Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1720/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỂ XÉT CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2021 THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 523/QĐ-TTG NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2018 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 phê duyệt Đề án Phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế;

Căn cứ Thông tư số 09/2018/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2018 ban hành Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét chọn thực hiện từ năm 2021 thực hiện Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 phê duyệt Đề án Phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế (tên Chương trình, định hướng mục tiêu, sản phẩm dự kiến, dự kiến kinh phí thực hiện năm 2021 kèm theo).

Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thông báo và triển khai thực hiện xét chọn Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2021 để thực hiện Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 phê duyệt Đề án Phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu VT, KHCNMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

 

DANH MỤC

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỂ XÉT CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2021 ĐỂ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 523/QĐ-TTG NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 1720/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2020)

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Tên chương trình

Định hướng mục tiêu

Dự kiến sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến thực hiện năm 2021

1

Ứng dụng công nghệ sinh học để khai thác và phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên

1. Mục tiêu tổng quát

- Ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với các phương pháp truyền thống để phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên

- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu Viện Công nghệ sinh học của Đại học Huế để phát triển thành trung tâm Quốc gia về công nghệ sinh học của khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi (cừu Phan Rang, lạc, thiên niên kiện) ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

- Xác định được nguồn gốc phục vụ bảo tồn và phát triển bền vững giống cừu Phan Rang.

- Chọn tạo và phát triển thành công giống lạc chịu hạn và có hàm lượng dầu cao, có năng suất và chất lượng ổn định thích hợp với điều kiện khí hậu ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

- Tuyển chọn, nhân giống và phát triển thành công giống thiên niên kiện có khả năng chịu hạn, có hàm lượng tinh dầu và/hoặc hoạt chất Sesquiterpenoids cao.

1. Sản phẩm khoa học

- Tối thiểu 06 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục SCI-E (Web of Science), 06 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục SCI (Web of Science);

- Tối thiểu 03 bài báo khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục Scopus;

- Tối thiểu 19 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước thuộc danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước;

- Tối thiểu 05 báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế có chỉ số xuất bản;

- Tối thiểu 01-02 sách chuyên khảo.

2. Sản phẩm đào tạo

- Tối thiểu 06 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ theo hướng nghiên cứu của Chương trình;

- Hỗ trợ đào tạo tối thiểu 05 nghiên cứu sinh, trong đó ít nhất 01 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ theo hướng nghiên cứu của Chương trình.

3. Sản phẩm ứng dụng và các sản phẩm khác

3.1. Báo cáo khoa học, bộ số liệu, hồ sơ: tối thiểu 11 báo cáo phân tích về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi (cừu Phan Rang, lạc, thiên niên kiện) thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên và 03 bộ cơ sở dữ liệu, trong đó:

- Dữ liệu về một số gen liên quan tới khả năng chịu nhiệt của cừu Phan Rang

- Dữ liệu về một số gen liên quan tới năng suất của cừu Phan Rang

- Bộ số liệu về mức độ đa dạng di truyền phân tử của tập đoàn thiên niên kiện từ xuất xứ khác nhau;

- Dữ liệu về thực trạng phân bố và các đặc điểm sinh học của cây thiên niên kiện ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên;

- Bộ số liệu về ảnh hưởng của sesquiterpenoid tổng số lên tế bào xương in vitro;

- Bộ số liệu về ảnh hưởng của sesquiterpenoid tổng số lên khả năng chống viêm của tế bào miễn dịch in vitro;

- Bộ hồ sơ về hàm lượng tinh dầu và hoạt chất sesquiterpenoid của các giống thiên niên kiện từ các xuất xứ khác nhau ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

- Bộ số liệu về mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn lạc từ các xuất xứ khác nhau ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên;

- Dữ liệu về thực trạng canh tác, giá trị kinh tế và các đặc điểm nông sinh học của cây lạc ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên;

3.2. Bản đồ: tối thiểu 02 trình tự bộ gen, trong đó:

- Trình tự hệ gen nhân của cừu Phan Rang;

- Trình tự hệ gen ti thể của cừu Phan Rang.

- Trình tự hệ gen của giống lạc chịu hạn và có hàm lượng dầu cao

3.3. Mẫu vật, chủng, giống:

- Bộ chỉ thị phân tử (DNA barcode) đặc trưng xác định tính đúng giống cừu Phan Rang;

- Bộ chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng chịu hạn cao ở cây lạc;

- Bộ kít chẩn đoán phân tử (PCR/realtime PCR,), huyết thanh (ELISA/que thử nhanh) và chỉ thị trong máu và mô cho các bệnh phổ biến ở cừu gồm viêm hạch hoại tử (caseous lymphadenitis) do Coryneabacterium pseudotuberculosis; viêm móng và hoại tử móng (Foot scald & rot) do Fussobacterium necrophorum, ký sinh trùng (Haemonchus contortus), tụ huyết trùng ở cừu với những biểu hiện điển hình là viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm tuyến vú.

- 01-02 giống/dòng lạc lai mang gen chịu hạn;

- 01-02 giống/dòng lạc có khả năng chịu hạn;

- 3000 cây giống thiên niên kiện đạt tiêu chuẩn xuất vườn;

- 50 g hoạt chất Sesquiterpenoids;

3.4. Quy trình kỹ thuật: tối thiểu 09 quy trình được Hội đồng khoa học thông qua, trong đó:

- 03-04 quy trình chọn lọc, chăm sóc và sản xuất giống cừu Phan Rang;

- 02-03 quy trình kỹ thuật canh tác cho 2-3 giống/dòng lạc chịu hạn;

- 02 quy trình nhân giống thiên niên kiện in vitro và quy trình chăm sóc cây con đủ điều kiện xuất vườn;

- 01 quy trình tạo giống/dòng lạc chịu hạn;

- - 01 quy trình tách chiết sesquiterpenoid tổng số từ giống thiên niên kiện đã chọn lọc có hiệu suất cao.

3.5. Mô hình và các sản phẩm ứng dụng khác:

- 01 mô hình sản xuất lạc chịu hạn thương phẩm quy mô 0.5 ha/mô hình có hiệu quả kinh tế cao;

- 01 mô hình sản xuất thiên niên kiện chịu hạn quy mô 0.2 ha/mô hình, có hiệu quả kinh tế cao.

3.6. Sở hữu trí tuệ và giải pháp hữu ích: tối thiểu 02 bằng sáng chế /giải pháp hữu ích, trong đó có 01 được cấp bằng độc quyền, cụ thể: Bộ “dấu vân tay ADN” phục vụ bảo hộ giống cừu Phan Rang đề xuất công nhận.

2021-2023

7.000