Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1735/QĐ-BKHĐT | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH11 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1626/QĐ-BKHĐT ngày 30/11/2012 ban hành Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2013;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí được trích từ các khoản tiền phát hiện qua thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 69/QĐ-BKH ngày 09/01/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí được trích từ các khoản tiền phát hiện qua thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 3. Các ông Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐƯỢC TRÍCH TỪ CÁC KHOẢN TIỀN PHÁT HIỆN QUA THANH TRA ĐÃ THỰC NỘP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THANH TRA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1735/QĐ-BKHĐT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng khoản kinh phí được trích từ khoản tiền do các Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát hiện, kiến nghị thu hồi đã thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ.
2. Quy chế này được áp dụng đối với Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tập thể, cá nhân ngoài Thanh tra Bộ có đóng góp tích cực cho hoạt động của Thanh tra Bộ, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, phối hợp công tác góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao của Thanh tra Bộ.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí
1. Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về lập, chấp hành quyết toán ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012.
2. Hàng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí được trích và nhu cầu sử dụng, Chánh Thanh tra Bộ quyết định cơ cấu các khoản chi trong phạm vi Quy chế này cho phù hợp, đảm bảo sử dụng kinh phí công khai, tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra.
Các khoản chi theo thứ tự ưu tiên như sau: Chi mua sắm, sửa chữa máy móc, trang thiết bị; chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ; chi hoạt động nghiệp vụ cho công tác thanh tra; chi khen thưởng, động viên; chi hỗ trợ các khoản chi khác mang tính chất phúc lợi tập thể.
3. Các mức chi quy định tại Quy chế này là mức chi tối đa. Các khoản chi phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và theo quy định tại Quy chế này.
1. Máy móc, trang thiết bị mua sắm bổ sung để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành của nhà nước, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tiêu chuẩn, định mức, trình tự, thủ tục mua sắm và quản lý tài sản.
2. Chi sửa chữa, mua sắm bổ sung máy móc, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ chuyên môn ngoài các máy móc, trang thiết bị đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trang bị để phục vụ kịp thời cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
a) Máy móc dùng để xác định hiện trường: Máy chụp ảnh, máy quay phim, video, băng, đĩa v.v...;
b) Dụng cụ, thiết bị dùng cho kiểm tra công trình: Thước kỹ thuật và các thiết bị phục vụ thí nghiệm chất lượng công trình;
c) Trang thiết bị phục vụ công việc hàng ngày và đi công tác;
d) Sửa chữa, nâng cấp hoặc mua bổ sung máy vi tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu, máy scan, máy hủy tài liệu, thiết bị ghi âm, ghi hình, máy in, máy fax, mực máy in, mực máy fax, mực máy photo, ... và các trang thiết bị cần thiết khác;
e) Các đồ dùng văn phòng phẩm khác như: Bút viết các loại, sách báo, tài liệu, túi (file) lưu trữ hồ sơ các loại, giấy in, giấy photo v.v...
3. Trên cơ sở nhu cầu hàng năm của Thanh tra Bộ về máy móc, trang thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, quy định của Bộ, Thanh tra Bộ phối hợp với Văn phòng Bộ tổ chức triển khai thủ tục mua sắm, sửa chữa máy móc, trang thiết bị theo quy định hiện hành của pháp luật và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Nội dung chi:
- Chi thuê giảng viên, thuê tổ chức bên ngoài đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức chuyên ngành phục vụ hoạt động thanh tra;
- Chi nghiên cứu, xây dựng Quy trình thanh tra, cải tiến hoạt động thanh tra và các hoạt động khoa học khác phục vụ công tác thanh tra;
- Chi cho hội thảo, hội nghị tập huấn, hội nghị trao đổi kinh nghiệm để tăng cường, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra;
- Chi cho công tác phối hợp các lực lượng trong hoặc ngoài ngành thanh tra để phục vụ cho việc lập kế hoạch thanh tra, triển khai hoạt động thanh tra;
- Chi hoạt động tổng hợp, phổ biến chính sách chế độ liên quan đến hoạt động thanh tra; thông tin, tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra kế hoạch và đầu tư;
- Bổ sung chi hỗ trợ công tác tổ chức (ăn, nghỉ, đi lại, công tác phí, tài liệu, ...) các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước cho cán bộ, thanh tra viên nhằm nâng cao năng lực, kinh nghiệm về hoạt động thanh tra kế hoạch và đầu tư.
- Các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến nâng cao năng lực hoạt động thanh tra kế hoạch và đầu tư.
2. Mức chi:
Chánh Thanh tra Bộ quyết định kinh phí chi cho từng lần, từng hoạt động cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế, trên cơ sở quy định hiện hành về các định mức chi trong các lĩnh vực liên quan. Trường hợp nội dung chi nêu trên đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí và đã đảm bảo mức chi tối đa theo quy định thì không được sử dụng nguồn trích lại để bổ sung thêm.
3.Trên cơ sở dự toán chi cho nhiệm vụ nêu tại Khoản 1 Điều này do Thanh tra Bộ lập, Văn phòng Bộ thực hiện tạm ứng kinh phí đối với nhiệm vụ do Thanh tra Bộ thực hiện hoặc chi trả trực tiếp cho các hợp đồng dịch vụ thuê ngoài, đảm bảo theo chế độ, định mức và quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 5. Bổ sung chi hoạt động nghiệp vụ cho công tác thanh tra
1. Chi thuê phương tiện hoặc mua vé máy bay đi lại, công tác phí, tiền lưu trú (trong trường hợp cần thiết, đột xuất) phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Mức chi theo thực tế phát sinh hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chi phí thông tin liên lạc cho cán bộ đi công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng:
a) Chi khoán cước điện thoại tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng, cách tính thời gian để trả cước điện thoại như sau:
- Dưới 15 ngày tính ½ tháng;
- Từ 15 ngày trở lên tính 01 tháng.
b) Chi khoán cước truy cập Internet tối đa không quá: 150.000 đồng/người/tháng, cách tính thời gian để trả cước truy cập Internet như sau:
- Dưới 15 ngày tính 1/2 tháng;
- Từ 15 ngày trở lên tính 01 tháng.
c) Mức chi cụ thể do Chánh Thanh tra Bộ quyết định căn cứ vào nguồn kinh phí và thời gian, địa điểm, điều kiện tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Chi hỗ trợ cho các thành viên, cán bộ tham gia Đoàn thanh tra (bao gồm cả cán bộ của đơn vị khác trong Bộ tham gia phục vụ Đoàn Thanh tra), Tổ công tác trong những ngày thực tế đi thanh tra, kiểm tra, khảo sát. Mức chi không quá 30.000 đồng/người/ngày, số ngày được hưởng hỗ trợ công tác phí không vượt quá số ngày thanh tra, đi công tác quy định trong quyết định thanh tra hoặc kế hoạch công tác.
4. Khoản tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng (công tác lưu động tối thiểu 15 ngày/tháng), không áp dụng đối với cán bộ, công chức đang tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra.
5. Chi cho tổ chức, cá nhân bên ngoài nhận thực hiện thu thập, thông tin, tài liệu chứng cứ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Mức chi theo hợp đồng thực tế phát sinh, không vượt quá 5.000.000 đồng/vụ việc, mỗi cuộc thanh tra không quá 05 vụ việc.
6. Chi thuê dụng cụ, phương tiện kỹ thuật, phương tiện nghiệp vụ khi thực hiện nghiệp vụ, thuê chuyên gia, thuê lao động, ... phục vụ quá trình thanh tra, kiểm tra; chi trưng cầu giám định, cộng tác viên và các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ khác liên quan đến nội dung thanh tra trong trường hợp cơ quan Bộ không có tài sản, phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Chánh Thanh tra Bộ phê duyệt mức chi trước khi thực hiện và phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật hiện hành.
7 Chi bồi dưỡng làm thêm giờ đối với các công việc cần thực hiện gấp, công việc đột xuất.
Mức chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. Chi hội nghị thống nhất kế hoạch thanh tra, kiểm tra giữa các đơn vị thuộc Bộ; Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ, Ngành, địa phương nhằm hạn chế chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm.
9. Chi tạo lập và duy trì thông tin điện tử (trang website của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Mức chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chi khen thưởng
- Chi khen thưởng các tập thể, cá nhân của Thanh tra Bộ có thành tích trong công tác, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của Thanh tra Bộ.
- Chi khen thưởng các tập thể, cá nhân ngoài Thanh tra Bộ có đóng góp tích cực cho hoạt động của Thanh tra Bộ, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia, phối hợp công tác góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao của Thanh tra Bộ.
Mức chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân do Chánh Thanh tra Bộ quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Bộ nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/lần đối với tập thể, không quá 1.000.000 đồng/lần đối với cá nhân.
Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ, chứng từ và mức chi khen thưởng đảm bảo theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
2. Chi động viên cán bộ, công chức Thanh tra Bộ theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối tượng chi động viên theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là cán bộ, công chức đang làm việc tại Thanh tra Bộ, được trả lương hàng tháng theo bảng lương do Văn phòng Bộ lập và thời gian thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị chiếm tối thiểu 1/3 kỳ xét chi động viên.
Mức chi động viên cho cán bộ được xác định bằng hệ số chi động viên nhân với mức chi động viên cơ bản.
Hệ số chi động viên được xác định như sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Loại A = 1,2
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Loại B = 1,0
- Hoàn thành nhiệm vụ: Loại C = 0,8
Mức chi động viên cơ bản được xác định bằng 0,5 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định chia cho số cán bộ của Thanh tra Bộ có tham gia công tác, hưởng lương theo bảng lương của tháng cuối cùng của kỳ tính chi động viên.
Cách tính cụ thể như sau:
Mức chi động viên cơ bản | = | 0,5 x Quỹ lương cấp bậc, chức vụ |
Số cán bộ tham gia công tác trong kỳ |
Mức chi động viên cho cán bộ | = | Mức chi động viên cơ bản | x | Hệ số chi (1,2; 1,0; 0,8) |
3. Tổng số chi động viên, khen thưởng cho cán bộ, công chức Thanh tra Bộ theo nguồn được trích từ kết quả thanh tra thu hồi đã thực nộp vào ngân sách nhà nước và nguồn bổ sung thu nhập từ nguồn kinh phí tiết kiệm được của cơ quan Bộ thực hiện chế độ tự chủ không vượt quá 1,0 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ của năm do nhà nước quy định. Nếu trong năm đã chi vượt 1,0 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ thì phải giảm trừ vào năm sau.
4. Chánh Thanh tra Bộ quy định Tiêu chí chấm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác của Phòng, cán bộ, công chức trên cơ sở tiêu chí thi đua hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Hàng quý, 6 tháng và cả năm Lãnh đạo Phòng thuộc Thanh tra Bộ phối hợp với Tổ Công đoàn phòng tổ chức họp để chấm điểm và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong kỳ của cán bộ, công chức trong Phòng để làm cơ sở chi động viên, khen thưởng theo Tiêu chí chấm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác do Chánh Thanh tra Bộ ban hành.
Chánh Thanh tra Bộ quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mức chi động viên sau khi thống nhất với Lãnh đạo Thanh tra Bộ và Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Bộ. Trên cơ sở quyết định của Chánh Thanh tra Bộ về danh sách và mức chi động viên của từng cán bộ, Văn phòng Bộ thực hiện chi trả vào tài khoản cá nhân chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của Thanh tra Bộ.
Điều 7. Chi hỗ trợ các khoản chi khác mang tính chất phúc lợi tập thể
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư được sử dụng kinh phí được trích lại để chi hỗ trợ các khoản chi mang tính chất phúc lợi tập thể như sau:
1. Chi tiền ăn trưa.
- Chi hỗ trợ tiền ăn trưa hàng tháng cho các cán bộ đang công tác tại Thanh tra Bộ là: 500.000 đồng/tháng/người.
- Đối với những cán bộ có thời gian làm việc dưới 15 ngày trong tháng thì tính bằng 1/2 tháng là: 250.000 đồng/người.
2. Chi hỗ trợ các hoạt động tập thể (thể thao, văn hóa, văn nghệ ...) của Công đoàn Thanh tra, Tổ nữ công Thanh tra Bộ, Đoàn thanh niên Thanh tra Bộ. Mức chi tối đa không quá: 5.000.000 đồng/lần.
3. Các khoản chi khác mang tính chất phúc lợi tập thể.
Chánh Thanh tra quyết định các mức chi, nội dung chi cụ thể sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Bộ.
Điều 8. Lập dự toán, quản lý, thanh toán và quyết toán kinh phí
Việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán khoản kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012, các quy định liên quan khác.
2. Lập dự toán và giao dự toán:
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước; căn cứ vào kết quả thu hồi đã thực nộp vào ngân sách nhà nước từ các khoản tiền phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra đến thời điểm lập dự toán và ước thực hiện những tháng cuối năm; căn cứ vào các khoản được trích, mức trích theo quy định; căn cứ nội dung chi quy định tại khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 90/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 30/5/2012 và căn cứ nội dung chi, mức chi theo quy định tại Quy chế này, Thanh tra Bộ lập dự toán chi ngân sách bổ sung kinh phí hoạt động nghiệp vụ thanh tra gửi Văn phòng Bộ để tổng hợp trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ.
Dự toán chi kinh phí được trích từ nguồn thu hồi phát hiện qua thanh tra được giao thành một dòng riêng trong dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Chấp hành dự toán, quyết toán kinh phí
Các nội dung chi, mức chi quy định tại Quy chế này và dự toán được giao là căn cứ điều hành, sử dụng nguồn kinh phí được trích. Khi có nhiệm vụ chi phát sinh, Thanh tra Bộ lập đề nghị chi hoặc tạm ứng kinh phí, tùy theo tính chất khoản chi Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện, đảm bảo các quy định hiện hành của pháp luật và trong phạm vi số kinh phí được trích trong năm.
Trường hợp số thực tế được trích từ nguồn phát hiện thu hồi qua thanh tra để bổ sung hoạt động nghiệp vụ của Thanh tra Bộ lớn hơn dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao, Thanh tra Bộ có văn bản lập dự toán bổ sung kèm theo giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước gửi Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính xem xét, bổ sung số kinh phí được trích theo quy định.
Trường hợp số được trích thấp hơn số dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao, Thanh tra Bộ có văn bản gửi Văn phòng Bộ để báo cáo Bộ Tài chính và chi được sử dụng số kinh phí trong phạm vi số được trích theo quy định.
Kinh phí được trích từ khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực nộp vào ngân sách nhà nước cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Việc quyết toán kinh phí đã sử dụng thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 9. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Bộ và Chánh Văn phòng Bộ
1. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm:
- Tổng hợp, báo cáo số tiền kiến nghị thu hồi thực nộp vào ngân sách nhà nước để làm căn cứ trích dự toán; lập dự toán hàng năm; thực hiện tạm ứng, thanh toán kinh phí với Văn phòng Bộ theo quy định;
- Sử dụng tiết kiệm, đảm bảo công khai, minh bạch, phục vụ có hiệu quả cho hoạt động thanh tra. Chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí cho các nội dung chi, mức chi, đối tượng được hưởng, đánh giá kết quả công tác hàng tháng của các cán bộ, công chức Thanh tra Bộ và tập hợp hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định;
- Phối hợp với Văn phòng Bộ quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm:
- Tổng hợp, báo cáo dự toán; thông báo số dự toán hàng năm cho Thanh tra Bộ; làm thủ tục tạm ứng, thanh toán kinh phí theo quy định;
- Quản lý dự toán kinh phí và phối hợp với Thanh tra Bộ sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành;
- Thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định tại Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Thanh tra Bộ phối hợp với Văn phòng Bộ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 760/QĐ-TTr năm 2009 về thanh tra việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí và công tác tuyển sinh, đào tạo sau đại học năm 2007, 2008 tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam do Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 3349/BGDĐT-KHTC về hướng dẫn thực hiện kinh phí chi thanh tra, giám sát kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 85/2018/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 116/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3Quyết định 760/QĐ-TTr năm 2009 về thanh tra việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí và công tác tuyển sinh, đào tạo sau đại học năm 2007, 2008 tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam do Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật thanh tra 2010
- 5Công văn 3349/BGDĐT-KHTC về hướng dẫn thực hiện kinh phí chi thanh tra, giám sát kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư liên tịch 90/2012/TTLT-BTC-TTCP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Thanh tra Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 85/2018/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 1735/QĐ-BKHĐT năm 2012 về Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí được trích từ khoản tiền phát hiện qua thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Số hiệu: 1735/QĐ-BKHĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/12/2012
- Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Người ký: Bùi Quang Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra