Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1669/2015/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 21 tháng 7 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 10 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng;
Căn cứ Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Quyết định số 2299/QĐ-UBND ngày 28/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng;
Căn cứ Quyết định số 2859/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc chuyển giao Đội Thanh tra xây dựng độc lập trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện về trực thuộc Thanh tra Sở Xây dựng; kiện toàn lại cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động Thanh tra Sở Xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 30/TTr-SXD ngày 20 tháng 5 năm 2015, Công văn số 1331/SXD-TTr ngày 07 tháng 7 năm 2015 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp số 11/BCTĐ-STP ngày 21 tháng 4 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1669/2015/QĐ-UBND ngày 21/7/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng)
Quy chế này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp giữa Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cán bộ, công chức, nhân viên được phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
2. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định pháp luật.
1. Thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng gồm:
a) Thanh tra viên, công chức, nhân viên thuộc Thanh tra Sở Xây dựng (Gọi tắt là cán bộ Thanh tra Sở Xây dựng) được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng;
b) Công chức, nhân viên thuộc Phòng chuyên môn quản lý xây dựng Ủy ban nhân dân cấp huyện (Gọi tắt là cán bộ Phòng quản lý xây dựng cấp huyện) được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng;
c) Cán bộ quản lý địa chính, xây dựng, đô thị thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã (Gọi tắt là cán bộ quản lý xây dựng cấp xã) được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
d) Cán bộ, công chức thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (Gọi tắt là cán bộ quản lý xây dựng Khu Kinh tế) được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
2. Thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng là việc phản ánh, báo tin của các cá nhân, tổ chức bằng hình thức điện thoại, hộp thư thoại, hộp thư điện tử, tin nhắn, tin báo trực tiếp, đơn trình báo, gửi đến các cơ quan nhà nước và các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin theo quy định.
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định. Việc phối hợp phải đảm bảo công khai, minh bạch, không chồng chéo; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trong việc kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với tất cả các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định xử lý hành chính do mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm xử lý vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; hướng dẫn, đôn đốc, giám sát Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Trường hợp vượt thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời xử lý.
c) Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chịu trách nhiệm phát hiện, thông tin kịp thời với Thanh tra Sở Xây dựng để chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
d) Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xử lý các công trình xây dựng mà Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xử lý không kịp thời.
2. Đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan chức năng, cơ quan nào phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng có trách nhiệm lập biên bản, xử lý hoặc thông tin, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp để xử lý theo quy định.
TỔ CHỨC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền được quy định tại Điều 6 của Quy chế này để được xác minh, xử lý theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh
1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Sở Xây dựng.
d) Thanh tra Sở Xây dựng.
đ) Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.
Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải lập số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử, sổ tiếp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
2. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,
c) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng;
d) Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.
3. Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm lập các loại sổ, biểu mẫu ghi chép, tiếp nhận thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng để thống nhất thực hiện.
Điều 7. Trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh
Trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin, những cơ quan và cá nhân có trách nhiệm quy định tại Điều 6 của Quy chế này, có trách nhiệm kịp thời phân công Thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định.
TRÁCH NHIỆM KIỂM TRA, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1. Thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phát hiện, đôn đốc, kiểm tra, xử lý tất cả các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Các trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bằng văn bản để kịp thời xử lý.
3. Trưởng Phòng quản lý xây dựng cấp huyện chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng của chính quyền địa phương; chỉ đạo kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng khi phát hiện chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, xử lý không kịp thời.
5. Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đôn đốc, kiểm tra việc xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.
6. Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc cán bộ quản lý xây dựng Khu kinh tế kiểm tra các công trình xây dựng thuộc các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố, kịp thời thông tin để Thanh tra Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính
1. Hàng ngày, cán bộ quản lý xây dựng cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý (Biên bản lập theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng), đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để kịp thời xử lý theo quy định.
2. Định kỳ (tuần, tháng) cán bộ Thanh tra Sở Xây dựng được giao quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cán bộ quản lý xây dựng cấp xã, cấp huyện rà soát các công trình xây dựng trên địa bàn, lập biên bản vi phạm hành chính đối các công trình vi phạm trật tự xây dựng (Biên bản lập theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng), chuyển Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xử lý theo quy định.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xử lý không kịp thời các công trình vi phạm trật tự xây dựng: Cán bộ Thanh tra Sở Xây dựng được giao quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn có trách nhiệm đề xuất Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành các Quyết định xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Điều 10. Trách nhiệm đình chỉ thi công xây dựng công trình
1. Trong thời gian 24 giờ, kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 9 Quy chế này mà chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng để thực hiện các nội dung trong biên bản thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, buộc chủ đầu tư thực hiện các nội dung trong biên bản vi phạm hành chính.
2. Trong thời gian 48 giờ, kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 9 Quy chế này mà chủ đầu tư không ngừng thi công nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không kịp thời xử lý, Trưởng Phòng quản lý xây dựng cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ thi công theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ
3. Sau 72 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 9 Quy chế này mà chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng nhưng Trưởng Phòng quản lý xây dựng cấp huyện không ban hành quyết định kịp thời thì Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng và kiến nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý theo quy định.
4. Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng phải được gửi kịp thời đến chủ đầu tư; nhà thầu thi công, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Phòng quản lý xây dựng cấp huyện, Trưởng Công an cấp xã, thủ trưởng các đơn vị cung cấp dịch vụ điện nước để thực hiện và theo dõi, giám sát.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng có trách nhiệm phối hợp, thực hiện theo quy định.
Điều 11. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính vượt thẩm quyền của người xử phạt thì xử lý như sau:
a) Trưởng Phòng quản lý xây dựng cấp huyện có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
b) Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn 72 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
c) Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, trong thời hạn 72 giờ kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng báo cáo Giám đốc Sở Xây dựng đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính
1. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính do mình ban hành; đồng thời, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, đôn đốc và tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính do mình ban hành; đồng thời, tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi, đôn đốc và tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC KHÁC CÓ LIÊN QUAN
1. Trong thời hạn 72 giờ kể từ thời điểm Giấy phép xây dựng hoặc thiết kế được thẩm định, phê duyệt, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt thiết kế có trách nhiệm kịp thời cập nhật nội dung giấy phép xây dựng hoặc nội dung thiết kế được thẩm định, phê duyệt (Số giấy phép xây dựng, ngày cấp, diện tích xây dựng, chiều cao, số tầng, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng) trên trang web của cơ quan.
2. Cung cấp thông tin về quy hoạch, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được thẩm định phê duyệt (nếu có) cho các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu.
Điều 14. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng
Chỉ đạo Phòng ban chuyên môn quản lý về xây dựng chủ trì hoặc phối hợp cùng Thanh tra Sở Xây dựng cùng các cơ quan liên quan xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Xem xét, xử lý theo quy định trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành chủ trì hoặc phối hợp cùng Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý các trường hợp xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành chủ trì hoặc phối hợp cùng Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý kiên quyết các trường hợp xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường thủy, đường sắt hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc quản lý của Sở Giao thông vận tải trên địa bàn thành phố.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành chủ trì hoặc phối hợp cùng Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý các trường hợp xây dựng công trình vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Công thương
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành chủ trì hoặc phối hợp cùng Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý kiên quyết các trường hợp xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện, hành lang bảo vệ công trình, đường ống dẫn xăng, dầu, khí đốt trên địa bàn thành phố.
Phối hợp với các cơ quan xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trong việc thi hành quyết định xử phạt hành chính theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của cơ quan công an; các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước
1. Công an thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Công an các quận, huyện và Công an xã, phường, thị trấn phối hợp bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình thực hiện đình chỉ thi công hoặc thi hành Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và Thanh tra Sở Xây dựng khi có yêu cầu.
2. Thủ trưởng các đơn vị cung cấp dịch vụ điện nước có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận, cá nhân liên quan phối hợp với các cơ quan quản lý trật tự xây dựng trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định.
Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế./.
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng tại khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 42/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện, thành phố, tỉnh Sơn La
- 4Quyết định 19/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị định 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- 6Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 7Luật thanh tra 2010
- 8Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 9Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 10Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng
- 11Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 12Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 13Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 14Nghị định 164/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 15Thông tư 02/2014/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 16Luật Xây dựng 2014
- 17Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng tại khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
- 18Quyết định 42/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 19Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện, thành phố, tỉnh Sơn La
Quyết định 1669/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 1669/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/07/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra