Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 165/2004/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ VIỆC: QUẢN LÝ CHI PHÍ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố Hà Nội tại tờ trình số 3302/ TTr-STC/TCDN ngày 22/10/2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về quản lý chi phí thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Điều 2: Quy định được ban hành theo Quyết định này áp dụng để quản lý chi phí thực hiện cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước do các Sở, ngành Thành phố trực tiếp hướng dẫn triển khai thực hiện cổ phần hóa và phần chi phí cổ phần hóa các doanh nghiệp được trực tiếp chi sau khi trừ đi số tiền thuê các Công ty chứng khoán và kiểm toán thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, hoặc tư vấn cổ phần hóa trọn gói cho doanh nghiệp.
Điều 3: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch Đầu tư, Lao động TBXH, Tài nguyên môi trường nhà đất; Chủ tịch Liên đoàn lao động Thành phố; Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp; các Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM/UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHI PHÍ THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ DNNN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 165/2004/QĐ-UB ngày 03/11/2004 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
I- PHẠM VI, NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CHI PHÍ.
1- Phạm vi và nguyên tắc chi:
- Các chi phí cổ phần hoá DNNN là các khoản chi có liên quan đến quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần, kể từ khi có quyết định của UBND Thành phố cho phép thực hiện cổ phần hoá đến khi hoàn thành việc bàn giao vốn và tài sản từ DNNN sang công ty cổ phần.
- Công việc cổ phần hoá thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thuê tổ chức, cá nhân làm tư vấn trong quá trình cổ phần hoá (thuê kiểm toán báo cáo tài chính, soạn thảo Điều lệ, Phương án sản xuất kinh doanh,...) thì thực hiện ký hợp đồng tư vấn để làm căn cứ thanh, quyết toán chi phí cổ phần hoá.
- Trường hợp thuê các Công ty chứng khoán và kiểm toán thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, hoặc tư vấn cổ phần hoá trọn gói, các doanh nghiệp cổ phần hoá được sử dụng khoản chênh lệch giữa mức chi phí tối đa xác định tại Điểm 1 - Mục II quy định này với số tiền phải thanh toán cho Công ty tư vấn theo hợp đồng để chi cho các cán bộ của doanh nghiệp và các Tổ chuyên viên giúp việc của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố trực tiếp tham gia công tác cổ phần hoá tại doanh nghiệp.
- Trường hợp các Sở, ngành trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, các doanh nghiệp cổ phần hoá được phép chi cho các cán bộ của doanh nghiệp và các Tổ chuyên viên giúp việc của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố trực tiếp tham gia công tác cổ phần hoá tại doanh nghiệp theo mức chi phí xác định tại Điểm 1 - Mục II quy định này.
- Các chi phí do doanh nghiệp cổ phần hoá trực tiếp chi, các doanh nghiệp cổ phần hoá làm thủ tục xuất quỹ, hạch toán kế toán, tổng hợp và quyết toán. Các Tổ chuyên viên giúp việc của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố cử người ký nhận tiền thanh toán chi phí cổ phần hoá với doanh nghiệp.
- Khi làm thủ tục quyết toán chi phí cổ phần hoá, các doanh nghiệp phải kê khai các khoản chi nội bộ của doanh nghiệp và giấy biên nhận của các Tổ chuyên viên thẩm định giá trị doanh nghiệp, lao động, Phương án SXKD và Điều lệ.
2- Nội dung chi phí:
Các chi phí thực hiện cổ phần hoá bao gồm:
Chi in ấn tài liệu, tập huấn về nghiệp vụ cổ phần hoá doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
Chi xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá (Kiểm kê, đánh giá lại tài sản; kiểm tra báo cáo quyết toán thuế và báo cáo quyết toán tài chính; chi cho công tác thẩm định giá trị tài sản,...).
Chi phí xây dựng và thẩm định Phương án lao động.
Chi phí xây dựng và thẩm định Phương án SXKD sau cổ phần hoá.
Chi phí xây dựng và thẩm định Điều lệ công ty cổ phần.
o Chi Đại hội công nhân viên chức bất thường để đóng góp ý kiến vào Phương án cổ phần hóa (Phương án tài chính, Phương án lao động, Phương án sản xuất kinh doanh, Dự thảo Điều lệ).
p Chi thẩm định Phương án cổ phần hóa của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố.
q Chi bán cổ phần lần đầu.
r Chi tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu.
s Các chi phí khác liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp (Đăng ký kinh doanh, khắc dấu, xin cấp mã số thuế; Ra mắt công ty cổ phần; Quyết toán, bàn giao doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần,...).
II- PHÂN BỔ CƠ CẤU CÁC KHOẢN CHI.
1- Quy định mức khống chế.
Chi phí thực hiện cổ phần hóa được xác định dựa trên cơ sở giá trị thực tế doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Mức chi phí khống chế tối đa cho quá trình cổ phần hóa được quy định tại Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/9/2002 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
+ Giá trị thực tế doanh nghiệp dưới 5 tỷ đồng được chi không quá 100 triệu đồng.
+ Giá trị thực tế doanh nghiệp từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng được chi không quá 150 triệu đồng.
+ Giá trị thực tế doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng được chi không quá 200 triệu đồng.
+ Giá trị thực tế doanh nghiệp từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng được chi không quá 250 triệu đồng.
+ Giá trị thực tế doanh nghiệp từ 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng được chi không quá 350 triệu đồng.
+ Giá trị thực tế doanh nghiệp từ 40 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng được chi không quá 400 triệu đồng.
+ Giá trị thực tế doanh nghiệp từ 50 tỷ đồng đến 60 tỷ đồng được chi không quá 450 triệu đồng.
+ Giá trị thực tế doanh nghiệp trên 60 tỷ đồng được chi không quá 500 triệu đồng.
2- Cơ cấu các khoản chi.
Tổng mức chi phí cổ phần hóa các doanh nghiệp được phép chi phân bổ cho từng công việc theo tỷ lệ như sau:
j Chi phí in tài liệu, tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp: 5%
k Chi phí kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa (kiểm kê, đánh giá lại tài sản; kiểm tra báo cáo quyết toán thuế và báo cáo quyết toán tài chính; chi cho công tác thẩm định giá trị tài sản,...): 25%.
Trong đó:
- Chi cho công tác tự kiểm kê, đánh giá lại tài sản, đối chiếu công nợ của doanh nghiệp: 10%.
- Chi cho Tổ chuyên viên liên ngành thẩm định giá trị doanh nghiệp của Thành phố: 15%.
l Chi phí xây dựng và thẩm định Phương án lao động: 10% (Trong đó: Chi cho xây dựng Phương án lao động của doanh nghiệp: 5% và chi cho Tổ chuyên viên thẩm định Phương án lao động: 5%).
m Chi phí xây dựng và thẩm định Phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa: 10% (Trong đó: Chi cho xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 5% và chi cho Tổ chuyên viên thẩm định Phương án sản xuất kinh doanh: 5%).
n Chi phí xây dựng và thẩm định Điều lệ công ty cổ phần: 10% (Trong đó: Chi cho xây dựng Điều lệ của doanh nghiệp: 4% và chi cho Tổ chuyên viên thẩm định Điều lệ: 6%).
o Chi Đại hội công nhân viên chức bất thường để đóng góp ý kiến vào Phương án cổ phần hóa (Gồm: Phương án tài chính, Phương án lao động, Phương án sản xuất kinh doanh, Dự thảo Điều lệ): 10%.
p Chi thẩm định Phương án cổ phần hóa (Giá trị doanh nghiệp, Phương án lao động, Phương án sản xuất kinh doanh, Điều lệ) của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố: 7%.
q Chi bán cổ phần lần đầu (Bao gồm cả chi phí thuê các tổ chức trung gian bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp theo quy định): 10%.
r Chi tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu: 8%.
s Các chi phí khác liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp (Đăng ký kinh doanh, khắc dấu, xin cấp mã số thuế; Ra mắt công ty cổ phần; Quyết toán, bàn giao doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần,...): 5%.
Tỷ lệ xác định cho từng chi tiết trên là tỷ lệ tối đa, tùy mức độ phức tạp của từng công việc Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hóa quyết định mức chi cụ thể. Nếu do yêu cầu công việc mà chi tiết nào đó vượt quá mức khống chế tối đa thì phải đảm bảo tổng mức chi không vượt quá mức khống chế tối đa quy định tại Điểm 1, Mục II quy định này.
- 1Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
- 2Thông tư 76/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết địng 262/2000/QĐ-UB về thành lập quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Công văn 5318/UBND-KT năm 2016 sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
Quyết định 165/2004/QĐ-UB về Quản lý chi phí thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 165/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/11/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/11/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra