Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1700/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 20 tháng 7 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Tỉnh ủy về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 943/SNN-KHTC ngày 30 tháng 6 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(ban hành kèm theo Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN 5 NĂM 2006 - 2010
1. Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển từ nông nghiệp số lượng sang chất lượng, giá trị cao. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,5%/năm, bằng 122% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV (CTNQ). Đến hết năm 2010:
Tổng sản lượng lương thực 254.132 tấn, bằng 99,6% CTNQ; diện tích canh tác có giá trị trên 50 triệu đồng/ha/năm 10.317 ha, bằng 108,6% CTNQ; có 11.000 ha lúa chất lượng cao, chiếm 21,1% diện tích gieo trồng; diện tích cao su 14.086 ha, sản lượng mủ khô 5.500 tấn; bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu tập trung như sắn, cao su...phục vụ các nhà máy chế biến; nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng và biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng vào sản xuất; công tác chỉ đạo phòng trừ các loại sâu bệnh được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị trên đơn vị diện canh tác.
Chăn nuôi từng bước chuyển mạnh theo hướng chất lượng, giá trị. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 44,5%, bằng 105,9% CTNQ. Tổng đàn gia súc 555.744 con, gia cầm 2,477 triệu con, trong đó bò laisind 21.145 con, chiếm 16,9% tổng đàn; lợn nái ngoại 3.370 con, chiếm 6,7% đàn lợn nái; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 44.461 tấn; chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung, trang trại, bán công nghiệp, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; công tác thú y phòng chống dịch bệnh được chú trọng, góp phần ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Sản xuất thủy sản tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng. Tổng sản lượng thủy sản 49.170 tấn, bằng 126% CTNQ (khai thác 40.707 tấn, nuôi trồng 8.443 tấn). Khai thác theo hướng xa bờ, đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao; ngư dân đã mạnh dạn đóng mới, cải hoán tàu có công suất lớn, cải tiến ngư cụ, chủ động tổ chức đánh bắt phù hợp mùa vụ, ngư trường và theo các tổ đoàn kết nên sản xuất ổn định, hiệu quả hơn. Công tác quản lý tàu thuyền, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được quan tâm đúng mức; hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá cơ bản đáp ứng nhu cầu ngư dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản 4.887 ha; nuôi trồng thủy sản từng bước phát triển theo hướng thâm canh, bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đa dạng hóa đối tượng nuôi trong đó tôm thẻ chân trắng là đối tượng sản xuất hàng hóa chủ lực; bước đầu hình thành một số vùng, trang trại nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên canh tập trung. Đặc biệt năm 2010 đã thành công việc sinh sản nhân tạo tôm thẻ chân trắng, cá đối mục.
Việc quy hoạch 3 loại rừng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Hoạt động lâm nghiệp đã từng bước được xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng; công tác trồng, khoanh nuôi phục hồi rừng được chú trọng, diện tích rừng tăng nhanh hàng năm, đặc biệt là trồng rừng kinh tế, nâng diện tích rừng trồng lên 107.597 ha; việc chuyển rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cao su được triển khai thực hiện có hiệu quả, đến nay đã chuyển đổi được 1.339,3 ha sang trồng cao su; chất lượng rừng từng bước được cải thiện; sản lượng khai thác gỗ trồng ngày càng tăng, năm 2010 đạt 135.130 m3. Công tác quản lý bảo vệ rừng được các cấp, các ngành và chủ rừng quan tâm chỉ đạo, thực hiện; tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép từng bước được hạn chế; số vụ và thiệt hại do cháy rừng hàng năm giảm đáng kể, góp phần nâng độ che phủ rừng đạt 67,2%, bằng 103,8% CTNQ.
Về thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Thông qua các nguồn vốn, đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi, nhờ vậy năng lực tưới tiêu ngày càng tăng, tỷ lệ tưới chủ động cho lúa đạt 90,6%, trong đó tưới lúa Đông Xuân đạt gần 100%. Công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi được củng cố, đổi mới;. Các tuyến đê sông, đê biển tiếp tục được đầu tư, đến nay tổng chiều dài các tuyến đê được xây dựng kiên cố 197 km, góp phần bảo vệ sản xuất và đời sống dân sinh. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai thực hiện hiệu quả, đến nay tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 73,2% dân số nông thôn toàn tỉnh, bằng 104,5% CTNQ, 70% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
Kinh tế hợp tác tiếp tục chuyển biến, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hiệu quả hơn, toàn tỉnh hiện có 140 hợp tác xã dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp; 256 Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển, là tỉnh có số tổ đoàn kết lớn nhất cả nước, bước đầu ngư dân đã hỗ trợ nhau trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm, cứu hộ, cứu nạn và góp phần bảo vệ an ninh biên giới vùng lãnh hải. Kinh tế trang trại tiếp tục chuyển biến rõ nét, đến nay toàn tỉnh có 1.587 trang trại (theo tiêu chí cũ), các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp phát triển tương đối nhanh. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới bước đầu mới triển khai đã thành lập Ban Chỉ đạo chương trình cấp tỉnh, huyện, Ban quản lý cấp xã; chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn, lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia. Chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại 2 xã điểm của tỉnh và 4 xã diện rộng của các huyện, thành phố.
Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp cả giai đoạn 1.893 tỷ đồng. Trong đó đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống 1.733 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất 160 tỷ đồng.
2. Ngành nghề nông thôn
Ngành nghề nông thôn được các địa phương, chủ doanh nghiệp và hộ gia đình quan tâm đầu tư phát triển kể cả số lượng, chất lượng. Đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 27.010 cơ sở, thu hút 51.140 lao động; giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn đạt 1.117 tỷ đồng; nhiều mặt hàng đã có sức cạnh tranh trên thị trường như nón lá, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, hải sản....; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, hiện toàn tỉnh có 21 cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện để đào tạo, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động địa phương. 5 năm đã đào tạo nghề cho 42.053 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 65%; công tác thông tin tuyên truyền, thăm quan học tập, xúc tiến thương mại, khuyến công, khuyến nông và thực hiện chương trình liên kết hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được quan tâm, tạo điều kiện cho chủ cơ sở, hộ gia đình và người lao động tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật và thị trường.
Tổng vốn đầu tư cho chương trình phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 là 238,3 tỷ đồng, bao gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng cụm, điểm công nghiệp, làng nghề 150 tỷ đồng; đầu tư các dự án tiểu thủ công nghiệp 70 tỷ đồng; hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn 4,5 tỷ đồng; đào tạo nghề và đào tạo cán bộ quản lý 13,5 tỷ đồng; hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp 0,05 tỷ đồng; hỗ trợ các làng nghề được công nhận đạt tiêu chí 0,25 tỷ đồng.
1. Hạn chế.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt chậm; mô hình chuyển đổi giá trị trên đơn vị diện tích và chỉ đạo thâm canh, chất lượng cao còn chậm, thiếu đồng bộ; một số địa phương thực hiện chưa quyết liệt, thiếu quan tâm; diện tích lúa tái sinh còn nhiều, nhất là ở huyện Lệ Thủy đã làm giảm tổng sản lượng lương thực; thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định.
Chăn nuôi tập trung, trang trại tuy đã hình thành, phát triển nhưng tốc độ phát triển còn chậm, chăn nuôi chủ yếu còn nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở chế biến đặc biệt chế biến sâu còn ít, dẫn đến sức cạnh tranh thấp; tỷ lệ bò lai, lợn nái ngoại đạt thấp so với tổng đàn; dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; việc chỉ đạo xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thực hiện chậm.
Tàu thuyền công suất dưới 20CV chiếm tỷ trọng cao (70%); đa số tàu cá chưa trang bị đủ thiết bị thông tin liên lạc, an toàn hàng hải; cơ khí dịch vụ sửa chữa tàu cá còn thiếu; tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản chưa được chấm dứt; kết cấu hạ tầng nuôi thủy sản mặn lợ chưa đáp ứng yêu cầu nuôi thâm canh; sản xuất tôm giống tại chỗ và quản lý chất lượng tôm giống nhập ngoại tỉnh còn nhiều bất cập; chế biến và xuất khẩu thủy sản còn gặp khó khăn.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện, cấp xã thực hiện còn chậm; việc giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện còn lúng túng; công tác giống cây trồng lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; công tác giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình chưa thực sự hiệu quả; tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép còn xảy ra ở một số nơi.
Nhiều công trình thủy lợi chưa phát huy hết công suất; các công trình thủy lợi do địa phương đảm nhận việc quản lý nhiều bất cập, an toàn hồ đập chưa được đảm bảo; quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Nhật Lệ, sông Gianh và vùng phụ cận...không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và phòng chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp so với mục tiêu chương trình và bình quân chung cả nước; việc quản lý, sử dụng công trình sau đầu tư còn kém hiệu quả, đặc biệt là các công trình do xã làm chủ đầu tư.
Kinh tế hợp tác chưa thực sự phát huy hiệu quả, số HTX yếu, kém còn cao, đời sống xã viên còn thấp. Kinh tế trang trại phát triển còn tự phát, chưa có định hướng rõ ràng. Việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới bước đầu còn gặp khó khăn, lúng túng.
Ngành nghề nông thôn phát triển còn tự phát, quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc lạc hậu; phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương; việc đăng ký thương hiệu, cải tiến chất lượng sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng; lao động có tay nghề cao còn thiếu, đại bộ phận lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu trưởng thành từ truyền nghề tự phát; đại đa số chủ cơ sở thiếu vốn sản xuất. Số cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn còn ít; cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng dạy... còn thiếu và yếu, chất lượng đào tạo nghề còn thấp.
2. Nguyên nhân
2.1. Khách quan
Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ lụt, hạn hán, các đợt rét đậm, rét hại, lốc xoáy... hàng năm.
Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản diễn biến phức tạp; giá vật tư, nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao, nguồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt không đảm bảo, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; lạm phát tiếp tục diễn ra trên thế giới, khu vực và trong nước...đã tác động đến tâm lý người sản xuất, tiêu dùng.
Tiềm lực kinh tế của tỉnh còn thấp, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn còn hạn chế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi song phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
2.2. Chủ quan
Công tác chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản ở một số địa phương chưa quyết liệt, thiếu các giải pháp mạnh, thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát.
Công tác tuyên truyền nhân rộng các mô hình, vận động người dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chưa mạnh.
Tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước vẫn mang nặng trong tiềm thức của nông dân nhiều địa phương nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; ý thức vươn lên làm giàu, thoát nghèo của người dân chưa cao.
Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn còn thiếu, dàn trải, chưa kịp thời; các chính sách hỗ trợ sản xuất còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực từ tỉnh đến cơ sở chưa được đẩy mạnh, thủ tục hành chính còn rườm rà đã ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.
Nhận thức của xã hội về dạy nghề cho lao động nông thôn còn hạn chế; một số địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo công tác dạy nghề, học nghề; công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động dạy nghề chưa thường xuyên, hiệu quả đào tạo nghề còn thấp; doanh nghiệp đầu mối làm nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề chưa nhiều.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản phẩm. Trọng tâm là đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, đa dạng sản phẩm để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế rừng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, hiệu quả và bền vững.
Khôi phục và phát triển mạnh ngành nghề nông thôn theo hướng phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
Gắn tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn với từng bước xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, văn minh, nâng cao dân trí, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phù hợp với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,5 - 5% (nông nghiệp 5,5%, thủy sản 7,6%, lâm nghiệp 1,9%), tỷ trọng chăn nuôi chiếm 43 - 44% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu ngành nông - lâm - ngư nghiệp: Nông nghiệp 66% (trồng trọt 54%, chăn nuôi 44%, dịch vụ 2%); thủy sản 27% (khai thác 57%, nuôi trồng 40%, dịch vụ 3%); lâm nghiệp 7%.
Sản lượng lương thực 27,5 - 28 vạn tấn; diện tích cao su 17.000 - 18.000 ha, sản lượng mủ khô 10.000 - 11.000 tấn; diện tích canh tác có giá trị cao 14.000 ha, chiếm 19,5% diện tích canh tác.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 56.000 tấn.
Tổng sản lượng thủy sản 46.000 tấn (khai thác 33.000 tấn, nuôi trồng 13.000 tấn).
Độ che phủ rừng 67,5 - 68,5%. Trồng rừng tập trung 5.000 ha/năm. Khai thác gỗ rừng tự nhiên hằng năm theo phương án điều chế rừng gắn với quản lý rừng bền vững; khai thác gỗ rừng trồng 200.000 m3/năm.
Tỷ lệ diện tích tưới chủ động đạt trên 94%, tiêu chủ động cho 10.000 ha lúa. Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 80 - 85%. Số hộ có nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh 90%.
Hoàn thành xây dựng quy hoạch nông thôn mới cho 100% số xã và có 28 xã (20%) đạt tiêu chí nông thôn mới.
(chi tiết xem Phụ lục 1)
2.2. Ngành nghề nông thôn
Giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn đạt trên 2.200 tỷ đồng. Giải quyết việc làm cho 1.300 - 1.500 lao động/năm.
Xây dựng từ 1 - 2 làng nghề điển hình thành làng nghề văn hóa - du lịch; xây dựng và công nhận 3 - 4 làng nghề đạt tiêu chí.
Toàn tỉnh có 25 cơ sở đào tạo nghề. Đào tạo nghề cho 78.900 lao động nông thôn (bình quân khoảng 15.780 lao động/năm). Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%. Mỗi xã có ít nhất 1 ngành nghề sản xuất TTCN và ngành nghề nông thôn.
1. Phát triển nông nghiệp
1.1 Trồng trọt, chăn nuôi
Giữ ổn định diện tích sản xuất lúa, giảm mạnh diện tích lúa tái sinh, tăng diện tích lúa 2 vụ. Tiếp tục phát triển diện tích vùng lúa thâm canh cao sản trong đó tập trung chuyển đổi cơ cấu giống lúa chất lượng cao và thực hiện nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích; hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả theo tiêu chuẩn VietGap; chuyển đổi mạnh rừng trồng kém hiệu quả, rừng tự nhiên nghèo đủ điều kiện sang trồng cao su theo quy hoạch được duyệt; mở rộng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh về cây công nghiệp, rau quả, sắn nguyên liệu và các loại cây trồng khác phù hợp với tiềm năng lợi thế của vùng, địa phương.
Nghiên cứu, trình diễn, nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả vào sản xuất; áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản để giảm sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.
Phát triển mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, tập trung, trang trại, đảm bảo an toàn dịch bệnh, sớm hoàn thành việc xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, xử lý chất thải, giữ gìn vệ sinh môi trường; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, tăng quy mô đàn bò lai, đàn lợn ngoại, phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc; phát triển chăn nuôi gia cầm hướng trứng, thịt và chăn thả có kiểm soát.
Chú trọng và thường xuyên làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn, khống chế, dập tắt các dịch bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh nguy hiểm không để phát sinh, lây lan rộng. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo và khuyến khích thu hút đầu tư để sớm hoàn thành xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch.
1.2. Thủy sản
Đẩy mạnh khai thác thế mạnh về kinh tế biển; chú trọng và tăng cường năng lực đánh bắt xa bờ, khai thác các đối tượng có giá trị xuất khẩu, đưa tỷ trọng sản phẩm có giá trị xuất khẩu chiếm 35 - 40% tổng sản lượng thủy sản. Phát triển nhanh đội tàu trên 90 CV, trang bị đầy đủ máy định vị, dò cá, thông tin liên lạc tầm xa có định vị GPS. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát triển khai thác thủy sản vùng biển xa bờ đi đôi với tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ; không phát triển loại tàu dưới 30 CV, từng bước chuyển dần lao động nghề cá ven bờ sang sản xuất dịch vụ và một số ngành kinh tế khác; xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển của tỉnh. Từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, vận hành phát huy hiệu quả của công trình phục vụ cho phát triển khai thác thủy sản.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và nâng cấp hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, đảm bảo đủ điều kiện nuôi bán thâm canh, thâm canh, áp dụng công nghệ sinh học theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển tôm thẻ chân trắng, các đối tượng nuôi có chất lượng, giá trị kinh tế cao, phù hợp với từng thủy vực theo hướng thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh; phát triển sản xuất và dịch vụ đảm bảo đủ số lượng, chất lượng giống thủy sản, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho nhu cầu nuôi của tỉnh; triển khai thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định 332/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Từng bước hiện đại gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản hiện có, chú trọng phát triển các ngành nghề chế biến thủy sản truyền thống của địa phương, ưu tiên sản xuất các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng, sản phẩm ăn liền phục vụ nhu cầu khách du lịch, phấn đấu xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng chế biến thủy sản.
1.3. Lâm nghiệp
Quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch 3 loại rừng trong giai đoạn mới, trồng mới 25.000 ha rừng, trong đó có 4.000 - 5.000 ha cao su.
Quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng và đất lâm nghiệp, phát triển vốn rừng cả về số lượng, chất lượng; hoàn thành sớm công tác giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng cho các công ty, Ban quản lý rừng phòng hộ, hộ gia đình, cá nhân làm cơ sở cho đầu tư, phát triển và sử dụng rừng bền vững, ổn định. Phát triển kinh tế vùng gò đồi, kết hợp giữa phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày...
Xúc tiến đầu tư hạ tầng lâm nghiệp theo quy hoạch để phục vụ tốt cho công tác trồng, bảo vệ rừng, khai thác lâm sản đảm bảo hiệu quả bền vững.
Hoàn chỉnh việc xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý rừng bền vững; tổ chức lại hệ thống chế biến gỗ và lâm sản. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các sản phẩm chủ lực. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
1.4. Thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Lập quy hoạch thủy lợi vùng Tuyên - Minh Hóa; rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển thủy lợi lưu vực sông Gianh, sông Nhật Lệ và vùng phụ cận nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; quy hoạch chi tiết tiêu thoát úng một số vùng thấp trũng nhất là vùng Hoàn - Vạn - Phú, huyện Bố Trạch.
Hoàn chỉnh các công trình xây dựng dở dang nhằm phát huy hiệu quả; điều tra, lập hồ sơ về các thông số và hiện trạng công trình thủy lợi do địa phương quản lý; rà soát, điều chỉnh phân cấp và nâng cao năng lực quản lý, khai thác các công trình thủy lợi do địa phương quản lý; ban hành một số quy định cụ thể về công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, hoàn thiện quy định mức thu thủy lợi phí, công tác lập và quyết toán kinh phí cấp bù thủy lợi phí.
Ưu tiên nâng cấp hệ thống đê, kè tả hữu sông Gianh, Lý Hòa, Roòn, Nhật Lệ để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; lập dự án đầu tư các công trình chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại những vùng xung yếu; xây dựng bản đồ ngập lụt cho các lưu vực sông Gianh, Nhật Lệ phục vụ công tác dự báo, phòng tránh lũ lụt.
Xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, ưu tiên xây dựng các công trình cấp nước sạch vùng sâu, vùng xa, các xã bãi ngang, cồn bãi.
1.5. Phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Tiếp tục hỗ trợ để phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trong sản xuất nông - lâm - thủy sản; hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động của các HTX yếu kém nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy Ban quản trị.
Tiếp tục thành lập mới, đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển, tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản, từng bước nâng lên thành tổ hợp tác sản xuất trong khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt đề án phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng trang trại tập trung sản xuất hàng hóa lớn, nhất là đối với các loại hình trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trang trại trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp; khuyến khích các chủ trang trại liên kết, hình thành các câu lạc bộ trang trại.
Quan tâm phát triển kinh tế hộ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo lộ trình.
1.6. Tổ chức thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện miền núi Minh Hóa và Đề án thí điểm phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giảm nghèo và phòng, chống thiên tai tại 32 xã vùng bãi ngang, cồn bãi tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015...
2. Phát triển ngành nghề nông thôn
2.1. Các ngành sản xuất
a. Ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản
Tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu một số làng nghề truyền thống như: Bún bánh mè xát Tân An; rượu Tuy Lộc, Võ Xá, Vạn Lộc; khoai gieo Hải Ninh, nước mắm Cảnh Dương, Bảo Ninh, Quy Đức - Đức Trạch, Ngư Thủy, Quảng Xuân...
Đầu tư mới từ 1 - 2 cơ sở chế biến thịt đóng hộp các loại với công suất 50 -100 tấn SP/năm ở Đồng Hới, Tuyên Hóa.
Nhân rộng mô hình chế biến thủy sản cao cấp ăn liền tại xã Thanh Trạch cho các cụm điểm tiểu thủ công nghiệp như xã Cảnh Dương, Bảo Ninh. Đồng thời hình thành một số cơ sở chế biến tôm chua, dưa, cà kiệu đặc sản ở Đồng Hới, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Khôi phục và phát triển các cơ sở chế biến tinh dầu tràm, sả và các loại hương liệu thực vật khác.
b. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí nhỏ
Đầu tư hoàn thiện các cơ sở hiện có để sản xuất các mặt hàng chạm khảm cao cấp, đồng thời hình thành một số cơ sở điều khắc từ sản phẩm gỗ, đá ở Đồng Hới, Quảng Trạch, Bố Trạch; mở rộng cơ sở thêu ren ở Đồng Hới, Lệ Thủy.
Khuyến khích đầu tư đồng bộ các cơ sở sản xuất bàn ghế học sinh và thiết bị trường học với quy mô lớn hơn, đảm bảo cung cấp và thay thế đồ dùng, giáo cụ trực quan cho các trường học trong phạm vi toàn tỉnh.
Duy trì, phát triển các mặt hàng truyền thống, đồng thời khuyến khích phát triển mạnh mặt hàng mây tre mỹ nghệ ở các vùng nghề, làng nghề ở Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh đạt 1 triệu SP/năm.
Mở rộng cơ sở chiếu trúc và bàn ghế song mây đạt quy mô 50.000m2/năm và 200 bộ bàn ghế song mây/năm phục vụ xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất chiếu cói có chất lượng cao với quy mô từ 200.000 - 250.000 chiếc/năm ở huyện Lệ Thủy.
Phát triển cơ khí sửa chữa, chế tạo một số máy móc, phương tiện, phụ tùng thay thế thông thường phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như máy sấy, máy tuốt lúa, gặt đập liên hợp, làm đất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; phát triển các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá ở Cảnh Dương, Thanh Khê, Đức Trạch, Bảo Ninh...
c. Phát triển nghề xây dựng, vận tải và dịch vụ khác trong nội bộ xã
Phát triển các ngành nghề xây dựng, vận tải liên thôn, liên xã và các dịch vụ khác để tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa với quy mô mỗi nghề đạt tối thiểu 1 cơ sở/ xã vùng sâu, vùng cao và 2 - 3 cơ sở/xã vùng đồng bằng, đô thị. Phấn đấu thực hiện khoảng 40 - 45% nhu cầu hàng hóa, dịch vụ tại địa phương; hình thành Hội nghề nghiệp như Hội xây dựng, vận tải.
2.2 Bảo tồn và phát triển làng nghề
a. Khôi phục làng nghề truyền thống
Chế biến hải sản: Phường Hải Thành, xã Quang Phú (TP Đồng Hới); thôn Văn Phú xã Quảng Văn, thôn Đông Thành xã Quảng Minh (huyện Quảng Trạch).
Chế biến nước mắm xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch.
Mộc Mỹ nghệ thôn Quảng Cư TT Kiến Giang (huyện Lệ Thủy), thôn Hòa Ninh xã Quảng Hòa (huyện Quảng Trạch).
Chế biến tằm tơ huyện Tuyên Hóa.
Rèn đúc Hoàng Giang xã Xuân Thủy huyện Lệ Thủy.
Chế biến bún bánh Dinh Mười xã Gia Ninh huyện Quảng Ninh.
b. Phát triển làng nghề mới
Chế biến hải sản, nước mắm, mộc mỹ nghệ, vật liệu xây dựng: Phú Hải (Đồng Hới), Nhân Trạch, Thanh Trạch, Hải Trạch (huyện Bố Trạch).
Mây tre đan, chổi đót, sản xuất cơ khí: Quảng Phương, Quảng Lưu, Cảnh Hóa, Phù Hóa (huyện Quảng Trạch), Văn Hóa, Mai Hóa (huyện Tuyên Hóa), Duy Ninh, Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh).
Chế biến lâm sản: Sơn Thủy, Phú Thủy (huyện Lệ Thủy), Yên Hóa (huyện Minh Hóa).
III. CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
1. Các đề án, dự án ưu tiên đầu tư:
*. Dự án đầu tư nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.
- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2015 có 14.000 ha, chiếm 19,5 % diện tích đất canh tác đạt giá trị trên 70 triệu đồng/ha/năm nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
- Quy mô: 3.700 ha.
- Địa điểm: 7 huyện, thành phố.
- Kinh phí: 120 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 12 tỷ đồng, vốn đầu tư của dân 118 tỷ đồng.
*. Dự án nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng đàn gia súc, tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng thu nhập cho người dân.
- Quy mô: 250.000 con gia súc (bò lai, lợn ngoại) có chất lượng tốt.
- Địa điểm: 7 huyện, thành phố.
- Kinh phí: 200 tỷ đồng, trong đó ngân sách đầu tư 80 tỷ đồng, lồng ghép các nguồn khác 120 tỷ đồng.
*. Dự án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ, vùng bãi ngang.
- Mục tiêu: Từng bước chuyển dần lao động nghề cá ven bờ sang sản xuất dịch vụ và một số ngành kinh tế khác nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
- Quy mô: 17 xã, 4.000 lao động được chuyển đổi nghề.
- Địa điểm: 5 huyện, TP ven biển.
- Kinh phí: 425 tỷ đồng, trong đó từ nguồn ngân sách 200 tỷ đồng, lồng ghép các nguồn khác 225 tỷ đồng.
*. Dự án quy hoạch và đầu tư hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản mặn lợ tập trung.
- Mục tiêu: Sản xuất giống thủy sản mặn lợ tập trung chất lượng cao, sạch bệnh nhằm đáp ứng đủ giống cho nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh.
- Quy mô: 100 ha, sản xuất 500 triệu con giống thủy sản/năm.
- Địa điểm: Các xã ven biển từ Hải Ninh đến Ngư Thủy Nam.
- Kinh phí: 15 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.
*. Đề án giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng.
- Mục tiêu: Hoàn thành thu hồi, giao, cho thuê rừng, đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các thành phấn kinh tế khác để quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
- Quy mô: Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng (621.506ha).
- Địa điểm: 7 huyện, thành phố.
- Kinh phí: 53 tỷ đồng (ngân sách 6 tỷ đồng, lồng ghép các nguồn khác 47 tỷ đồng).
*. Dự án kiên cố hóa kênh mương.
- Mục tiêu: Giảm thiểu thất thoát nước, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, phục vụ tốt tưới tiêu.
- Quy mô: Kiên cố hóa 250 km kênh mương, nâng tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hóa 1.290 km.
- Địa điểm: Toàn tỉnh.
- Kinh phí: 375 tỷ đồng (vốn ngân sách 225 tỷ đồng, lồng ghép các nguồn khác 150 tỷ đồng).
*. Dự án đào tạo nghề và truyền nghề truyền thống.
- Mục tiêu: Phát triển ngành nghề nông thôn, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Quy mô: Mở 20 lớp đào tạo và truyền nghề truyền thống: Sản xuất nón lá, mây tre đan, mộc mỹ nghệ cho 600 học viên.
- Địa điểm: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh.
- Kinh phí: 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.
2. Nhu cầu vốn đầu tư
Để đạt được mục tiêu Chương trình cần huy động, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cho các dự án, đặc biệt là các dự án ưu tiên.
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho Chương trình giai đoạn 2011 - 2015 là 9.403 tỷ đồng, trong đó:
- Nông nghiệp: 7.772 tỷ đồng (vốn ngân sách 2.396 tỷ đồng, lồng ghép các nguồn khác 5.406 tỷ đồng).
- Ngành nghề nông thôn: 1.631 tỷ đồng (vốn ngân sách 300 tỷ đồng, lồng ghép các nguồn khác 1.331 tỷ đồng).
Trong đó nguồn vốn đầu tư cho 7 dự án ưu tiên trên là 1.190 tỷ đồng (vốn ngân sách 542 tỷ đồng, lồng ghép các nguồn vốn khác 658 tỷ đồng).
(chi tiết xem Phụ lục 2)
1. Về quy hoạch và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố và các quy hoạch ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi đến năm 2020 để triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch chi tiết đối với từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản, trồng và khai thác rừng, quy hoạch phát triển trồng trọt, chăn nuôi phải phù hợp với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, địa phương; quy hoạch phát triển khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải gắn với sắp xếp bố trí lại dân cư, nghề hợp lý ở một số vùng bãi ngang; quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn với nâng cấp hạ tầng vùng nuôi thủy sản, phát triển hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển cao su, quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt Lào; xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã làm căn cứ để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn từng huyện, thành phố. Tiếp tục thực hiện giao đất, giao rừng cho tổ chức và hộ gia đình, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.
Triển khai lập quy hoạch để hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu trồng dâu, nuôi tằm, gỗ nguyên liệu, trồng dược liệu, phân vùng khoanh nuôi, bảo vệ các loại song mây, giang, tre nứa và vùng trồng mới nguyên liệu mây để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các cơ sở sản xuất.
Tranh thủ các nguồn vốn ngân sách tập trung từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn ODA và các nguồn vốn hỗ trợ khác để đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; tranh thủ nguồn vốn các dự án định canh, định cư, vốn Dự án 32 xã bãi ngang, cồn bãi, vốn xây dựng nông thôn mới để đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới; đồng thời tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và nguồn vốn sẵn có trong nhân dân để đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi kêu gọi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các thành phần kinh tế bằng cơ chế, chính sách thông thoáng, thủ tục nhanh gọn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi.
2. Về khoa học công nghệ, tuyên truyền, khuyến nông - khuyến ngư
Triển khai các đề tài khoa học và các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư có hiệu quả để nhân rộng vào sản xuất, nhất là các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng nông - lâm nghiệp, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như: Giống lúa, ngô, lạc, cao su, giống gia súc, gia cầm, cá, tôm... Áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt như trồng lạc mật độ cao, che phủ nilon; sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, nuôi tôm, cá theo quy trình sinh học, mô hình GAP, Coc...để tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hạn chế sự ảnh hưởng bất thuận của điều kiện thời tiết. Nghiên cứu chọn lọc, cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản địa phương có nguồn gen quý, đồng thời du nhập các giống thuần ngoại chất lượng cao (bò, lợn, gia cầm, tôm bố mẹ...) để lai tạo, sinh sản tạo ra giống vật nuôi tốt; nâng cao chất lượng và thể trọng đàn bò, nạc hóa đàn lợn và chất lượng đàn cá, tôm giống bố mẹ. Tăng cường hợp tác, liên kết với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước để nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiếp nhận các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào sản xuất.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất ngành nghề nông thôn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới thiết bị máy móc, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; khuyến khích thi đua lao động sáng tạo trong nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, thị trường và giá cả sản phẩm để nâng cao nhận thức hiểu biết của nông dân nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển đổi, phát triển nhanh nông nghiệp chất lượng, giá trị cao.
3. Về cơ chế, chính sách
Trong trồng trọt và chăn nuôi tiếp tục tăng cường nguồn vốn khuyến khích phát triển sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế hàng hóa cao như hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, giống tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
Trong thủy sản tiếp tục chính sách hỗ trợ sản xuất giống thủy sản nhất là tôm thẻ chân trắng và các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ các hộ nuôi thủy sản bị rủi ro thiên tai, dịch bệnh; tăng cường công tác quản lý môi trường và kiểm dịch; hỗ trợ, khuyến khích ngư dân phát triển đánh bắt hải sản vùng biển xa, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới khai thác, thiết bị an toàn hàng hải; chuyển đổi mạnh nghề đánh bắt hải sản ven bờ.
Trong lâm nghiệp có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, hộ gia đình bỏ vốn sản xuất kinh doanh phát triển vốn rừng, kinh doanh rừng có hiệu quả; có chính sách ưu đãi cho các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung, chuyển đổi tập quán sản xuất nương rẫy sang bảo vệ rừng, khoanh nuôi, trồng rừng; phát triển lâm nghiệp gắn liền với công tác định canh, định cư và phát triển kinh tế xã hội.
Trong thủy lợi, tiếp tục thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí theo NĐ 115 của Chính phủ; hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương nội đồng...
Về kinh tế hợp tác: Có chính sách hỗ trợ phát triển, củng cố các HTX, kinh tế trang trại, xây dựng nông thôn mới; ban hành chính sách bảo hiểm nông nghiệp để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc ngân sách hỗ trợ một phần, nông dân tham gia đóng góp và các nguồn hợp pháp khác.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước...) đến chân hàng rào, thực hiện các chính sách ưu đãi cao nhất về thuế, hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các cơ sở giống, trang trại trồng trọt, chăn nuôi tập trung, sản xuất thủy sản, cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, sản, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung...
Về ngành nghề nông thôn: Thực hiện tốt chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển NNNT như hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, chính sách giao và cho thuê đất, đồng thời cụ thể hóa các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh; đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn vay vốn ưu đãi, miễn giảm tiền thuê đất trong việc đầu tư xây dựng cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích mở rộng diện tích trồng cây nguyên liệu cho phát triển làng nghề; tăng cường hợp tác trao đổi, hình thành các cơ sở đầu mối lớn của tỉnh để thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất ngành nghề.
4. Tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại
Có chính sách đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường, tăng cường tiếp thị quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản và ngành nghề nông thôn; khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ công, tư để phục vụ sản xuất: Cung cấp đầu vào, thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; tăng cường liên doanh, liên kết giữa các nhà máy chế biến với các vùng nguyên liệu, thực hiện tốt chương trình liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
5. Đào tạo nguồn nhân lực
Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản cho nông dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt quy chế quản lý, tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước cho các cơ quan chuyên môn quản lý nông nghiệp từ tỉnh xuống cơ sở, nhất là những xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; đồng thời tăng cường cán bộ kỹ thuật và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động cho hệ thống bảo vệ thực vật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chú trọng xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; hoàn chỉnh hệ thống cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp các cấp; sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo Nghị định 119/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề và đề án phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011 - 2020; nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề, nhất là các trung tâm dạy nghề các huyện, TP, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thông qua chính sách để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề; tiếp tục mở rộng đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao tay nghề cho số lao động có tay nghề khá ở các địa phương để tạo ra đội ngũ thợ giỏi, thợ đầu đàn trong các nhóm nghề như mây tre đan xuất khẩu, nón lá, đồ gỗ mỹ nghệ, thêu ren, chạm khảm, điều khắc...; nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác đào tạo nghề; thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề đối với lao động, giáo viên, cơ sở dạy nghề.
6. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nông nghiệp và ngành nghề nông thôn
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và triển khai thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông đảm bảo giải quyết các thủ tục nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nông dân yên tâm đầu tư phát triển SXKD; đồng thời tạo bước đột phá mới về chất trong việc nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn từ tỉnh đến cơ sở.
Tăng cường kỷ luật hành chính, kỷ luật công vụ, đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ, sâu sát cơ sở để nắm bắt tình hình, tham mưu đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn để phục vụ tốt sản xuất không làm ảnh hưởng bất lợi, gây thiệt hại cho nông dân.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó ban thường trực, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, TP và các sở, ban, ngành liên quan làm ủy viên.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT:
Cơ quan thường trực chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các dự án, đề án trình cơ quan chức năng phê duyệt để triển khai thực hiện.
Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình của các đơn vị, địa phương, báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính:
Chủ trì bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước, lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện các đề án, dự án.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về giao đất cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án đầu tư.
5. Sở Khoa học - Công nghệ:
Lồng ghép các nguồn vốn triển khai các đề tài khoa học cấp tỉnh liên quan đến phát triển nông nghiệp và NNNT để nhân rộng vào sản xuất.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Chủ trì cùng Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
7. Các hội, tổ chức đoàn thể:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, lồng ghép các nguồn kinh phí; vận động hội viên tích cực tham gia thực hiện tốt Chương trình.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Căn cứ vào nội dung Chương trình để cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; phối hợp với các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể trong việc xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt Chương trình trên địa bàn; định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT - cơ quan thường trực để tổng hợp báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Chỉ tiêu | ĐVT | Thực hiện 2010 | Giai đoạn 2011 - 2015 | Tốc độ tăng BQ (%) | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||||
|
|
|
|
|
|
|
| |
1. Giá trị (giá CĐ 94) | Tr. đồng | 1.458.700 | 1.530.525 | 1582000 | 1661490 | 1743754 | 1832184 | 4,6 |
- Giá trị sản xuất nông nghiệp | Tr. đồng | 1.007.300 | 1.048.025 | 1069500 | 1116400 | 1164900 | 1216500 | 5,5 |
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp | Tr. đồng | 112.500 | 116.500 | 117500 | 120090 | 122854 | 125684 | 1,9 |
- Giá trị sản xuất thủy sản | Tr. đồng | 338.900 | 366.000 | 395000 | 425000 | 456000 | 490000 | 7,6 |
2. Sản phẩm chủ yếu toàn xã hội |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sản lượng lương thực | tấn | 254.132 | 263.000 | 266000 | 269000 | 272500 | 279300 | 1,5 |
Trong đó: + Thóc | tấn | 234.748 | 242.975 | 243630 | 246330 | 249540 | 252500 | 1,0 |
+ Lương thực khác | tấn | 19.384 | 20.025 | 22370 | 22670 | 22960 | 26800 | 7,8 |
- Sản lượng cao su mủ khô | tấn | 5.500 | 6.300 | 7100 | 8000 | 9000 | 11000 | 15,0 |
- Sản lượng sắn nguyên liệu | tấn | 86.775 | 84.280 | 88650 | 93060 | 99500 | 110000 | 6,9 |
- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng | tấn | 44.461 | 48.000 | 50000 | 52000 | 54000 | 56000 | 3,9 |
- Tổng sản lượng thủy sản | tấn | 49.170 | 42.300 | 43400 | 44300 | 45000 | 46000 | 2,1 |
+ Khai thác thủy sản | tấn | 40.727 | 32.500 | 32300 | 32400 | 32600 | 33000 | 0,4 |
+ Nuôi trồng thủy sản | tấn | 8.443 | 9.800 | 11100 | 11900 | 12400 | 13000 | 7,4 |
- Sản lượng chế biến xuất khẩu | tấn | 1515 | 1.800 | 2.000 | 2.200 | 2.500 | 2.700 | 10,7 |
- Khai thác gỗ rừng tự nhiên | m3 | 12000 | 13.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 3,8 |
- Khai thác gỗ rừng trồng | m3 | 135.130 | 85.000 | 140.000 | 160.000 | 180.000 | 200.000 | 25,7 |
|
|
|
|
|
|
|
| |
I. Trồng trọt |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị sản xuất trồng trọt | Tr.đồng | 548.400 | 595.900 | 614.900 | 635.900 | 658.400 | 681.000 | 4,4 |
1. Cây lương thực có hạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lúa cả năm: Diện tích | ha | 52.096 | 50.200 | 48.900 | 48.700 | 48.600 | 48.950 | -0,6 |
Năng suất | tạ/ha | 45,1 | 48,4 | 49,8 | 50,6 | 51,3 | 51,6 | 1,6 |
Sản lượng | tấn | 234.748 | 242.975 | 243.630 | 246.330 | 249.540 | 252.500 | 1,0 |
- Diện tích vùng thâm canh cao sản lúa | ha | 31.000 | 31.500 | 32.000 | 32.000 | 33.000 | 34.000 | 1,9 |
- Ngô cả năm: Diện tích | ha | 4.533 | 4.600 | 5.200 | 5.200 | 5.200 | 5.250 | 3,5 |
Năng suất | tạ/ha | 42,2 | 43,2 | 43,0 | 43,7 | 44,2 | 51,0 | 4,4 |
Sản lượng | tấn | 19.139 | 19.876 | 22.370 | 22.670 | 22.960 | 26.800 | 8,0 |
2. Cây chất bột có củ |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sắn nguyên liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích | ha | 4.450 | 4.300 | 4.500 | 4.700 | 5.000 | 5.500 | 6,4 |
Năng suất | tạ/ha | 195 | 196 | 197,0 | 198,0 | 199,0 | 200,0 | 0,5 |
Sản lượng | tấn | 86.775 | 84.280 | 88.650 | 93.060 | 99.500 | 110.000 | 6,9 |
3. Cây CN ngắn ngày |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Lạc cả năm: Diện tích | ha | 5.719 | 5.900 | 6.050 | 6.200 | 6.370 | 6.500 | 2,5 |
Năng suất | tạ/ha | 17,8 | 19,0 | 23,0 | 24,3 | 25,7 | 28,0 | 10,4 |
Sản lượng | tấn | 10.152 | 11.203 | 13.898 | 15.075 | 16.402 | 18.208 | 13,1 |
4. Cây công nghiệp dài ngày: |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cao su: Diện tích | ha | 14.086 | 15.076 | 16.016 | 16.806 | 17.446 | 18.086 | 4,7 |
Tr. đó: DT trồng mới | ha | 1.858 | 990 | 940 | 790 | 640 | 640 | -10,0 |
DT KTCB | ha | 6.653 | 7.786 | 7.986 | 8.016 | 7.806 | 7.446 | -1,1 |
DT kinh doanh | ha | 5.573 | 6.300 | 7.100 | 8.000 | 9.000 | 10.000 | 12,2 |
Sản lượng mủ khô | tấn | 5.500 | 6.300 | 7.100 | 8.000 | 9.000 | 11.000 | 15,0 |
5. Cây ăn quả: Tổng diện tích | ha | 3.230 | 3.250 | 3.300 | 3.400 | 3.450 | 3.500 | 1,9 |
6. Nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích | ha | 10.317 | 11.500 | 12.000 | 13.000 | 13.500 | 14.000 | 5,1 |
II. Chăn nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị sản xuất chăn nuôi | Tr. đồng | 448.500 | 440.125 | 454.600 | 480.500 | 506.500 | 535.500 | 6,8 |
Tỷ trọng trong nông nghiệp | % | 44,5 | 42,0 | 42,5 | 43,0 | 43,5 | 44,0 | 1,2 |
1. Tổng đàn trâu | con | 41.698 | 42.500 | 44.150 | 45.840 | 47.940 | 50.000 | 4,1 |
2. Tổng đàn bò | con | 125.180 | 140.000 | 148.000 | 157.000 | 167.000 | 187.000 | 7,5 |
Trong đó bò laisind | con | 21.145 | 28.400 | 35.900 | 44.400 | 52.900 | 63.400 | 22,3 |
3. Tổng đàn lợn | con | 388.866 | 413.866 | 441.466 | 470.466 | 502.966 | 565.000 | 8,1 |
Trong đó lợn ngoại | con | 113.260 | 126.260 | 139.260 | 152.260 | 165.260 | 180.500 | 9,3 |
4. Tổng đàn gia cầm | Tr. con | 2,477 | 2,5 | 2,9 | 3,5 | 4,0 | 4,5 | 15,9 |
III. Lĩnh vực thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị sản xuất thủy sản | Tr.đồng | 338.900 | 366.000 | 395000 | 425000 | 456000 | 490000 | 7,6 |
1. Tổng sản lượng thủy sản | tấn | 49.170 | 42.600 | 43400 | 44300 | 45000 | 46000 | 1,9 |
- Sản lượng khai thác hải sản: | tấn | 40.727 | 32.500 | 32300 | 32400 | 32600 | 33000 | 0,4 |
+ Khai thác biển | tấn | 38.338 | 31.300 | 31400 | 31600 | 31800 | 32200 | 0,7 |
+ Khai thác nội địa | tấn | 2.389 | 1.200 | 900 | 800 | 800 | 800 | -9,0 |
- Sản lượng nuôi thủy sản | tấn | 8.443 | 10.100 | 11100 | 11900 | 12400 | 13000 | 6,5 |
+ Sản lượng nuôi mặn, lợ | tấn | 4.160 | 4.700 | 5300 | 5800 | 6100 | 6500 | 8,5 |
+ Sản lượng nuôi ngọt | tấn | 4.283 | 5.400 | 5800 | 6100 | 6300 | 6500 | 4,8 |
2. Sản phẩm chế biến |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Chế biến xuất khẩu | tấn | 1515 | 1800 | 2000 | 2200 | 2500 | 2700 | 10,7 |
Nước mắm | 1000 lít | 2.400 | 2500 | 3200 | 3300 | 3500 | 4000 | 12,9 |
3. Tổng số tàu thuyền máy | tàu | 4.931 | 4800 | 4700 | 4650 | 4650 | 4650 | -0,8 |
Tổng công suất | CV | 204.303 | 201600 | 192700 | 192975 | 192975 | 193500 | -1,0 |
4. Diện tích nuôi thủy sản | ha | 4.887 | 5.100 | 5400 | 5700 | 5900 | 6250 | 5,2 |
- Diện tích nuôi mặn lợ | ha | 1.724 | 1.900 | 2.000 | 2100 | 2200 | 2350 | 5,5 |
- Diện tích nuôi ngọt | ha | 3.163 | 3.200 | 3400 | 3600 | 3700 | 3900 | 5,1 |
Sản lượng tôm sản xuất | tr,con | 70 | 100 | 200 | 300 | 400 | 500 | 52,1 |
Sản lượng cá giống sản xuất | tr.con | 24 | 24 | 25 | 25 | 25 | 25 | 1,0 |
IV. Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị sản xuất lâm nghiệp | tr.đồng | 112.500 | 116.500 | 117500 | 120090 | 122854 | 125684 | 1,9 |
Độ che phủ rừng | % | 67,2 | 67,5 | 67,7 | 67,9 | 68,2 | 68,5 | 0,4 |
1. Lâm sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Giao khoán bảo vệ rừng | ha | 55.305 | 60.000 | 60.000 | 60.000 | 60.000 | 60.000 | 0,0 |
- Trồng rừng tập trung | ha | 5100 | 5000 | 5000 | 5000 | 5000 | 5000 | 0,0 |
- Chăm sóc rừng trồng | ha | 4968,7 | 5657 | 5000 | 5000 | 5000 | 5000 | -2,9 |
2. Khai thác gỗ và lâm sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Gỗ rừng tự nhiên | m3 | 12.000 | 13.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 3,8 |
- Gỗ rừng trồng | m3 | 135.130 | 125.000 | 140.000 | 160.000 | 180.000 | 200.000 | 12,5 |
V. Tưới tiêu |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ người dân nông thôn dùng nước vệ sinh | % | 73,2 | 75 | 77 | 79 | 81 | 83 | 2,70 |
1. DT lúa được tưới cả năm | ha | 43.719 | 44.100 | 45.300 | 45.500 | 45.700 | 45.900 | 1,00 |
Riêng vụ Đông Xuân | ha | 28.349 | 27.100 | 27.100 | 27.100 | 27.100 | 27.100 | 0,00 |
- Tưới rau màu và CCN ngắn ngày | ha | 1.520 | 1.520 | 1.600 | 1.600 | 1.600 | 1.600 | 1,30 |
2. DT tiêu úng Đông Xuân | ha | 7.300 | 7.500 | 8.000 | 8.500 | 9.000 | 10.000 | 1,30 |
STT | Danh mục dự án | Địa điểm | Thời gian KC - HT | Quy mô | Vốn đầu tư | Phân nguồn | |
Ngân sách | Lồng ghép các nguồn khác (vay, doanh nghiệp) | ||||||
|
|
| 1190 | 542 | 658 | ||
1 | Dự án đầu tư nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | 3.700 ha | 120 | 12 | 118 |
2 | Dự án nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | 250.000 con bò lai, lợn ngoại có chất lượng tốt | 200 | 80 | 120 |
3 | Dự án chuyển đổi nghề khai thác ven bờ, bãi ngang | 5 huyện, TP ven biển | 2011 - 2015 | 17 xã, 4.000 lao động được chuyển đổi nghề | 425 | 200 | 225 |
4 | Dự án quy hoạch và đầu tư hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản mặn lợ tập trung | Các xã ven biển từ Hải Ninh đến Ngư Thủy Nam | 2011 - 2015 | 100 ha, sản xuất 500 triệu tôm giống | 15 | 15 |
|
5 | Đề án giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng | 53 | 8 | 45 |
6 | Dự án kiên cố hóa kênh mương | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | 250 km | 375 | 225 | 150 |
7 | Dự án đào tạo nghề và truyền nghề truyền thống | Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh | 2011 - 2015 | Mở 20 lớp, 600 học viên đào tạo và truyền các nghề: Sản xuất mộc mỹ nghệ, mây tre đan, nón lá | 2 | 2 |
|
|
|
| 6.582 | 1.854 | 4.748 | ||
1 | Dự án phát triển cao su tiểu điền | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | Trồng 1.800 ha | 30 |
| 30 |
2 | Dự án phát triển rau an toàn theo hướng GAP | Toàn tỉnh | 2009 - 2015 | 140 ha | 14 | 4 | 10 |
3 | Dự án phát triển chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP | Toàn tỉnh | 2011 - 2020 |
| 20 | 5 | 15 |
4 | Đề án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung | Toàn tỉnh | 2008 - 2015 | 400 - 500 con/ngày đêm | 10 | 2 | 8 |
5 | Dự án khu neo đậu tránh trú bão và dịch vụ hậu cần nghề cá Nhật Lệ | Đồng Hới | 2011 - 2013 | 650 tàu (90 - 300CV) | 165 | 15 | 150 |
6 | Dự án khu neo đậu tránh trú bão và dịch vụ hậu cần nghề cá sông Roòn | Q.Trạch | 2012 - 2015 | 400 tàu, đến 300CV | 90 | 90 |
|
7 | Dự án xây dựng hệ thống thông tin liên lạc và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn nghề cá | Các huyện, TP ven biển | 2011 - 2015 |
| 10 | 10 |
|
8 | Dự án nâng cấp các vùng nuôi tôm và thủy sản mặn lợ tập trung đảm bảo yêu cầu nuôi thâm canh và ATVSTP | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | 500 ha | 70 | 70 |
|
9 | Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thâm canh tập trung trên cát | Toàn tỉnh | 2012 - 2015 | 200 ha | 15 | 3 | 12 |
10 | Dự án nâng cấp Trại giống Đại Phương | Bố Trạch | 2011 - 2015 |
| 8 | 8 |
|
11 | Dự án trồng cao su trên đất rừng chuyển đổi của Binh đoàn 15 | Lệ Thủy, Bố Trạch | 2010 - 2015 | 1000 - 1500 ha | 150 |
| 150 |
12 | Dự án trồng cao su trên đất rừng chuyển đổi Cty TNHH MTV LCN Long Đại | ĐH, BT | 2010 - 2015 | 1100 - 1300 ha | 130 |
| 130 |
13 | Dự án trồng cao su trên đất rừng chuyển đổi Cty TNHH MTV LCN Bắc QB | BT, QT, TH, MH | 2010 - 2015 | 600 - 700 ha | 70 |
| 70 |
14 | Dự án phát triển giống cây lâm nghiệp | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 |
| 10 | 2 | 8 |
15 | Dự án trồng rừng nguyên liệu công nghiệp | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | 25000 ha | 40 |
| 40 |
16 | DA cải tạo RPH rất xung yếu vùng cát ven biển | Các huyện, TP ven biển | 2011 - 2015 | 1000 ha | 25 | 5 | 20 |
17 | Dự án nâng cấp, cải tạo các hồ chứa | Toàn tỉnh | 2011 - 2017 | 15 hồ | 300 | 100 | 200 |
18 | Dự án xây dựng mới các hồ chứa |
|
|
| 1 610 | 320 | 1 290 |
- | Hồ Rào Nan | Quảng Trạch | 2012 - 2015 | T 1800 ha | 300 | 50 | 250 |
- | Hồ Cây Sến | Bố Trạch | 2012 - 2014 | T 200 ha | 150 | 30 | 120 |
- | Hồ Khe Đá | Quảng Trạch | 2013 - 2016 | T 500 ha | 80 | 20 | 60 |
- | Hồ Bang | Lệ Thủy | 2012 - 2016 | T 5000 ha | 1 000 | 200 | 800 |
- | Hồ Cây Khế | Tuyên Hóa | 2014 - 2016 | T 250 ha | 80 | 20 | 60 |
19 | Dự án xây dựng các tuyến đê biển | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | 30 km | 500 | 100 | 400 |
20 | Dự án nâng cấp đê điều thường xuyên | Toàn tỉnh | 2011 - 2015 | 5 km | 25 | 10 | 15 |
21 | Dự án đê, kè chống xói lở sông Nhật Lệ, Kiến Giang | Đ. Hới, Q. Ninh | 2011 - 2015 | 13,2 km | 200 | 50 | 150 |
22 | Dự án đê, kè chống xói lở bờ sông Gianh | Q. Trạch, B. Trạch | 2011 - 2015 | 8 km | 80 | 30 | 70 |
23 | Dự án thí điểm phát triển KTXH 32 xã | 5 huyện | 2011 - 2015 | Đa mục tiêu | 2 400 | 900 | 1500 |
24 | Dự án cấp NS và VSMT nông thôn vùng miền Trung | Toàn tỉnh | 2011 - 2016 | 50.000 người | 160 | 30 | 130 |
25 | Chương trình MTQG nước sạch và VSMT NT | Toàn tỉnh | 2011 - 2020 | 110.000 người | 450 | 100 | 350 |
| Tổng cộng (I+II) |
|
|
| 7772 | 2396 | 5406 |
- 1Quyết định 1066/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 08-CTr/TU về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 28/2017/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về chính sách đối với Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ “Định hướng nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang theo hướng là một trong những trung tâm về nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế và du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030"
- 1Nghị định 119/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 332/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1066/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 08-CTr/TU về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 do tỉnh An Giang ban hành
- 8Quyết định 28/2017/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về chính sách đối với Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 9Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ “Định hướng nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang theo hướng là một trong những trung tâm về nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế và du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030"
Quyết định 1700/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình phát triển nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015
- Số hiệu: 1700/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Văn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra