Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/2006/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 25 tháng 01 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Văn bản số 956/VPCP-CN ngày 26/02/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc lập quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn các tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/02/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2004/NQ-HĐND ngày 05/8/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn kỳ họp thứ II khóa VII về việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 2803/QĐ-UB ngày 18/12/2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn đến năm 2020 tỉnh Bắc Kạn;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 35/QLQH-SXD ngày 12/01/2006 của Sở Xây dựng về việc phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, hồ sơ do Viện thiết kế quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng lập với nội dung sau:

1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:

Định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn được nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh với tổng diện tích tự nhiên 4.857,2 km2.

- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.

2. Chức năng:

- Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế Bắc Bộ, là vùng chuyển tiếp giữa trung du đồng bằng Bắc Bộ với miền núi, đầu mối giao thông quan trọng giao lưu quốc tế, quốc gia, vùng.

- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

3. Cơ sở hình thành, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn:

3.1. Xác định động lực phát triển đô thị:

- Động lực phát triển đô thị phải được hình thành và phát triển trên cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển các cơ sở dịch vụ khoa học - công nghệ - thương mại, cũng như các yếu tố tạo thị khác như đào tạo, du lịch, quốc phòng... phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của đất nước.

- Một số đô thị được hình thành từ nhu cầu quản lý hành chính, thương mại dịch vụ, các đô thị chuyên ngành như đô thị nông, lâm nghiệp.

- Dự kiến đến năm 2020 cơ sở kinh tế kỹ thuật chủ yếu hình thành các đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn là công nghiệp - dịch vụ, du lịch - nông, lâm nghiệp.

a. Công nghiệp:

- Phát triển các cụm công nghiệp tập trung: Xây dựng cụm công nghiệp tập trung tại khu vực thị xã Bắc Kạn, diện tích 140,22ha và khoảng 9.000 lao động, trong đó:

+ Tại trung tâm thị xã 10ha (trong đó: Phía Đông thị xã 5,5 ha, các khu khác 4,5ha).

+ Cụm công nghiệp tập trung Bản Áng diện tích 37,75ha.

+ Cụm công nghiệp tập trung Xuất Hóa diện tích 92,67ha (trong đó: khu cũ 62,67ha, dự kiến khu mới ở phía Tây Xuất Hóa 30ha).

+ Xây dựng cụm công nghiệp tập trung tại TT Chợ Đồn, diện tích 44,5ha và 3.300 lao động.

+ Xây dựng cụm công nghiệp Thanh Bình, diện tích 500ha tập trung tại thị trấn Chợ Mới và 15.600 lao động.

+ Xây dựng cụm công nghiệp TT Phủ Thông diện tích 24,5ha và 1.600 lao động.

+ Xây dựng cụm công nghiệp TT Vân Tùng, diện tích 22,5ha và 1.400 lao động.

+ Xây dựng cụm công nghiệp Chợ Rã, diện tích 20ha và 1.200 lao động.

+ Xây dựng cụm công nghiệp Yến Lạc, diện tích 4ha và 300 lao động.

+ Xây dựng cụm công nghiệp Bộc Bố, diện tích 4ha và 300 lao động.

Tổng diện tích dùng cho phát triển đến năm 2020 khoảng 356,15ha và 22.614 người.

+ Tại các cụm công nghiệp này chủ yếu bố trí các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường về hàng tiêu dùng và xuất khẩu như chế biến nông, lâm sản, chế biến chè xanh xuất khẩu, cà phê, thức ăn gia súc, chế biến gỗ ván sợi ép, sản xuất đường, bò thịt và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Phát triển các cụm công nghiệp tại các thị trấn:

+ Tại các thị trấn huyện lỵ sẽ hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ khoảng 18-20ha/1cụm, tại đây bố trí các xí nghiệp công nghiệp nhỏ với ngành nghề đa dạng, ưu tiên phát triển công nghệ sau thu hoạch (chế biến nông, lâm, thủy sản), công nghiệp vật liệu xây dựng truyền thống, cơ khí sửa chữa.

+ Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, các loại hình dịch vụ là ngành "tạo thị" thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

b. Ngành thương mại, dịch vụ - du lịch:

- Về thương mại:

+ Hình thành hệ thống chợ ở các thị xã, thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã, các xã. Phát triển vùng kinh tế thương mại cửa khẩu, xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại dịch vụ tại thị xã Bắc Kạn và thị xã Chợ Rã.

+ Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên thị trường đến năm 2010 đạt khoảng 1000 tỷ đồng.

+ Nâng tổng giá trị xuất khẩu từ 1,8 triệu USD năm 2000 lên 7 triệu USD vào năm 2010.

+ Hình thành hệ thống thương mại tỉnh: Đưa giá trị ngành dịch vụ chiếm 29,1% tổng GDP vào năm 2010, gắn sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

- Du lịch: Doanh thu du lịch đạt 100 tỷ đồng vào năm 2010.

Mạng lưới các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh: Trên địa bàn tỉnh hình thành các hệ thống tua du lịch (sinh thái, nhân văn).

+ Tuyến du lịch cảnh quan vùng hồ Ba Bể.

+ Tuyến du lịch đường bộ theo QL3, đặc biệt với 2 trung tâm: Chợ Mới, TT Phủ Thông và TT Vân Tùng.

+ Tuyến du lịch thị xã Bắc Kạn - Chợ Đồn theo đường 257, du lịch cảnh quan sinh thái rừng, du lịch di tích lịch sử vùng ATK.

+ Tại thị xã Bắc Kạn: Hình thành trung tâm du lịch tổng hợp gồm: Du lịch nhân văn, làng văn hóa, khu di tích lịch sử, khu sinh thái cảnh quan hồ Nặm Cắt, các hang động.

- Dịch vụ: đưa cơ cấu GDP ngành dịch vụ từ 8% năm 2000 lên 15% vào năm 2010.

c. Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

- Nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, xây dựng vùng vành đai thực phẩm, hoa, cây cảnh phục vụ cho các đô thị, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và đàn gia súc.

- Ngư nghiệp: Nuôi trồng thủy sản năm 2010 trên cơ sở diện tích 1400ha, hình thành trung tâm nuôi cá lớn kết hợp du lịch (hồ Ba Bể).

- Lâm nghiệp: Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn vào loại lớn nhất so với các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích tự nhiên). Hình thành các trung tâm nghề rừng tại các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, Na Rì. Đến 2010 trồng mới 46.100ha rừng phòng hộ kết hợp với kinh tế. Đưa độ che phủ của rừng từ 30% năm 2000 lên 40% năm 2005 và 60% năm 2010.

d. Các đầu mối hạ tầng quan trọng: đường sắt giao thông.

3.2. Phân vùng phát triển:

Căn cứ vào phân loại các vùng kinh tế địa lý tổng hợp của tỉnh Bắc Kạn, lấy yếu tố đô thị hạt nhân làm động lực phát triển của vùng cho thấy Bắc Kạn có thể chia ra làm 4 vùng lớn phát triển như sau:

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001- 2010, tỉnh Bắc Kạn được chia ra làm 4 vùng kinh tế lớn, đặc điểm các vùng này là phát triển theo các trục dọc QL3, vùng xung quanh thị xã Bắc Kạn và QL3B, QL279, các trục tỉnh lộ cụ thể là:

* Vùng I: Vùng kinh tế dọc trục QL3, bao gồm các huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn (có 1 thị xã, 2 thị trấn, 4 phường và 35 xã).

- Cơ cấu kinh tế vùng là: Công nghiệp - thương mại, dịch vụ, du lịch - nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phương hướng sản xuất vùng: Hình thành các khu công nghiệp tập trung, phát triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, kinh tế rừng, chăn nuôi bò sữa gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh tế du lịch.

- Diện tích tự nhiên: 1.286,68 km2

- Dân số: 100.679 người.

- Mật độ bình quân: 120 người/km2.

- Tỷ lệ đô thị hóa: 26%.

- Đô thị hạt nhân phát triển vùng: Thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, thị trấn Phủ Thông.

- Nhiệm vụ của vùng: Phát triển kinh tế gắn liền với an ninh quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của tỉnh.

* Vùng II: Vùng kinh tế phía Đông tỉnh trọn vẹn huyện Na Rì, gồm 1 thị trấn và 21 xã.

- Cơ cấu kinh tế vùng: Thương mại đối ngoại nông, lâm, công nghiệp - dịch vụ, du lịch.

- Phương hướng sản xuất chính: Thương mại cửa khẩu, trồng rừng, thâm canh lúa nước, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến lâm sản, phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất. Hình thành hệ thống dịch vụ du lịch, hình thành chuỗi đô thị dọc quốc lộ 3B trên tuyến đi Lạng Sơn.

- Diện tích tự nhiên: 864,5 km2.

- Dân số: 38.742 người.

- Mật độ bình quân: 45 người/km2.

- Tỷ lệ đô thị hóa: 9%.

- Đô thị hạt nhân phát triển vùng: Thị trấn Yến Lạc.

- Nhiệm vụ của vùng: Phát triển kinh tế gắn liền với an ninh quốc phòng là nhiệm vụ quan trọng chiến lược của tỉnh

* Vùng III: Vùng kinh tế phía Tây tỉnh trọn vẹn huyện Chợ Đồn có tổng số 1 thị trấn và 21 xã.

- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Dịch vụ, Du lịch - Nông - Lâm nghiệp.

- Phương hướng sản xuất chính: Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến nông lâm sản và công nghiệp phục vụ công nghiệp khai khoáng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch thăm quan di tích lịch sử cảnh quan, thâm canh lúa nước, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Diện tích tự nhiên: 912,93 km2.

- Dân số: 49.196 người.

- Mật độ bình quân: 54 người/km2.

- Tỷ lệ đô thị hóa: 12%.

- Đô thị hạt nhân phát triển vùng: Thị trấn Bằng Lũng, thị trấn Bản Thi.

- Nhiệm vụ của vùng: Phát triển kinh tế gắn liền với an ninh quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của tỉnh.

* Vùng IV: Vùng kinh tế phía Tây Bắc và Bắc tỉnh gồm các huyện Ba Bể, Pác Nặm và Ngân Sơn. Có tổng số 4 thị trấn và 35 xã.

- Cơ cấu kinh tế vùng: Du lịch - dịch vụ thương mại - lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.

- Phương hướng sản xuất chính: Phát triển du lịch cảnh quan hồ Ba Bể, du lịch sinh thái rừng, hang động hồ thác cảnh quan thiên nhiên. Phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và công nghiệp phục vụ du lịch.

- Diện tích tự nhiên: 1.796,1 km2.

- Dân số: 103.804 người.

- Mật độ bình quân: 58 người/km2.

- Tỷ lệ đô thị hóa: 11%.

- Đô thị hạt nhân phát triển vùng: Thị trấn Chợ Rã, thị trấn Vân Tùng, thị trấn Nà Phặc, thị trấn Bộc Bố và thị trấn Pù Mắt.

3.3. Dân số và lao động xã hội:

3.3.1. Dân số toàn tỉnh Bắc Kạn là:

- Hiện trạng 2003 là: 292.420 người.

- Tỷ lệ tăng bình quân là: 1,2%.

- Dự báo đến 2010 dân số toàn tỉnh là: 329.000 người.

- Dự báo đến 2020 dân số toàn tỉnh là: 466.000 người.

3.3.1. Lao động xã hội:

- Hiện trạng 2003: Tổng lao động xã hội là: 175.932 người.

- Dự kiến 2010: Tổng lao động xã hội là: 203.980 người.

- Dự kiến 2020: Tổng lao động xã hội là: 293.580 người.

Lao động dự kiến phân bố trong khu vực kinh tế, công nghiệp xây dựng năm 2010: 42,2%.

- Dịch vụ - du lịch: 29,1% (2010).

- Nông - lâm - ngư nghiệp: 28,7% (2010).

3.4. Phân bố dân cư:

Bảng dự báo dân số đô thị và dân số nông thôn tỉnh đến năm 2020:

TT

Tên đơn vị
Hành chính

Dân số chung (1000 người)

Dân số đô thị (1000 người)

Dân số nông thôn (1000 người)

2003

2010

2020

2003

2010

2020

2003

2010

2020

Tổng

292,812

329

466

50,1

97

209

247,836

232

257

1

TX Bắc Kạn

31

47

95

20

35

75

11

12

20

2

TX Chợ Rã

3

15

70

3

10

55

 

5

15

3

H. Ba Bể

44,91

46

54

 

6

9

47,91

40

45

4

H. Chợ Mới

37,576

40

51

3

5

10

34,576

35

41

5

H. Chợ Đồn

49,196

52

56

6

12

15

43,196

40

41

6

H. Na Rì

38,742

40

43

3,6

5

10

35,142

35

33

7

H. Bạch Thông

31,494

32

35

3,5

5

7

27,994

27

28

8

H. Ngân Sơn

29,418

30

32

9

15

22

23,418

15

10

9

H. Pác Nặm

26,476

27

30

2

4

6

24,6

23

24

3.5. Phân bố dân cư nông thôn - trung tâm cụm xã thị tứ:

3.6. Nhu cầu đất xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn:

3.6.1. Đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010 dự kiến: 1164ha

- Năm 2020 dự kiến: 2760ha

- Chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể xác định theo cấp loại đô thị.

3.6.2 Đất xây dựng khu dân cư nông thôn:

- Dự kiến đến năm 2010 là 3353 ha

- Dự kiến đến năm 2020 là 3554 ha

- Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị khoảng 120m2/người

- Chỉ tiêu sử dụng đất nông thôn khoảng 150m2/người

Bảng dự kiến cơ cấu sử dụng đất:

TT

Loại đất

ĐV

Hiện trạng

QH 2010

Dự báo 2020

 

Tổng

 

487.330,43

487.330,43

487.330,43

I

Đất nông nghiệp

ha

32.947,23

48.911

80,142

 

Tỷ lệ

%

6,8

10,05

16,5

1

Đất cây hàng năm

ha

24.533,87

 

 

2

Đất cây CN lâu năm

ha

3.235,58

 

 

3

Đất vườn

ha

3.923,27

 

 

4

Đất đồng cỏ

ha

621,11

 

 

5

Đất mặt nước NTTS

ha

633,4

 

 

II

Đất lâm nghiệp

ha

305.946,16

335.140

302.112

 

Tỷ lệ

%

62,8

68,7

62

1

Rừng sản xuất

ha

171.047,02

 

 

2

Rừng phòng hộ

ha

84.179,53

 

 

3

Rừng đặc dụng

ha

14.227,61

 

 

4

Rừng trồng

ha

36.481,88

 

 

III

Đất chuyên dụng

ha

9.824,18

63.142

72.865,5

 

Tỷ lệ

%

2

13

15

IV

Đất xây dựng

ha

4,127,68

4.571

6.341

 

Tỷ lệ

%

0,8

0,95

1,3

1

Đất đô thị

ha

969,68

1.164

2.760

2

Đất nông thôn

ha

3.158

3.353

3.554

V

Đất chưa sử dụng

ha

134.485,18

35566,43

25869,93

 

Tỷ lệ

%

27,7

7,3

5,2

3.7. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn:

3.7.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phát triển đô thị:

Bảng các chỉ tiêu kinh tế phát triển đô thị

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hiện trạng

Năm 2010

Năm 2020

1

Dân số tỉnh

1000 người

292,42

320

466

2

Quy mô dân số đô thị

1000 người

51,45

97

209

3

Tỷ lệ đô thị hóa

%

17

29

44

4

Đất xây dựng đô thị

Ha

969,68

1.164

2.760

5

Chỉ tiêu đất đô thị

m2/người

9

120

120

6

Số lượng đô thị

Đô thị

1

13

13

 

Đô thị cấp tỉnh

-

7

2

2

 

Đô thị cấp huyện (cũ, mới)

-

 

7

7

 

Đô thị chuyên ngành

-

1

4

4

7

Chỉ tiêu nhà ở trung bình

m2 sàn/ng

12

18-20

20-25

8

Chỉ tiêu cấp nước

1/ng/ng.đêm

-

 

 

9

Chỉ tiêu cấp điện

Kw/người

-

 

 

10

Tỷ lệ thoát nước

%

-

 

 

11

Chỉ tiêu điện thoại

Máy/100 dân

0,6

 

 

12

Chỉ tiêu cây xanh đô thị

m2/người

-

 

 

13

Chỉ tiêu đất giao thông

m2/người

-

 

 

3.7.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phát triển khu dân cư nông thôn:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hiện trạng

Năm 2010

Năm 2020

1

Quy mô dân số

người

242.320

232.000

257.000

2

Tỷ lệ so với toàn tỉnh

%

83

71

56

3

Quy mô Đất xây dựng

Ha

3.158

3.353

3.554

4

Chỉ tiêu Đất xây dựng

m2/người

 

150

150

5

Số lượng đơn vị hành chính

 

 

 

 

 

- Huyện

huyện

7

7

7

 

- Xã

112

112

112

6

Chỉ tiêu Đất ở

m2/người

90

100

100

7

Chỉ tiêu cấp nước

1/ng/ng.đêm

 

110

120

8

9

Chỉ tiêu cấp điện

Tỷ lệ thoát nước

Kw/người

%

 

280

330

10

Chỉ tiêu điện thoại

Máy/1000 dân

 

100

160

11

Chỉ tiêu Đất xây dựng công trình sản xuất

m2/người

 

25

30

3.7.3. Đất xây dựng đô thị bao gồm:

+ Đất dân dụng: 75-90m2/người.

- Đất ở: 50-60 m2/người.

- Đất công trình công cộng: 5-6m2/người.

- Đất cây xanh đô thị: 10-12m2/người

- Đất giao thông đô thị: 10-12m2/người.

+ Đất ngoài dân dụng 40-50m2/người.

- Đất XD công nghiệp: 5-10m2/người.

- Đất giao thông đối ngoại: 10-12m2/người.

- Đất chuyên dùng khác: 25-28m2/người

3.7.4. Đất xây dựng khu dân cư nông thôn:

- Đất ở: 90-120m2/người.

- Đất CTCC: 5-6m2/người.

- Đất giao thông: 6-8m2/người.

- Đất cây xanh: 3-4m2/người.

- Đất xây dựng công trình sản xuất, phục vụ sản xuất: 25-30m2/người.

4. Định hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn:

4.1. Lựa chọn hướng phát triển:

Đất phát triển các đô thị hạt nhân trọng điểm, tạo các thành phố, thị xã, trung tâm các vùng kinh tế trong tỉnh, giữ vai trò chỉ đạo và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trước mắt, cần tập trung xây dựng mới thị trấn huyện lỵ Pù Mắt, huyện Ba Bể để tạo điều kiện nâng cấp thị trấn Chợ Rã lên thị xã thuộc tỉnh. Có kế hoạch xây dựng nâng cấp thị xã Bắc Kạn lên đô thị loại III. Xây dựng hoàn chỉnh dần hệ thống đô thị từ cấp tỉnh đến cấp huyện làm động lực phát triển kinh tế toàn tỉnh.

4.2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020:

4.2.1. Quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh Bắc Kạn:

a. Ý tưởng tổ chức quy hoạch không gian lãnh thổ trong việc hình thành hệ thống đô thị tỉnh.

Nhìn toàn cục trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn được hình thành 3 loại đô thị như sau:

Các đô thị bám trục giao thông (phát triển trên trục QL3, QL3b, QL279 và các trục tỉnh lộ), các đô thị nằm trong khu vực ven hồ và các đô thị nằm trong khu khai thác (công nghiệp).

b. Hệ thống đô thị trung tâm cấp tỉnh: Dự kiến gồm 2 đô thị hạt nhân lớn là:

- Thị xã Bắc Kạn: được nâng cấp từ thị xã Bắc Kạn loại IV lên đô thị loại III, đô thị trung tâm cấp tỉnh.

- Thị xã Chợ Rã: được nâng cấp từ thị trấn Chợ Rã loại V lên đô thị loại IV, đô thị cấp tỉnh, hạt nhân của vùng Tây Bắc tỉnh.

Hai đô thị trên là 2 cực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Kạn.

* Vai trò thị xã Bắc Kạn:

Thị xã Bắc Kạn (đô thị loại III) là đô thị trung tâm tỉnh, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Kạn và là đô thị hạt nhân của vùng phía Nam tỉnh.

+ Tính chất: Là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Bắc Kạn và là trung tâm tổng hợp của tỉnh Bắc Kạn, có vị trí quốc phòng quan trọng.

+ Quy mô dân số đô thị:

- Dự kiến 2010: Nội thị: 3,5 vạn dân; ngoại thị: 1,1 vạn dân.

- Dự kiến 2020: Nội thị: 7,5 vạn dân; ngoại thị: 2 vạn dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 528,33ha.

- Năm 2020: 905,01ha.

+ Động lực phát triển đô thị:

- Xây dựng khu công nghiệp thị xã Bắc Kạn và khu Xuất Hóa chủ yếu là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bê tông đúc sẵn, xi măng, gạch tuynel, cơ khí sửa chữa, chế biến nông lâm sản, thực phẩm gia công sản xuất hàng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, xây dựng một số nhà máy chế biến chè, ván ép dăm (5000tấn/năm), may mặc, giầy da xuất khẩu, xí nghiệp phân bón NPK cao cấp, phân vi sinh, tổng diện tích: 140,15ha.

- Phát triển công nghiệp dịch vụ du lịch, hàng thủ công mỹ nghệ, phục vụ khách tham quan du lịch.

- Phát triển thương mại dịch vụ, tại thị xã xây dựng trung tâm thương mại lớn, siêu thị, hệ thống chợ trung tâm, xứng đáng là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh. Đặc biệt cần phát triển nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước tham quan.

* Vai trò thị xã Chợ Rã:

Thị xã Chợ Rã (đô thị loại IV) là đô thị hạt nhân, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn.

+ Tính chất: Là trung tâm du lịch - dịch vụ, thương mại của tỉnh, đồng thời là trung tâm vùng Tây Bắc tỉnh.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 1,5 vạn dân, trong đó: Nội thị 1,0 vạn dân, ngoại thị 0,5 vạn dân.

- Dự kiến 2020: 7 vạn dân, trong đó: Nội thị 5,5 vạn dân, ngoại thị 1,5 vạn dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 180ha.

- Năm 2020: 660ha

+ Động lực phát triển đô thị: Trung tâm du lịch - dịch vụ thương mại của tỉnh, công nghiệp phục vụ du lịch và công nghiệp chế biến nông sản.

c. Vai trò, tính chất, quy mô của các đô thị hiện có:

* Vai trò thị trấn Chợ Mới:

Thị trấn Chợ Mới (đô thị loại V) là đô thị hạt nhân, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Chợ Mới (phía Nam tỉnh).

+ Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Chợ Mới.

+ Quy mô dân số:

Dự kiến 2010: 0,5 vạn dân.

 

Dự kiến 2020: 1 vạn dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

Năm 2010: 80ha.

 

Năm 2020: 150ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Thương mại - dịch vụ du lịch và công nghiệp.

* Vai trò thị trấn Bằng Lũng:

Thị trấn Bằng Lũng (đô thị loại V) là đô thị hạt nhân, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Chợ Đồn).

+ Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Chợ Đồn.

+ Quy mô dân số:

Dự kiến 2010: 0,8 vạn dân.

 

Dự kiến 2020: 1 vạn dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

Năm 2010: 90ha.

 

Năm 2020: 100ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và du lịch dịch vụ thương mại.

* Vai trò thị trấn Yến Lạc:

Thị trấn Yến Lạc (đô thị loại V) là đô thị hạt nhân, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Na Rì.

+ Tính chất: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Na Rì.

+ Quy mô dân số:

Dự kiến 2010: 0,5 vạn dân.

 

Dự kiến 2020: 1 vạn dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 80ha.

 

- Năm 2020: 150ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Kinh tế thương mại đối ngoại du khách dịch vụ thương mại và công nghiệp chế biến nông lâm sản.

* Vai trò thị trấn Phủ Thông:

+ Thị trấn Phủ Thông (đô thị loại V) là đô thị hạt nhân, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Bạch Thông.

+ Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Bạch Thông.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 0,5 vạn dân.

 

- Dự kiến 2020: 0,7 vạn dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 75ha.

 

- Năm 2020: 100ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Du lịch dịch vụ thương mại và công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp.

* Vai trò thị trấn Vân Tùng:

Thị trấn Vân Tùng (đô thị loại V) là đô thị hạt nhân vùng IV, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng IV và huyện Ngân Sơn.

+ Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Ngân Sơn.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 0,4 vạn dân.

 

- Dự kiến 2020: 0,7 vạn dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 75ha.

 

- Năm 2020: 100ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Du lịch - thương mại dịch vụ, công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp.

* Vai trò thị trấn Bộc Bố:

Thị trấn Bộc Bố (đô thị loại V) là đô thị hạt nhân vùng IV, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng IV và huyện Pác Nặm.

+ Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 0,4 vạn dân.

 

- Dự kiến 2020: 0,6 vạn dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 60ha.

 

- Năm 2020: 90ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Lâm nghiệp, kinh tế vườn, thương mại dịch vụ và công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp.

* Vai trò thị trấn Nà Phặc:

Thị trấn Nà Phặc (đô thị loại V) là đô thị hạt nhân vùng IV, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng IV.

+ Tính chất: Là thị trấn trực thuộc huyện trung tâm tiểu vùng phía Nam huyện Ngân Sơn.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 7.000 dân

 

- Dự kiến 2020: 10.000 dân

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 90ha.

 

- Năm 2020: 150ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Thương mại dịch vụ công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

d. Các đô thị mới dự kiến:

* Vai trò thị trấn Chu Hương tại Pù Mắt, huyện Ba Bể:

Thị trấn Chu Hương (đô thị loại V) dự kiến là thị trấn huyện lỵ Ba Bể (thay cho thị trấn cũ Chợ Rã), có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Ba Bể.

+ Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại dịch vụ của huyện Ba Bể.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 2.000 dân.

 

- Dự kiến 2020: 5.000 dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 30ha.

 

- Năm 2020: 75ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Thương mại dịch vụ công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp.

* Vai trò thị trấn Đồn Đèn, huyện Ba Bể:

Thị trấn Đồn Đèn (đô thị loại V), là thị trấn du lịch nghỉ dưỡng trên vùng núi cao, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Ba Bể.

+ Tính chất: Là thị trấn du lịch nghỉ ngơi an dưỡng kết hợp sân Golf trên núi cao gắn liền với trung tâm du lịch Chợ Rã (Ba Bể).

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 2.000 dân.

 

- Dự kiến 2020: 4.000 dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 30ha.

 

- Năm 2020: 80ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: du lịch nghỉ ngơi an dưỡng sinh thái rừng, thương mại dịch vụ.

* Vai trò thị trấn Bản Thi, huyện Chợ Đồn:

Thị trấn Bản Thi (đô thị loại V) là thị trấn trực thuộc huyện, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Chợ Đồn.

+ Tính chất: Là thị trấn công nghiệp khai thác, trung tâm, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của huyện Chợ Đồn.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 2.000 dân.

 

- Dự kiến 2020: 5.000 dân.

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 30ha.

 

- Năm 2020: 75ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Công nghiệp khai khoáng và thương mại dịch vụ.

* Vai trò thị trấn Bằng Vân, huyện Ngân Sơn:

Thị trấn Bằng Vân (đô thị loại V), là thị trấn trực thuộc huyện, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Ngân Sơn.

+ Tính chất: Là trung tâm, kinh tế, văn hóa, thương mại - dịch vụ, là đô thị cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 1.500 dân

 

- Dự kiến 2020: 5.000 dân

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 25ha.

 

- Năm 2020: 75ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Phát triển thương mại dịch vụ.

* Vai trò thị trấn Sáu Hai, huyện Chợ Mới:

Thị trấn Sáu Hai (đô thị loại V), là thị trấn khu vực trực thuộc huyện Chợ Mới, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Chợ Mới.

+ Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại - dịch vụ, là đô thị cửa ngõ phía Bắc của huyện Chợ Mới.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 2.000 dân

 

- Dự kiến 2020: 5.000 dân

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 25ha.

 

- Năm 2020: 50ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Phát triển thương mại dịch vụ.

* Vai trò thị trấn Cư Lễ:

Thị trấn Cư Lễ (đô thị loại V), là thị trấn trực thuộc huyện, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng huyện Na Rì.

+ Tính chất: là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại - dịch vụ, là đô thị cửa ngõ phía Bắc của huyện Na Rì.

+ Quy mô dân số:

- Dự kiến 2010: 1.500 dân

 

- Dự kiến 2020: 3.000 dân

+ Quy mô đất xây dựng đô thị:

- Năm 2010: 20ha.

 

- Năm 2020: 40ha.

 

 

 

+ Động lực phát triển đô thị: Phát triển thương mại dịch vụ.

e. Tổ chức khu dân cư nông thôn: Bao gồm cấp thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã:

+ Thị tứ:

- Tính chất: là điểm dân cư nông thôn được xây dựng tập trung cao, có kinh tế ngành nghề phát triển khá đa dạng, là giai đoạn phát triển cao nhất trong các loại hình dân cư nông thôn: Là cơ sở tiền đề để phát triển thành thị trấn, đô thị sau này. Quy mô trung bình thị tứ miền núi: 1500 - 2000 dân.

- Đặc điểm sản xuất, lao động: Dân cư sống theo nghề bán nông, bán thương (vừa làm nông nghiệp, vừa buôn bán dịch vụ, vừa sản xuất tiểu thủ công nghiệp).

- Thị tứ có chợ lớn, có trung tâm thương mại nhỏ. Có lối sống theo đô thị hóa, nhưng ở mức thấp.

+ Trung tâm cụm xã:

- Tính chất: Là trung tâm tiểu vùng, phục vụ chung cho 1 cụm xã (3-4 xã). Tại đây, xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân cư trong vùng, như: các trạm trại sản xuất giống, trạm cơ khí sửa chữa, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, quỹ tín dụng, bưu điện, các trường học PTTH-trường nội trú, phòng khám y tế, chợ chung cho cụm xã.

+ Trung tâm cụm xã có thể là trung tâm của 1 xã lớn hoặc xây dựng 1 TTCX mới ở vị trí giao thông thuận lợi phục vụ cho 1 cụm xã.

+ Trung tâm xã:

- Tính chất: Là hạt nhân trung tâm, tập trung mọi hoạt động phát triển xã.

- Tại trung tâm xã, xây dựng các trung tâm chức năng như: Trung tâm hành chính xã (UBND xã, Đảng ủy xã, các đoàn thể), Trung tâm văn hóa lễ hội, tín ngưỡng (đình, chùa, miếu, đền thờ, nhà văn hóa xã,...), Trung tâm giáo dục (các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo), Trung tâm cây xanh, TDTT, Trung tâm thương mại, dịch vụ (chợ xã, các cửa hàng dịch vụ bán lẻ), Trung tâm phục vụ sản xuất (Trụ sở HTX, trạm khuyến nông, khuyến lâm).

4.2.2. Hệ thống các thị tứ và các trung tâm cụm xã: Tổng số 15 thị tứ:

● Các thị tứ hiện có: 3 thị tứ

1. Thị tứ Phương Viên, huyện Chợ Đồn.

2. Thị tứ Nam Cường (Cốc Lùng), huyện Chợ Đồn.

3. Thị tứ Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông.

● Các thị tứ dự kiến: 12 thị tứ

- Đến năm 2010 có 5 thị tứ:

1. Thị tứ Thanh Bình, huyện Chợ Mới.

2. Thị tứ Quảng Khê, huyện Ba Bể.

3. Thị tứ Cường Lợi, huyện Na Rì.

4. Thị tứ Khang Ninh, huyện Ba Bể.

5. Thị tứ Cao Kỳ, huyện Chợ Mới.

- Đến 2020 có thêm 7 thị tứ:

6. Thị tứ Hảo Nghĩa, huyện Na Rì.

7. Thị tứ Côn Minh, huyện Na Rì.

8. Thị tứ Thuần Mang, huyện Ngân Sơn.

9. Thị tứ Hà Hiệu, huyện Ba Bể.

10. Thị tứ Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn.

11. Thị tứ Nghiên Loan, huyện Pác Nặm.

12. Thị tứ Tân An, huyện Na Rì.

● Các trung tâm cụm xã: 19 TTCX:

1. Trung tâm cụm xã Lam Sơn: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Lạng San, Kim Hỷ, Lương Thượng, Ân Tình, Lương Thành - huyện Na Rì.

2. Trung tâm cụm xã Sỹ Bình: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Sỹ Bình, Vũ Muộn, Cao Sơn - huyện Bạch Thông.

3. Trung tâm cụm xã Lục Bình: Trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội cụm: Lục Bình, Hà Vị, Tú Trĩ - huyện Bạch Thông.

4. Trung tâm cụm xã Yên Hân: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Yên Hân, Yên Cư, Bình Văn - huyện Chợ Mới

5. Trung tâm cụm xã Xuân Dương: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Xuân Dương, Dương Sơn, Đổng Xá, Liêm Thủy - huyện Na Rì.

6. Trung tâm cụm xã Thanh Mai: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp - huyện Chợ Mới.

7. Trung tâm cụm xã Yên Nhuận: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Yên Nhuận, Yên Mỹ, Phong Huân - huyện Chợ Đồn.

8. Trung tâm cụm xã Yên Thịnh: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Yên Thịnh, Yên Thượng, Bản Thi - huyện Chợ Đồn.

9. Trung tâm xã Thượng Quan: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn.

10. Trung tâm cụm xã Đồng Lạc: Trung tâm kinh tế văn hóa, xã hội cụm: Xuân Lạc, Đồng Lạc, Nam Cường, Tân Lập, Quảng Bạch - huyện Chợ Đồn.

11. Trung tâm cụm xã Yến Dương: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm Yến Dương, Địa Linh - huyện Ba Bể.

12. Trung tâm cụm xã Nghĩa Tá: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Dương Bằng,- Nghĩa Tá, Bình Trung - huyện Chợ Đồn.

13. Trung tâm cụm xã Bản Trạng: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Cốc Đán, Thượng Ân - huyện Ngân Sơn.

14. Trung tâm cụm xã Cao Tân: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Cao Tân, Cao Thượng, Cổ Linh - huyện Pác Nặm.

15. Trung tâm cụm xã Đông Viên: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Đông Viên, Đồng Phúc, Rã Bản - huyện Chợ Đồn.

16. Trung tâm cụm xã Quang Thuận: Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội cụm: Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong - huyện Bạch Thông.

17. Trung tâm cụm xã Bình Trung - huyện Chợ Đồn.

18. Trung tâm cụm xã Xuân La - huyện Pác Nặm.

19. Trung tâm cụm xã Cao Thượng - huyện Ba Bể.

- Dân số đô thị :

- Năm 2010: 9,7 vạn người.

 

- Năm 2020: 20,9 vạn người

- Toàn tỉnh:

- Năm 2010: 32,9 vạn người.

 

- Năm 2020: 46,6 vạn người.

Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh:

- Năm 2010: chiếm 29%.

 

- Năm 2020: chiếm 44%.

 

 

 

 

Các loại mô hình đô thị tỉnh Bắc Kạn: Có thể chia làm 2 loại mô hình đô thị đặc trưng như sau:

Loại mô hình đô thị công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ bám theo trục đô thị hóa.

Loại mô hình đô thị ven hồ (phát triển kinh tế vận tải, du lịch, thủy sản).

4.3. Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan:

Trên cơ sở Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg ngày 03/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển KTVN đến 2010 nghiên cứu hình thành định hướng kiến trúc cảnh quan toàn tỉnh nhưng cần mang bản sắc riêng của một đô thị miền núi.

5. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng:

5.1. Giao thông:

5.1.1. Đường bộ:

Theo báo cáo của Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải, quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ ở tỉnh Bắc Kạn như sau:

a. Trục dọc: Gồm QL3A, QL3B nối liền 5 tỉnh thành: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hà Nội là trục chính quan trọng nhất của hệ thống đường bộ vùng Đông Bắc.

b. Trục ngang: Bao gồm các đường vành đai biên giới phía Bắc:

- Vành đai 1: Đường QL4 qua các tỉnh phía Bắc và phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu để hình thành một hành lang thống nhất từ Lai Châu tới Móng Cái.

- Vành đai 2: Đường QL279 nối liền các tỉnh vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc thông qua tỉnh Bắc Kạn.

- Vành đai 3: Đường QL37 qua phía Nam tỉnh Bắc Kạn nối từ Xồm Lồm (Sơn La) sang Chí Linh (Hải Dương).

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều trục giao thông đường bộ quan trọng chạy qua.

- Đường QL3 nối trực tiếp thị xã Cao Bằng với thị xã Bắc Kạn qua Thành phố Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội và tới các thành phố đồng bằng Bắc Bộ, đây là trục hành lang Bắc Nam.

- Đường QL279 nối cửa khẩu Tây Trang qua các tỉnh Tây Bắc tới tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Đường QL3B nối Thành phố Lạng Sơn với tỉnh Bắc Kạn.

5.1.2. Quy hoạch mạng lưới giao thông tỉnh Bắc Kạn:

a. Hệ thống đường tỉnh:

* Tỉnh lộ 257: Là trục giao thông phát triển theo hướng Đông Tây, từ thị xã Bắc Kạn đến thị xã Chợ Đồn dài 44km cần cải tạo mở rộng nâng cấp thành đường cấp III, bê tông nhựa 100%, đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa, hành khách và tham quan du lịch tốt nhất.

* Tỉnh lộ 254: Từ Chợ Rã đi Chợ Đồn, Định Hóa đến quốc lộ 3, cần cải tạo mở rộng đoạn trong tỉnh dài 70km, theo tiêu chuẩn đường cấp III, có chiều rộng nền đường là 9m, bề rộng mặt là 7m, kết cấu mặt đường nhựa 100%.

* Tỉnh lộ 255: Từ Chợ Đồn đi Chiêm Hóa, đoạn trong tỉnh dài 25km, cải tạo, mở rộng nền đường là 9m, bề rộng mặt là 5,5m, kết cấu mặt đường nhựa 100%.

* Tỉnh lộ 258A: Từ Phủ Thông đi Chợ Rã, dài 40km, theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, có chiều rộng nền đường 9m, bề mặt 7m, kết cấu mặt nhựa 100%.

* Tỉnh lộ 258B: Từ ngã tư Chợ Rã đi Bộc Bố dài 28km, theo tiêu chuẩn cấp III miền núi, có chiều rộng nền đường 9m, bề mặt 7m, kết cấu mặt nhựa 100%.

* Tỉnh lộ 209: Từ ngã 3 Bản Chang (Đường Hồ Chí Minh) đi Thạch An, Tràng Định, dài 28km có chiều rộng nền đường là 7m, bề rộng mặt là 5m, kết cấu mặt đường nhựa 100%.

* Tỉnh lộ 212: Từ ngã 3 đường quốc lộ 279 đi Bắc Mê, đoạn trong tỉnh dài 28km cải tạo mở rộng nền đường là 7m, bề rộng mặt là 5m, kết cấu mặt đường nhựa 100%.

b. Hệ thống đường huyện: Tập trung nâng cấp nhựa hóa mặt đường, nâng mức trọng tải để đảm bảo nhu cầu lưu thông đối nội, đối ngoại theo quy hoạch, xây dựng hệ thống đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi.

c. Hệ thống bãi xe:

- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể hệ thống bến xe tỉnh Bắc Kạn gồm 8 bến được phân bố đều trong địa bàn tỉnh cần nâng cấp thành các bến xe hiện đại để đảm bảo nhu cầu đi lại và giúp việc quản lý ngày càng văn minh.

- Lập lại trật tự các bến bãi đường sông phục vụ việc vận chuyển đường thủy trên sông Cầu và sông Năng.

- Đường sắt: Dự kiến phát triển mạng đường sắt từ Quán Triều - Thái Nguyên đến Thanh Bình - Chợ Mới phục vụ cho khu công nghiệp Thanh Bình.

5.1.3. Định hướng phát triển giao thông đô thị và nông thôn:

a. Giao thông đô thị: Các đô thị trong tỉnh tuy có quy mô không lớn song cần phải tổ chức hợp lý và hoàn chỉnh những vấn đề lớn sau:

- Dành đủ đất đai xây dựng các công trình giao thông đầu mối, mạng lưới đường phố và giao thông tĩnh đảm bảo tỉ lệ đất giao thông hợp lý.

- Hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới đường đô thị:

+ Tại các khu đô thị cũ phân loại và tổ chức hợp lý.

+ Tại các khu đô thị mới đảm bảo mật độ lưới đường hợp lý và xây dựng đồng bộ với mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Các công trình giao thông vận tải đi qua đô thị phải quy hoạch hợp lý không giao cắt, đảm bảo an toàn, cụ thể là:

* Các đô thị lớn là thị xã Bắc Kạn và thị xã Chợ Rã, dự kiến quy mô các tuyến rộng như sau:

+ Đường trục chính đô thị rộng từ 40 ÷ 45m.

+ Đường liên khu vực rộng từ 27 ÷ 30m.

+ Đường khu vực rộng 22 ÷ 27m.

+ Đường trục chính huyện rộng từ 30 ÷ 40m.

+ Đường liên khu vực rộng từ 21 ÷ 24m.

+ Đường khu vực rộng từ 19 ÷ 22m.

* Tỷ lệ đạt giao thông trong các đô thị:

+ Đối với các thị xã từ 22% ÷ 28%.

+ Đối với thị trấn huyện 16% ÷ 18%.

* Bến xe, bãi đỗ xe:

Xây dựng các bến xe, bãi đỗ xe, phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân các đô thị trong vùng. Phát triển mở rộng xây dựng quy mô bến xe, bãi đỗ xe tĩnh tại các khu vực phường xã, tại các trung tâm cụm xã trọng điểm, theo các mức độ chiến lược quy hoạch xây dựng chung của tỉnh.

- Tại đô thị thị xã Bắc Kạn, cần xây dựng 2 bến xe đối ngoại diện tích khoảng 1,5-2 ha.

- Tại các thị trấn huyện lỵ, cần xây dựng một bến xe diện tích khoảng 0,8-1,0 ha.

* Hệ thống cầu, cống:

- Cầu: Dự kiến trên toàn tuyến quốc lộ và tỉnh lộ có khoảng 80 chiếc cầu với tổng chiều dài 2.400m, trong những năm tới cần cải tạo lại những chiếc cầu đã xuống cấp.

- Cống: Trên toàn tuyến quốc lộ, tỉnh lộ có khoảng 515 cái cống, trong đó khoảng 45% cái không sử dụng được nữa, cần được duy tu cải tạo.

b) Giao thông nông thôn:

- Đường giao thông nông thôn tại các huyện, xã xây dựng mặt đường cứng đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V. Mật độ mạng lưới đường đạt 15km/km2.

- Tại các thị tứ, trung tâm cụm xã trọng điểm, xây dựng các bãi đỗ xe diện tích khoảng 0,3-0,5ha.

TT

Tên đường

Điểm đầu

Điểm cuối

Cấp đường

Chiều dài (km)

Bề rộng (m)

Kết cấu mặt đường

Nền đường

Mặt đường

Đường BT nhựa (km)

Đá răm (km)

Đường cấp phối (km)

A

Quốc lộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Quốc lộ 3A

TT Chợ Mới (ranh giới Thái Nguyên với Bắc Kạn)

TT Bằng Vân (ranh giới Bắc Kạn với Cao Băng)

III - IV

125

9

7

125

 

 

2

Quốc lộ 279

TTCX Cư Lễ (ranh giới Bắc Kạn với Lạng Sơn)

Ranh giới Bắc Kạn với Tuyên Quang

III - IV

98

9

7

98

 

 

3

Quốc lộ 3B

Ngã ba Thác Giềng

Ranh giới Bắc Kạn với Lạng Sơn

III - IV

57

9

7

57

 

 

4

Đường HCM

Chợ Mới

Ngân Sơn

III - IV

121

9

7

121

 

 

Cộng

 

 

 

401

 

 

401

 

 

B

Tỉnh lộ nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỉnh lộ 254

Thị xã Chợ Rã

Ranh giới H.Chợ Đồn- Định Hóa

IV-III

70

9

7

70

 

 

2

Tỉnh lộ 255

Chợ Đồn

Tuyên Quang

IV-III

25

9

7

25

 

 

3

Tỉnh lộ 257

Thị xã Bắc Kạn

TT Bằng Lũng

IV-III

44

9

7

44

 

 

4

Tỉnh lộ 258A

Thị trấn huyện lỵ Phủ Thông

Thị xã Chợ Rã

IV

54

7,5

6

54

 

 

5

Tỉnh lộ 258B

Thị xã Chợ Rã

Thị trấn Bộc Bố

IV

27

7,5

6

27

 

 

6

Tỉnh lộ 212

Nà Phặc

Đèo Colia

IV

28

7,5

6

28

 

 

7

Tỉnh lộ 110

Nông Hạ, Thanh Mai - Chợ Mới

Yên Mỹ - Chợ Đồn

IV-V

30

6,5-7,5

3,5-5,5

30

 

 

Tổng cộng

 

 

 

278

 

 

278

 

 

C

Đường huyện

 

 

 

1000

 

 

500

 

500

Tổng (A+B+C)

 

 

 

1.679

 

 

1.179

 

500

5.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:

Xác định cao độ xây dựng phù hợp với đặc điểm địa hình tự nhiên của từng vùng và tránh được thiên tai.

a. Nền:

1. Không bị úng ngập, khối lượng đào đất ít nhất.

2. Tôn trọng các khu vực đã có mật độ xây dựng cao. Là một tỉnh miền núi vì vậy phải tôn trọng địa hình tự nhiên. Chỉ san nền mặt bằng lớn khi thật cần thiết. Đối với khu vực có độ dốc i > 10% chọn giải pháp san giật cấp.

3. Khi xây dựng trên nền trũng, cao độ xây dựng phải lớn hơn cao độ ngập lụt của các sông có ảnh hưởng trực tiếp đến đô thị đó:

+ Bố trí dàn dựng phải lớn hơn cốt ngập úng với tần suất P = 5.

+ Bố trí công nghiệp: Phải cao hơn cốt ngập úng với tần suất P = 1, hoặc P = 2, phụ thuộc vào công trình công nghiệp và cấp đô thị.

b. Hệ thống thoát:

Thoát nước áp dụng hệ thống thoát nước theo chế độ tự chảy.

- Đối với thị xã Bắc Kạn chọn giải pháp thoát nước nửa riêng.

- Đối với các thị trấn, huyện lỵ trước 2020 chọn giải pháp thoát nước chung.

+ Hướng thoát nước: Ra các sông, suối đi qua điểm đô thị.

+ Kết cấu: Tùy cụ thể từng điểm đô thị chọn kết cấu cống BTCT hoặc mương xây có nắp đan hoặc mương xây hở.

+ Tiêu chuẩn: Đối với thị xã Bắc Kạn và các thị xã dự kiến 100m/ha xây dựng đối với thị trấn, thị tứ đạt 60-70m/ha xây dựng. Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng hoàn chỉnh: Tuyến cống, kỹ thuật, cửa xả.

5.3. Cấp điện:

- Chỉ tiêu cấp điện tính theo từng loại đô thị theo quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng ban hành năm 1996. Cụ thể:

TT

Danh mục

Đợt đầu

Tương lai

Ghi chú

1

Đô thị loại 3

280

330

 

2

Đô thị loại 4

170

330

 

3

Đô thị loại 5

100

230

 

4

Thị tứ TT cụm xã

80

150

 

5

Nông thôn

50

100

 

- Công trình công cộng:

Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng lấy 20-30% phụ tải sinh hoạt.

- Công nghiệp:

Chỉ tiêu cấp điện cho công nghiệp được tính như sau:

Đối với các nhà máy xí nghiệp sẽ lấy theo công suất yêu cầu, các khu công nghiệp tập trung sẽ lấy theo tiêu chuẩn 200-205KW/ha.

Phụ tải điện của tỉnh Bắc Kạn được tính toán trên cơ sở phụ tải của thị xã, thị trấn, thị tứ và nông thôn.

Phụ tải điện của tỉnh Bắc Kạn gồm 3 loại:

+ Phụ tải sinh hoạt.

+ Phụ tải công cộng.

+ Phụ tải công nghiệp.

- Tổng phụ tải đến năm 2020:

Đợt đầu: 65.998Kw.

 

Tương lai: 127.370Kw.

- Nguồn cung cấp điện cho tỉnh Bắc Kạn là lưới điện quốc gia với hệ thống dây và trạm 110KV - 220KV.

5.4. Cấp nước:

Chỉ tiêu cấp nước tính theo từng loại đô thị:

* Thị xã Bắc Kạn:

+ Nước sinh hoạt:

Giai đoạn I: đến năm 2010 là 110lít/ng/ngày đêm,

 

Giai đoạn II: đến năm 2020 là 120lít/ng/ngày đêm.

+ Tỷ lệ cấp nước: Giai đoạn I là 85%, giai đoạn 2 là 85%.

+ Cấp nước cho công nghiệp: 20%Qsh

+ Cấp nước cho công trình công cộng: 20%Qsh.

+ Cấp nước tưới cây rửa đường: 10%Qsh.

+ Nước dự phòng rò rỉ: 5% SQ

* Các thị trấn:

Chỉ tiêu cấp nước cho các thị trấn được tính toán như sau:

+ Nước sinh hoạt: Đến năm 2010 là 80lít/ng/ngày đêm. Đến 2020 là 100lít/ng/ngày đêm.

+ Tỷ lệ cấp nước: 2010 là 80%, 2020 là 85%.

+ Cấp nước cho tiểu thủ công nghiệp: 10%Qsh.

+ Cấp nước cho công trình công cộng: 15%Qsh.

+ Nước dự phòng rò rỉ: 5% SQ

* Các thị tứ:

+ Nước sinh hoạt: Đến năm 2010 là 80lít/ng/ngày/đêm. Đến 2020 là 100/lít/ng/ngày đêm.

* Các trung tâm cụm xã: Nước sinh hoạt: 60lít/người/ngày đêm.

* Dân cư nông thôn: Nước sinh hoạt: 60lít/người/ngày đêm

- Khai thác bảo vệ nguồn nước sông, suối, hồ để cung cấp các nhu cầu dân dụng và công nghiệp.

Tổng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và công nghiệp:

Khoảng

45.430m3/ngày đêm đến 2010.

 

71.400m3/ngày đêm đến 2020.

5.5. Thoát nước bẩn và VSMT:

* Hướng giải quyết chất thải đến năm 2010:

a. Nước thải sinh hoạt:

+ Thị xã Bắc Kạn: Xây dựng hệ thống cống riêng một cửa bao gồm: Cống bao, trạm bơm và trạm làm sạch nước bẩn (đây là nội dung kỹ thuật của dự án thoát nước và VSMT thị xã Bắc Kạn giai đoạn đợt đầu đến năm 2010 đã được tỉnh phê duyệt).

+ Trung tâm thị xã Chợ Rã: Là đô thị mới được nâng cấp từ thị trấn Chợ Rã hiện nay, đợt đầu cải tạo và xây dựng mới mạng lưới cống chung hiện có, tiến tới một hệ thống cống chung hoàn chỉnh. Dùng hồ sinh học để làm sạch nước bẩn tự nhiên.

+ Các thị trấn, thị tứ: Vận động dân xây bể tự hoại, xí thấm dội nước để xử lý nước bẩn hợp vệ sinh, sau đó chảy vào cống nước mưa, rãnh đất và chỗ trũng, sử dụng các vùng đất trũng làm hồ để làm sạch nước bẩn tự nhiên.

+ Biện pháp và chính sách thực hiện: Vận động, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và hỗ trợ một phần kinh phí cho hộ dân nghèo để xây dựng bể tự hoại.

+ Nước bẩn công nghiệp: Nhà máy, xí nghiệp có nước thải bẩn và độc hại phải xử lý riêng đạt yêu cầu vệ sinh cho phép.

b. Chất thải rắn:

+ Thị xã Bắc Kạn: Chôn lấp ở bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại thôn Nam Cao, xã Huyền Tụng diện tích 15ha và Xuất Hóa 5ha.

+ Thị xã Chợ Rã và các thị trấn khác: Sử dụng bãi đổ hiện có, ở mỗi đô thị cần lập dự án cho các bãi đổ chất thải rắn như mục đích đã đề xuất.

c. Nghĩa trang:

Sử dụng nghĩa trang hiện có đến khi chật chỗ, lập dự án mở rộng thêm hoặc đề xuất vị trí mới có quy mô như phần định hướng đã đề xuất.

d. Bảo vệ cảnh quan môi trường.

* Đến năm 2020:

- Nước thải sinh hoạt và Công nghiệp được xử lý 100% trước khi xả ra môi trường.

- Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp xây dựng nghĩa địa, chôn cất tập trung.

6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2010:

6.1. Các chỉ tiêu xây dựng đợt đầu hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010:

+ Dân số: 320.000 người.

+ Chỉ tiêu nhà ở trung bình: 15m2 sàn/người.

+ Cây xanh đô thị: 10 - 12m2/người

+ Chỉ tiêu cấp nước :

- Đô thị : 120 lít/người/ngày.

 

- Nông thôn: 60-80 lít/người/ngày.

+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:

- Đô thị: 300w/ng.

 

- Nông thôn: 100w/ng.

 

 

 

+ Tỷ lệ thoát nước đô thị: 80%.

+ Tỷ lệ thoát nước đô thị được xử lý: 80%.

+ Tỷ lệ đất giao thông đô thị: 8-12%.

+ Điện thoại đô thị: 18-20 máy/1000 dân.

6.2. Các chương trình dự án ưu tiên:

6.2.1. Các mục tiêu ưu tiên đầu tư:

+ Ưu tiên đầu tư cho dự án tái định cư đô thị và tái định cư nông thôn.

+ Bảo vệ môi trường tự nhiên, hạn chế tác động xấu của dự án công nghiệp đến môi trường và lối sống người dân đô thị và người dân nông thôn.

6.2.2. Các chương trình dự án ưu tiên đầu tư:

a. Các dự án quy hoạch:

+ QH khu dân cư mở rộng trung tâm Chợ Rã, huyện Ba Bể.

+ QH chi tiết xây dựng 3 thôn: Bò Lù, Cốc Tộc, Pác Ngòi - huyện Ba Bể.

+ Điều chỉnh quy hoạch trung tâm Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn.

+. Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Bắc Kạn giai đoạn 2003-2020.

+ QH chi tiết sân vận động thị xã cũ.

+ QH khu đô thị mới phía Nam sau tháp ăng ten truyền hình tỉnh.

+ QH chi tiết khu Bắc Sông cầu.

b. Dự án xây dựng công cộng: Dự án Nhà văn hóa tỉnh.

c. Chương trình phát triển công nghiệp:

- Lập các dự án xây dựng và hình thành một số khu công nghiệp tập trung tại các đô thị như: thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới và thị trấn Chợ Đồn.

- Lập dự án thí điểm xây dựng khu chế biến nông sản, thực phẩm tại các thị trấn.

d. Chương trình phát triển mạng lưới du lịch Hồ Ba Bể:

- Dự án nâng cấp khu di tích lịch sử an toàn khu, xây dựng trung tâm thương mại lớn, chợ đầu mối ở các thị xã thị trấn tương xứng vai trò của đô thị.

- Phát triển hệ thống du lịch: Điểm di tích an toàn khu, khu du lịch hồ Ba Bể, khu du lịch Nà Khoang và khu nghỉ mát thị trấn Đồn Đèn.

e. Chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu dân cư nông thôn:

* Giao thông:

- Xây dựng đường vành đai Đông Tây (QL279), chiều dài 88km.

- Xây dựng thông tuyến và hoàn chỉnh một số đường tỉnh lộ, huyện lộ còn đang dang dở hiện nay.

- Xây dựng cải tạo nâng cấp Quốc lộ 3 thành tuyến đường Hồ Chí Minh, chiều dài 125km.

* Cấp nước:

- Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường thị xã Bắc Kạn.

- Cấp nước vệ sinh môi trường thị trấn các huyện.

* Bảo vệ môi trường:

- Tiếp tục thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

- Lập kế hoạch bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng Ba Bể, Na Rì, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.

- Thực hiện các chương trình của Nhà nước đề ra như chương trình 135, chương trình 1 triệu ha rừng.

7. Chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020.

7.1. Tăng cường hiệu lực bộ máy quản lý đô thị, nông thôn, đổi mới cơ chế và chính sách phát triển đô thị:

Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý đô thị các cấp theo Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, hướng sự hoạt động của chính quyền đô thị vào việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là quản lý Nhà nước theo lãnh thổ trên cơ sở sử dụng có hiệu quả ba công cụ chủ yếu là quy hoạch, pháp luật và kế hoạch vĩ mô để đô thị được quản lý và phát triển có kỷ cương, có trọng tâm, trọng điểm theo các chương trình dự án đã đề ra trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

7.1.1. Chính sách quản lý Nhà nước về xây dựng và phát triển đô thị: Ưu tiên lập các đồ án quy hoạch chung và các đồ án quy hoạch chi tiết các đô thị, xây dựng các chương trình và dự án đầu tư đảm bảo cho các đô thị phát triển theo định hướng phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh đã duyệt. Trọng tâm là tái định cư đô thị, các đô thị hạt nhân phát triển vùng.

7.1.2. Chính sách xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn:

- Chính sách phát triển kinh tế đa mục tiêu, xây dựng các dự án phát triển kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm xóa đói, giảm nghèo như phát triển giao thông nông thôn, phát triển thủy lợi vừa và nhỏ cấp nước, cấp điện và xây dựng mô hình nông thôn mới, đặc biệt là chính sách tái định canh, định cư.

- Chính sách phát triển nông sản hàng hóa, chủ yếu phát triển cây công nghiệp và chế biến, phát triển cây ăn quả và chế biến, phát triển bò sữa và chế biến sữa.

- Chính sách an ninh lương thực, thực phẩm chủ yếu là phát triển vùng lương thực hàng hóa thâm canh cao sản, xây dựng vành đai thực phẩm phục vụ đô thị.

- Chính sách phát triển lâm nghiệp, mục tiêu chủ yếu là trồng rừng kinh tế, phát triển vốn rừng phòng hộ, đặc dụng.

- Chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản hồ Ba Bể.

7.2. Các chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị:

- Sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước cho công tác lập quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng, bảo vệ môi trường và các công trình không trực tiếp thu hồi vốn, hoặc không có khả năng thu hồi vốn.

- Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và tranh thủ thêm các nguồn vốn nước ngoài.

Thực hiện các dự án phát triển đất đô thị đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng nhà để bán cho thuê, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh nhà ở, các cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng, phát triển trái phiếu, cổ phiếu, gửi tiền tiết kiệm, động viên góp lao động nghĩa vụ công dân và cộng đồng. Tranh thủ vốn viện trợ và vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý khuyến khích đầu tư nước ngoài.

7.3. Chính sách về nhà ở và đất ở đô thị.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện Luật Đất đai và các văn bản pháp luật về đất đai, khắc phục tình trạng giảm sút diện tích trồng lúa nước và đất trồng cây công nghiệp có giá trị cao.

- Rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh cơ chế sử dụng đất trong đô thị, xây dựng cơ chế phát triển lành mạnh thị trường kinh doanh bất động sản trong đô thị.

- Xây dựng chính sách về đất đai để xây dựng nhà ở, lập quỹ phát triển nhà ở, trong đó huy động sự đóng góp của các tổ chức, đơn vị và cá nhân.

7.4. Chính sách về quy hoạch và kiến trúc đô thị nông thôn:

- Rà soát, lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch đô thị, các dự án xây dựng nông thôn, phục vụ cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp chứng chỉ quy hoạch, giao đất và quản lý xây dựng công trình theo pháp luật.

- Nghiên cứu ban hành các chính sách bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa dân tộc và phát triển kiến trúc đô thị mới hiện đại có sắc thái địa phương. Tổ chức công bố các vùng cấm xây dựng trong đô thị để nhân dân biết thực hiện.

- Soạn thảo và ban hành các chính sách phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đô thị. Thường xuyên tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật.

Điều 2. UBND các huyện, thị xã và các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch tổng thể được duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng BND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
CHỦ TỊCH




Hà Đức Toại