- 1Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 2Quyết định 2068/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
- 4Công văn 4116/BNN-TCTL về hướng dẫn phân cấp đê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Luật tài nguyên nước 2012
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1635/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 22 tháng 8 năm 2013 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006; Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình;
Căn cứ Căn cứ báo cáo thẩm tra do Viện Kỹ thuật Tài nguyên nước - Trường Đại học Thủy lợi; công văn số 10327/UBND-NNNT ngày 25/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội; công văn số 2480/UBND-NN ngày 27/11/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ²Tham gia ý kiến vào Quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”;
Căn cứ văn bản số 1677/BNN-TCTL ngày 21/5/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc thỏa thuận Quy hoạch chi tiết phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020; văn bản số 249/ĐĐ ngày 4/5/2013 của Cục Quản lý Đê điều và phòng Chống lụt bão- Tổng cục Thủy lợi về việc báo cáo quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê tỉnh Thái Nguyên;
Căn cứ văn bản số 160/HĐND-KTNS ngày 7/6/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ý kiến vào quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 2446/TTr-SNN ngày 19/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH.
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, với 9 đơn vị hành chính bao gồm: Huyện Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công.
Các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được nghiên cứu trong Quy hoạch gồm: Sông Cầu và sông Công.
II. HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ.
2.1. Hiện trạng công trình phòng chống lũ.
Thái Nguyên có 7 hệ thống đê chống lũ, tổng chiều dài đê cấp III và đê cấp IV dài 49,0 km, trong đó các tuyến đê Hà Châu, đê Chã và đê Tả sông Công thuộc đê cấp 3 dài 35,2 km, các tuyến đê thành phố Thái Nguyên, đê Gang Thép, đê Đô Tân - Vạn Phái là đê cấp IV. Cụ thể các tuyến đê như bảng sau:
TT | Tuyến đê | Địa điểm | Sông | Vị trí (km - km) | Chiều dài (km) | Cấp đê |
1 | Tả sông Công | Huyện Phổ Yên | Sông Công | K0 - K8+000 | 8,0 | III |
2 | Chã | Huyện Phổ Yên | Sông Công, sông Cầu | K0 - K10+600 | 10,6 | III |
3 | Hà Châu | Huyện Phổ Yên - H. Phú Bình | Sông Cầu | K0 - K16+600 | 16,6 | III |
4 | Tuyến đê thành phố (Đê Mỏ Bạch) | TP. Thái Nguyên | Sông Cầu | K0 - K0+800 | 0,8 | IV |
5 | Tuyến đê thành phố (Đê chỉnh trang) | TP. Thái Nguyên | Sông Cầu | K2+600 -K4+800 | 2,2 | IV |
6 | Gang Thép | TP. Thái Nguyên - H. Phú Bình | Sông Cầu | K0 - K8+300 | 8,3 | IV |
7 | Đô Tân - Vạn Phái | H. Phổ Yên | Sông Công | K0 - K2+550 | 2,55 | IV |
| Tổng số |
|
|
| 49,0 |
|
Ngoài ra còn có các công trình phòng chống lũ khác gồm: 23 cống tiêu thoát nước và 12 kè lát mái và 5 kè mỏ hàn.
2.2. Đánh giá chung về khả năng chống lũ của hệ thống công trình phòng chống lũ tỉnh Thái Nguyên.
* Về đê:
- Cao trình: Cơ bản các tuyến đê đảm bảo chống lũ theo MNTK của Bộ NN&PTNT quy định tại Quyết định số: 884/QĐ-BNN-ĐĐ ngày 10/6/2004. Chỉ có 1 số đoạn thuộc tuyến đê Hà Châu thiếu cao trình gồm: Từ K0+653÷K1+307; từ K1+957÷K2+607 thiếu 0,2÷0,3m và tuyến đê sông Công từ K0+620÷K2+620 thiếu cao trình bình quân từ 0,1÷0,2m.
- Chất lượng đê: Các tuyến đê bảo vệ cơ bản đã được cứng hóa, tuy nhiên một số đoạn đã xuống cấp như:
+ Tuyến đê Chã: Đoạn K5+074 đến K5+460 xuống cấp, dự kiến cứng hóa mặt đê bằng bê tông năm 2013. Đoạn K9+500÷K10+600 xuống cấp trầm trọng, hiện đang được thi công mặt đê dải nhựa áp phan.
+ Đê tả sông Công: Đoạn từ K6+950÷K7+500 và K7+970÷K8 chưa được cứng hóa.
+ Đê Hà Châu: Đoạn từ K7 ÷ K16+600 mặt đê đất.
* Về kè: Các tuyến kè ổn định, đảm bảo chống lũ theo thiết kế.
* Cống dưới đê: Một số cống dưới đê xuống cấp như cống số 6 (K9+950 đê Chã), cống số 1 (K0+620 đê Chã), cống số 8 (K7+500 đê sông Công)…
* Khu vực trọng điểm xung yếu:
Căn cứ các vị trí trọng điểm xung yếu đã được xác định, phân tích tổng hợp, chọn ra được tuyến đê trọng điểm và khu vực trọng điểm như sau:
Tuyến đê Hà Châu thuộc xã Tiên Phong huyện Phổ Yên có đoạn đê từ K 8+100 đến K8+600 được xác định là khu vực xung yếu, do trước đây đắp bằng thủ công nên thân đê yếu, chênh lệch cao trình chân đê và mặt đê trung bình là 7m, chưa có cơ đê. Mặt cắt đê nhỏ, bề rộng mặt đê từ 4 đến 4,5m. Phía sông dòng chảy sát vào chân đê, phía đồng có nhiều ruộng trũng. Cần xây dựng Phương án bảo vệ trọng điểm và Phương án hộ đê, đề phòng đoạn đê trên bị vỡ. Sở dĩ chưa xóa được trọng điểm trên là vì chưa được đầu tư bằng giải pháp triệt để, bảo vệ bền vững cho vị trí này.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
3.1. Mục tiêu quy hoạch.
Quy hoạch phòng chống lũ nhằm xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện đảm bảo thoát lũ cho hệ thống sông, an toàn phòng chống lũ, an sinh xã hội, bảo khai thác hợp lý tài nguyên nước, tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Tạo hành lang, cơ sở pháp lý quản lý công trình và đất đai, làm cơ sở để lập quy hoạch đê điều, lập và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng và các Quy hoạch liên quan khác của các Bộ, ngành, địa phương.
3.2. Nhiệm vụ quy hoạch.
- Xác định mức độ đảm bảo chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh bao gồm: Sông Cầu và sông Công.
- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.
- Xác định chỉ giới tuyến thoát lũ cho các tuyến sông.
- Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ: Đề xuất các giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng tuyến sông có đê.
- Đề xuất bước thực hiện và phân kỳ đầu tư cho Quy hoạch phòng chống lũ.
4.1. Phân vùng bảo vệ.
Tỉnh Thái Nguyên được phân làm 4 vùng bảo vệ như sau:
- Vùng bảo vệ hữu sông Cầu thuộc Thành phố Thái Nguyên.
Vùng bảo vệ Thành phố Thái Nguyên do tuyến các đê Thành Phố Thái Nguyên dài 11,3 km, có nhiệm vụ bảo vệ cho 14 phường của Thành phố gồm: Phường Quang Trung, Đồng Quang, Trưng Vương, Túc Duyên, Gia Sàng, Cam Giá, Phú Xá, Tân Long, Quán Triều, Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Đồng Quang, Tân Lập. Diện tích bảo vệ: 4.325 ha, dân số bảo vệ hiện tại: 155.112 người, dự kiến năm 2020 là 174.493 người..
- Vùng bảo vệ hữu sông Cầu thuộc tuyến đê Hà Châu.
Vùng bảo vệ hữu Cầu thuộc tuyến đê Hà Châu dài 16,6 km có nhiệm vụ bảo vệ cho các xã Hà Châu, Nga My, Úc Kỳ, Điềm Thụy của huyện Phú Bình và xã Tiên Phong của huyện Phổ Yên. Diện tích bảo vệ: 4.201 ha, dân số bảo vệ hiện tại: 34.060 người, dự kiến năm 2020 là 38.316 người.
- Vùng bảo vệ hữu sông Cầu thuộc tuyến đê Chã và đê Tả sông Công.
Vùng bảo vệ hữu Cầu thuộc tuyến đê Chã dài 10,6 km và tuyến đê tả sông Công dài 8,0 km, có nhiệm vụ bảo vệ cho các xã phía Nam huyện Phổ Yên gồm: Xã Tân Hương, Đông Cao, Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đồng Tiến. Diện tích bảo vệ: 4.962 ha, dân số bảo vệ: hiện tại 47.132 người, dự kiến năm 2020 là 53.021 người..
- Vùng bảo vệ hữu sông Công thuộc tuyến đê Đô Tân - Vạn Phái.
Vùng bảo vệ hữu sông Công thuộc tuyến đê Đô Tân - Vạn Phái bảo vệ cho khu vực xã Vạn Phái huyện Phổ Yên. Diện tích bảo vệ: 1.075 ha, dân số bảo vệ hiện tại: 7.285 người, dự kiến năm 2020 là 8.195 người.
4.2. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Căn cứ Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và văn bản số 4116/BNN-TCTL ngày 13/12/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phân cấp đê. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được xác định như sau:
TT | Tuyến sông | Vị trí | Mức đảm bảo Phòng, chống lũ, tần suất P=2% | Tương ứng với Km đê | |
Mực nước thiết kế (m) | Lưu lượng thiết kế (m3/s) | ||||
I | Cầu | Từ trạm TV. Thác Bưởi đến trạm TV. Chã |
|
|
|
1 | Cầu | Trạm TV. Thác Bưởi | 36,20 | 2.738 | Không có đê |
2 | Cầu | Trạm TV. Thái Nguyên (Thượng lưu cầu Gia Bảy) | 28,66 | 2.667 | Không có đê |
3 | Cầu | Hạ lưu cầu Gia Bảy | 28,11 | 2.666 | K0 đê chỉnh trang TP |
4 | Cầu | Thượng lưu đập Thác Huống | 27,50 | 2.656 | K4+400 đê Gang Thép |
5 | Cầu | Hạ lưu đập Thác Huống | 25,901 | 2.655 | Không có đê |
6 | Cầu | Xã Hà Châu (H.Phú Bình) | 13,14 | 2.652 | K4+400 đê Hà Châu |
7 | Cầu | Xã Tiên Phong (H.Phổ Yên) | 11,294 | 16,025 | K13 đê Hà Châu |
8 | Cầu | Trạm thủy văn Chã | 11,10 | 2.647 | K2+750 đê Chã |
II | Công | Từ hồ Núi Cốc - Hợp lưu sông Công, sông Cầu |
|
|
|
1 | Công | Thượng lưu cầu Đa Phúc | 10,31 | 915 | K8 đê tả sông Công |
2 | Công | Hợp lưu sông Công – sông Cầu | 10,28 | 3.331 | Tương ứng K9+800 đê Chã (Cầu Đa Phúc -tương ứng với K8+00 giao với Quốc lộ 3) |
4.3. Hành lang thoát lũ:
Phạm vi chỉ giới thoát lũ hai bên sông tạo thành hành lang thoát lũ phải đảm bảo thoát được lưu lượng tối thiểu bằng lưu lượng lũ thiết kế mà không làm tăng quá giới hạn của mực nước thiết kế đê tại các vị trí tương ứng; chỉ giới thoát lũ cụ thể từng đoạn sông như sau:
TT | Vị trí | Địa danh | Chiều dài (km) | Chiều rộng HLTL trung bình (m) | Chỉ giới thoát lũ | |
Tả | Hữu | |||||
I | Sông Cầu |
|
|
|
|
|
1 | Nhà máy điện Cao Ngạn - Bến Oánh (K4+800 đê chỉnh trang thành phố) | Thành phố Thái Nguyên | 7,733 | 590 | Theo đường phân thủy của mực nước thiết kế P=2% | Theo tuyến đê chỉnh trang thành phố |
2 | Bến Oánh - Núi Đỏ (K4+400 đê Gang Thép. | Thành phố Thái Nguyên | 6,017 |
|
| |
2.1 | Từ Bến Oánh đến Phường Trưng Vương | 0,683 | 687 |
| Theo tuyến đường bao khu đô thị | |
2.2 | Từ Phường Trưng Vương đến Phường Túc Duyên | 1,584 | 1.385 |
| Theo đường phân thủy của mực nước thiết kế P=2% | |
2.3 | Từ Phường Túc Duyên đến Phường Gia Sàng | 1,625 | 1.944 |
| ||
2.4 | Phường Gia Sàng - K4+400 đê Gang Thép | 2,125 | 1.816 |
| ||
3 | K4+400 đê Gang Thép đến đập Thác Huống | Thành phố Thái Nguyên | 0,24 | 1.500 | Theo đường phân thủy của mực nước thiết kế P=2% | Theo tuyến đê Gang Thép đến đập Thác Huống |
4 | Đập Thác Huống - K0 đê Hà Châu | TP. Thái Nguyên - Huyện Phú Bình | 37,073 | 1.215 | Theo đường phân thủy của mực nước thiết kế P=2% | Theo đường phân thủy của mực nước thiết kế P=2% |
5 | K0 đê Hà Châu - K9 đê Hà Châu (tương ứng K0 đê tả Cầu - Bắc Giang ) | Huyện Phú Bình - Huyện Phổ Yên | 11,770 | 385 | Theo đường phân thủy của mực nước thiết kế P=2% | Theo tuyến đê Hà Châu, đê Chã và đê tả Cầu (Bắc Giang) |
6 | K9 đê Hà Châu - Hợp lưu sông Cầu, sông Công | Huyện Phổ Yên | 13,090 | 360 | Đê tả cầu Bắc Giang và chỉ giới thoát lũ của Bắc Giang | Theo tuyến đê Chã |
II | Sông Công |
|
|
|
|
|
1 | Đê Đô Tân - Cầu Đa Phúc (K8 đê tả sông Công tương ứng K10+600 đê Chã) | Huyện Phổ Yên | 13,275 | 636 | Theo tuyến đê tả sông Công | Theo đường phân thủy của mực nước thiết kế P=2% |
2 | Cầu Đa Phúc (K10+600 đê Chã - Hợp lưu sông Cầu) | Huyện Phổ Yên | 1,495 | 200 | Theo đoạn đê Chã | Theo đường phân thủy của MNTK P=2% |
4.4. Giải pháp phòng, chống lũ
4.4.1. Giải pháp công trình:
- Lưu vực sông Công:
+ Cải tạo nâng cấp 8 km tuyến đê tả sông Công kết hợp giao thông, làm cơ đê, hành lang chân đê, kè lát mái, cải tạo cống tiêu số 8.
- Lưu vực sông Cầu:
+ Tuyến đê hữu Cầu - Thành phố Thái Nguyên: Xây dựng mới tuyến đê hữu Cầu từ cầu treo Bến Oánh đến Núi Đỏ có chiều dài 6,038 km khép kín bảo vệ thành phố Thái Nguyên.
+ Xây dựng 5,3 km đê kè bảo vệ phường Quang Vinh.
+ Tu sửa và cứng hóa mặt đê hữu Cầu từ K2+600 - K4+800.
+ Tuyến đê Hà Châu: Nâng cấp toàn tuyến đê Hà Châu 16,6 km, đê cấp III kết hợp làm đường giao thông, xây dựng đường hành lang chân đê, xây mới cống tiêu Đại Tân.
+ Tuyến đê Chã: Cải tạo nâng cấp tuyến đê Chã xuống cấp kết hợp làm đường giao thông, xây dựng đường hành lang chân đê, cải tạo cống tiêu số 1, số 6.
* Riêng nội dung giải pháp cải tạo cống số 3 thuộc hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên chuyển thành trục tiêu của trạm bơm tiêu SP3 là công việc không điều chỉnh của quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến đê có sông tại Quyết định này (Việc xây dựng trạm bơm, cống dưới đê phải được luận cứ vững chắc, trên cơ sở điều tra, khảo sát, tính toán chi tiết đảm bảo an toàn công trình và yêu cầu phòng chống lũ. UBND tỉnh sẽ điều chỉnh sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
4.4.2. Giải pháp phi công trình.
- Tổ chức quản lý và hộ đê.
Việc tổ chức quản lý hộ đê đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống lũ, các biện pháp thực hiện gồm: Quan trắc khí tượng thuỷ văn, Cảnh báo dự báo giúp cho các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương, ban chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp biết trước được tình hình lũ lụt, thiên tai cũng như mức độ của nó để có biện pháp phòng, chống nhằm giảm bớt thiệt hại tối đa cho nhân dân.
- Tổ chức chỉ huy phòng chống lụt bão.
Hàng năm tới mùa bão lụt, các cấp, các ngành phải thành lập Ban chỉ huy PCLB để tổ chức, kiểm tra, thực hiện các phương án phòng chống lụt bão, chỉ đạo công tác hộ đê và xử lý các hậu quả do lụt, bão gây ra.
- Công tác thông tin tuyên truyền.
Góp phần giảm bớt tổn thất về người và của cho nhân dân. Cần thiết phải tiến hành các đợt diễn tập, phổ biến kiến thức về PCLB để mọi cấp mọi ngành và toàn thể nhân dân thấy được đây là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực rất cần thiết của toàn xã hội. Công tác thông tin tuyên truyền cần phải thường xuyên thông báo về dự báo thời tiết, nước lũ dự báo khi có mưa lũ xảy ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Tivi, đài, báo để nhân dân kịp thời phòng tránh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống lũ.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống lụt bão là việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi chúng ta phải đối phó với việc biến đổi khí hậu. Xây dựng các phần mềm quản lý đê điều, quản lý các số liệu khí tượng thủy văn, thường xuyên cập nhật các số liệu thông tin về mực nước trên các tuyến sông, đặc biệt tỉnh Thái Nguyên có hệ thống sông ngòi có đặc điểm thủy văn, thủy lực tương đối phức tạp.
- Cơ chế chính sách trong đầu tư tu bổ và hộ đê PCLB: Thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển và hoàn thiện hệ thống các công trình phòng chống lũ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Công tác tổ chức cứu nạn, cứu hộ, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác phòng chống lũ.
Cứu nạn, cứu hộ là việc làm cần thiết, cấp bách khi gặp lũ lớn. Mạng lưới cứu hộ cứu nạn phải được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đầy đủ phương tiện.
Nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về: Luật Đê điều; Pháp lệnh phòng chống lụt bão; Luật Môi trường; Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; các loại hình thiên tai, đặc điểm thiên tai thường xảy ra trên địa bàn và biện pháp phòng tránh.
- Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và triển khai của các cấp, các ngành.
+ Củng cố Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, sẵn sàng triển khai thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.
+ Chỉ đạo các xã tổ chức đội xung kích ứng cứu, tổ y tế cơ động: Lực lượng này được huấn luyện thường xuyên sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng nhân dân nêu cao tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau cứu hộ kịp thời.
- Nâng cao năng lực, dự báo cảnh báo thiên tai: Nâng cấp hệ thống các trạm thuỷ văn trong tỉnh, xây dựng và nâng cấp các trạm thuỷ văn khu vực nhằm nâng cao năng lực dự báo về biến đổi của mực nước trong mùa lũ.
4.4.3. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Rừng trên đầu nguồn các lưu vực sông có tác dụng ngăn lũ chống xói mòn, tăng độ ẩm lưu vực. Vì vậy khôi phục lại thảm thực vật có ý nghĩa rất quan trọng. Trên mỗi lưu vực cũng cần ưu tiên trồng vào những vùng đất dốc, vùng có cường độ mưa lớn và trũng, có chỉ số xói mòn cao, vùng dễ phát sinh lũ quét.
V. VỐN, NGUỒN VỐN, GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ.
5.1. Kinh phí thực hiện Quy hoạch:
Tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch: 3.590 tỷ đồng.
5.2. Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
5.3. Giải pháp huy động vốn:
- Ưu tiên vốn bố trí ngân sách hàng năm theo Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 9/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020; Vốn ngân sách tỉnh.
- Có cơ chế đặc thù để khai thác các nguồn vốn từ các dự án khác.
- Huy động vốn từ các nguồn tài trợ, chương trình hợp tác như: ODA, nguồn trái phiếu, vốn trong dân . . .
5.4. Phân kỳ đầu tư thực hiện Quy hoạch.
* Giai đoạn từ nay đến năm 2015:
- Triển khai đo đạc xác định các vị trí chỉ giới thoát lũ từ bản đồ ra thực địa (cắm mốc chỉ giới thoát lũ).
- Triển khai các quy hoạch đê điều, đất đai và các quy hoạch khác trên địa bàn của tỉnh có liên quan trên cơ sở chỉ giới thoát lũ.
- Tăng cường, mở rộng chiến dịch truyền thông sâu rộng tới nhân dân trong tỉnh, đặc biệt nhân dân trong vùng quy hoạch để dân hiểu rõ và thực hiện việc quy hoạch theo đúng quy định.
- Xúc tiến việc lập dự án thiết kế kỹ thuật và các giải pháp kỹ thuật phòng chống lũ.
- Thực hiện nâng cấp tu bổ đê điều trong giai đoạn đến năm 2015 đối với những đoạn đê còn thiếu so với tiêu chuẩn thiết kế.
- Thực hiện lấp các đầm, ao nằm sát chân đê.
- Thực hiện tu bổ kè bờ lở cho một số đoạn trọng điểm, gây ảnh hưởng đến ổn định dân sinh kinh tế xã hội
- Xử lý các đoạn đê bị mạch đùn, mạch sủi, chống thấm thân đê,… đây là kinh phí tu bổ đê hàng năm.
- Hoàn thiện tiếp các công trình đang thi công như: Kè xóm Soi, kè Giã Thù II, kè Xuân Vinh…
- Sửa chữa, nâng cấp, xây mới một số điếm canh đê, nhà quản lý đê và các công trình phụ trợ khác.
Các công trình cần đầu tư giai đoạn đến năm 2015 bao gồm:
- Triển khai đo đạc xác định các vị trí chỉ giới thoát lũ từ bản đồ ra thực địa (cắm mốc chỉ giới thoát lũ): 10 tỷ đồng.
- Cải tạo, nâng cấp đê Mỏ Bạch kết hợp đường giao thông: 74 tỷ đồng.
- Cải tạo nâng cấp tuyến đê Chã kết hợp làm đường giao thông: 428 tỷ đồng.
- Đê, kè từ cầu treo bến Oánh đến Núi Tiện: 489 tỷ đồng.
- Cải tạo nâng cấp đê thành phố từ K2+600- K4+800: 5 tỷ đồng.
- Cứng hóa mặt đê sông Công từ K0 đến K8: 20 tỷ đồng.
- Xây dựng lại cống tiêu dưới đê số 1 đê Chã tại K0+620; Cải tạo, nâng cấp cống tiêu dưới đê số 6 đê Chã tại K9+950: 19 tỷ đồng.
- Lấp đầm ao và đắp cơ đê tuyến đê Chã, đê sông Công huyện Phổ Yên: 23 tỷ đồng.
- Xử lý sạt lở đê từ K9÷K9+500 và K16+300÷ K16+500 đê Hà Châu: 9 tỷ đồng.
- Xây mới cống tiêu Đại Tân, đê Hà Châu: 7 tỷ đồng.
Tổng cộng vốn đầu tư: 1.084 tỷ đồng.
* Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 và sau năm 2020.
- Tiếp tục hoàn thành việc nâng cấp tu bổ đê điều cho một số đoạn chưa đáp ứng được yêu cầu chống lũ.
- Tiếp tục thực hiện tu bổ kè bờ lở cho một số đoạn, sau khi đã đánh giá được hiệu quả chống lũ, ổn định bờ của các công trình đã xây dựng trong giai đoạn 1 của quy hoạch.
- Tiếp tục sửa chữa, xây mới một số công trình theo quy hoạch đề xuất.
- Tiếp tục sửa chữa nâng cấp, xây mới một số điếm canh đê, nhà quản lý đê và các công trình phụ trợ khác.
- Hoàn thành khối lượng di dân vùng nằm trong chỉ giới thoát lũ.
Tổng cộng vốn đầu tư trong kỳ quy hoạch là: 3.590 tỷ đồng.
TT | Danh mục công trình cần đầu tư | Địa điểm xây dựng | Quy mô (m) | Kinh phí (Tỷ đồng) |
I | Tuyến đê thành phố Thái Nguyên |
|
| 1.513 |
1 | Đê, kè chống xói lở sông Cầu - P. Quang Vinh | TP. Thái Nguyên | 5.300 | 559 |
2 | Đê, kè từ cầu treo bến Oánh đến Núi Tiện | TP. Thái Nguyên | 3.673 | 489 |
3 | Đê, kè từ Núi Tiện đến Núi Đỏ | TP. Thái Nguyên | 2.536 | 386 |
4 | Cải tạo, nâng cấp đê Mỏ Bạch kết hợp đường giao thông | TP. Thái Nguyên | 800 | 74 |
5 | Cải tạo nâng cấp đê thành phố từ K2+600- K4+800 | TP. Thái Nguyên | 2.200 | 5,0 |
II | Tuyến đê Hà Châu |
|
| 239 |
1 | Nâng cấp đê Hà Châu kết hợp làm đường giao thông | Phú Bình | 16.600 | 223 |
2 | Xử lý sạt lở đê từ K9÷K9+500 và K16+300÷ K16+500 | Phú Bình | 700 | 9,0 |
3 | Xây mới cống tiêu Đại Tân đê Hà Châu | Phú Bình | 1,6x2,8x40 | 7,0 |
III | Tuyến đê Chã |
|
| 469 |
1 | Đường hành lang chân đê Chã K1÷K10+600 | Phổ Yên | 9.600 | 11,0 |
2 | Cải tạo nâng cấp tuyến đê Chã kết hợp làm đường giao thông | Phổ Yên | 2.250 | 428 |
3 | Đường hành lang chân đê Chã K1 đến K10+600 | Phổ Yên | 10.600 | 11,0 |
4 | Xây dựng lại cống tiêu dưới đê số 1 tại K0+620 | Phổ Yên | 175, L= 33m | 10,0 |
5 | Cải tạo, nâng cấp cống tiêu dưới đê số 6 tại K9+950 | Phổ Yên | 3,5x2,3x31,3 | 9,0 |
IV | Đê tả sông Công |
|
| 90 |
1 | Nâng cấp đê sông Công kết hợp làm đường giao thông | Phổ Yên | 8.000 | 20,0 |
2 | Lấp đầm áo và đắp cơ đê sông Công từ K2 đến K6 | Phổ Yên | 4.000 | 15,0 |
3 | Làm kè mái hộ chân từ K2 đến K6 | Phổ Yên | 4.000 | 40,0 |
4 | Cải tạo, nâng cấp cống tiêu dưới đê số 8 tại K7+500 | Phổ Yên | 1,45x1,6x31,3 | 15,0 |
V | Nắn dòng chỉnh trị sông Cầu tại TP. Thái Nguyên | TP. Thái Nguyên | 2,446 | 669 |
VI | Di dân TĐC vùng hành lang thoát lũ | Các huyện | 600 hộ | 600,0 |
VII | Cắm mốc chỉ giới tuyến thoát lũ | Các huyện | - | 10,0 |
| Tổng cộng |
|
| 3.590 |
Điều 2. Tổ chức triển khai thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức công bố rộng rãi “Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho từng tuyến sông có đê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020”.
2. Các ngành, các cấp có liên quan phối hợp đề xuất, tìm kiếm nguồn kinh phí trong nước và gọi vốn nước ngoài theo kế hoạch hàng năm, 5 năm và 10 năm.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên triển khai thực hiện quy hoạch, cụ thể là:
- Sở Nông nghiệp và PTNT: Hàng năm theo dõi, đề xuất danh mục các công trình tu bổ nâng cấp và xây dựng mới trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đôn đốc theo dõi việc đầu tư xây dựng, cũng như quản lý khai thác bảo vệ các công trình và hệ thống công trình.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các công trình phòng chống lũ hàng năm để phân vốn đầu tư xây dựng.
- Sở Tài Nguyên và Môi trường: Quản lý bảo vệ nguồn nước, kiểm tra giám sát việc xả thải ở các khu công nghiệp đô thị gây ô nhiễm nguồn nước, cấp giấy phép sử dụng đất để xây dựng công trình.
- Sở Tài chính: Bố trí nguồn vốn theo kế hoạch được UBND Tỉnh phê duyệt để các Ban, ngành và UBND các huyện có kinh phí thực hiện đúng tiến độ.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn mình quản lý theo pháp luật hiện hành; trong quá trình thực hiện cần phối hợp với các Ban, ngành trong Tỉnh thực hiện.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện có thể điều chỉnh, bổ sung và khắc phục những bất hợp lý và hạn chế của nội dung quy hoạch tránh máy móc, rập khuôn dẫn đến hiệu quả thấp.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, Phú Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Nghị quyết 19/2014/NQ-HĐND phê duyệt Dự án quy hoạch phòng chống lũ chi tiết tuyến sông Hồng và sông Luộc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 3Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Nghị quyết 21/2015/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Đề cương quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và điều chỉnh nhiệm vụ, tên Hội đồng thẩm định quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Mã tỉnh Thanh Hóa
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều
- 3Quyết định 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 4Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật xây dựng 2003
- 7Quyết định 2068/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
- 9Công văn 4116/BNN-TCTL về hướng dẫn phân cấp đê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Luật tài nguyên nước 2012
- 11Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 12Nghị quyết 19/2014/NQ-HĐND phê duyệt Dự án quy hoạch phòng chống lũ chi tiết tuyến sông Hồng và sông Luộc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
- 13Quyết định 901/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án Phòng chống và khắc phục hậu quả ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lụt trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 14Nghị quyết 21/2015/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 676/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Đề cương quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và điều chỉnh nhiệm vụ, tên Hội đồng thẩm định quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 1635/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- Số hiệu: 1635/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Đặng Viết Thuần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực