Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1693/QĐ–TLĐ | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990;
Căn cứ Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006;
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt nam;
Căn cứ Nghị quyết số 5a/NQ-BCH ngày 7/7/2005 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam khoá IX;
Theo đề nghị của Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các cấp công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1693/QĐ-TLĐ ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
Điều 1. Mục đích kiểm tra, giám sát của Công đoàn
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Công đoàn là nhằm phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động; góp phần thực hiện chức năng tham gia quản lý nhà nước, bảo vệ đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.
Điều 2. Quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn
1. Quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn do pháp luật quy định, các cấp Công đoàn được quyền chủ động, độc lập thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện.
2. Kiểm tra, giám sát của Công đoàn phải tuân theo quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, bảo đảm công khai, kịp thời, khách quan, trung thực, chính xác.
Điều 3. Đối tượng kiểm tra, giám sát của Công đoàn
Đối tượng kiểm tra, giám sát của Công đoàn theo Quy định này bao gồm các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 4. Nội dung kiểm tra, giám sát của Công đoàn
Nội dung kiểm tra, giám sát của Công đoàn tập trung chủ yếu vào việc thực hiện pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; pháp luật về cán bộ, công chức; pháp luật công đoàn và các lĩnh vực chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên Công đoàn và công nhân lao động.
Điều 5. Hình thức kiểm tra của Công đoàn
Kiểm tra của Công đoàn các cấp được thực hiện bằng những hình thức sau đây:
1. Công đoàn chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra.
2. Công đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan thực hiện quyền kiểm tra.
Điều 6. Công đoàn chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra
Công đoàn chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra là việc các cấp Công đoàn căn cứ vào quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam xây dựng kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, tổ chức kiểm tra, kết luận kiểm tra; theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Điều 7. Công đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan thực hiện quyền kiểm tra
Công đoàn phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện quyền kiểm tra là việc các cấp Công đoàn tham gia với các cơ quan, tổ chức hữu quan hoặc Công đoàn chủ động tổ chức kiểm tra và mời các cơ quan, tổ chức hữu quan tham gia kiểm tra.
Điều 8. Hoạt động giám sát của Công đoàn
1. Hoạt động giám sát của Công đoàn là sự quan sát, theo dõi mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục của các cấp công đoàn đối với đối tượng giám sát; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý những hành vi xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.
2. Hoạt động giám sát của công đoàn được thực hiện thông qua những hình thức chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức phân công đoàn viên và cán bộ công đoàn thực hiện việc giám sát;
b) Tham gia ý kiến trong quá trình quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động;
c) Kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết các vụ việc cụ thể khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Điều 9. Kế hoạch kiểm tra, giám sát
Căn cứ vào quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và chương trình công tác đã được Ban chấp hành thông qua, hàng năm, Công đoàn các cấp phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp mình. Kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng và thời gian thực hiện; bao gồm:
1. Kế hoạch chủ động, độc lập thực hiện quyền kiểm tra;
2. Kế hoạch phối hợp hoặc chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện quyền kiểm tra;
3. Định hướng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động;
4. Kiểm tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra của Công đoàn có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.
1. Quyết định kiểm tra do cơ quan thường trực của Ban chấp hành ban hành, nơi không có Ban thường vụ, Chủ tịch công đoàn thay mặt Ban chấp hành ban hành quyết định kiểm tra, trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được thông qua hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.
2. Kiểm tra của Công đoàn cấp trên cơ sở nhất thiết phải có quyết định kiểm tra bằng văn bản. Kiểm tra của Công đoàn cơ sở được thực hiện bằng quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra.
Điều 11. Nội dung của quyết định kiểm tra
Quyết định kiểm tra hoặc yêu cầu kiểm tra phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
2. Đối tượng kiểm tra;
3. Nội dung, phạm vi kiểm tra;
4. Thời gian kiểm tra;
5. Thành viên đoàn kiểm tra; quyền và trách nhiệm của người kiểm tra;
6. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được kiểm tra.
Kiểm tra phải được thông báo trước cho đối tượng kiểm tra ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng kiểm tra. Thông báo kiểm tra phải bao gồm các nội dung chủ yếu về nội dung, phạm vi kiểm tra; thời gian kiểm tra; thành viên đoàn kiểm tra; quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra.
1. Kiểm tra được tiến hành thông qua việc xem xét báo cáo, ý kiến của đối tượng kiểm tra và những cá nhân, tổ chức có liên quan; xem xét các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra.
2. Nội dung kiểm tra phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của người chịu trách nhiệm kiểm tra, đối tượng kiểm tra và của người ghi biên bản kiểm tra. Trường hợp đối tượng kiểm tra không ký biên bản kiểm tra phải ghi rõ ý kiến vào biên bản kiểm tra.
1. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận kiểm tra bằng văn bản.
2. Nội dung kết luận kiểm tra phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật về những nội dung kiểm tra; phải có kiến nghị của đoàn kiểm tra với đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Kết luận kiểm tra được gửi cho đối tượng kiểm tra, cấp ra quyết định kiểm tra và gửi cho các cơ quan, tổ chức có liên quan khi có yêu cầu.
Điều 15. Theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm tra
Tổ chức Công đoàn đã tiến hành kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm tra. Trường hợp kết luận và kiến nghị kiểm tra không được thực hiện, tổ chức công đoàn đã tiến hành kiểm tra có trách nhiệm đề xuất hoặc chủ động thực hiện các giải pháp theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm tra.
Điều 16. Quy trình Công đoàn phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện quyền kiểm tra
1. Việc Công đoàn phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện quyền kiểm tra được thực hiện theo kế hoạch, chương trình phối hợp công tác giữa Công đoàn với các cơ quan, tổ chức đó, bao gồm hoạt động kiểm tra định kỳ, thường xuyên và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của đối tượng kiểm tra.
2. Quy trình thực hiện hoạt động phối hợp kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra; pháp luật về Công đoàn và Quy định này.
Điều 17. Những bảo đảm cho công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn
1. Các cấp công đoàn từ cấp trên cơ sở trở lên có trách nhiệm phân công tổ chức, bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại cấp mình.
2. Hàng năm, các cấp Công đoàn phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn cấp mình và công đoàn cấp dưới.
3. Các cấp công đoàn có trách nhiệm tạo điều kiện về tài chính, phương tiện, thời gian và các điều kiện khác cho tổ chức, cá nhân làm công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn hoạt động.
Điều 18. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định này được khen thưởng theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
2. Người có hành vi vi phạm quy định này, tuỳ mức độ và tính chất của hành vi vi phạm, bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Điều 19. Chế độ thống kê, báo cáo
Toàn bộ hoạt động kiểm tra, giám sát của Công đoàn phải được theo dõi, thống kê đầy đủ. Định kỳ hàng năm, công đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp về hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp mình.
1. Quy định này được triển khai thực hiện trong các cấp công đoàn;
2. Ban pháp luật Tổng Liên đoàn giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn nghiên cứu, chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Quy định này;
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cấp công đoàn báo cáo, đề xuất Tổng Liên đoàn xem xét, giải quyết.
- 1Chỉ thị 03/CT-ĐCT năm 2017 về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sự nghiệp; doanh nghiệp công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Hướng dẫn 1560/HD-TLĐ năm 2019 thực hiện tham gia kiểm tra, giám sát của công đoàn về chấp hành quy định của pháp luật lao động liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 1Nghị quyết số 5A/2005/NQ-BCH về đẩy mạnh công tác pháp luật của Công đoàn trong tình hình mới do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 3Luật Công đoàn 1990
- 4Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 5Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2003
- 6Chỉ thị 03/CT-ĐCT năm 2017 về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sự nghiệp; doanh nghiệp công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 7Hướng dẫn 1560/HD-TLĐ năm 2019 thực hiện tham gia kiểm tra, giám sát của công đoàn về chấp hành quy định của pháp luật lao động liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Quyết định 1693/QĐ-TLĐ năm 2007 quy định về quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1693/QĐ-TLĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2007
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra