Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1731/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 15 tháng 6 năm 2022 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-BNN-TT ngày 09/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2022;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1863/TTr-SNN ngày 06/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Khánh Hòa năm 2022.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
1. Mục đích
Chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn đáp ứng yêu cầu liên kết chuỗi giá trị phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện chuyển đổi cây trồng phải đúng theo quy định tại Điều 56, Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018 và Điều 13, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chuyển đổi cây trồng phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung, đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đối tượng chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng trước chuyển đổi.
Năm 2022, toàn tỉnh chuyển đổi 352,5 ha từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác. Trong đó, chuyển đổi 107 ha cây trồng trên đất lúa 2 vụ và 245,5 ha trên đất lúa 1 vụ. Cụ thể như sau:
TT | Địa phương | Tổng cộng (ha) | Trong đó chuyển đổi sang cây trồng hàng năm khác trên | ||
Đất lúa 3 vụ | Đất lúa 2 vụ | Đất lúa 1 vụ | |||
1 | Huyện Vạn Ninh | 68 | 0 | 32 | 36 |
2 | Thị xã Ninh Hòa | 164,5 | 0 | 17 | 147,5 |
3 | Huyện Diên Khánh | 34 | 0 | 9 | 25 |
4 | Huyện Khánh Vĩnh | 32 | 0 | 0 | 32 |
5 | Huyện Cam Lâm | 54 | 0 | 49 | 5 |
| Tổng cộng | 352,5 | 0 | 107 | 245,5 |
Toàn huyện chuyển đổi 68 ha từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác. Trong đó, chuyển đổi 32 ha cây trồng trên đất lúa 2 vụ và 36 ha trên đất lúa 1 vụ.
TT | Địa phương | Tổng cộng (ha) | Trong đó chuyển đổi sang cây trồng hàng năm khác trên | ||
Đất lúa 3 vụ | Đất lúa 2 vụ | Đất lúa 1 vụ | |||
1 | xã Xuân Sơn | 7 | 0 | 0 | 7 |
2 | xã Vạn Lương | 7 | 0 | 7 | 0 |
3 | xã Vạn Phú | 15 | 0 | 15 | 0 |
4 | xã Vạn Bình | 5 | 0 | 5 | 0 |
5 | xã Vạn Thắng | 4 | 0 | 0 | 4 |
6 | xã Vạn Long | 5 | 0 | 0 | 5 |
7 | xã Vạn Khánh | 10 | 0 | 0 | 10 |
8 | xã Vạn Phước | 15 | 0 | 5 | 10 |
| Cộng | 68 | 0 | 32 | 36 |
Toàn thị xã chuyển đổi 164,5 ha từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác. Trong đó, chuyển đổi 17 ha cây trồng trên đất lúa 2 vụ và 147,5 ha trên đất lúa 1 vụ
TT | Địa phương | Tổng cộng (ha) | Trong đó chuyển đổi sang cây trồng hàng năm khác trên | ||
Đất lúa 3 vụ | Đất lúa 2 vụ | Đất lúa 1 vụ | |||
1 | xã Ninh Ích | 15 | 0 | 0 | 15 |
2 | xã Ninh An | 35 | 0 | 0 | 35 |
3 | xã Ninh Thân | 5 | 0 | 2 | 3 |
4 | xã Ninh Đông | 3 | 0 | 1,5 | 1,5 |
5 | xã Ninh Hà | 0,5 | 0 | 0,5 | 0 |
6 | xã Ninh Quang | 5 | 0 | 2 | 3 |
7 | xã Ninh Thọ | 10 | 0 | 0 | 10 |
8 | xã Ninh Xuân | 5 | 0 | 2 | 3 |
9 | xã Ninh Tân | 40 | 0 | 0 | 40 |
10 | xã Ninh Hưng | 25 | 0 | 5 | 20 |
11 | xã Ninh Bình | 2 | 0 | 2 | 0 |
12 | xã Ninh Thượng | 5 | 0 | 2 | 3 |
13 | xã Ninh Sơn | 4 | 0 | 0 | 4 |
14 | xã Ninh Lộc | 10 | 0 | 0 | 10 |
| Cộng | 164,5 | 0 | 17 | 147,5 |
Toàn huyện chuyển đổi 34 ha từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác. Trong đó, chuyển đổi 9 ha cây trồng trên đất lúa 2 vụ và 25 ha trên đất lúa 1 vụ
TT | Địa phương | Tổng cộng (ha) | Trong đó chuyển đổi sang cây trồng hàng năm khác trên | ||
Đất lúa 3 vụ | Đất lúa 2 vụ | Đất lúa 1 vụ | |||
1 | xã Diên Hòa | 2 | 0 | 2 | 0 |
2 | xã Diên Phước | 2 | 0 | 0 | 2 |
3 | xã Diên Thọ | 1 | 0 | 0 | 1 |
4 | xã Diên Điền | 3 | 0 | 0 | 3 |
5 | xã Diên Sơn | 17 | 0 | 2 | 15 |
6 | xã Diên Lâm | 6 | 0 | 2 | 4 |
7 | xã Diên Tân | 3 | 0 | 3 | 0 |
| Cộng | 34 | 0 | 9 | 25 |
Toàn huyện chuyển đổi 32 ha trên đất lúa 1 vụ sang trồng cây hàng năm khác
TT | Địa phương | Tổng cộng (ha) | Trong đó chuyển đổi sang cây trồng hàng năm khác trên | ||
Đất lúa 3 vụ | Đất lúa 2 vụ | Đất lúa 1 vụ | |||
1 | xã Khánh Phú | 2 | 0 | 0 | 2 |
2 | xã Khánh Thành | 3 | 0 | 0 | 3 |
3 | xã Cầu Bà | 2 | 0 | 0 | 2 |
4 | xã Liên Sang | 3 | 0 | 0 | 3 |
5 | xã Giang Ly | 2 | 0 | 0 | 2 |
6 | xã Sơn Thái | 2 | 0 | 0 | 2 |
7 | xã Khánh Thượng | 2 | 0 | 0 | 2 |
8 | xã Khánh Nam | 2 | 0 | 0 | 2 |
9 | xã Khánh Trung | 2 | 0 | 0 | 2 |
10 | xã Khánh Đông | 2 | 0 | 0 | 2 |
11 | xã Khánh Bình | 5 | 0 | 0 | 5 |
12 | xã Khánh Hiệp | 5 | 0 | 0 | 5 |
| Tổng cộng | 32 | 0 | 0 | 32 |
Toàn huyện chuyển đổi 54 ha từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác. Trong đó, chuyển đổi 49 ha cây trồng trên đất lúa 2 vụ và 5 ha trên đất lúa 1 vụ
TT | Địa phương | Tổng số | Trong đó chuyển đổi sang cây trồng hàng năm khác trên | ||
Đất lúa 3 vụ | Đất lúa 2 vụ | Đất lúa 1 vụ | |||
1 | xã Cam Thành Bắc | 5 | 0 | 4 | 1 |
2 | xã Cam Hòa | 45 | 0 | 45 | 0 |
3 | xã Cam Tân | 4 | 0 | 0 | 4 |
| Cộng | 54 | 0 | 49 | 5 |
1. Giải pháp thông tin tuyên truyền
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng nhất là trên những diện tích đất lúa không chủ động nước, năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tổ chức phổ biến các quy định về điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, các quy định thủ tục đăng ký, chính sách chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa đến cán bộ, nhân dân, góp phần triển khai có hiệu quả Kế hoạch này.
2. Giải pháp về chính sách
- Đây là giải pháp hết sức quan trọng, ngoài việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; UBND tỉnh xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chính sách theo hướng khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững; tiếp tục hoàn thiện và triển khai cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
- Hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng quản lý chặt chẽ, bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở hình thành thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của nông dân. Tạo điều kiện cho nông dân sử dụng linh hoạt đất trồng lúa để tăng thu nhập.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động tín dụng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; đa dạng hóa các hình thức cho vay và cung ứng dịch vụ đối với dân cư ở khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp để vốn tín dụng trở thành một trong các kênh đầu tư quan trọng cho phát triển nông nghiệp.
3. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ
- Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ và ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao các giống mới. Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch để giảm chi phí sản xuất, thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế như: Sử dụng các giống năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh; các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM); thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước,...
- Tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, tùng loại cây trồng nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, khắc phục tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
- Khuyến khích và hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật phù hợp với cơ chế thị trường. Phát triển thị trường công nghệ nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.
Khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
- Xây dựng vùng sản xuất theo chuỗi, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân và doanh nghiệp gắn kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; theo đó sẽ hình thành kênh phân phối nông sản an toàn từ người sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, siêu thị.
- Tăng cường sơ chế, chế biến, sấy khô sản phẩm để nâng cao chất lượng nông sản, tăng tỷ trọng nông sản chế biến.
5. Cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ chuyển đổi cây trồng
Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi hồ chứa, hệ thống kênh mương, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm phục vụ tốt việc sản xuất cây trồng chuyển đổi.
6. Giải pháp về nguồn lực
Chủ yếu sử dụng các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác để khuyến khích thực hiện công tác chuyển đổi.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện kế hoạch chuyển đổi cây trồng đảm bảo có hiệu quả; định kỳ 6 tháng, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện.
- Tập trung đẩy mạnh công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm phục vụ tốt cho sản xuất.
- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung rà soát, nâng cấp hệ thống thủy lợi, kênh mương đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các diện tích cây trồng được chuyển đổi; hướng dẫn áp dụng, nhân rộng các mô hình, phương pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nhằm sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn nước tưới, đồng thời nâng cao năng suất của các loại cây trồng tại các diện tích được chuyển đổi.
- Tham mưu triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đảm bảo thực hiện tốt và có hiệu quả Kế hoạch.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất lúa theo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất, chế biến nông sản.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở Kế hoạch chuyển đổi của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và đề nghị của UBND cấp xã.
- Hướng dẫn UBND cấp xã căn cứ nhu cầu chuyển đổi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi của địa phương.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các quy định về điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm; các quy định thủ tục đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa và các chính sách chuyển đổi cây trồng nói chung để nông dân biết và thực hiện
- Báo cáo kết quả chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ một năm 02 lần, trước 30/5 và 30/11 hàng năm để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo theo quy định.
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương ở năm tiếp theo và gửi kết quả tổng hợp nhu cầu chuyển đổi về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/11 hàng năm.
Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Khánh Hòa năm 2022, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
- 1Quyết định 1104/QĐ-UBND về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 746/QĐ-UBND về kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2022
- 3Quyết định 1028/QĐ-UBND về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Đắk Nông năm 2022
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Trồng trọt 2018
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
- 5Quyết định 1625/QĐ-BNN-TT về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1104/QĐ-UBND về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 7Quyết định 746/QĐ-UBND về kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2022
- 8Quyết định 1028/QĐ-UBND về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Đắk Nông năm 2022
Quyết định 1731/QĐ-UBND về Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Khánh Hòa năm 2022
- Số hiệu: 1731/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Đinh Văn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra