- 1Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 3Nghị quyết 05/2010/NQ-HĐND quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1643/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 02 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;
Căn cứ Nghị quyết 05/2010/NQ-HĐND ngày 20/4/2010 của HĐND tỉnh quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Công văn số 150/HĐND-TH ngày 04/6/2021 của Thường trực HĐND tỉnh về việc bổ sung Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố và công trình công cộng;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn Đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh) tại Công văn số 776/SVHTTDL-QLVHGĐ ngày 17/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành bổ sung danh mục Ngân hàng dữ liệu đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, gồm 236 mục từ về địa danh - phong trào cách mạng; quốc hiệu, danh từ có ý nghĩa, sự kiện lịch sử; tên danh nhân quốc gia; địa danh, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; danh nhân Quảng Trị (Có danh mục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỊA DANH, PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, QUỐC HIỆU, DANH TỪ CÓ Ý NGHĨA, SỰ KIỆN LỊCH SỬ, DANH NHÂN QUỐC GIA, DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DANH NHÂN QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1643/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Quảng Trị)
I. ĐỊA DANH, PHONG TRÀO CÁCH MẠNG (40 mục từ)
TT | Mục từ (Tên) | Thể loại | Xuất xứ/Nội dung | Ghi chú |
(1) | (2) | (2) | (4) | (5) |
01 | Ấp Bắc | Địa danh lịch sử | Thuộc tỉnh Tiền Giang. Ấp (làng) xưa ở xã Tân Phú, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, nổi tiếng bởi sự kiện chiến thắng ngày 02/01/1963, mở đầu cao trào diệt Mỹ trong chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. |
|
02 | Ba Đình | Địa danh lịch sử | Là địa danh lịch sử ở Hà Nội và thắng cảnh ở tỉnh Thanh Hóa, cũng là tên gọi chung ba thôn Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê. Danh từ này được Hồ Chủ tịch chọn để đặt tên cho quảng trường tại Thủ đô Hà Nội sau khi đọc Tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2.9.1945. |
|
03 | Ba Tơ | Địa danh lịch sử | Tỉnh Quảng Ngãi Ba Tơ là một nhà tù giam tù chính trị; căn cứ cách mạng vững chắc thời Pháp thuộc cho đến thời kháng chiến chống Mỹ. Tháng 5/1935, đồng bào Ba Tơ do tù trưởng Ga Ing cầm đầu nổi lên chống thu thuế, tiến đánh đồn Gi Lăng, phá kho thóc...Ngày 11/3/1945, sau hai ngày Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Ba Tơ nổi dậy cướp chính quyền. |
|
04 | Bạch Long Vĩ | Địa danh lịch sử, thắng cảnh | Thành phố Hải Phòng; Đảo Bạch Long Vĩ là đảo anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1993, huyện đảo Bạch Long Vĩ được thành lập, trở thành một huyện của thành phố Hải Phòng. |
|
05 | Bái Tử Long | Địa danh thắng cảnh lịch sử | Tỉnh Quảng Ninh Tên Bái Tử Long liên quan đến truyền thuyết xưa: rồng mẹ và đàn con vâng lệnh của Thượng đế xuống trần giúp dân Việt tiêu diệt giặc ngoại xâm từ phương xa tới, trên những chiếc tàu màu đen. Sau khi phun lửa đốt cháy hết tàu giặc, đàn rồng thấy cảnh quan nơi này quá đẹp, không đành trở về trời nữa, và ở lại hóa thành những đảo đá. Chỗ đàn rồng con ở lại hóa thành các hòn đảo lớn nhỏ, được dân trong vùng gọi là Bái Tử Long (Rồng con đáp xuống). |
|
06 | Bình Than | Địa danh lịch sử | Tỉnh Hải Dương. Vua Trần Nhân Tông ra bến Bình Than mở hội nghị, Triệu Vương Hầu và các quan bàn kế chống giặc, giữ nước. |
|
07 | Cà Mau | Địa danh, danh từ có ý nghĩa | Tỉnh Cà Mau. Mũi đất nhô ra biển quặt về phía Tây như cái lưỡi cày ở cực Nam - Nam Bộ. Phù sa do con sông Cái Lớn và các kênh rạch chằng chịt làm cho mũi này càng dài về phía Tây, mỗi năm lấn ra biển từ 80 đến 100m; ở vĩ độ 8°B. Xưa thuộc huyện Long Xuyên, tỉnh An Giang, nay thuộc tỉnh Cà Mau. |
|
08 | Cổ Loa | Địa danh - Danh từ có ý nghĩa - Di tích lịch sử văn hóa | Kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương, thế kỷ thứ III trước công nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ I sau công nguyên. Hiện nay di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. |
|
09 | Dục Thanh | Địa danh lịch sử | Thuộc tỉnh Bình Thuận. Dục Thanh là tên viết tắt của ngôi trường Dục Thanh học hiệu được các nhà chí sĩ lập nên nhằm giáo dục, đào tạo cho con em nhà nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ, mở mang sự học, nằm ở thành phố Phan Thiết. |
|
10 | Đông Du | Tên một phong trào yêu nước | Là tên gọi cho phong trào du học Nhật Bản và võ trang chống Pháp do Phan Bội Châu và Nguyễn Thành khởi xướng năm 1904. |
|
11 | Đống Đa | Địa danh di tích lịch sử | Ghi đậm chiến công của vua tôi nhà Tây Sơn - anh hùng Nguyễn Huệ/Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vào tháng 1 năm 1789 tại Thăng Long; Đống Đa cũng là tên một quận của Thủ đô Hà Nội. |
|
12 | Hà Nội | Địa danh di tích lịch sử | Tên thành phố, Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
|
13 | Hạ Long | Địa danh thắng cảnh lịch sử | Tỉnh Quảng Ninh Vịnh Hạ Long là một vịnh kín, xưa kia là nơi cư trú của hải phỉ và cũng là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lãnh Pha, Lãnh Hi chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Vịnh Hạ Long đã được UNESCO xếp hạng Di sản thiên nhiên thế giới... |
|
14 | Hóa Châu | Địa danh lịch sử và thắng cảnh | Tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa danh một châu thời vua Trần Anh Tông, gồm đất tỉnh Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng và một phần phía Bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay; Lại có thành Hóa Châu, nơi đóng cơ quan đầu não của cả Châu Hóa thời ấy |
|
15 | Hoa Lư | Danh từ có ý nghĩa - Di tích lịch sử văn hóa | Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam, gắn với ba triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử là thống nhất giang sơn, đánh Tống- dẹp Chiêm; phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô |
|
16 | Hoàng Sa | Địa danh thắng cảnh | Hoàng Sa là một quần đảo nằm giữa kinh tuyến 112° - 117° Đông và giữa hai vĩ tuyến 14,45° - 17,10° Bắc thuộc thành phố Đà Nẵng. Toàn bộ Quần đảo nay là huyện đảo Hoàng Sa, thuộc thành phố Đà Nẵng. |
|
17 | Lam Sơn | Địa danh lịch sử | Tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi Lê Lợi quy tụ nhân tài hào kiệt chống lại bọn phong kiến đô hộ. Khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đặt kinh đô tại Thăng Long. Lam Sơn được gọi là Lam Kinh, nơi có mồ mả tổ tiên các vua Lê. |
|
18 | Lũng Cú | Địa danh thắng cảnh | Tỉnh Hà Giang. Lũng Cú cao hơn 1000 mét, điểm cực Bắc của nước Việt Nam, nơi bắt đầu nguồn sông Nho Quế chảy vào nước Việt. Nằm ở Vĩ độ: 23°22’59’’B- Kinh độ 105°20’20’’Đ |
|
19 | Mê Linh | Địa danh lịch sử | Nguyên là tên một huyện thuộc kinh đô Phong Châu, thời thuộc Hán gồm phần đất vùng Sơn Tây, tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay, quê hương của Hai Bà Trưng. Khi đánh đuổi được Tô Định, Hai Bà lên ngôi, đóng đô tại Mê Linh |
|
20 | Nam Bộ | Danh từ có ý nghĩa | Tên bộ phận đất đai phía Nam của nước Việt Nam (kể từ Đồng Nai trở vào), thời Pháp thuộc là Nam Kỳ, sau Cách mạng tháng 8.1945 đổi làm Nam Bộ, thời chính quyền Sài Gòn cũ gọi là Nam Phần; Nay là các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu... |
|
21 | Nam Quan | Địa danh lịch sử | Ở Lạng Sơn. Nam Quan là cửa ải biên giới Việt - Trung; Cửa ải này được xây dựng từ đời Gia Tĩnh triều Minh. |
|
22 | Pắc Bó | Địa danh lịch sử, thắng cảnh | Ở Cao Bằng Trong đó có hang Cốc Bó nằm trong khu di tích lịch sử Pắc Bó - nơi Bác Hồ đã sống, làm việc. Bác đã đặt tên dòng suối trước cửa hang là “suối Lê Nin” và ngọn núi có hang này là “núi Các Mác”. Tại đây, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 họp vào tháng 5/1941; đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. |
|
23 | Phú Xuân | Địa danh lịch sử | Ở Thừa Thiên Huế Vốn tên là Thụy Lôi, sau Nguyễn Phúc Thái dời phủ chúa từ Kim Long về đây, đổi thành làng Phú Xuân, nay thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát đóng đô ở đây gọi thành là Phú Xuân. Khi Nguyễn Huệ Quang Trung lên ngôi gọi là Kinh đô Phú Xuân |
|
24 | Quốc học | Địa danh lịch sử | Tỉnh Thừa Thiên Huế Là tên một ngôi trường ở tỉnh Thừa Thiên Huế, vốn là nơi đóng trại Thủy sư thời chúa Nguyễn và trường Hoành Nhơn cũ. Đây là nơi đào tạo nhân tài trên tất cả các lĩnh vực của đất nước. |
|
25 | Quốc Sử Quán | Địa danh lịch sử | Tỉnh Thừa Thiên Huế Quốc Sử Quán triều Nguyễn là cơ quan biên soạn lịch sử chính thức duy nhất tại Việt Nam từ năm 1821 đến 1945. Quốc Sử Quán được xây dựng năm Minh Mạng thứ hai (1821), trên phần đất làng Diễm Phái xưa - nay thuộc một phần khuôn viên Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ-TP Huế |
|
26 | Sa Huỳnh | Địa danh lịch sử- văn hóa | Tỉnh Quảng Ngãi. Do kết quả của những cuộc khai quật, ngành khảo cổ trước đây khám phá ra được một nền văn hóa của con người có mặt tai vùng đất này vào thời kỳ đồ sắt, cách nay từ 2.000 đến 3.500 năm, cho nên gọi nền văn hóa ấy là Văn hóa Sa Huỳnh. |
|
27 | Song Tử Tây | Địa danh thắng cảnh | Đảo san hô nằm trong quần đảo Trường Sa, có mỏ phốt phát lộ thiên, thuộc huyện đảo Trường Sa. Nơi đây có trạm khí tượng thủy văn và đèn biển cao 115 mét bằng sắt xây dựng từ năm 1973. Đảo này thuộc chủ quyền của nước Việt Nam. |
|
28 | Sông Đà | Địa danh | Là tên con sông nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Sông Đà là một phụ lưu quan trọng của sông Hồng, chảy qua thị xã Hòa Bình đổ vào sông Hồng phía trên Việt Trì. Sau ngày thống nhất đất nước, được sự giúp đỡ của Liên Xô cũ, Chính phủ Việt Nam đã ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đầu năm 1992 Chính phủ lại cho xây thêm đường dây cao thế 500KV Bắc- Nam để đưa điện từ Hòa Bình vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại miền Trung và các tỉnh phía Nam. |
|
29 | Sông Thương | Địa danh lịch sử | Là tên một con sông ở miền Bắc Việt Nam, là một trong sáu nhánh của Lục Đầu Giang, phát nguyên từ rừng núi Lạng Sơn, chảy qua thành phố Bắc Giang, vòng xuống tỉnh Hải Dương, nhập vào Lục Đầu Giang chảy ra biển, sông Thương đã ghi vào lịch sử qua trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn. |
|
30 | Tam Đảo | Địa danh thắng cảnh | Tỉnh Tuyên Quang Có ba đỉnh cao chót vót, xanh đến tận mây, mang các tên Thiện Thị, Thác Bản và Phù Nghĩa. Ba ngọn núi đó được coi như ba hòn đảo nổi bật giữa rừng xanh trùng điệp, như mặt biển gợn sóng, do đó có tên Tam Đảo. |
|
31 | Tam Giang | Địa danh thắng cảnh | Tỉnh Thừa Thiên Huế Là hệ thống đầm phá ở đông bắc Thừa Thiên Huế, nơi có 3 con sông Vĩnh Định, Ô Lâu và Lương Điền hợp lại thành “sông Ba cửa” nên có tên gọi là “Tam Giang” |
|
32 | Tản Viên | Địa danh thắng cảnh | Là một ngọn núi ở Hà Nội ngày nay, gắn với truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. |
|
33 | Tân Trào | Địa danh lịch sử | Tỉnh Tuyên Quang Là chiến khu Cách mạng từ năm 1945. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương, họp Quốc dân Đại hội. |
|
34 | Tây Sơn | Địa danh lịch sử | Tỉnh Bình Định Tây Sơn là vùng núi phía Tây phủ Quy Nhơn, nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1771, tiến tới lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phá đổ sự nghiệp của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đập tan hai cuộc xâm lược lớn của quân Xiêm và quân Thanh, lập lại nền dân chủ. |
|
35 | Thuận Hóa | Địa danh lịch sử | Là tên dùng để chỉ vùng đất từ Nam sông Gianh đến Thừa Thiên Huế. Nguyên là đất hai châu Ô, Rí được chuyển thành châu Thuận, châu Hóa năm 1307. Là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa trong nhiều thế kỷ. |
|
36 | Trường Sa | Địa danh lịch sử | Tỉnh Khánh Hòa Trường Sa là một quần đảo nay là huyện đảo, thuộc tỉnh Khánh Hòa, Quần đảo này gồm hơn 100 đảo lớn nhỏ và bãi cạn. |
|
37 | Vạn Kiếp | Địa danh thắng cảnh lịch sử | Tỉnh Hải Dương Nơi đây có bến đò sông Lục Đầu thuộc xã Kiếp Bạc. Đây là đất phong ấp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. |
|
38 | Văn Miếu-Quốc Tử Giám | Địa danh lịch sử | Là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Nơi đây đã được Thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. |
|
39 | Việt Bắc | Địa danh lịch sử và danh thắng | Là căn cứ cách mạng của Việt Nam nằm về phía Đông bắc Bắc Bộ, nơi Chính phủ và Hồ Chủ tịch từng đóng đô để lãnh đạo cách mạng kháng chiến đến ngày thắng lợi. |
|
40 | Yên Tử | Địa danh thắng cảnh | Tỉnh Quảng Ninh. Tên dãy núi chạy dài khoảng 40 km, ngăn cách hai tỉnh Bắc Giang, và Quảng Ninh. Đây là kinh đô Phật giáo Việt Nam thế kỷ XIII, vua Trần Nhân Tông tu ở chùa Yên Tử lập ra phái Thiền tông gọi là phái Trúc Lâm mà ngài là đệ nhất tổ. |
|
II. QUỐC HIỆU, DANH TỪ CÓ Ý NGHĨA, SỰ KIỆN LỊCH SỬ (07 mục từ)
TT | Mục từ (Tên) | Thể loại | Xuất xứ/Nội dung | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
01 | Cách Mạng Tháng Tám | Danh từ có ý nghĩa | Là cuộc Cách mạng Giải phóng Dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mang lại độc lập, tự do cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 02/09/1945, do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo. |
|
02 | Đại Nam | Quốc hiệu | Là Quốc hiệu của nước ta do vua Minh Mạng đặt ra vào năm 1838, với ý chí quyết tâm thể hiện sự hùng cường lớn mạnh của nước ta thời ấy. Quốc hiệu này tồn tại đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 thì được đổi tên thành Việt Nam. |
|
03 | Tân Trào | Danh từ có ý nghĩa | Tân Trào là danh từ có ý nghĩa chỉ chiến khu cách mạng từ năm 1945. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng: Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương; họp quốc dân Đại hội |
|
04 | Thống Nhất | Danh từ có ý nghĩa | Là danh từ có ý nghĩa họp lại thành một chỉnh thể có chung một cơ cấu tổ chức, một sự lãnh đạo duy nhất (Từ điển Tiếng Việt). |
|
05 | Vạn Xuân | Danh từ có ý nghĩa | Là tên gọi của nước Việt Nam dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng |
|
06 | 03 Tháng 02 | Danh từ | Là ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. |
|
07 | 02 Tháng 09 | Danh từ | Là ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. |
|
III. TÊN DANH NHÂN QUỐC GIA (136 mục từ)
TT | Tên danh nhân | Quê quán | Nhận định chung | Phân kỳ lịch sử |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
01 | Alexandre de rhodes (1591 - 1660) | Cộng hòa Pháp | Giáo sĩ Pháp. Ông là người có công hệ thống hóa cách phiên âm tiếng Việt theo chữ La-tinh, trên cơ sở nắm được những đặc điểm của ngôn ngữ (trước ông, cách phiên âm tản mạn và thiếu khoa học). Công trình lớn của ông là nền tảng của chữ quốc ngữ Việt Nam sau này, là từ điển Việt - Bồ Đào Nha và La-tinh. | Cổ trung đại |
02 | Bùi Huy Bích (1744-1818) | Thanh Trì-Hà Nội | Quan triều Nguyễn, tác giả của hơn 10 tập sách có giá trị | Cổ trung đại |
03 | Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), | Long Tuyền - Cần Thơ | Quan triều Nguyễn, nhà thơ, nhà soạn tuồng | Cổ trung đại |
04 | Bùi Kỷ (1887 - 1960), | Thanh Liêm-Hà Nam | Học giả | Cận đại |
05 | Bùi Ngọc Dũng (1796-1861), | Phù Tiên-Hải Dương | Quan triều Nguyễn | Cận đại |
06 | Bùi Thức Kiên (1813-1892), | La Sơn - Hà Tĩnh | Quan triều Nguyễn | Cận đai |
07 | Bùi Xuân Phái (1921-1988) | Hà Đông -Hà Nội | Ông là một họa sĩ sơn dầu nổi tiếng của Việt Nam và thế giới | Hiện đại |
08 | Bùi Xương Trạch (1451 - 1529) | Thường Tín-Hà Nội | Quan triều Lê Thánh Tông | Cổ trung đại |
09 | Bùi Xương Tự (1657 -1728) |
| Danh sĩ, tác giả đời Lê Thần Tông | Cổ trung đại |
10 | Cao Bá Đạt (1809-1854) | Gia Lâm- Bắc Ninh | Quan triều Nguyễn | Cổ trung đại |
11 | Cầm Bá Thước (1858-1895) | Thường Xuân-Thanh Hóa | Lãnh tụ khởi nghĩa chống Pháp | Cận đại |
12 | Châu Thị Vĩnh Tế (1766-1826) |
| Có công trong việc đào kênh thời đầu các vua triều Nguyễn | Cổ trung đại |
13 | Châu Thượng Văn (1856- 1908) | Điện Bàn-Quảng Nam | Nhà yêu nước, kháng Pháp | Cận đại |
14 | Châu Văn Liêm (1902-1930) | Ô Môn- Cần Thơ | Nhà cách mạng | Cận đại |
15 | Cù Huy Cận (1919-2005) | Hà Tĩnh | Nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng | Hiện đại |
16 | Dương Bá Cung (1794-1848) | Thường Tín- Hà Nội | Nhà nghiên cứu lịch sử-Văn học | Cổ trung đại |
17 | Dương Bá Trạc (1884-1944) | Khoái Châu-Hưng Yên | Nhà cách mạng, kháng Pháp | Cận đại |
18 | Dương Khuê (1839-1902) | Ứng Hòa - Hà Nội | Quan Triều Nguyễn, chống Pháp | Cận đại |
19 | Dương Lâm (1851 - 1920) | Ứng Hòa - Hà Nội | Nhà giáo, nhà văn | Cận đại |
20 | Đinh Hữu Nhật (1881- 1942), | Cao Lãnh-Đồng Tháp | Nhà yêu nước chống Pháp | Cận đại |
21 | Đinh Nhật Tân (1836 - 1887) | Diễn Châu- Nghệ An | Liệt sĩ cận đại, có công trong việc đánh Pháp tại cửa Thuận An | Cận đại |
22 | Đinh Nhật Thận (1814-1866) | Anh Sơn- Nghệ An | Quan nhà Nguyễn có công khai hoang, lập ấp | Cận đại |
23 | Đinh Núp (1914-1998) | An Khê- Gia Lai | Nhà cách mạng kêu gọi các dân tộc Tây Nguyên đánh Pháp | Hiện đại |
24 | Đinh Thì Trung (1757 -1776) | Đông Sơn-Thanh Hóa | Danh sĩ đời Lê Ý Tông | Cổ trung đại |
25 | Đoàn Chí Tuân (1855 - 1897) | Quảng Trạch- Quảng Bình | Danh sĩ đời vua Tự Đức | Cận đại |
26 | Đoàn Văn Ưu - Nam Long (1921-1999) | Hòa An- Cao Bằng | Nhà quân sự tài ba lỗi lạc, người dân tộc Tày | Hiện đại |
27 | Đỗ Đăng Đệ (1814 - 1888) | Bình Sơn-Quảng Ngãi | Là một vị quan triều Nguyễn thanh liêm, yêu nước thương dân, tài kiêm văn võ | Cận đại |
28 | Đỗ Đăng Tuyển (1856 - 1911) | Đại Lộc- Quảng Nam | Nhà yêu nước chống Pháp | Cận đại |
29 | Đỗ Huy Hiệu (1844 - 1891) | Đại An- Nam Định | Nhà yêu nước, phò vua Hàm Nghi chống Pháp | Cận đại |
30 | Đỗ Huy Liêu (1844 - 1891) | Đạo An- Nam Định | Danh sĩ đời vua Tự Đức | Cận đại |
31 | Đỗ Phúc Thịnh (1818 - 1862) | Điện Bàn-Quảng Nam | Quan triều Nguyễn | Cận đại |
32 | Hà Công Quyền (1789-1839) | Sơn Nam- Hà Nội | Nhà thơ, nhà văn dưới thời vua Minh Mạng | Cổ trung đại |
33 | Hà Huy Giáp (1906-1995) | Hương Sơn- Hà Tĩnh | Nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc | Hiện đại |
34 | Hà Tông Mục (1653 - 1707) | Can Lộc- Hà Tĩnh | Danh thần nổi tiếng triều Lê, có nhiều công trạng to lớn đối với đất nước, | Cổ trung đại |
35 | Hoàng Minh Giám (1904-1995) | Hà Đông- Hà Nội | Nhà hoạt động cách mạng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) | Hiện đại |
36 | Hoàng Ngọc Phách (1896 - 1973) | Đức Thọ- Hà Tĩnh | Nhà văn, giáo sư văn học | Hiện đại |
37 | Hồ Bá Kiện (1872 - 1915) | Quỳnh Lưu- Nghệ An | Nhà hoạt động cách mạng, chí sĩ yêu nước chống Pháp | Cận đại |
38 | Hồ Biểu Chánh (1884 - 1958) | Gò Công Tây-Tiền Giang | Nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ | Cận đại |
39 | Hồ Đắc Hàm (1879 - 1963) | Phú Vang-Thừa Thiên Huế | Nhà giáo dục | Hiện đại |
40 | Hồ Sĩ Dương (1622 - 1681) | Quỳnh Lưu-Nghệ An | Danh thần đời Lê Huyền Tông | Cổ trung đại |
41 | Hồ Sĩ Đống (1739 - 1785) | Quỳnh Lưu-Nghệ An | Danh sĩ đời Lê Hiển Tông | Cổ trung đại |
42 | Hồ Sĩ Tạo (1869-1934) | An Nhơn- Bình Định | Sĩ phu yêu nước chống Pháp | Cận đại |
43 | Hồ Tá Bang (1875-1943) | Phong Điền- Thừa Thiên Huế | Trí thức yêu nước. | Cận đại |
44 | Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ) (1900 - 1976) | Hà Nội | Nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nền văn học hiện đại ở nước ta, thơ ông mang sắc thái dân tộc rất đậm nét. | Cận đại |
45 | Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) | Tân Long- Gia Định | Nhà thơ yêu nước. | Cận đại |
46 | Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) | Bà Rịa- Vũng Tàu | Nhà ngôn ngữ học danh tiếng. | Cận đại |
47 | Kiều Oánh Mậu (1854 - 1912) | Phúc Thọ- Sơn Tây | Nhà văn, nhà thơ yêu nước. | Cận đại |
48 | Lê Bá Trinh (1875-1918) | Hòa Vang- Đà Nẵng | Chí sĩ yêu nước chống Pháp. | Cận đại |
49 | Lê Cơ (1870-1918) | Tiên Phước-Quảng Nam | Chí sĩ yêu nước chống Pháp. | Cận đại |
50 | Lê Hoàn/Lê Đại Hành (941 - 1006) | Thanh Liêm- Hà Nam | Vua sáng lập triều Tiền Lê. | Cổ trung đại |
51 | Lê Nhân Tông (1441 - 1459) | Thọ Xuân-Thanh Hóa | Vua đời thứ 3 nhà Hậu Lê, | Cổ trung đại |
52 | Lê Ninh (1857 - 1886) | Đức Thọ- Hà Tĩnh | Nhân sĩ yêu nước chống Pháp | Cận đại |
53 | Lê Thái Tông (1423-1442) | Thọ Xuân-Thanh Hóa | Là vua thứ hai nhà Hậu Lê, ở ngôi từ năm 1433 đến 1442 | Cổ trung đại |
54 | Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) | Mộ Đức-Quảng Ngãi | Tướng triều Nguyễn, nhà quân sự, chính trị xuất sắc. | Cổ trung đại |
55 | Lê Văn Huân (1875-1929) | Đức Thọ -Hà Tĩnh | Chí sĩ yêu nước cận đại. | Cận đại |
56 | Lê Văn Linh (1376 - 1447) | Thọ Xuân-Thanh Hóa | Danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn. | Cổ trung đại |
57 | Lê Văn Quyên (1859 - 1917) | Đức Thọ | Thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nghệ Tĩnh. | Cận đại |
58 | Lê Văn Tập (1860-1914) | Kiến Xương-Thái Bình | Nhà yêu nước tham gia Việt Nam Quang Phục Hội do Phan Bội Châu lãnh đạo. | Cận đại |
59 | Lương Khánh Thiện (1903 - 1941) | Thanh Liêm-Hà Nam | Nhà hoạt động cách mạng, nhà chính trị. Chiến sĩ Cộng sản tiền bối. | Cận đại |
60 | Lý Nhân Tông (1072 -1127) | Hà Nội | Con vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan | Cổ trung đại |
61 | Lý Thánh Tông (1023- 1072) | Hà Nội | Vua nhà Lý, con vua Lý Thái Tông | Cổ trung đại |
62 | Lý Trần Thản (1721-1776) | Xã Châu Sơn - huyện Duy Tiên | Làm quan dạy dỗ các con vua triều Lê. | Cổ trung đại |
63 | Lý Tử Tấn (1378- 1457) | Thường Tín- Hà Nội | Là nhà thơ, làm quan thời Lê sơ, đỗ Thái học sinh khoa Canh Thìn (1400), năm Thánh Nguyên đời Hồ Quý Ly | Cổ trung đại |
64 | Lý Văn Phức (1785-1849) | Ba Đình - Hà Nội | Nhà ngoại giao của Triều đình nhà Nguyễn. | Cổ trung đại |
65 | Mạc Ninh Bang (1493 -1545) | Hà Đông- Hà Nội | Ông là người nổi tiếng giỏi về chính trị, hình luật. | Cổ trung đại |
66 | Mai Anh Tuấn (1815-1851) | Nga Sơn- Thanh Hóa | Sỹ phu yêu nước. | Cổ trung đại |
67 | Ngô Chi Lan (1442- 1501) | Bắc Ninh | Nữ sĩ thời Lê. Bà để lại nhiều bài thơ lộ rõ tinh thần và cốt cách đoan trang thanh lịch của vị nữ sĩ tài hoa vang bóng một thời. | Cổ trung đại |
68 | Ngô Đình Thạc (1678 - 1740) | Thanh Oai- Hà Nội | Danh sĩ đời Lê Hy Tông | Cổ trung đại |
69 | Ngô Thì Chí (1753 - 1788) | Thanh Oai- Hà Nội | Danh sĩ cuối đời Lê, tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật, con thứ hai Ngô Thì Sĩ, em ruột Ngô Thì Nhậm. | Cổ trung đại |
70 | Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) | Thanh Trì - Hà Nội | Nhà văn hóa, nhà quân sự lớn thời Tây Sơn. | Cổ trung đại |
71 | Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) | Thanh Oai - Hà Nội | Nhà hoạt động chính trị - Nhà văn hóa lớn của thế kỷ XVIII. | Cổ trung đại |
72 | Nguyễn Bá Học (1857- 1921) | Từ Liêm- Hà Nội | Nhà văn hóa, chí sĩ yêu nước thời chống Pháp. | Cận đại |
73 | Nguyễn Duy Hiệu (1847-1887) | Điện Bàn - Quảng Nam | Lãnh đạo phong trào Cần Vương, lập căn cứ kháng chiến tại Trung Lộc (Quế Sơn). | Cận đại |
74 | Nguyễn Gia Phan (1748 -1817) | Từ Liêm- Hà Nội | Làm quan dưới triều Tây Sơn | Cổ trung đại |
75 | Nguyễn Gia Trí (1908-1993) | Thường Tín- Hà Nội | Họa sĩ bậc thầy về tranh sơn mài Việt Nam | Hiện đại |
76 | Nguyễn Hiển Dĩnh (1853 - 1926) | Điện Bàn- Quảng Nam | Là một tác gia, đạo diễn tuồng xuất sắc của ngành tuồng Việt Nam | Cận đại |
77 | Nguyễn Hiến Lê (1912-2004) | Hà Nội | Nhà văn hóa lỗi lạc, tác giả của nhiều tác phẩm văn học, lịch sử Việt Nam | Hiện đại |
78 | Nguyễn Hoàn (1713 - 1792) | Nông Cống-Thanh Hóa | Danh sĩ, đời Lê Hiển Tông. Là đại thần, nhà Sử học, nhà Thơ thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. | Cổ trung đại |
79 | Nguyên Hồng (1918 - 1982) | Nam Định | Nhà hoạt động cách mạng và văn hóa. Ông còn là nhà văn lớn thuộc dòng hiện thực phê phán | Hiện đại |
80 | Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) | Tống Sơn- Thanh Hóa | Danh tướng thời Nguyễn Phúc Chu, có công khai phá miền Nam | Cổ trung đại |
81 | Nguyễn Hữu Kha - Thiều Chửu (1902-1954) | Hàm Long- Hà Nội | Pháp sư, cư sĩ Phật giáo, nhà giáo dục. | Hiện đại |
82 | Nguyễn Hữu Tiến (1901 - 1941) | Duy Tiên- Hà Nam | Chí sĩ yêu nước tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên | Cận đại |
83 | Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997) | Hương Sơn- Hà Tĩnh | Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử văn hóa Việt Nam, về y học, tâm lý học | Hiện đại |
84 | Nguyễn Kim (1468-1545) | Hà Trung- Thanh Hóa | Là cha đẻ của chúa tiên Nguyễn Hoàng | Cổ trung đại |
85 | Nguyễn Nghiễm (1708- 1775) | Nghi Xuân-Hà Tĩnh | Tể tướng thời Lê Hiển Tông | Cổ trung đại |
86 | Nguyễn Phạm Tuân (1842- 1897) | Quảng Ninh- Quảng Bình | Trong một gia đình Nho học, nhiều đời cha con cùng thi đỗ đồng khoa, nhiều đời là công thần nhà Lê. | Cận đại |
87 | Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984) | Thạch Hà- Hà Tĩnh | Bậc danh họa trong nghệ thuật tranh lụa, một trong những họa sĩ tiêu biểu của nền hội họa Đông Dương đầu thế kỷ XX | Hiện đại |
88 | Nguyễn Phúc Chú (1725-1738), | Hà Trung - Thanh Hóa | Vị chúa thời chúa Nguyễn, có nhiều công lớn trong việc trấn giữ Phương Nam | Cổ trung đại |
89 | Nguyễn Quang Diêu (1880 - 1936) | Cao Lãnh-Đồng Tháp | Chí sĩ, nhà thơ yêu nước cận đại | Cận đại |
90 | Nguyễn Quán Nho (1630 - 1709) | Thiệu Hóa-Thanh Hóa | Nhà ngoại giao tài giỏi (nhiều lần đi sứ Trung Quốc với tư cách phó chánh sứ) nhà giáo dục mẫu mực đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước | Cổ trung đại |
91 | Nguyễn Tạo (1822 - 1892) | Thăng Bình- Quảng Nam | Danh thần triều Nguyễn | Cận đại |
92 | Nguyễn Thái Bình (1948- 1972), | Cần Giuộc- Long An | Tham gia tích cực phong trào phản chiến, phản đối Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam | Hiện đại |
93 | Nguyễn Thị Giang-Cô Giang (1910 - 1930) | Thọ Xương- Bắc Giang | Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng | Cận đại |
94 | Nguyễn Thị Quang Thái (1915 - 1944) | TP Vinh- Nghệ An | Liệt sĩ, em của Nguyễn Thị Minh Khai. Là em ruột chị Nguyễn Thị Minh Khai, là con một gia đình gia giáo yêu nước. Giúp đỡ chị mình trong hoạt động bí mật, đồng thời được chị dìu dắt, Quang Thái sớm tham gia hoạt động cách mạng (từ 1929). Cũng như Minh Khai, chị vào đảng Tân Việt cánh tả, tiền thân của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, một trong ba đảng sau này hợp nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương | Cận đại |
95 | Nguyễn Thị Xuân Khuê (Sương Nguyệt Anh) (1864 - 1921) | Ba Tri- Bến Tre | Nữ sĩ, hiệu Nguyệt Anh, con gái thứ tư nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. | Cận đại |
96 | Nguyễn Thúc Nhuận (1916-1946) | Thừa Thiên Huế | Nhà thơ, nhà báo yêu nước. Năm 1995 ông mới được Nhà nước truy tặng là liệt sĩ. Năm 1996, ông lại được truy tặng Huân chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”. | Cận đại |
97 | Nguyễn Tông Khuê (1692-1766) | Hưng Hà- Thái Bình | Danh sĩ đời Lê Dụ Tông. | Cổ trung đại |
98 | Nguyễn Tông Mại (1706-1761) | Bình Lục- Hà Nam | Làm quan đời vua Lê Ý Tông, là người thanh liêm, chính trực, giỏi thơ văn. | Cổ trung đại |
99 | Nguyễn Trọng Cẩn (1897 - 1947) | Quảng Bình | Nhà văn, nhà báo yêu nước. | Cận đại |
100 | Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) | Thường Tín- Hà Nội | Quan nhà Nguyễn, nhà nghiên cứu văn hóa. | Cận đại |
101 | Nguyễn Trọng Quản (1865 - 1911) | Bà Rịa - Vũng Tàu | Nhà văn-Nhà giáo. Ông sáng tác cuốn "Truyền thầy Lazaro Phiền" cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam. | Cận đại |
102 | Nguyễn Từ Chi (1925-1995) | Lộc Hà- Hà Tĩnh | Nhà khoa học, Giáo sư đầu ngành về Dân tộc học. | Hiện đại |
103 | Nguyễn Văn Ngọc (1890-1942) | Bình Giang- Hải Dương | Nhà văn, nhà giáo, nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học | Cận đại |
104 | Nơ Trang Lơng (1870-1935) | Đắk Nông | Tù trưởng dân tộc M’Nông, là nhà yêu nước | Cận đại |
105 | Phạm Đăng Hưng (1765-1825) | Gò Công-Tiền Giang | Làm quan phục vụ bộ máy hành chánh của Nguyễn Vương ở Gia Định | Cổ trung đại |
106 | Phạm Đăng Trí (1921 - 1987) | TP Huế- Thừa Thiên Huế | Họa sĩ hiện đại, danh tiếng chuyên vẽ về chủ đề Phật giáo | Hiện đại |
107 | Phạm Phú Thứ (1821 - 1882) | Điện Bàn- Quảng Nam | Danh sĩ thời Nguyễn Ông là người bản tính thông minh, nổi tiếng học giỏi, đỗ đầu các khoa, làm quan đại thần của triều đình nhà Nguyễn dưới hai đời vua Thiệu Trị và Tự Đức. | Cận đại |
108 | Phạm Thị Trân (926 - 976) | Hồng Châu- Hải Dương | Người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu, có công xuất sắc trong việc giữ gìn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cao quí của dân tộc ta từ những năm cuối thể kỷ X. Bà được xem là tổ nghề hát chèo | Cổ trung đại |
109 | Phạm Tu (467-545) | Thanh Trì- Hà Nội | Tả tướng quốc, công thần triều Tiền Lý | Cổ trung đại |
110 | Phạm Xuân Ẩn (1927-2006) | Bình Phước-Đồng Nai | Tướng tình báo chiến lược tài ba. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1976 | Hiện đại |
111 | Phan Bá Phiến (1839-1887) | Hà Đông- Quảng Nam | Nhà chí sĩ yêu nước chống Pháp | Cận đại |
112 | Phan Kế Toại (1892 - 1992) | Sơn Tây- Hà Nội | Nhà hành chính, cựu Tổng đốc triều Nguyễn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa | Hiện đại |
113 | Phan Văn Đạt (1828-1861) | Tân Thạnh- Gia Định | Chí sĩ yêu nước chống Pháp | Cận đại |
114 | Phù Đổng Thiên Vương | Phù Đổng, Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm-Hà Nội). | Đây là nhân vật trong truyền thuyết, nhân dân thường gọi là Thánh Gióng, người có công lớn trong đánh đuổi giặc Ân. | Thần thoại |
115 | Thái Vĩnh Chinh (1845-1895) | Hương Sơn- Hà Tĩnh | Theo phong trào Cần Vương, cùng với nhóm văn thân trong vùng tổ chức nghĩa quân chống Pháp | Cận đại |
116 | Trần Chánh Chiếu (1867-1919) | Rạch Giá- Kiên Giang | Có tinh thần dân tộc, ông nhiệt tình ủng hộ phong trào yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỷ XX như phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân. | Cận đại |
117 | Trần Liễu (1211 - 1251) | Hưng Hà, tỉnh Thái Bình | Là anh của Trần Thái Tông (vua đầu tiên của nhà Trần, Việt Nam) và là cha của anh hùng dân tộc Việt Nam, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn | Cổ trung đại |
118 | Trần Quốc Tung (1230 - 1291) | Hải Dương | Là một thành viên trong hoàng tộc nhà Trần với tước hiệu Hưng Ninh Vương và là một thiền sư Việt Nam | Cổ trung đại |
119 | Trần Quốc Vượng (1934 - 2005) | Duy Tiên- Hà Nam | Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nhà sử học đương đại | Hiện đại |
120 | Trần Văn Trà - Nguyễn Chấn (1919-1996) | Sơn Tịnh-Quảng Ngãi | Nhà quân sự Việt Nam thời hiện đại | Hiện đại |
121 | Trịnh Công Sơn (1937-2001) | Hương Trà- Thừa Thiên Huế | Ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ. | Hiện đại |
122 | Trịnh Đình Thảo (1901-1986) | Thanh Xuân- Hà Nội | Luật sư yêu nước chống lại chính quyền Sài Gòn | Hiện đại |
123 | Trương Tấn Bửu (1752-1827) | Bảo An Vĩnh Long | Làm quan dưới triều vua Gia Long | Cổ trung đại |
124 | Trương Vĩnh Ký (1837-1898) | Tân Minh- Vĩnh Long | Đại văn hào có công rất lớn trong việc xây dựng nền Quốc Văn mới ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX | Cận đại |
125 | Từ Dũ (1810-1901) | Gò Công- Gia Định | Là một bậc mẫu nghi thiên hạ, nổi tiếng về lòng nhân từ dưới triều Nguyễn. Bà là vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. | Cận đại |
126 | Văn Đức Khuê (1807 - 1863) | Quỳnh Lưu- Nghệ An | Danh thần đời Thiệu Trị | Cận đại |
127 | Võ Bá Hạp (1876 - 1948) | Hương Trà- Thừa Thiên Huế. | Chí sĩ cận đại, có tinh thần yêu nước chống Pháp | Cận đại |
128 | Võ Duy Thanh (1807 - 1861) | Yên Khánh-Ninh Bình | Chí sĩ, danh sĩ, có tinh thần yêu nước chống Pháp | Cận đại |
129 | Võ Duy Tuân (1840 - 1915) | Kim Bảng- Hà Nam | Chí sĩ yêu nước, tham gia chống Pháp | Cận đại |
130 | Võ Xuân Cẩn (1772-1852) | Lệ Thủy-Quảng Bình. | Là một đại thần nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là cha vợ của vua Tự Đức, con gái ông là hoàng hậu Vũ Thị Duyên, là một trong 3 người phụ nữ hoàng tộc cao quý đương thời được sách sử triều Nguyễn gọi là "Tam cung". | Cổ trung đại |
131 | Vũ Huy Đỉnh (1730-1789) | Đường An-Hải Dương | Danh sĩ đời Lê Hiển Tông. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi Giáp Tuất 1754 dưới triều vua Lê Hiển Tông | Cổ trung đại |
132 | Vũ Huy Tấn (1750-1800) | Đường An - Hải Dương | Ông là nhà thơ, là viên quan trải hai triều đại: nhà Lê trung hưng và nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. | Cổ trung đại |
133 | Vũ Ngọc Nhạ (1928 - 2002) | Vũ Thư- Thái Bình. | Nhà tình báo chiến lược tài ba, lỗi lạc | Hiện đại |
134 | Vũ Tông Phan (1800 - 1851) | Đường An- Hải Dương | Danh sĩ, nhà giáo dục thời nhà Nguyễn | Cổ trung đại |
135 | Vũ Văn Ngọc (1947- 1971) | Nam Trực-Nam Định. | Nhà báo liệt sĩ, hoạt động tại các huyện miền Tây tỉnh Quảng Trị | Hiện đại |
136 | Vương Hồng Sển (1902- 1996) | Phước Kiến - Trung Quốc | Bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng, ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. | Hiện đại |
B. DANH MỤC VỀ ĐỊA DANH, DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DANH NHÂN QUẢNG TRỊ
I. ĐỊA DANH, DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH (02 mục từ)
TT | Mục từ (Tên) | Thể loại | Xuất xứ/Nội dung | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
01 | Mỹ Thủy | Địa danh - Danh từ có ý nghĩa | Tên của một làng năm phía Nam của xã Hải An, huyện Hải Lăng. Đây là một làng biển ở trên triền Đông của cồn cát đại Trường Sa, là một bãi tắm đẹp của Quảng Trị | Quảng Trị |
02 | Ô Lâu | Địa danh - Danh từ có ý nghĩa | Là địa danh, thắng cảnh nằm giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Ô Lâu là tên một con sông khởi nguồn từ vùng núi cao Trường Sơn, gồm 24 thác, dòng chảy có nhiều đoạn được lấy làm ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, rồi quanh co đổ vào phá Tam Giang | Quảng Trị |
II. DANH NHÂN QUẢNG TRỊ (35 mục từ)
TT | Tên danh nhân | Quê quán | Nhận định chung | Phân kỳ lịch sử |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
01 | Đào Thanh Mai (1940- 1967) | Hải Lăng- Quảng Trị | Chiến sĩ cách mạng thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
02 | Đổ Hải Thuận (1806- 1896) | Triệu Phong - Quảng Trị | Nhà sư yêu nước chống Pháp | Cận đại |
03 | Hoàng Hữu Quốc (1942-1968) | Cam Lộ- Quảng Trị | Đội phó đội trinh sát vũ trang, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. | Hiện đại |
04 | Hoàng Kiềm (1930 - 1970) | Cam Lộ- Quảng Trị | Cán bộ điệp báo thuộc Tổng cục V, Bộ Công an, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
05 | Hoàng Quốc Huy (1946- 1971) | Cam Lộ- Quảng Trị | Đội trưởng đội trinh sát vũ trang, an ninh huyện Cam Lộ; Bí thư xã Cam Thủy, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. | Hiện đại |
06 | Lê Công Hiệu (1940-1968) | Vĩnh Linh- Quảng Trị | Đội trưởng đội trinh sát vũ trang an ninh huyện Triệu Phong, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. | Hiện đại |
07 | Lê Hữu Châu (1945- 1972) | Gio Linh- Quảng Trị | Chiến sĩ cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
8 | Lê Kiên (1942- 1968) | Hải Lăng- Quảng Trị | Đội trưởng đội an ninh, Ban an ninh huyện Hải Lăng, anh Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
9 | Lê Mậu Lộ (1929- 1999) | Triệu Phong - Quảng Trị | Anh hùng lao động thời hiện đại. | Hiện đại |
10 | Lê Quang Thiệu (1948- 1972) | Gio Linh- Quảng Trị | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
11 | Lê Thanh Cải (1940- 1970) | Vĩnh Linh- Quảng Trị | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. | Hiện đại |
12 | Lê Văn Quang (1930-1964) | Gio Linh- Quảng Trị | Đội trinh sát vũ trang Công an huyện Vĩnh Linh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. | Hiện đại |
13 | Mai Chiếm Cương (1924-1955) | Cam Lộ- Quảng Trị | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
14 | Mai Văn Toàn (1932- 1967) | Hải Lăng- Quảng Trị | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
15 | Nguyễn Ngọc Lễ (1947-1969) | Gio Linh- Quảng Trị | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
16 | Nguyễn Ngọc Thiết (1947- 1973) | Hải Lăng- Quảng Trị | Đội trưởng đội trinh sát vũ trang, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
17 | Nguyễn Sen (1940- 1972) | Gio Linh- Quảng Trị | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
18 | Nguyễn Thị Cam (1948- 1972) | Gio Linh- Quảng Trị | Xã đội phó xã Gio Thành; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
19 | Nguyễn Thị Dưỡng (1947- 1972) | TP Đông Hà- Quảng Trị | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
20 | Nguyễn Thị Ơn (1932- 1966) | Gio Linh - Quảng Trị | Chiến sĩ cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
21 | Nguyễn Thủy (1922- 1967) | ĐaKRông- Quảng Trị | Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị; Phó trưởng Ban an ninh khu Trị Thiên- Huế; Trưởng Ban an ninh Quảng Trị, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
22 | Nguyễn Văn Khi (1950- 1967) | Cam Lộ- Quảng Trị | Chiến sĩ du kích mật, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
23 | Phan Hữu Sính (1944-1967) | Vĩnh Linh- Quảng Trị | Là đội trưởng đội trinh sát vũ trang công an TP Huế, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Hiện đại |
24 | Phan Ngọc Tuân (1942 - 1968) | Triệu Phong- Quảng Trị. | Nhà báo liệt sĩ. | Hiện đại |
25 | Phan Thanh Chung (1944- 1969) | Hải Lăng- Quảng Trị | Trung đội phó thuộc Tiểu đoàn 10, bộ đội đặc công tỉnh Quảng Trị. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. | Hiện đại |
26 | Phan Văn Dật (1907-1987) | Triệu Phong- Quảng Trị | Nhà thơ, nhà giáo yêu nước, nhà hoạt động cách mạng | Hiện đại |
27 | Thích Bích Phong (1901 - 1968) | Triệu Phong- Quảng Trị | Hòa thượng Thích Bích Phong tức thiền sư Chân Đạo Chánh Thống đã để lại bộ Thủy nguyệt tòng sao với gần 500 bài thơ và những đoạn văn ngắn có giá trị nghệ thuật cao cho cả đạo lẫn đời. | Hiện đại |
28 | Thích Đôn Hậu - Diệp Trương Thuần (1905-1992) | Triệu Phong- Quảng Trị | Ông là tác giả của các sách về phương pháp tu học và giáo lý đạo Phật: Cách thức sám hối các tội đã phạm, Phương pháp tu quán, Tứ nhiếp pháp, Cảm ứng tự nhiên... | Hiện đại |
29 | Thích Giác Nhiên (1878-1979) | Quảng Trị | Hòa thượng là một trong các Danh tăng của Phật giáo Việt Nam đã suốt đời hiến dâng cho Dân tộc - Đạo pháp | Hiện đại |
30 | Thích Trí Thủ (1909- 1984) | Triệu Phong- Quảng Trị | Ông là tác giả của gần 20 công trình dịch và sáng tác gồm đủ cả Kinh, Luật, Luận và sách hoằng giáo | Hiện đại |
31 | Trần Đình Túc (1809-1892) | Do Linh - Quảng Trị | Quan dưới thời vua Tự Đức... Nhà quân sự và chính trị. | Cận đại |
32 | Trần Mạnh Quỳ | Hải Lăng- Quảng Trị | Nhà hoạt động cách mạng. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (1937) | Cận đại |
33 | Trần Thị Cúc (1946-1968) | Gio Linh- Quảng Trị | Chiến sĩ cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân | Cận đại |
34 | Văn Kiếm (1927- 1972) | Triệu Phong- Quảng Trị | Thiếu tá, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 808 bộ binh tỉnh Quảng Trị, tham mưu trưởng mặt trận 7, quân khu Trị- Thiên- Huế, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. | Hiện đại. |
35 | Vĩnh Mai (1918-1981) | Quảng Trị | Nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng, tham gia phong trào mặt trận dân chủ Đông Dương | Hiện đại |
C. DANH MỤC BỔ SUNG DANH NHÂN, ĐỊA DANH, QUỐC HIỆU VÀ DANH TỪ CÓ Ý NGHĨA (16 mục từ)
TT | Tên danh nhân/địa danh/mốc lịch sử/ quốc hiệu/danh từ có ý nghĩa | Tiểu sử trích ngang/ ý nghĩa |
1 | Văn Tiến Dũng (1917-2002) | Văn Tiến Dũng (1917-2002), nguyên là Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Ủy viên Thường vụ Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định; Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1978 - 1986). Ông được phong hàm Đại tướng năm 1974. |
2 | Võ Nguyên Giáp (1911-2013) | Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam. Đại biểu Quốc hội từ khóa I - khóa VII; Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam. |
3 | Nguyễn Khiêm Ích (1678-1740) | Nguyễn Khiêm Ích (1678-1740), tên hiệu là Kính Trai, quê xã Kim Sơn, huyện Siêu Loại, phù Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ông đỗ tiến sĩ cáp đệ, đệ tam danh Đình nguyên Thám hoa khoa thi năm Canh Dần (1710) khi ông mới 32 tuổi. Năm 1720, ông được thăng làm Tả thị lang bộ Hình, rồi Hữu thị lang bộ Lại, tước Thuật Phương hầu, vào phủ chúa Trịnh làm Bồi tụng. Năm 1723, ông làm chánh sứ sang Trung Quốc mừng vua Ung Chính nhà Thanh vừa lên ngôi. Thời Lê Đế Duy Phường, Phạm Khiêm Ích được thăng làm Đô ngự sử, vẫn làm việc ở bộ Lại. Năm 1732 đời Lê Thuần Tông, ông được thăng làm Thượng thư Bộ Binh, gia thăng Thiếu bảo và vào phủ chúa làm Tham tụng. Năm 1738 thời Lê Ý Tông, ông lại bị bãi chức Tể tướng. Năm 1739, ông ra làm Đốc phủ Thanh Hóa. Sau đó, ông được thăng làm Thái tể. Được truy tặng chức Đại tư không, thụy là Thuần Đạo. |
4 | Võ Văn Kiệt (1922-2008) | Võ Văn Kiệt - Nguyên Thủ tướng Chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu; Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM; Bí thư Thành ủy TP.HCM; Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh... |
5 | Phan Văn Khải (1933 - 2018) | Phan Văn Khải (tên thường gọi là Sáu Khải) nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006. |
6 | Cao Văn Khánh (1917-1980) | Quê quán: Thừa Thiên Huế, cử nhân Luật trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Trung tướng - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tham gia các chiến dịch lớn và ác liệt: Sông Thao (1949), Biên giới (1950), Điện Biên Phủ (1954), Đắc Tô (1967). Tư lệnh mặt trận 968 - Hạ Lào, Tư lệnh Binh đoàn B70 (1970), Phó tư lệnh Mặt trận đường 9 Nam Lào (1971), Tư lệnh quân khu Trị Thiên (1972), Tây Nguyên (1974). Năm 1974 - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là tổ trưởng Tổ thường trực chỉ đạo tác chiến, chiến lược trong chiến dịch 1975 tại tổng hành dinh. Ông được phong Thiếu tướng 1974, Trung tướng 1980. |
7 | Đỗ Mười (1917-2018) | Tên khai sinh là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 02/02/1917; quê quán: Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Thường trú tại số nhà 11, phố Phạm Đình Hổ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1936; vào Đảng tháng 6/1939. Đồng chí là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa III, IV, V, VI, VII, VIII; Ủy viên Bộ Chính trị dự khuyết khóa IV; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Thường trực Ban Bí thư khóa VI; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 6/1988 đến tháng 6/1991); Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997). Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ năm 1997 đến năm 2000). Đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII và IX. Được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. |
8 | Trần Trọng Ngung (Bí danh Trần Ngung) (1902-1948) | Quê quán: An Tiêm, Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị. Năm 1925: tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929: Tham gia nhóm Cộng sản đầu tiên của tỉnh Quảng Trị (gồm 7 người). Năm 1945: Phó Chủ tịch huyện Triệu Phong. Năm 1946: Chủ tịch huyện Vĩnh Linh. Năm 1947-1948: Ủy viên Liên Việt tỉnh Quảng Trị. Hy sinh tháng 10/1948. Được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba; Được truy tặng liệt sĩ, cán bộ lão thành cách mạng. |
9 | Hoàng Thế Thiện (1922 - 1995) | Tên thật là Lưu Văn Thi, nguyên quán: Hải Phòng. Ông là cán bộ lão thành cách mạng, tham gia cách mạng từ năm 1940. Tháng 3/1943, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm tù khổ sai, bị giam tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) rồi bị đày lên nhà tù Sơn La. Tháng 3/1945, đồng chí được Đảng tổ chức cho vượt ngục tập thể rồi tiếp tục hoạt động cho đến sau này. |
10 | Lương Nghĩa Dũng (1934 - 1972) | Quê quán huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay là TP. Hà Nội). Là nhà báo, liệt sỹ. Ông là phóng viên nhiếp ảnh của Tổng cục Chính trị, quân đội nhân dân Việt Nam, tác nghiệp tại các chiến dịch các mặt trận lớn như: Đường 9 - Nam Lào, Cánh đồng Chum, chiến trường Quảng Trị... được nhà nước trao tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật các tác phẩm ảnh “Đấu pháo ở Dốc Miếu”, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với bộ ảnh “Những khoảnh khắc để lại”. |
11 | Giải phóng (Danh từ có ý nghĩa) | Là làm cho được tự do, thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc; là thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài nô dịch, chiếm đóng. |
12 | 28/4 Ngày giải phóng Đông Hà | 15 giờ ngày 28/4/1972, toàn bộ các cứ điểm cùng toàn bộ binh lính của địch ở Đông Hà hoàn toàn bị tiêu diệt. Đông Hà được hoàn toàn giải phóng. Đây là giờ phút thiêng liêng và vô cùng hạnh phúc mà quân và dân Đông Hà với gần 20 năm đấu tranh kiên cường; bao đồng bào, đồng chí đã ngã xuống, để khát vọng hòa bình, tự do trở thành hiện thực. |
13 | Thành công (Danh từ có ý nghĩa) | Sự thắng lợi, thành quả đạt được sau quá trình nỗ lực, cố gắng. |
14 | 30/4 (Mốc lịch sử - Danh từ có ý nghĩa) | Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975 |
15 | 1/5 (Mốc lịch sử - Danh từ có ý nghĩa) | Ngày giải phóng Quảng Trị 01 tháng 5 năm 1972 |
16 | Krông - Klang Địa danh - Danh từ có ý nghĩa | Là tên gọi của sông Đakrông gắn với truyền thuyết Krông - Klang của đồng bào Bru-Vân kiều và Tà Ôi với mong muốn về một cuộc sống tốt đẹp và tình yêu của con người nơi đây |
TỔNG CỘNG: 236 mục từ.
Trong đó:
- Địa danh, phong trào cách mạng có: 40 mục từ;
- Quốc hiệu, danh từ có ý nghĩa, sự kiện lịch sử: 07 mục từ;
- Tên danh nhân quốc gia: 136 mục từ;
- Địa danh, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh: 02 mục từ;
- Danh nhân Quảng Trị: 33 mục từ;
- Danh mục bổ sung: 16 mục từ./.
- 1Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2021 về xây dựng Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2021 bổ sung 03 tên địa danh vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 3041/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng huyện Tam Nông và bổ sung Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- 4Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2021 về bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Nghị quyết 92/NQ-HĐND năm 2021 về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng thuộc thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
- 6Quyết định 196/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung dữ liệu Đề án “Ngân hàng dữ liệu tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” năm 2022
- 7Quyết định 715/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Đề án "Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên"
- 8Quyết định 2941/QĐ-UBND năm 2023 bổ sung danh mục Ngân hàng dữ liệu tên, đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 9Quyết định 3384/QĐ-UBND năm 2023 bãi bỏ Quyết định 2376/QĐ-UBND đặt tên đường, phố công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
- 1Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2Thông tư 36/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng kèm theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 3Nghị quyết 05/2010/NQ-HĐND quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2021 về xây dựng Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6Quyết định 422/QĐ-UBND năm 2021 bổ sung 03 tên địa danh vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 3041/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng huyện Tam Nông và bổ sung Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- 8Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2021 về bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Nghị quyết 92/NQ-HĐND năm 2021 về đặt, đổi tên đường và công trình công cộng thuộc thị trấn Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai
- 10Quyết định 196/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung dữ liệu Đề án “Ngân hàng dữ liệu tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” năm 2022
- 11Quyết định 715/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt bổ sung tên đường, phố, công trình công cộng vào Đề án "Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên"
- 12Quyết định 2941/QĐ-UBND năm 2023 bổ sung danh mục Ngân hàng dữ liệu tên, đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 13Quyết định 3384/QĐ-UBND năm 2023 bãi bỏ Quyết định 2376/QĐ-UBND đặt tên đường, phố công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Quyết định 1643/QĐ-UBND năm 2021 bổ sung danh mục Ngân hàng dữ liệu đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 1643/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Võ Văn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết