Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4116/BNN-TCTL
V/v hướng dẫn phân cấp đê.

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2010

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê

Thực hiện quy định tại Điều 4 của Luật Đê điều Điều 2 của Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc phân loại và phân cấp đê (Hướng dẫn kèm theo Công văn này).

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phân loại, phân cấp đê cho các tuyến đê trên địa phương mình theo Hướng dẫn này, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, điều chỉnh.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở NN&PTNT (các tỉnh, thành phố có đê);
- Chi cục QLĐĐ&PCLB (các tỉnh, thành phố có đê);
- Lưu: VT, TCTL, Cục QLĐĐ&PCLB (3bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đào Xuân Học

 

HƯỚNG DẪN

PHÂN CẤP ĐÊ
(Ban hành kèm theo văn bản số 4116 ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Hướng dẫn này áp dụng cho đê các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.

2. Các tuyến đê chỉ được phân loại, phân cấp theo Hướng dẫn này khi phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

II. PHÂN LOẠI ĐÊ

1. Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 của Luật Đê điều:

a) Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông;

b) Đê biển là đê ngăn nước biển;

c) Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển;

d) Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt;

đ) Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông;

e) Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.

2. Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông là tại vị trí mà độ chênh cao do nước dâng truyền vào xấp xỉ bằng 0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là triều tần suất 5% và bão cấp 9.

Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển là tại vị trí mà độ cao sóng xấp xỉ bằng 0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là sóng bất lợi tương ứng triều tần suất 5% và bão cấp 9.

III. PHÂN CẤP ĐÊ

Căn cứ vào số dân được đê bảo vệ; tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; đặc điểm lũ, bão của từng vùng; diện tích và phạm vi địa giới hành chính; độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế; lưu lượng lũ thiết kế, mà xác định cấp đê như sau:

1. Đối với đê sông:

Bảng 1

Diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt (ha)

Số dân được đê bảo vệ (người)

Trên 1.000.000

1.000.000 đến trên 500.000

500.000 đến trên 100.000

100.000 đến trên 10.000

Dưới 10.000

Trên 150.000

I

I

II

II

II

150.000 đến trên 60.000

I

II

II

III

III

60.000 đến trên 15.000

I

II

II

III

IV

15.000 đến 4.000

I

III

III

III

V

Dưới 4.000

-

-

III

IV

V

Bảng 2

Lưu lượng lũ thiết kế (m3/s)

Cấp đê

Trên 7.000

I - II

7.000 đến trên 3.500

II - III

3.500 đến 500

III - IV

Dưới 500

V

Bảng 3

Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế (m)

Cấp đê

Trên 3m

I - II

Từ 2m đến 3m

II - III

Từ 1m đến 2m

III - IV

Dưới 1m

V

2. Đối với đê biển và đê cửa sông:

Bảng 4

Diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt (ha)

Số dân được đê bảo vệ (người)

Trên 200.000

200.000 đến trên 100.000

100.000 đến trên 50.000

50.000 đến 10.000

Dưới 10.000

Trên 100.000

I

I

II

III

III

100.000 đến trên 50.000

II

II

III

III

III

50.000 đến trên 10.000

III

III

III

III

IV

10.000 đến 5.000

III

III

III

IV

V

Dưới 5.000

III

IV

IV

V

V

Bảng 5

Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước triều thiết kế (m)

Cấp đê

Trên 3m

I - II

Từ 2m đến 3m

II - III

Từ 1m đến 2m

III - IV

Dưới 1m

V

3. Đối với đê bao, đê bối, đê chuyên dùng:

Bảng 6

Loại đê

Khu vực bảo vệ khỏi ngập lụt

Cấp đê

Đê bao, đê chuyên dùng

Thành phố, khu công nghiệp, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội … quan trọng

III - IV

Các trường hợp còn lại

IV - V

Đê bối

Tất cả mọi trường hợp

V

4. Sau khi đê được xếp cấp theo quy định tại các Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 5 có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm cấp đê, theo các tiêu chí sau đây:

- Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;

- Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính, các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các đường có vai trò giao thông quốc tế quan trọng;

- Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;

- Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ;

- Đối với đê sông, trường hợp cấp đê được xác định theo Bảng 1 khác so với Bảng 2, Bảng 3 thì lấy theo Bảng 1, tiêu chí tại Bảng 2, Bảng 3 sẽ là căn cứ để xét nâng hoặc giảm cấp cho đoạn đê.

- Đối với đê biển và đê cửa sông, trường hợp cấp đê được xác định theo Bảng 4 khác so với Bảng 5 thì lấy theo Bảng 4, tiêu chí tại Bảng 5 sẽ là căn cứ để xét nâng hoặc giảm cấp cho đoạn đê.

5. Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689, thuộc địa bàn thành phố Hà Nội được xếp vào cấp đê đặc biệt.

6. Diện tích bảo vệ của đê sông là tổng diện tích bị ngập lụt kể cả diện tích trong các đê bao, đê chuyên dùng khi vỡ đê, ứng với mực nước lũ thiết kế.

Diện tích bảo vệ của đê biển là tổng diện tích bị ngập do nước triều tương ứng với tần suất thiết kế tràn vào khi vỡ đê biển.

7. Các công trình giao cắt với đê phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của cấp đê tương ứng.

IV. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHỦ YẾU ĐỐI VỚI ĐÊ SÔNG

1. Lưu lượng cũ thiết kế của từng tuyến đê thực hiện theo quy hoạch phòng chống lũ của tuyến sông có đê do cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định tại Điều 12 của Luật Đê điều.

2. Các tuyến đê phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế đê được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hệ số an toàn về ổn định của đê được quy định tại Bảng 7.

Bảng 7

Cấp đê

Chỉ tiêu

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

Hệ số an toàn

1,50

1,35

1,30

1,20

1,15

1,05

4. Cao trình đỉnh đê được xác định theo công thức:

CTĐĐ = MNTKĐ + ∆h

Trong đó:

- CTĐĐ: cao trình đỉnh đê (m);

- MNTKĐ: mực nước lũ thiết kế đê xác định theo quy định tại mục 2-IV của Hướng dẫn này (m);

- ∆h: độ cao gia thăng an toàn xác định theo quy định tại Bảng 8 của Hướng dẫn này (m);

5. Độ cao gia tăng an toàn của đê được quy định tại Bảng 8 (chưa bao gồm độ cao sóng leo, nước dâng).

Bảng 8

Cấp đê

Chỉ tiêu

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

Độ cao gia tăng (m)

0,8

0,6

0,5

0,4

0,3

0,2

6. Bề rộng mặt đê và độ dốc mái đê:

- Chiều rộng mặt đê và độ dốc mái đê được lựa chọn phải thỏa mãn yêu cầu đảm bảo ổn định, có xét đến yêu cầu cứu hộ đê và các yêu cầu khác.

- Trong điều kiện thông thường (thiết kế định hình): chiều rộng mặt đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, và cấp III có bề rộng 6m; đê cấp IV, cấp V ≥ 3m. Độ dốc mái đê phía sông ms = 2, mái đê phía đồng mđ = 3.

- Nếu đê có yêu cầu kết hợp giao thông, thì bề rộng mặt đê lấy theo yêu cầu của giao thông.

7. Cơ đê và đường hành lang chân đê:

- Việc bố trí cơ, xác định cao trình và bề rộng mặt cơ cần thông qua tính toán ổn định mái dốc, ổn định thấm để xác định.

- Mái đê phía đồng của những tuyến đê có chiều cao trên 5m nên bố trí cơ để tăng hệ số an toàn ổn định chống trượt và chống thấm. Bề rộng của cơ nên lấy từ 3m đến 5m.

- Khi có kết hợp giao thông trên cơ thì chiều rộng mặt cơ xác định theo yêu cầu giao thông.

- Nếu bố trí cơ đê phía sông thì cần xem xét đến chiều rộng để kết hợp việc trồng cây chắn sóng.

- Đối với những tuyến đê đi qua khu dân cư, nên bố trí đường hành lang chân đê kết hợp giao thông khu vực và chống vi phạm, chiều rộng đường hành lang nên chọn 5m.

8. Việc kết hợp giao thông phải phù hợp với quy hoạch giao thông của khu vực.

9. Trong điều kiện phù hợp, có thể bố trí đê phi tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu phòng, chống lụt, bão kết hợp giao thông đô thị, bảo vệ môi trường.

10. Tường chắn: Đối với những đoạn đê có sử dụng kết cấu tường chắn thì cần có kết cấu hợp lý, đảm bảo an toàn về trượt, lật và chiều dài đường viền thấm.

11. Ngoài những chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên, các chỉ tiêu kỹ thuật khác của đê phải tuân thủ các quy phạm hiện hành có liên quan.

12. Đối với đê bao, đê bối và đê chuyên dùng có thể tham khảo hướng dẫn này để áp dụng cho phù hợp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 4116/BNN-TCTL về hướng dẫn phân cấp đê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 4116/BNN-TCTL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/12/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Đào Xuân Học
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/12/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản