- 1Quyết định 63/2000/QĐ-TTg đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Quyết định 110/2001/QĐ-UB về bổ sung nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn cho Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp Chính quyền của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 4Luật Tài nguyên nước 1998
- 5Pháp lệnh Đê điều năm 2000
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 7Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 8Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 9Quyết định 63/2002/QĐ-TTg về công tác, phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2003/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998 ;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều ngày 24 tháng 8 năm 2000 ; Pháp lệnh Đê điều ngày 24 tháng 8 năm 2000 và Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001 ;
Căn cứ Quyết định số 63/2000/QĐ.TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000 ; số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh ;
Căn cứ Quyết định số 110/2001/QĐ.UB ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về bổ sung nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cho Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp Chính quyền của thành phố Hồ Chí Minh ;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố tại Tờ trình số 41/TTr.PCLB ngày 19 tháng 8 năm 2003 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 87/2002/QĐ.UB ngày 02 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. - Để nâng cao trách nhiệm của Chính quyền các cấp, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân ở thành phố trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai-tìm kiếm cứu nạn ; Ủy ban nhân dân thành phố quyết định ban hành Quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (đính kèm).
Điều 2. - Hàng năm, căn cứ nội dung các quyết định, văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan ; Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, các Sở-ngành và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình và tình hình diễn biến lũ, bão, thiên tai để tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai có hiệu quả.
Quá trình thực hiện các Sở-ban-ngành, quận-huyện và đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm : góp ý, kiến nghị, đề xuất, bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp gửi về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố để tổng hợp trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. - Quyết định này thay thế Quyết định số 87/2002/QĐ-UB ngày 02 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố và có hiệu lực thi hành sau 7 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định của thành phố trước đây trái với quyết định này.
Điều 4. - Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở-ban-ngành thành phố, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty 90 và 91 đóng trên địa bàn thành phố, Trưởng ban - Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO, GIẢM NHẸ THIÊN TAI - TÌM KIẾM CỨU NẠN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 166 /2003/QĐ-UB ngày 10 tháng 9 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1.- Những quy định chung và tổ chức thực hiện :
1.1- Những quy định chung :
Thực hiện theo Điều 1, Điều 3, Điều 6, Điều 7 Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.2- Thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra tại Chương IV Luật Tài nguyên nước ; Chương II, III, IV Pháp lệnh Phòng chống lụt bão và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.
1.3- Các Sở-ban-ngành thành phố, các Tổng Công ty 90, 91 đóng tại thành phố và Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã, thị trấn có trách nhiệm :
1.3.1- Tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm trước để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, phương án cho năm sau có hiệu quả ; đảm bảo thống nhất, đồng bộ và có hệ thống từ Sở-ngành thành phố, quận-huyện đến xã- phường, thị trấn, nhất là các vùng trọng điểm, xung yếu thường xuyên và có khả năng xảy ra lũ, lụt, bão, nước dâng, triều cường và xả lũ.
Quy định về ký ban hành văn bản, thẩm định, phê duyệt, báo cáo tổng kết năm, kế hoạch công tác năm thực hiện như sau :
- Báo cáo tổng kết năm, kế hoạch công tác năm, tờ trình xin hỗ trợ kinh phí phải do Thủ trưởng của địa phương, cơ quan, đơn vị ký ban hành, trừ báo cáo tổng kết năm của thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Phó Ban Thường trực ký ban hành ;
- Thẩm định và phê duyệt kế hoạch phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn thực hiện từ năm 2004 trở đi :
+ Cấp phường-xã, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện phê duyệt ;
+ Cấp quận-huyện do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố (Chi cục quản lý nước và Phòng chống lụt bão thành phố) thẩm định, ủy quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố phê duyệt. Riêng phần kế hoạch tiêu thoát nước của các quận nội thành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tham khảo ý kiến của Sở Giao thông Công chánh thành phố trước khi phê duyệt ;
+ Cấp thành phố (kế hoạch của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố) do Thường trực Ban (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng, giao các Sở Giao thông Công chánh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố góp ý trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt ;
+ Kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của thành phố do Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố chủ trì phối hợp với Công an thành phố, Bộ đội Biên phòng thành phố trình cấp trên phê duyệt ; kế hoạch các cấp của lực lượng vũ trang (để đảm bảo bí mật công tác) do ngành dọc thẩm định và phê duyệt.
1.3.2- Kiện toàn, tổ chức Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành ; tổ chức tập huấn, diễn tập các phương án phòng, chống lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ; đối với những địa phương tiếp giáp biển, thường xuyên xảy ra lũ, lụt, triều cường, trực tiếp chịu ảnh hưởng bão thì Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp làm Trưởng ban - Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão ; việc ban hành quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão của địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố phối hợp với Sở Tư pháp thành phố.
Tên gọi thống nhất của Ban tại thành phố Hồ Chí Minh là Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão (tiếp theo là tên địa phương, ngành, đơn vị), có thể gắn thêm cụm từ “tìm kiếm cứu nạn” hoặc “phòng cháy chữa cháy” vào tên Ban song không gắn cụm từ giảm nhẹ thiên tai vào tên Ban ; nhiệm vụ của Ban này gồm công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai (bao gồm cả chống hạn), tìm kiếm cứu nạn và một số nhiệm vụ khác như phòng cháy chữa cháy...
1.3.3- Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ ; lực lượng tại chỗ ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ); các Sở-ban-ngành, địa phương phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động phòng-tránh và đối phó với các tình huống bất lợi nhất khi lũ, bão, triều cường, xả lũ, thiên tai... xảy ra, hạn chế tổn thất, thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước.
1.3.4- Bảo đảm mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo, dự báo hoạt động thông suốt trong mọi tình huống ; thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban trong suốt mùa mưa, lũ, bão, nước dâng, triều cường.
1.3.5- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thu-nộp, sử dụng Quỹ Phòng, chống lụt bão (đúng, đủ) theo quy định của Chính phủ và thành phố.
1.3.6- Báo cáo định kỳ, tổng kết năm về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn của cơ quan, đơn vị mình gửi về thành phố ; chủ động xử lý, giải quyết theo thẩm quyền khi xảy ra lũ, lụt, lốc xoáy, triều cường, bão, thiên tai, nếu vượt thẩm quyền giải quyết, xử lý phải báo cáo ngay Ủy ban nhân dân thành phố.
Việc lập báo cáo, xây dựng kế hoạch - phương án và ban hành quyết định (quy phạm pháp luật và kiện toàn) (của Sở-ngành thành phố, Tổng Công ty 90, 91 đóng tại thành phố, quận-huyện) thực hiện và gửi văn bản theo quy định (phụ lục kèm theo quyết định).
Điều 2.- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận-huyện :
Ủy ban nhân dân các huyện-quận căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình có trách nhiệm :
2.1- Hoàn thành kế hoạch tu bổ bờ bao, đường giao thông kết hợp công trình thủy lợi hàng năm trước mùa mưa lũ ; kiểm tra, đánh giá chất lượng từng tuyến bờ bao, xử lý kịp thời mọi hư hỏng của bờ bao, kè, cống ; xây dựng phương án bảo vệ cho từng tuyến bờ bao và từng vùng trọng điểm ;
2.2- Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng để sẵn sàng đối phó và ứng cứu khi có lũ lớn, triều cường, xả lũ gây ngập úng.
2.3- Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của lũ, bão, thiên tai, chủ động tổ chức phòng tránh, xây dựng phương án cứu hộ, cứu nạn trước khi thiên tai xảy ra (như chằng chống nhà cửa, trường học, bệnh viện, kho tàng...) ; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thu lôi chống sét ;
2.4- Có kế hoạch, dự án địa điểm di dời dân ở những khu vực ven cửa sông, ven biển, vùng ngập sâu và vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn; kiên quyết không cho tàu thuyền ra khơi khi có cảnh báo về bão và áp thấp nhiệt đới. Có kế hoạch xây dựng thiết kế nhà ở, trường học có kết cấu phù hợp cho việc tránh lũ, bão, chống lốc xoáy, gió mạnh ; nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để hạn chế thiệt hại ;
2.5- Các địa phương, vùng xa không có giao thông đường bộ nối liền chủ động, tổ chức dự trữ các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, chất đốt, thuốc men ở từng gia đình, từng ấp-khu phố, xã-phường;
2.6- Các công trình thủy lợi, chống ngập úng, tiêu thoát nước phục vụ ở phường-xã, thị trấn nào thì do Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ. Phương án bảo vệ công trình tại phường-xã, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn lập và phê duyệt ;
2.7- Các quận nội thành phối hợp với Sở Giao thông Công chánh tích cực tổ chức triển khai chương trình chống úng ngập nội thị trong mùa mưa ; thường xuyên bảo vệ, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng và nạo vét hệ thống cống thoát nước trên địa bàn ; thực hiện các biện pháp bảo vệ cây xanh không bị ngã đổ, gãy nhánh gây tai nạn.
2.8- Các quận-huyện tích cực giải phóng mặt bằng cho các dự án thủy lợi, chống úng, tiêu thoát nước nội, ngoại thành của thành phố và quận-huyện;
2.9- Các quận-huyện, phường-xã, thị trấn và đơn vị bị thiệt hại do lốc xoáy, lụt, bão, triều cường, thiên tai.... có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra, thống kê (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo gửi cơ quan cấp trên, theo mẫu biểu thống nhất của Cục Phòng, chống lụt, bão và quản lý đê điều thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ vào Điều 2 và các văn bản khác có liên quan với đặc điểm, đặc thù từng địa phương, Ủy ban nhân dân các quận-huyện ban hành quyết định (văn bản quy phạm pháp luật) quy định nhiệm vụ, trách nhiệm cho các phường-xã, thị trấn và các phòng, ban, đơn vị thuộc quận-huyện thực hiện.
Điều 3.- Các Sở-ban-ngành thành phố có trách nhiệm :
3.1- Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố có trách nhiệm và nhiệm vụ quy định tại Điều 3, Quyết định số 41/2002/QĐ-UB ngày 24/4/2002 hoặc quyết định thay thế của Ủy ban nhân dân thành phố.
3.2- Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố có nhiệm vụ tiếp nhận, nghiên cứu, xem xét các đề xuất, báo cáo, tờ trình... của Sở-ban-ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận-huyện dự thảo văn bản, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố ký các quyết định, chỉ thị hoặc văn bản chỉ đạo, giải quyết ; truyền đạt các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn.
3.3- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố có kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện ; phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, các Sở-ban-ngành có liên quan và các địa phương xây dựng phương án và tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn kịp thời, có hiệu quả. Sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp, khắc phục hậu quả lũ, bão, thiên tai, đảm bảo quân đội là lực lượng chủ lực trong công tác này; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các Ban Chỉ huy Quân sự các quận-huyện ; hướng dẫn cho lực lượng xung kích tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại quận-huyện diễn tập; thực hiện báo cáo công tác tìm kiếm cứu nạn của thành phố gửi Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn ; thực hiện nhiệm vụ cơ quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn của thành phố.
3.4- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố có trách nhiệm chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên sông, trên biển ; thường xuyên kiểm tra trang bị dụng cụ cứu hộ trên các phương tiện cứu hộ người, cứu hộ tàu thuyền khi đang hoạt động. Tổ chức thông báo, báo động khi có áp thấp nhiệt đới và diễn biến các tình huống phức tạp của bão và có biện pháp ngăn chặn không cho tàu thuyền ra khơi.
3.5- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ có chương trình, kế hoạch, xử lý thông tin chuyên ngành, đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng, thời gian dự báo, cảnh báo để phục vụ tốt cho công tác điều hành, chỉ đạo, chỉ huy phòng ngừa và đối phó có hiệu quả ; dự báo nhanh khả năng xuất hiện và diễn biến các tình huống phức tạp của lũ, bão, thiên tai ; cung cấp kịp thời về các số liệu, các phân tích về dòng chảy, mưa, lũ, bão và nước biển dâng cao cho Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố và các Sở-ban-ngành, các địa phương liên quan.
3.6- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển, trên sông và tại nơi trú ẩn ; bảo vệ sản xuất và các công trình nuôi trồng thủy sản ; chỉ đạo việc quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển phù hợp với tình hình lũ, bão, triều cường để hạn chế thiệt hại và thực hiện báo cáo của thành phố đối với Bộ Thủy sản ;
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương hoàn thành kế hoạch tu bổ bờ bao hàng năm ; xây dựng các công trình thủy lợi bảo đảm tiến độ vượt lũ, ngăn triều cường; phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ, bảo vệ sản xuất ở các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ, bão, triều cường ; thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố.
3.7- Sở Giao thông Công chánh thành phố lập kế hoạch, phương án chuẩn bị sẵn sàng lực lượng các loại phương tiện, vật tư xử lý khi có sự cố về cầu, đường, đảm bảo các tuyến giao thông (thủy, bộ) thông suốt, phục vụ công tác di dời ; chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố và Ủy ban nhân dân các quận nội thành, quận ven kiểm tra các điểm, khu vực ngập nước, đề xuất kế hoạch, biện pháp giải quyết trình Ủy ban nhân dân thành phố ; tổ chức triển khai thực hiện chương trình chống ngập nước nội thị mùa mưa và triều cường.
3.8- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố phối hợp với Sở Tài chánh-Vật giá thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về công tác kế hoạch đầu tư, nguồn vốn cho việc đầu tư xây dựng công trình phòng chống lụt, bão, chống ngập úng, khắc phục hậu quả lũ, lụt, bão và thiên tai gây ra đối với các Sở-ngành, quận-huyện ; phối hợp với Cục Thuế thành phố, Thường trực Ban, quận-huyện kiểm tra, xác minh, xử lý các trường hợp Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh mà không nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão do vi phạm các quy định về kê khai trụ sở và đăng ký vốn kinh doanh... đã quy định trong Nghị định số 37/2003/NĐ-CP của Chính phủ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện các dự án công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão, chống úng, tiêu thoát nước nội, ngoại thành để báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố và thông báo cho các Sở-ngành, quận-huyện, đơn vị liên quan.
3.9- Sở Công nghiệp chủ trì cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường và Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, có kế hoạch, phương án xây dựng lại quy trình điều tiết nước hồ Trị An, hồ Thác Mơ và các hồ thủy điện khác để vừa đảm bảo kế hoạch phát điện và sẵn sàng tham gia cắt lũ và cấp nước, đẩy mặn, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước cho hạ du trong mùa khô ; đảm bảo an toàn mạng lưới điện thành phố, cung cấp đủ điện cho các cơ quan, đơn vị được ưu tiên và phục vụ bơm tiêu chống ngập úng.
3.10- Công an thành phố đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra, phối hợp với các lực lượng của quân đội, các ngành, địa phương tham gia cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn.
3.11- Bưu điện thành phố có trách nhiệm ưu tiên cho mạng lưới thông tin phòng, chống lụt, bão, đảm bảo thông tin suốt trong mọi tình huống, kể cả khi lũ, bảo xảy ra trên địa bàn toàn thành phố.
3.12- Sở Thương mại thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận-huyện trước mùa lũ, bão hàng năm có kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân, nhất là ở các vùng xa, vùng bị ngập sâu ; phối hợp với Chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ, từ tháng 9 đến tháng 11 ở mỗi hộ gia đình, mỗi ấp-khu phố, xã-phường phải có lượng dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để đủ sử dụng cho thời gian tối thiểu là hai tuần lễ.
3.13- Sở Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, các cơ quan thông tin, báo chí địa phương thường xuyên tăng cường công tác thông tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo về thời tiết, lũ, bão, thiên tai ; các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, bão và các kinh nghiệm, các điển hình trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, tránh lũ, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn. Các báo, đài thành phố khi đưa tin về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai-tìm kiếm cứu nạn khắc phục tình trạng nặng phê phán mặt tiêu cực, chưa tuyên truyền đúng mức cho những nhân tố mới tích cực người tốt việc tốt. Quán triệt, triển khai thực hiện quyết định tới các báo, đài thành phố ; phải có kế hoạch phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trên Đài Phát thanh, Đài Truyền hình thành phố và báo chí đưa tin.
3.14- Cục Thuế thành phố phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu thu Quỹ Phòng chống lụt, bão đối với Doanh nghiệp ; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện tại Văn phòng Thường trực Ban và quận-huyện, nếu vượt quá thẩm quyền trình Ủy ban nhân dân thành phố.
3.15- Sở Tài chánh-Vật giá thành phố căn cứ các quy định về tài chính hiện hành (Luật kế toán, Pháp lệnh phí và lệ phí...) hướng dẫn Văn phòng Thường trực Ban, các quận-huyện : thu-nộp, sử dụng, báo cáo, quyết toán Quỹ Phòng chống lụt, bão (công dân và Doanh nghiệp) ; Sở Tài chánh-Vật giá thành phố phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố, Cục Thuế thành phố trong việc kiểm tra, đôn đốc thu-nộp Quỹ Phòng chống lụt, bão tại quận-huyện và Doanh nghiệp.
3.16- Sở Tư pháp thành phố giúp Ủy ban nhân dân thành phố giám sát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung và hình thức văn bản trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn của thành phố và quận-huyện.
3.17- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở-ngành có liên quan và quận-huyện trong việc phòng chống và khắc phục tác hại do nước gây ra, khắc phục hậu quả do tràn dầu, ô nhiễm nguồn nước, ; tăng cường quản lý khai thác cát, đá, sỏi trong lòng sông, hạn chế thiệt hại, tổn thất do sạt lở đối với bờ sông và bờ bao ven sông, rạch.
3.18- Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố chủ trì việc xây dựng quy hoạch tiêu thoát nước toàn thành phố ; phối hợp với các ngành liên quan của thành phố chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, lập quy hoạch tiêu thoát nước của các quận-huyện ; phối hợp với Sở Giao thông Công chánh thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các ngành có liên quan và quận-huyện quy hoạch chỉnh trị các sông-rạch bị sạt lở và bồi lắng.
3.19- Sở Xây dựng thành phố phối hợp với các Sở-ngành thành phố và quận-huyện kiểm tra chất lượng công trình thủy lợi, phòng, chống lụt, bão, tiêu thoát nước.
3.20- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố chủ trì phối hợp với quận-huyện tổ chức cứu trợ bị thiệt hại do lụt, bão, lốc xoáy cho các hộ dân và địa phương (nếu xảy ra) theo quy định của Chính phủ và theo hướng dẫn của ngành tài chính, lao động thương binh và xã hội.
3.21- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp với ngành liên quan soạn và đưa vào chương trình học cho học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học kiến thức về phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn với thời lượng thích hợp ; kiểm tra, đánh giá sự an toàn bảo đảm cho các trường, lớp chống ngập úng, gió mạnh và lốc xoáy.
3.22- Sở Y tế thành phố nắm vững tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân những khu vực xảy ra thiên tai, thảm họa sắp tới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân, không để bệnh dịch xảy ra ; xây dựng kế hoạch cụ thể đối phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra ; tổ chức các đội cấp cứu lưu động với đầy đủ cán bộ chuyên môn, thuốc, thiết bị y tế và phương tiện đi lại trên bộ, dưới sông nước, sẵn sàng ứng cứu kịp thời trước và sau khi có thiên tai xảy ra.
3.23- Cục Thống kê thành phố căn cứ các quy định về thống kê hiện hành phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các quận-huyện, phường-xã, thị trấn đánh giá, thống kê, đầy đủ, chính xác : số đối tượng công dân thành phố phải nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão hàng năm và thiệt hại do lũ, lụt, bão, thiên tai gây ra.
3.24- Các Sở-ngành theo chức năng, nhiệm vụ : có trách nhiệm tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn của Sở-ngành và đơn vị trực thuộc. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư và kinh phí để chủ động tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng dẫn của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão thành phố ; đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện nghĩa vụ đóng Quỹ Phòng, chống lụt, bão hàng năm đúng mức thu, thời hạn nộp theo quy định tại mục 1.3.5, Điều 1 bản quy định này và quyết định giao chỉ tiêu thu-nộp hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố.
Tăng cường sự phối hợp, gắn kết giữa các ngành với quận-huyện và thành phố với Trung ương để công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn đạt hiệu quả cao.
Điều 4.- Các Tổng Công ty 90, 91 đóng tại thành phố có trách nhiệm :
4.1- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thành viên tổ chức, thực hiện công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn ; tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức thực hiện theo định kỳ và báo cáo năm gửi về thành phố.
4.2- Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng tiền và nộp Quỹ Phòng, chống lụt, bão hàng năm đúng mức thu, thời hạn nộp theo quy định tại mục 1.3.5, Điều 1 quy định này và quyết định giao chỉ tiêu thu-nộp hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố.
4.3- Các đơn vị thành viên trực thuộc các Tổng Công ty 90, 91 có trách nhiệm phối hợp, tham gia cùng chính quyền địa phương sở tại (quận-huyện, phường-xã, thị trấn) trong công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn có liên quan đến đơn vị mình.
Điều 5.- Các hành vi bị nghiêm cấm :
Thực hiện tại Điều 8, Điều 14 Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ; Điều 8, Điều 28 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ; Điều 5, Điều 11 Pháp lệnh Đê điều ; Điều 9, Điều 52 Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 6.- Khen thưởng và xử lý vi phạm :
Thực hiện theo Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ; Điều 17, Điều 18 thuộc Chương IV Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 50/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố do Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 19/2004/CT-UB về tăng cường quản lý phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố năm 2004 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 87/2002/QĐ-UB về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 04/2008/QĐ-UBND quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 87/2002/QĐ-UB về công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 04/2008/QĐ-UBND quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai, và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 63/2000/QĐ-TTg đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố do Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 19/2004/CT-UB về tăng cường quản lý phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố năm 2004 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 41/2002/QĐ-UB về việc kiện toàn tổ chức và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 110/2001/QĐ-UB về bổ sung nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn cho Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp Chính quyền của thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 7Luật Tài nguyên nước 1998
- 8Pháp lệnh Đê điều năm 2000
- 9Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 10Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 11Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 12Quyết định 63/2002/QĐ-TTg về công tác, phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 166/2003/QĐ-UB Quy định về công tác phòng, chống lụt, bão giảm nhẹ thiên tai-tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 166/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2003
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Mai Quốc Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/09/2003
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực