Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2011/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 25 tháng 7 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ; Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về mức huy động, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 17/2001/QĐ-UBBT ngày 13/3/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định về huy động, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Quyết định số 93/2003/QĐ-UBBT ngày 30/12/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh mức trích để lại chi thù lao, bồi dưỡng cho người trực tiếp thu và bộ phận chỉ đạo, quản lý công tác thu Quỹ quốc phòng - an ninh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỨC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG - AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
1. Quỹ quốc phòng - an ninh được lập ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động cư trú trên địa bàn tự nguyện đóng góp hàng năm theo quy định nhằm tạo thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác quốc phòng - an ninh ngay tại địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Quỹ quốc phòng - an ninh của địa phương tiếp nhận mọi khoản tự nguyện ủng hộ của các tổ chức, cá nhân.
3. Việc bình xét, miễn giảm đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh cho từng đối tượng phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng ở từng thôn, khu phố.
4. Nguồn Quỹ quốc phòng - an ninh được quản lý theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước.
5. Quỹ quốc phòng - an ninh của địa phương không bao gồm kinh phí hàng năm cho việc xây dựng, hoạt động của tự vệ ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và các doanh nghiệp.
1. Đối tượng huy động là hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức hợp tác xã, các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.
2. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức chính trị - xã hội; xã hội nghề nghiệp, cá nhân và các tổ chức khác cho Quỹ quốc phòng - an ninh.
CHẾ ĐỘ MIỄN NỘP, MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN HUY ĐỘNG
Điều 3. Chính sách miễn, tạm miễn đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh
1. Các đối tượng được miễn đóng góp:
- Hộ gia đình có cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa;
- Hộ gia đình đang có cha, mẹ, chồng, vợ, con là liệt sĩ hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước;
- Hộ gia đình có người được phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", "Anh hùng lực lượng vũ trang", "Anh hùng lao động";
- Hộ gia đình đang nuôi dưỡng thương binh hoặc có người hưởng chính sách như thương binh các hạng. Hộ gia đình đang nuôi dưỡng bệnh binh hoặc có người hưởng chính sách như bệnh binh mất sức lao động.
2. Các đối tượng tạm miễn đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh hàng năm:
- Hộ gia đình có người đang thi hành nghĩa vụ quân sự;
- Hộ có người đang tham gia dân quân cơ động ở cấp xã, dân quân thường trực ở cấp huyện;
- Hộ có người tham gia dân phòng do cấp xã thành lập;
- Hộ có công dân tham gia phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
- Hộ gia đình bị thiệt hại về tài sản, nhà cửa do thiên tai, hỏa hoạn xảy ra;
- Hộ gia đình nghèo, cận nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận;
- Hộ gia đình người già neo đơn, mất sức lao động.
Việc xét duyệt các đối tượng miễn hoặc tạm miễn do Hội đồng xét duyệt địa phương tại xã, phường, thị trấn xét một năm một lần và công bố rộng rãi, công khai cho nhân dân biết để giám sát theo dõi.
1. Hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn tỉnh : 5.000 đồng/tháng.
2. Hộ kinh doanh cá thể : 10.000 đồng/tháng.
3. Các hợp tác xã : 50.000 đồng/tháng.
4. Các loại hình doanh nghiệp phân theo số lượng công nhân lao động:
- Dưới 100 công nhân, lao động : 60.000 đồng/tháng;
- Từ 100 đến dưới 500 công nhân, lao động : 200.000 đồng/tháng;
- Từ 500 đến dưới 1.000 công nhân, lao động : 300.000 đồng/tháng;
- Từ 1.000 công nhân, lao động trở lên : 400.000 đồng/tháng.
Điều 5. Quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh
1. Số thu Quỹ quốc phòng - an ninh được phân phối như sau:
a) Trích 10% tổng số tiền huy động được (không kể khoản đóng góp tự nguyện) để chi thù lao, bồi dưỡng cho người trực tiếp thu và bộ phận chỉ đạo, quản lý công tác thu tại cơ sở. Trong đó:
- 2% chi cho công tác quản lý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn bao gồm: chi phí chỉ đạo công tác thu và chi phí hành chính khác;
- 8% chi thù lao cho người trực tiếp thu.
b) Số tiền còn lại sau khi trích (bao gồm cả khoản đóng góp tự nguyện) được nộp vào tài khoản "Quỹ quốc phòng - an ninh" của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mở tại Kho bạc Nhà nước để chi cho công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.
2. Quỹ quốc phòng - an ninh của xã, phường, thị trấn được dùng để chi hỗ trợ cho các công việc sau:
- Tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và an ninh cơ sở;
- Tập huấn, huấn luyện, diễn tập, hội thi và hội thao quốc phòng - an ninh;
- Tuần tra, canh gác;
- Mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ quốc phòng an ninh cơ sở;
- Thi đua khen thưởng công tác dân quân tự vệ và an ninh cơ sở;
- Chi hỗ trợ cho các lực lượng tham gia công tác đảm bảo an ninh - trật tự theo sự điều động của cấp có thẩm quyền.
3. Số tiền thu huy động vào Quỹ quốc phòng - an ninh trong năm chưa sử dụng hết được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Biên lai thu Quỹ quốc phòng - an ninh sử dụng Biên lai thu các khoản nhân dân đóng góp (Mẫu C27X) do Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố quản lý, cấp phát. Đơn vị thu phải lập và cung cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp theo đúng quy định hiện hành về chế độ phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác quản lý Quỹ quốc phòng - an ninh
1. Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi, quản lý Quỹ quốc phòng - an ninh. Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần (tuỳ theo số tiền huy động được nhiều hay ít, nơi thu xa hay gần Kho bạc Nhà nước), Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện phân phối và trích nộp số tiền huy động Quỹ quốc phòng - an ninh vào tài khoản (nếu số tiền huy động được vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ thì phải nộp vào ngày làm việc đầu tiên của tuần kế tiếp) và phải theo dõi, hạch toán khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành.
2. Thực hiện việc trích, nộp các khoản và quản lý, sử dụng số tiền được trích để lại theo quy định tại Quy định này.
3. Thực hiện chế độ kế toán và quyết toán số tiền huy động theo quy định hiện hành của Nhà nước:
a) Mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh đầy đủ số thu, số trích và quản lý, sử dụng số tiền huy động;
b) Quản lý, sử dụng biên lai thu và các chứng từ kế toán có liên quan theo đúng chế độ quản lý ấn chỉ, chứng từ quy định;
c) Thực hiện quyết toán Quỹ quốc phòng - an ninh theo năm dương lịch. Quyết toán Quỹ quốc phòng - an ninh phải phản ánh đầy đủ toàn bộ số tiền đã huy động; số tiền được trích để lại; số tiền phải nộp, đã nộp; số tiền còn phải nộp hoặc nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu quyết toán khoản huy động.
4. Thực hiện việc công khai và trả lời chất vấn về chế độ thu huy động Quỹ quốc phòng - an ninh theo đúng quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách Nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước, và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức công tác thu, miễn, giảm cho các đối tượng; quản lý sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh của cấp mình theo đúng Quy định này. Hàng năm báo cáo kết quả thu, sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh cho Hội đồng nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, chỉ đạo.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức tốt việc thu Quỹ quốc phòng - an ninh. Hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành liên quan việc thực hiện huy động và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
3. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kết quả thực hiện các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thu và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh tại địa phương để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
4. Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức và nhân dân tích cực thực hiện đóng góp Quỹ quốc phòng - an ninh nhằm góp phần cùng Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng an ninh tại địa phương.
Điều 9. Quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề cần điều chỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã kịp thời phản ánh với các phòng, ban chức năng của huyện, thị xã, thành phố để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính) để xem xét ban hành quy định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trong thời gian chưa có quy định sửa đổi, bổ sung của Ủy ban nhân dân tỉnh thì vẫn phải thực hiện theo các quy định hiện hành./.
- 1Quyết định 2843/2007/QĐ-UBND về việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1884/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Giang kèm theo Quyết định 2782/2011/QĐ-UBND
- 3Quyết định 17/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 17/2001/QĐ-UBBT về huy động, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 93/2003/QĐ-UBBT về Điều chỉnh mức trích để lại chi thù lao, bồi dưỡng cho người trực tiếp thu và bộ phận chỉ đạo, quản lý công tác thu quỹ quốc phòng-an ninh do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Quyết định 67/2013/QĐ-UBND Quy định thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 8Quyết định 05/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực năm 2017
- 1Quyết định 17/2001/QĐ-UBBT về huy động, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 93/2003/QĐ-UBBT về Điều chỉnh mức trích để lại chi thù lao, bồi dưỡng cho người trực tiếp thu và bộ phận chỉ đạo, quản lý công tác thu quỹ quốc phòng-an ninh do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 05/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận hết hiệu lực năm 2017
- 1Thông tư 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 192/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2843/2007/QĐ-UBND về việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 7Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 8Quyết định 1884/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Giang kèm theo Quyết định 2782/2011/QĐ-UBND
- 9Nghị quyết 04/2011/NQ-HĐND quy định mức đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 10Quyết định 17/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 67/2013/QĐ-UBND Quy định thu, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Quyết định 17/2011/QĐ-UBND quy định về mức huy động, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng – an ninh do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 17/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tiến Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/08/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra