công trình giao thông cũng như cơ sở hạ tầng khác, đặc biệt là biện pháp công trình chống sạt lở, các công trình đa chức năng vừa phục vụ cho phòng chống thiên tai vừa phục vụ cho sản xuất và đời sống cho đồng bào;

+ Cần phải có quy trình nghiêm ngặt đối với những dự án khai thác khoáng sản (vàng, uranium, titan), vật liệu xây dựng; triệt để nghiêm cấm và xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép;

+ Đối với các thủy điện tại các huyện miền núi cần thực hiện đúng như quy hoạch cũng như quy trình vận hành của Chính phủ quy định; tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển mạng lưới các thủy điện theo hướng ưu tiên các dự án đáp ứng tối đa mục tiêu đảm bảo phát điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, tham gia cắt lũ cho hạ lưu; chú ý đến vấn đề điều tiết lũ, xây dựng qui trình vận hành liên hồ chứa giữa các thủy điện; đồng thời xem xét lại các dự án kém hiệu quả, gây ngập đất sản xuất, làm thiệt hại lớn đến diện tích rừng đầu nguồn, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân;

+ Chú trọng công tác định canh, định cư cho người dân ở những khu vực đã lấy đất làm thủy điện và khu vực có nguy cơ sạt lở cao, quan tâm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng để người dân sinh hoạt, mở rộng đất sản xuất để canh tác; nghiên cứu và hỗ trợ các sinh kế thay thế bền vững cho người dân sống phụ thuộc vào rừng; chủ trương phát triển các vùng nguyên liệu cao su, nguyên liệu giấy, các vùng cây hương liệu, dược liệu như sâm Ngọc Linh, ba kích, phát triển dệt thổ cẩm... cần chú trọng đến tính bền vững về sinh kế cho người dân địa phương.

b) Giải pháp ứng phó với BĐKH và NBD đến các lĩnh vực trọng tâm

Lĩnh vực

Giải pháp

Khả năng lồng ghép vào các chương trình

Nông nghiệp

- Các mô hình sản xuất nông nghiệp trong tiến trình BĐKH; giống vật nuôi cây trồng thích ứng BĐKH; chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong tình hình BĐKH; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao;

- Rà soát, sửa chữa, quy hoạch và xây dựng mới hệ thống hồ chứa nước; cải thiện, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông, thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp các mô hình có quy mô lớn để phát triển mạnh, chính sách và đầu tư vốn hỗ trợ phát triển, cơ giới hóa nông nghiệp; Xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái;

- Áp dụng mô hình sản xuất nông - lâm - nghiệp (mô hình vườn đồi vừa đa dạng hóa sản phẩm cho vùng nông thôn, tăng độ che phủ, điều hòa nhiệt độ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường).

- Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường;

- Chương trình công nghệ sinh học;

- Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu, điều hòa nước phục vụ phát triển nông nghiệp;

- Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;

- Chương trình phòng tránh thiên tai.

Lâm nghiệp

- Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp do tác động của BĐKH theo các vùng, năng lực thích ứng với BĐKH ở các vùng sản xuất lâm nghiệp; xác định cơ cấu cây trồng lâm nghiệp cho trồng rừng sản xuất theo các kịch bản BĐKH ở Quảng Nam; rà soát, quy hoạch rừng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH và NBD;

- Nghiên cứu chọn giống cây lâm nghiệp nhằm thích ứng với các điều kiện bất lợi của BĐKH;

- Quan trắc diễn biến tài nguyên rừng và môi trường lâm nghiệp trong các HST rừng ở các khu vực nhạy cảm với BĐKH và NBD;

- Xây dựng các mô hình nông- lâm- nghiệp kết hợp bền vững; Tăng cường bảo vệ và phòng chống cháy rừng;

- Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các cơ quan lâm nghiệp và các bên liên quan về ứng phó với BĐKH.

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh;

- Các chương trình khác có liên quan đến lâm nghiệp trong tỉnh.

Giao thông vận tải (GTVT)

- Nâng cấp và cải tạo các công trình GTVT ở các vùng thường bị đe dọa bởi lũ, lụt tại tỉnh Quảng Nam;

- Nghiên cứu xây dựng mô hình các phương tiện GTVT sử dụng nhiên liệu sạch;

- Nghiên cứu chiến lược đưa kế hoạch hành động của ngành GTVT vào các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH và cơ sở hạ tầng của tỉnh; quy hoạch, xây dựng đường giao thông và biện pháp tiêu thoát nước vào mùa mưa lũ;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS tích hợp ứng phó với BĐKH cho các kết cấu hạ tầng GTVT chịu ảnh hưởng của BĐKH;

- Tăng cường năng lực cho cán bộ trong ngành GTVT; nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với BĐKH trong các hoạt động giao thông.

- Chương trình phát triển GTVT nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Chương trình tiết kiệm năng lượng trong ngành GTVT;

- Chương trình phòng chống thiên tai;

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh.

Công nghiệp

- Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho cán bộ làm chính sách, Ban Quản lý Khu công nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng về tác động của BĐKH đối với lĩnh vực công nghiệp và nhu cầu cần phải có các biện pháp quản lý thích ứng đối với Khu công nghiệp; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, bảo tồn năng lượng;

- Nghiên cứu xây dựng mô hình Khu công nghiệp xanh; hạn chế lượng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường bên ngoài; nghiên cứu phát triển các nhiên liệu sạch và dần thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch;

- Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình cấp, thoát nước, xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Nghiên cứu chiến lược đưa kế hoạch hành động của ngành công nghiệp vào các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp có tính đến BĐKH.

- Chương trình tiết kiệm năng lượng;

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh.

Văn hóa Du lịch

- Điều chỉnh quy hoạch hoạt động du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu; tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử, di sản văn hóa trong điều kiện biến đổi khí hậu;

- Quan tâm các dự án nạo vét lòng sông, để đảm bảo thoát lũ vào mùa mưa, đồng thời khai thông lòng sông để phát triển các loại hình du lịch sông nước, du lịch sinh thái, du lịch tham quan các làng nghề dọc hai bên bờ sông;

- Xây dựng chính sách quản lý của các nhà đầu tư vào những khu vực có đa dạng sinh học và thuộc vùng có hệ sinh thái nhạy cảm như rừng dừa nước Cẩm Thanh, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm,…;

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng, các hộ dân tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn; nâng cao nhận thức và ý thức cho khách du lịch;

- Việc phát triển xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch cần chú ý đến yếu tố BĐKH trong thiết kế, địa điểm xây dựng, đặc biệt là các công trình du lịch ven biển, đảo;

- Hoạt động “giảm nhẹ” hướng tới việc thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng CFC, tại các cơ sở lưu trú du lịch và hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển; áp dụng mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải 3R; khuyến khích tiết kiệm năng lượng, nước, điện đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và du khách…

- Chương trình tiết kiệm năng lượng;

- Chương trình sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo;

- Chương trình nâng cao nhận thức trong ngành du lịch

Giáo dục Đào tạo

- Triển khai các hoạt động ngoại khóa về BĐKH và NBD trong trường học. Tổ chức học bơi cho toàn học sinh trong vùng có chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo về BĐKH và ứng phó với BĐKH;

- Biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu phục vụ giáo dục BĐKH đến tận từng giáo viên và học sinh trong các trường học;

- Nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng giáo dục thích ứng với BĐKH và NBD.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục;

- Chương trình hỗ trợ về ngành giáo dục của tổ chức Phi Chính phủ;

- Các chương trình có liên quan đến giáo dục của tỉnh;

Y tế và sức khỏe cộng đồng

- Đánh giá mô hình bệnh tật và phạm vi ảnh hưởng của BĐKH tới sức khỏe; nghiên cứu và triển khai mô hình cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với bệnh dịch;

- Tăng cường công tác theo dõi và giám sát dịch bệnh phát sinh do khí hậu, thời tiết thay đổi cực đoan; chăm sóc sức khỏe cộng đồng thích ứng với BĐKH tại các khu vực ảnh hưởng;

- Triển khai các hoạt động truyền thông cho cộng đồng về bảo vệ sức khỏe ứng phó với BĐKH và xây dựng chuyên trang về BĐKH trên Website của ngành;

- Nâng cao năng lực cho cán bộ ngành y tế.

- Chương trình xã hội hóa các hoạt động y tế cộng đồng;

- Chương trình quốc gia về y tế;

- Chương trình bảo vệ môi trường;

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh.

Tài nguyên đất

- Bố trí tối ưu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã được ghi trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch các ngành, lĩnh vực; điều chỉnh các quy hoạch đã có khi cần thiết có tính đến hậu quả của BĐKH và NBD;

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH;

- Quy hoạch sử dụng đất đối với các công trình thủy lợi nhằm mở rộng đất nông nghiệp và đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất;

- Nghiên cứu các chương trình, dự án ngăn chặn suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững;

- Điều chỉnh quy hoạch đất cho các đô thị, khu vực dân cư trên các vùng núi, đặc biệt những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất và NBD;

- Tăng cường năng lực cho cán bộ trong ngành, lĩnh vực quản lý tài nguyên đất đồng thời thí điểm thực hiện thích ứng nhằm ứng phó với BĐKH trên một số khu vực canh tác hoặc khu dân cư.

- Các chương trình, dự án nhằm triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Quảng Nam đã được Chính phủ phê duyệt, phục vụ kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đến 2020;

- Chương trình về phòng chống sạt lở các vùng cập bờ sông (đặc biệt là khu vực hạ lưu);

- Chương trình quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất;

- Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

Tài nguyên nước

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước trong điều kiện BĐKH;

- Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý nguồn nước, dự báo tài nguyên nước và dự báo thủy văn;

- Tăng cường quan trắc chất lượng nước, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn sử dụng nước phục vụ sinh hoạt của người dân;

- Điều tra, đánh giá, thống kê tài nguyên nước mặt, nước ngầm; xây dựng mô hình quản lý nhu cầu sử dụng nước trong điều kiện biến đổi khí hậu;

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ nguồn nước mặt và nước dưới đất;

- Xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước, xử lý nước thải cũng như quản lý nguồn nước thải, mở rộng diện tích các hồ chứa cũng như xây dựng mới hệ thống hồ chứa nước;

- Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình thủy lợi để đảm bảo cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; đảm bảo lượng nước trữ trong mùa khô đủ lớn để đối phó với ảnh hưởng của BĐKH;

- Đầu tư xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch cho mục đích dân sinh; đặc biệt trong tình trạng mặn ngày càng lấn sâu vào khu vực nội đồng, các xã ven biển;

- Cải tiến khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.

- Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn;

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh;

- Chương trình bảo vệ môi trường;

Chương trình phát triển nông thôn, miền núi;

Chương trình xóa đói, giảm nghèo;

Chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường;

Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp.

- Chương trình phòng tránh thiên tai.

3. Danh mục các dự án ưu tiên ứng phó BĐKH và NBD giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2015- 2030

Các dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH và NBD giai đoạn 2013- 2015 và giai đoạn 2015- 2030 (Có Phụ lục kèm theo).

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh điều phối hoạt động ứng phó với BĐKH giữa các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tập trung vào các nội dung:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch hành động trình UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Theo kế hoạch thực hiện tính toán kinh phí cần thiết, báo cáo Ban Chỉ đạo để tổng hợp kế hoạch vốn hàng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách;

- Hướng dẫn và hỗ trợ các Sở, Ban, ngành và địa phương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH;

- Tổ chức kiểm tra và định kỳ sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện;

- Điều phối chung các hoạt động về thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến biến đổi khí hậu;

- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện Kế hoạch hành động, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch;

- Hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch;

- Là đầu mối xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh và thực hiện các đề án theo sự phân công.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và địa phương xây dựng và hướng dẫn thực hiện bộ khung tiêu chuẩn tích hợp biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch;

- Phối hợp với Sở Tài chính, phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, bao gồm cả điều phối các nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho các chương trình và dự án liên quan đến BĐKH.

3. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, bao gồm cả việc điều phối ngân sách nhà nước hàng năm cho các chương trình, dự án liên quan đến biến đổi khí hậu.

4. UBND các huyện, thành phố và các cấp, các ngành liên quan

- Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành, địa phương mình;

- Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động;

- Chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh.

5. Các tổ chức xã hội và doanh nghiệp

Khuyến khích các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; thực hiện hoặc tham gia thực hiện các chương trình, dự án trong Kế hoạch hành động của các ban, ngành, địa phương và đoàn thể./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2013-2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2015-2030
(Kèm theo Quyết định số 1735/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

A. GIAI ĐOẠN 2013-2015

 

MÃ DỰ ÁN

CHƯƠNG TRÌNH, HÀNH ĐỘNG, DỰ ÁN

MỤC TIÊU

NỘI DUNG CHÍNH

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

NGUỒN VỐN

01PCT

Phủ xanh diện tích đất đồi chưa sử dụng trên địa bàn huyện

Điều tra, khảo sát hiện trạng đất trống đồi trọc, tiến hành trồng rừng phù hợp với địa phương

Phủ xanh 50% diện tích trống đồi trọc

Điều tra, khảo sát hiện trạng đất trống đồi trọc, tiến hành trồng rừng phù hợp với địa phương

UBND huyện Nông Sơn

Ngân sách đầu tư

02PCT

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng toàn tỉnh về BĐKH trong toàn tỉnh

Phát sóng trên truyền hình, báo, đài các chuyên mục thời sự về BĐKH. Hướng dẫn cộng đồng dân cư về tác động của BĐKH và cách thích ứng

Đảm bảo trong 5 năm tới 80% cộng đồng dân cư có thông tin về BĐKH và cách thích ứng

Phát sóng trên truyền hình, báo, đài các chuyên mục thời sự về BĐKH. Hướng dẫn cộng đồng dân cư về tác động của BĐKH và cách thích ứng

Sở Thông tin và truyền Thông

Ngân sách sự nghiệp kinh tế

03CT

Hồ điều tiết nước khu trung tâm huyện Phú Ninh

Đảm bảo tạo cảnh quan môi trường xanh sạch nhằm ứng phó với BĐKH

Khảo sát nâng cấp hồ nhằm tích trữ nước và điều hòa môi trường huyện Phú Ninh

Hồ điều tiết nước của huyện được xây dựng

UBND huyện Phú Ninh

Ngân sách đầu tư

04CT

Trạm bơm Kỳ Lam xã Điện Thọ

Đảm bảo nước tưới cho 800 ha lúa và hoa màu của xã Điện Thọ

Tăng cường hệ thống cấp nước cho vùng có diện tích thường xuyên bị khô hạ

Trạm bơm được nâng cấp

UBND Điện Bàn

Ngân sách đầu tư

05CT

Nâng cấp đê ngăn mặn Tam Giang kết hợp đường giao thông

Nhằm ổn định đời sống nhân dân và chống xâm thực của nước biển

Khảo sát và nâng cấp hệ thống đê biển xã Tam Giang

Đê ngăn mặn, ổn định dân sinh thích ứng với BĐKH

UBND Núi Thành

Ngân sách đầu tư

06CT

Para ngăn mặn Đập Cháy tại thôn 1 và Para đôi Chín Kèn tại thôn 3 Bình Giang

Chống xâm nhập mặn của triều cường và nước biển dâng; Tích trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất cho 450 ha đất sản xuất nông nghiệp. Chống lũ lụt và ngập úng, tăng cường khả năng thoát lũ. Bảo vệ 150 hộ dân sống dọc theo ven Sông Trường Giang.

Xây dựng mới hệ thống ngăn mặn chống xâm nhập của triều cường

Para ngăn mặn được xây dựng

UBND huyện Thăng Bình

Ngân sách đầu tư

07CT

Trường mầm non kết hợp tránh bão lũ xã Duy Trinh

Là nơi tránh trú bão trong mùa mưa bão kết hợp sinh hoạt cộng đồng và trường mầm non trong khu vực

Khảo sát lựa chọn địa điểm, xây mới kiên cố nhà tránh trú bão cho cộng đồng trong khu vực

Nhà đa năng chống bão lũ trong khu vực được xây dựng

UBND huyện Duy Xuyên

Ngân sách đầu tư

08CT

Hệ thống kênh thoát nước chính xã Bình Minh

Đảm bảo tiêu thoát nước ngập úng cho 600 hộ dân xã Bình Minh

Khảo sát thiết kế xây dựng hệ thống kênh mương thoát nước chiều dài 2Km

Hệ thống kênh mương dài 2Km

UBND huyện Thăng Bình

Ngân sách đầu tư

09CT

Xây dựng trạm y tế kết hợp nhà đa năng tránh bão lũ tại Tam Thanh

Đảm bảo tránh trú bão cho 6700 nhân dân trong vùng và nơi khám chữa bệnh cho nhân dân

Khảo sát thiết kế xây mới nhà tránh bão lũ, kết hợp trạm y tế khám chữa bệnh cho cộng đồng dân cư

Nhà đa năng kiên cố 2 tầng được xây dựng

UBND Thành phố Tam Kỳ

Ngân sách đầu tư

10CT

Nâng cấp xây dựng hệ thống kênh mương đưa nước từ Vĩnh Điện tưới tiêu cho xã Điện Nam Bắc

Đẩm bảo đủ nước tưới cho sản xuất 570 ha lúa và 950 ha hoa màu

Khảo sát, nâng cấp hệ thống kênh mương cho xã Điện Nam Bắc

Hệ thống kênh thủy lợi phục vụ nông nghiệp

UBND huyện Điện Bàn

Ngân sách đầu tư

11CT

Trạm bơm Bình Định Bắc

Nhằm cung cấp nước tưới cho 300 ha lúa và 430 ha hoa màu thường xuyên bị thiếu nước sản xuất

Khảo sát nâng cấp hệ thống bơm đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất

Xây dựng trạm bơm nhằm cung cấp nước phục vụ sản xuất

UBND huyện Thăng Bình

Ngân sách đầu tư

12CT

Sửa chữa, nâng cấp Hệ thống công trình thủy lợi vùng Tây kênh chính Bắc Phú Ninh

Đảm bảo phát triển nông nghiệp ổn định cuộc sống yên tâm sản xuất

Nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi nhằm đảm bảo cho 400 ha lúa và hơn 2,000 ha hoa màu của huyện

Kênh mương thủy lợi được nâng cấp đảm bảo nước tưới cho cộng đồng

UBND huyện Phú Ninh

Ngân sách đầu tư

13CT

Trường mầm non kết hợp tránh lũ tại thôn 8A, xã Điện Nam Trung

Đảm bảo an toàn cho 230 hộ dân quanh vùng và trẻ em chống lũ lụt trong mùa mưa bão, lũ

Khảo sát vùng ngập lụt, lựa chọn địa điểm, xây mới nhà trẻ kiên cố

Nhà đa năng kết hợp trường mầm non được xây dựng

UBND huyện Điện Bàn

Ngân sách đầu tư

14CT

Trồng phục hồi rừng ngập mặn tại huyện Núi Thành

Phục hồi rừng ngập mặn nhằm giữ đất, chắn sóng và đảm bảo tài sản của nhân dân trong mưa lũ, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước

Hướng dẫn tập huấn kỹ thuật trồng chăm sóc, tiến hành trồng phục hồi rừng ngập mặn ven biển.

Rừng ngập mặn được phục hồi tại 3 xã Tam Hải, Tam Quang, Tam Giang

UBND huyện Núi Thành

Ngân sách đầu tư

15CT

Lập và thực hiện quy hoạch chi tiết rừng dừa nước Cẩm Thanh nhằm tái tạo, phục hồi, phát triển rừng dừa kết hợp đầu tư CSHT phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng

Đảm bảo phục hồi và phát triển rừng dừa nước. Tạo sinh kế cho cộng đồng

Khảo sát, lập quy hoạch và tiến hành trồng rừng dừa nước kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Rừng dừa nước được phục hồi và sinh kế người dân được đảm bảo

UBND Thành phố Hội An

Ngân sách đầu tư

16PCT

Nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch của di sản Hội An trong điều kiện "Mưa, lụt" nhằm thích ứng với BĐKH

- Đề xuất hệ thống sản phẩm du lịch của di sản Hội An trong điều kiện mưa, lụt.

- Tạo cơ sở khoa học và phát lý cho việc xúc tiến đầu tư các sản phẩm du lịch thích ứng với BĐKH.

- Xây dựng quan điểm tư duy mới cho việc ứng phó với BĐKH

- Đánh giá thực trạng du lịch Hội An trong mùa mưa. Lụt. - Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống SPDL Hội An.

- Định hướng và giải pháp phát triển hệ thống SPDL trong điều kiện mưa lụt nhằm thích ứng BĐKH

-Thuyết minh báo cáo: Phương pháp, quy trình xây dựng SPDL Hội An trong điều kiện mưa, lụt; sơ đồ, bảng biểu, mô hình minh họa.

- Các dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng phục vụ du lịch trong điều kiện mưa, lụt tại Hội An.

- Chương trình quảng bá SPDL Hội An trong mùa mưa, lụt

UBND Thành phố Hội An

Ngân sách sự nghiệp

17CT

Nâng cấp hệ thống kênh dẫn nước Hồ Trung Lộc xã Quế Trung, hồ Hóc Hạ xã Quế Lộc và hồ Phước Bình xã Sơn Viên.

Đảm bảo đủ nước tưới trong mùa khô, hạn

Khảo sát, nâng cấp hệ thống kênh dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc 3 xã Quế Trung, Quế Lộc và Sơn Viên

Hệ thống kênh dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

UBND huyện Nông Sơn

Ngân sách đầu tư

18CT

Trường mầm non kết hợp tránh lũ bão xã Quế Phước huyện Nông Sơn

Vừa là nơi tránh trú bão an toàn, vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng trong nhân dân

Khảo sát vùng ngập lụt, lựa chọn địa điểm, xây mới nhà trẻ kiên cố

Nhà đa năng tránh trú bão kết hợp trường mầm non được xây dựng

UBND huyện Nông Sơn

Ngân sách đầu tư

19CT

Nâng cấp hệ thống kè thôn 4 xã Đại An

Ổn định đời sống cộng đồng dân cư ven sông của 205 hộ, bảo vệ diện tích đất sản xuất của cộng đồng dân cư

Khảo sát, nâng cấp hệ thống kè thôn 4 xã Đại An bị sạt lở nghiêm trọng

Kè kiêng cố dài 40m được sửa chữa và nâng cấp

UBND huyện Đại Lộc

Ngân sách đầu tư

20CT

Nâng cấp đoạn đường ĐH2 thuộc thị trấn Ái Nghĩa

Đảm bảo giao thông đi lại trong mùa mưa lũ.

Khảo sát nâng cấp đường thường xuyên bị ngập lụt, tuyến đường bị ngập 1m khi lũ mức báo động II

Đường giao thông được nâng cấp đảm bảo giao thông thông suốt trong mưa lũ

UBND huyện Đại Lộc

Ngân sách đầu tư

21CT

Đầu tư kè chống sạt lở và đê ngăn mặn huyện Núi Thành

Nhằm hạn chế sạt lở bờ biển do tác động của nước biển dâng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân trong vùng, cảng biển Kỳ Hà và Khu kinh tế mở Chu Lai.

Xây dựng mới tuyến đê, kè biển xã Tam Quang dài 0,7km, kè biển cửa An Hoà thôn Trung Tuần dài 1,7Km. 03 tuyến đê ngăn mặn Bà Bầu - An Khuông, Vũng Lắm, Vũng Chang với tổng chiều dài 6,5km

Hệ thống kè

UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Núi Thành

Ngân sách đầu tư

22CT

Nâng cấp kè sông Thu Bồn huyện Điện Bàn

Chống sạt lở bờ sông Thu Bồn bảo vệ khu dân cư, cơ sở hạ tầng góp phần ổn định đời sống nhân dân giúp cộng đồng yên tâm phát triển sản xuất

Kè sông Thu Bồn đoạn Tân Bình, Hoà Giang Điện Trung và Kỳ Lam - Điện Quang. Bờ sông Bàu Sấu đoạn hạ lưu đập dâng Bàu Nít xã Điện Hoà

Hệ thống kè

UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Điện Bàn

Ngân sách đầu tư

23CT

Hồ chứa nước Mò Ó huyện Tiên Phước

Cung cấp nước tưới ổn định sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển nông nghiệp 03 xã Tiên Lộc, Tiên Lập, Tiên An

Lòng hồ rộng 25ha xây dựng kiên cố có đập tràn xã lũ, cống lấy nước, nhà van, hệ thống dẫn và phân phối nước

Hồ chứa nước Mò Ó huyện Tiên Phước

UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Tiên Phước

Ngân sách đầu tư

24PCT

Hỗ trợ phương thức sinh kế để thích ứng với BĐKH tại cho người dân Quảng Nam

Xây dựng các mô hình sinh kế bền vững nhằm ứng phó với BĐKH phù hợp với các chiến lược thích ứng trong tương lai của địa phương và góp phần thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Quảng Nam

Xác định các tác động của BĐKH Tăng cường quản lý nguồn lực tự nhiên để thích ứng với BĐKH Xây dựng mô hình sinh kế cho người dân vùng núi

Kế hoạch hỗ trợ sinh kế

Báo cáo các mô hình thí điểm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ngân sách sự nghiệp

25CT

Nâng cấp, cải tạo hệ thống kênh mương kết hợp đường giao thông tránh lũ tại 3 xã vùng Đông và Hồ chứa nước Lộc Đại xã Quế Hiệp

Nhằm cải tạo hệ thống kênh mương đảm bảo chủ động nước tưới cho 400 ha lúa và 3 xã vùng Đông kết hợp đường giao thông tránh lũ cho 3 xã thường xuyên bị ngập lụt do BĐKH khí hậu. Bên cạnh đó còn tích trữ nước tưới cho 500 ha đất lúa và 1630 ha đất màu cung cấp nước cho xã Quế Hiệp và 20.000 người dân xung quanh

Nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi kết hợp đường giao thông tại 3 xã vùng Đông dài 3934m.

Hồ chứa nước đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã Quế Hiệp, Phú Thọ

Kênh mương thủy lợi + đường giao thông, hồ chứa nước

UBND tỉnh, UBND huyện Quế Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường

Ngân sách đầu tư

26CT

Kè chống sạt lở bờ sông, cửa biển huyện Duy Xuyên

Kè chống sạt lở phía Tây sông Cầu Chìm phòng chống xói lở, bảo vệ khu dân cư Duy Vinh, Duy Trung, Duy Tân; Kè phía Nam Cửa Đại thuộc xã Duy Hải nhằm chống lại hiện tượng sạt lở bờ sông đảm bảo an toàn, an sinh và sản xuất cho cộng đồng dân cư đồng thời chỉnh trị dòng chảy của bờ sông ra biển

Kè chống sạt lở từ đập ngăn mặn xã Duy Thành đến cầu Hà Tân dài L=1.716m. Kè sông dọc khu dân cư phía Tây Sông Cầu Chìm dài L=1687m và kè dọc bờ biển phía xã Duy Hải với chiều dài 1,6km.

Kè bê tông

UBND tỉnh, UBND huyện Duy Xuyên, Sở Tài nguyên và Môi trường

Ngân sách đầu tư

27CT

Củng cố hệ thống kênh mương tiêu, thoát nước vùng trũng đảm bảo phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn huyện Thăng Bình

Đảm bảo tiêu nước chống ngập úng trong mùa mưa lũ và sử dụng nước tưới tiêu cho nông nghiệp vùng hạ lưu thường xuyên thiếu nước sản xuất cho hơn 2.126 ha lúa và hoa màu tưới cho 3 xã Bình Nguyên, Bình Giang và Bình Phục của huyện. Đồng thời xây dựng đê ngăn mặn sông Trường Giang nhằm chống xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng xã Bình Hải

Nâng cấp, xây dựng mới tuyến kênh dài 7.147m đi qua 3 xã Bình Phục, Bình Giang, Bình Nguyên và đê ngăn mặn chiều dài 6.700m xã Bình Hải

Kênh tiêu úng và kè biển ngăn xâm nhập mặ

UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường UBND huyện Duy Xuyên,

Ngân sách đầu tư

B. GIAI ĐOẠN 2015-2030

MÃ DỰ ÁN

CHƯƠNG TRÌNH, HÀNH ĐỘNG, DỰ ÁN

MỤC TIÊU

NỘI DUNG CHÍNH

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

NGUỒN VỐN

I. TOÀN TỈNH

01PCT07

Dự án tăng cường áp dụng và phát triển các biện pháp ứng phó với BĐKH trong nông dân

Góp phần giảm nghèo, hướng đến phát triển bền vững thông qua việc củng cố an ninh lương thực tại địa phương

Nâng cao nhận thức về BĐKH cho toàn thể nông dân (230.000 nông dân trong tỉnh), gắn liền với các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH theo chiến lược quốc gia, kể cả việc tiếp nhận và lồng ghép các kết quả nghiên cứu giải pháp trong tỉnh

Các biện pháp ứng phó với BĐKH cho nông dân

UBND tỉnh

Sở TNMT

UBND các huyện/thành phố

Hội nông dân

Ngân sách sự nghiệp

02CT02

Xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước sạch cho người dân trong vùng bị tác động của biến đổi khí hậu

Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa

Xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt

Công trình cấp nước sạch

Sở Xây dựng

Sở NN&PTNT

Sở TNMT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

03PCT07

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ sức khoẻ trước BĐKH

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ sức khoẻ và giữ gìn vệ sinh phòng chống các bệnh do thời tiết

Xây dựng tài liệu và hệ thống truyền thông đến cộng đồng

Các lớp tập huấn, tuyên truyền

Sở TNMT

Sở Y Tế

Sở Thông tin Truyền thông

Ngân sách sự nghiệp

04PCT02

Quy hoạch lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Quảng Nam

Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản và giống cây trồng thích ứng BĐKH.

Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản và giống cây trồng thích ứng với BĐKH. Đưa ra các chỉ tiêu, giải pháp phát triển ngành dưới tác động của BĐKH

Báo cáo quy hoạch

Sở NN&PTNT

Sở TNMT

Ngân sách sự nghiệp

05PCT06

Rà soát, cập nhật các chính sách xã hội cho vay vốn học nghề, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp trong nông nghiệp.

Đưa ra các chính sách ứng phó với BĐKH liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.

Hỗ trợ người dân vay vốn, học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp

Soạn thảo, cập nhật chính sách mới giúp người dân có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp trong nông nghiệp.

Báo cáo

UBND tỉnh

Các Sở, ban, ngành UBND các huyện, thành phố

Ngân sách sự nghiệp

06PCT06

Xây dựng chương trình phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Xây dựng chương trình phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, giữ gìn vệ sinh môi trường

Xây dựng các dự án thí điểm về vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh dưới tác động của BĐKH.

Báo cáo, chương trình hành động

Sở Y tế

Sở TNMT

Ngân sách sự nghiệp

07PCT03

Diễn tập sơ tán, cứu hộ, cứu nạn giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng

Nâng cao khả năng cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai

Tập huấn về phòng chống thiên tai cho cán bộ, cộng đồng

Hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực

Các sở, ban, ngành

UBND các huyện/thành phố

Các đoàn thể

Ngân sách sự nghiệp

08PCT01

Tăng cường hệ thống cảnh báo khí tượng, thủy văn

Xúc tiến đầu tư cơ sở vật chất hệ thống cảnh báo

Đầu tư trang thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn hiện đại, hệ thống cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Sở KHCN

Sở TNMT

Trung tâm KTTV

Ngân sách sự nghiệp

09KH04

Tuyên truyền vận động sử dụng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường. Giảm thiểu phát thải khí CO2 trong sinh hoạt đô thị.

Nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. Giảm thiểu phát thải khí CO2 trong sinh hoạt đô thị.

Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt đô thị nhằm giảm thiểu phát thải CO2; Triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trong mỗi hộ gia đình.

Các hoạt động tuyên truyền và báo cáo

UBND tỉnh

Sở TNMT

Sở Thông tin Truyền thông

Ngân sách sự nghiệp

10PCT01

Đánh giá tác động của BĐKH tới an ninh quốc phòng

Đánh giá tác động của BĐKH đến an ninh quốc phòng tỉnh Quảng Nam. Đề xuất các giải pháp ứng phó.

Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực an ninh quốc phòng. Đề xuất các giải pháp, công trình thích ứng BĐKH.

Báo Cáo

UBND tỉnh

Ngân sách sự nghiệp

11PCT04

Đầu tư phát triển hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió vào sản xuất và đời sống.

Phát triển các hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Đưa vào ứng dụng phổ biến trong doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

Phát triển các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió trong sản xuất, đời sống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đưa ra cơ chế chính sách hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng này.

Báo cáo, thiết bị

Sở KHCN

Sở TNMT

Sở Công thương

Ngân sách sự nghiệp

12KH04

Chương trình mở rộng sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế, nhiên liệu sinh học áp dụng trên địa bàn tỉnh

Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên không tái tạo.

Mở rộng ứng dụng và sử dụng các nguồn nhiên liệu như: xăng sinh học, các nguồn nguyên liệu thay thế cho các lĩnh vực KTXH.

Kế hoạch chương trình, phạm vi áp dụng.

Sở KHCN

Sở TNMT

Sở Công thương

Ngân sách sự nghiệp

13PCT01

Thiết lập hệ thống thông tin, trang web về BĐKH

Tăng cường năng lực cảnh báo sớm thiên tai

Thiết lập hệ thống thông tin, trang web nhằm cung cấp thông tin, dự báo, giải đáp các vấn đề về BĐKH

Website

UBND tỉnh

Sở TNMT

Ngân sách đầu tư

14PCT02

Dự án xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ tài nguyên nước

Đảm bảo tài nguyên nước

Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt tỉnh Quảng Nam, đề xuất các giải pháp ứng phó

Báo cáo

Sở TNMT

Ngân sách sự nghiệp

15PCT08

Nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tỉnh Quảng Nam và có khả năng thích ứng với BĐKH

Đảm bảo an ninh lương thực

Chọn và nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện thay đổi của tỉnh

Báo cáo

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở NN&PTNT

Sở KHCN

Ngân sách sự nghiệp

16PCT05

Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch triển khai hoạt động ứng phó với BĐKH và NBD của ngành

Nâng cao kiến thức ứng phó về BĐKH trong ngành du lịch

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý du lịch triển khai hoạt động ứng phó với BĐKH và NBD của ngành

Nhân sự có kiến thức về BĐKH

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Ngân sách sự nghiệp

17CT03

Xây dựng nhà đa năng

Đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân

Nơi sinh hoạt tổ chức cộng đồng dân cư Phòng chống thiên tai, tăng năng lực cấp cứu, chữa bệnh phục vụ cho người dân

Xây dựng nhà tránh lũ, tránh bão kết hợp với sinh hoạt động đồng Xây dựng nhà đa năng phòng chống bão lũ kết hợp trạm y tế.

Công trình nhà tránh lũ cộng đồng

UBND tỉnh

Sở TNMT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

II. VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN

18PCT03

Xây dựng mạng lưới bảo tồn biển, hỗ trợ những nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với BĐKH tại vùng bờ biển tỉnh Quảng Nam

Xây dựng mạng lưới bảo tồn biển Quảng Nam trên cơ sở kết nối 4 khu bảo tồn bao gồm Cù Lao Chàm, rừng dừa nước Cẩm Thanh, rạn san hô Tam Hải, rừng ngập mặn Tam Hoà

Điều tra, khảo sát và thiết lập đưa vào hoạt động các khu bảo tồn biển tỉnh Quảng Nam Xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới bảo tồn biển Quảng Nam Nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác bảo tồn biển, tập huấn cho cán bộ và cộng đồng địa phương có các khu bảo tồn về kiến thức cơ bản có liên quan

Danh mục khu bảo tồn biển tỉnh Quảng Nam

Sở Tài nguyên Môi trường

Ngân sách sự nghiệp

19KH08

Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc tại bản địa

Nhằm bảo tồn và phát triển giống cây thuốc quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng dưới tác động của BĐKH

Điều tra, đánh giá tiềm năng và hiện trạng nguồn cây thuốc tại bản địa

Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc bản địa một cách bền vững trước ảnh hưởng của BĐKH

Mô hình phát triển cây thuốc bản địa

Sở Tài nguyên Môi trường

UBND TP. Hội An

Ngân sách sự nghiệp

20PCT03

Trồng, phục hồi rừng ngập mặn

Tạo dựng hệ thống rừng ngập mặn bảo vệ các tuyến đê, bờ sông bãi bồi, phòng chống thiên tai, bão lũ. Kết hợp rừng ngập mặn với nuôi trồng thủy lợi sản bền vững tạo sinh kế thu nhập cho người dân trong vùng huyện Núi Thành

Trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn tại xã Bình Giang, Bình Hải, Bình Đào và Bình Dương

Trồng mới rừng ngập mặn ven biển và phục hồi rừng hiện có

Rừng ngập mặn

Sở NN&PTNT

Sở TNMT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách sự nghiệp

21CT03

Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư

Bố trí tái định cư cho người dân hiện đang sống trong vùng ngập lụt

Xây dựng khu tái định cư cho nhân dân vùng lũ huyện Đại Lộc và các huyện chịu tác động của biến đổi khí hậu

Khu tái định cư

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

22CT02

Xây dựng trạm bơm

Cung cấp nước tươi tiêu cho sản xuất vào mùa khô

Tiêu thoát nước trong mùa lũ

Trạm bơm tổ 12 xã Bình Quế

Trạm bơm và kênh dẫn nước đập Đồng Hoè Trạm bơm Thanh Ly

Trạm bơm

UBND huyện, thành phố

Ngân sách đầu tư

 

23CT03

Tái tạo hệ thống rừng, bảo tồn, phát huy giá trị hệ sinh thái và xây dựng Đê ngăn mặn Kết hợp Hạ tầng giao thông khu vực đất ngập nước Sông Đầm

Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ

Giảm thiểu tác động của xâm nhập mặn đến nguồn nước sinh hoạt của người dân Tp. Tam Kỳ

Hoàn thiện hệ thống đê kết hợp đường giao thông đi lại trên địa bản Tp. Tam Kỳ

Trồng rừng phòng hộ

Xây dựng hệ thống đê kết hợp giao thông khu vực đất ngập nước sông Đầm

Rừng

Hệ thống đê ngăn mặn

Hệ thống giao thông

UBND Tp. Tam Kỳ

Ngân sách đầu tư

 

24CT03

Xây dựng, cải tạo, sửa chữa kè chống sạt lở và ngập lụt ven sông vùng đồng bằng ven biển

Chống xói lở bờ sông nhằm bảo vệ khu vực dân cư và đất sản xuất, tính mạng, tài sản nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương

Xây dựng kè sông Bà Rén

Kè chống sạt lở Sông Ly Ly – Đoạn Bình Quý - Bình Nguyên kè bảo vệ phố cổ Hội An từ chùa Cầu đến cầu Cẩm Nam, huyện Quế Sơn Xây dựng kè chống sạt lở ven sông Vu Gia - Thu Bồn huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên; kè chống sạt lở làng Trà Nhiêu; kè chống xói lỡ từ cầu Nguyễn Thành Hãn đến đồng Phốc thôn Chiêm Sơn;kè chống xói lỡ đập Đồng Eo; đập Cây Da 2; An Lạc;Đò Tơ, Bến Nhơn ;Tân Tây; Đình An, huyện Duy Xuyên

Đầu tư xây dựng bờ kè sông Tam Kỳ, Tam Xuân 1; kè chống sạt lở bờ biển bãi Bà Tình, Tam Quang, huyện Núi Thành

Kè chống sạt lở và điều tiết lũ suối Hà Kiều - khu trung tâm hành chính huyện Thăng Bình

Công trình kè

UBND tỉnh

Sở TNMT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

25CT03

Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống đê ngăn mặn kết hợp tiêu úng

Ngăn mặn, giảm thiểu tác động của quá trình xâm nhập mặn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

Hoàn thiện hệ thống đê kết hợp đường giao thông đi lại trên địa bàn xã, bảo vệ đất sản xuất lúa, hoa màu và người trong mùa bão lũ.

Nâng cấp đê ngăn mặn Vũng Chang, xã Tam Hòa; Nâng cấp đê Bà Bầu - An Khuông, xã Tam Xuân 2; Vũng Lắm, xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành Đê ngăn mặn sông Trường Giang – Đoạn các xã Bình Giang đến Bình Nam, huyện Thăng Bình Xây dựng mới kênh tiêu úng kết hợp đường giao thông tránh lũ tại 4 xã vùng Đông huyện Quế Sơn

Xây dựng hệ thống kênh tưới Cù Bàn Đê ngăn mặn kết hợp tiêu úng đầm Mông Lãnh, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn

Công trình đê ngăn mặn

UBND tỉnh

Sở TNMT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

26CT04

Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Giải quyết vấn đề thoát nước và xử lý nước thải

Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa và nước thải riêng lẻ thuộc thị trấn Nam Phước, thị tứ Trà kiệu và thị tứ Kiểm Lâm, huyện Duy Xuyên Xây dựng HTXLNTTT xử lý nước thải cho các huyện ven biển

Hệ thống xử lý nước thải

Sở TNMT

Ngân sách đầu tư

 

27KH03

Đề án “Bơi an toàn” cho học sinh tiểu học và THCS

Ngăn đuối nước cho lứa tuổi 6 – 15 tuổi tại vùng lũ

Xây dựng bể bơi trong trường tiểu học và THCS vùng lũ

Dạy bơi trong trường tiểu học và THCS vùng lũ

Hồ bơi 100% học sinh cấp tiểu học và THCS biết bơi

Sở GD&ĐT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách sự nghiệp

 

III. VÙNG GÒ ĐỒI TRUNG DU

 

28CT02

Xây dựng và nâng cấp hệ thống, công trình cấp nước sạch

Cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

Đảm bảo nguồn nước sạch

Xây dựng nhà máy cấp nước xã Quế Trung, Quế Lộc huyện Nông Sơn

Xây dựng hệ thống tự chảy cấp cho 2 xã Quế Phong và Quế Long; nhà máy cấp nước sạch công suất cấp cho 3 xã Quế Thuận, Phú Thọ, Quế Cường thuộc huyện Quế Sơn Xây dựng hệ thống nước sinh hoạt xã Quế Bình

Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình. Hệ thống cấp nước sinh hoạt thôn 1 xã Quế Cường huyện Quế Sơn. Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước xã Duy Sơn II, huyện Duy Xuyên

Hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Tân An, huyện Hiệp Đức; huyện Đại Lộc

Công trình cấp nước sạch

UBND tỉnh

Sở NN&PTNT

Sở TNMT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

29CT03

Xây dựng, nâng cấp ao, hồ chứa nước

Tăng cường năng lực tưới tiêu, điều tiết nước, cung cấp nước chu sinh hoạt và sản xuất Tăng cường khả năng rửa mặn

Sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước Bình Hoà, huyện Hiệp Đức.

Hồ chứa nước Mò ó thôn 1, xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước

Hồ chứa nước

Sở NN&PTNT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

30CT03

Xây dựng, nâng cấp hệ thống kênh, mương dẫn nước

Chống ngập úng và hạn hán

Nâng cấp hệ thống kênh mương hồ Hóc hạ tại xã Quế Lộc, hồ Phước Bình tại xã Sơn Viên và hồ Trung Lộc xã Quế Trung giai đoạn 2, huyện Nông Sơn Nâng cấp công trình thủy lợi và hệ thống kênh tưới hồ Hố Giếng, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn

Hệ thống kênh, mương

Sở NN&PTNT

Sở TNMT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

31CT03

Xây dựng, nâng cấp công trình đập

Đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Chống sạt lở và bảo vệ khu dân cư Chống hạn, chống ngập úng

Nâng cấp đập đất, tràn xã lũ và kiên cố hóa kênh mương Hồ Giếng, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn

Công trình đập

UBND tỉnh

Sở NN&PTNT

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

IV.VÙNG NÚI

 

32CT03

Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường giao thông

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân miền núi đi lại, khám chữa bệnh, học hành trong mùa lũ Đảm bảo công tác cứu nạn cứu hộ trong mùa lũ

Xây dựng đường giao thông ĐT 616 Trung tâm xã Trà Sơn, cầu Sông Trường, huyện Bắc Trà My.

Xây dựng cầu Bà Chung, thôn 1, xã Tiên Lập Huyện Tiên Phước

Công trình cầu, đường giao thông

UBND tỉnh

Sở Giao thông Vận tải

UBND các huyện

Ngân sách đầu tư

 

33CT03

Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư

Bố trí tái định cư cho người dân vùng cao

Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư thôn Xà Nghùn II, huyện Đông Giang

Khu tái định cư

UBND tỉnh

Sở Xây dựng

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

34CT04

Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải

Giải quyết vấn đề môi trường xử lý chất thải giảm thiểu phát thải nhà kính trong thời kỳ BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Xây dựng nhà máy xử lý chất thải thị trấn Prao và thị xã Jo Ngây, huyện Đông Giang

Nhà máy xử lý chất thải

Sở Tài nguyên Môi trường

Ngân sách đầu tư

 

35CT03

Xây dựng, cải tạo, sửa chữa kè chống sạt lở và ngập lụt ven sông trên địa bàn vùng núi

Chống xói lở bờ sông nhằm bảo vệ khu vực dân cư và đất sản xuất, tính mạng, tài sản nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương

Xây dựng mới công trình kè chính trị phòng tránh lũ và bố trí dân cư xã A Tiên, huyện Tây Giang

Kè chống sạt lở khu dân cư Phú Son và thị trấn Prao, huyện Đông Giang

Công trình kè

UBND tỉnh

Sở NN&PTNT

Sở Xây dựng

UBND các huyện

Ngân sách đầu tư

 

36CT03

Trồng cỏ Vetier chống xói mòn, sạt lở đất

Hạn chế ảnh hưởng đến sinh mạng của cộng đồng dân cư, tài sản khi mùa mưa lũ về

San ủi mặt bằng và chi phí cho việc trồng cây có chức năng chống sạt lở tại xã Sông Kôn (dọc tuyến đường DT 604) huyện Đông Giang

Công trình chống xói mòn

UBND tỉnh

UBND các huyện

Ngân sách đầu tư

 

37CT03

Xây dựng, nâng cấp công trình đập

Đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân. Chống sạt lở và bảo vệ khu dân cư Chống hạn, chống ngập úng

Nâng cấp, sửa chữa, nạo vét đập Hố Quờn Tiên Kỳ, thôn Hữu, thị trấn Tiên Kỳ; đập Hốc Rẫy, xã Tiên Phong và đập Đồng Quán, đập Suối Ngựa, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước

Công trình đập

UBND tỉnh

Sở NN&PTNT

Sở Xây dựng

UBND các huyện/thành phố

Ngân sách đầu tư

 

38PCT03

Rà soát, quy hoạch và phát triển mạng lưới thủy điện trong điều kiện BĐKH.

Đảm bảo cung cấp điện, nước cho người dân và đảm bảo điều tiết nước hợp lý.

Đảm bảo ngăn lũ, giảm thiểu bồi lắng ở các lòng sông

Điều tra, đánh giá chất lượng công trình hồ chứa và quy trình vận hành thủy điện

Quy hoạch lại mạng lưới thủy điện trong điều kiện BĐKH

Báo cáo Quy hoạch điều chỉnh

UBND tỉnh

Sở Công thương

Sở TNMT

UBND các huyện

Ngân sách sự nghiệp

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1735/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch chương trình hành động của tỉnh Quảng Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 1735/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/05/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/05/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản