Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1628/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI NHUYỄN THỂ HÀNG HÓA TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về Sửa đổi Điều 3 của Nghị định 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2338/QĐ-BNN-KH ngày 20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

t Tờ trình số 188/TTr-V3 ngày 23/6/2011 của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đề nghị phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020”;

Theo đề nghị của Tổng cục Thủy sản tại Báo cáo thẩm định số 969/TCTS-KHTC ngày 12/7/2011,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020” với các nội dung chủ yếu sau:

1. Định hướng phát triển

- Phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực như nghêu (ngao), hàu, sò, tu hài, ốc hương và các đối tượng khác tại những vùng sinh thái thích hợp để tạo các vùng tập trung phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

- Tổ chức sản xuất với sự liên kết chặt chẽ giữa những người sản xuất giống, nuôi trồng, thu mua sơ chế và chế biến nhuyễn thể theo hệ thống quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu, đảm bảo cho sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam chiếm lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường một cách bền vững.

- Khai thác hợp lý và bảo vệ tốt nguồn giống nhuyễn thể tự nhiên đồng thời chủ động và tạo bước đột phá về sản xuất giống nhân tạo các đối tượng nhuyễn thể có chất lượng, có hiệu quả cao và dung lượng thị trường lớn để tạo ra nguồn giống đủ về số lượng và chất lượng cho phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung.

- Khai thác tiềm năng các vùng đất và nước nhiễm mặn, vùng nước triều, bãi bồi ven biển, eo vịnh, đầm phá để thực hiện đa dạng phương thức nuôi nhuyễn thể hàng hóa nhằm nâng cao sản lượng nuôi, tăng hiệu quả kinh tế và thực hiện xóa đói giảm nghèo.

2. Mục tiêu đến năm 2020

2.1. Đến năm 2015:

- Tổng diện tích: 43.360ha (Nuôi nghêu: 26.040 ha; Ốc hương: 700 ha; Sò huyết: 13.010 ha; Hàu: 2.630 ha; Tu hài: 980 ha)

- Sản lượng nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực: 437.940 tấn (Nghêu: 330.000 tấn, Ốc hương: 1.780 tấn, Sò huyết: 65.640 tấn, Hàu: 27.600 tấn, Tu hài: 2.920 tấn)

2.2. Đến năm 2020:

- Tổng diện tích : 55.130 ha (Nuôi nghêu: 32.960 ha; Ốc hương: 840 ha; Sò huyết: 16.100 ha; Hàu: 3.870 ha; Tu hài: 1.360 ha)

- Sản lượng nuôi các đối tượng nhuyễn thể chủ lực: 583.950 tấn (Nghêu: 430.700 tấn, Ốc hương: 2.350 tấn, Sò huyết: 108.250 tấn, Hàu: 38.700 tấn, Tu hài: 3.950 tấn)

3. Quy hoạch phát triển các đối tượng nuôi chủ lực theo các vùng sinh thái:

3.1. Quy hoạch phát triển nuôi và khai thác ngao, nghêu: Phát triển nuôi ở các bãi triều ven bờ; độ mặn 10-25‰, độ sâu vùng nuôi là trung hạ triều.

- Vùng cửa sông ven biển Bắc Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 7.140 ha và đến năm 2020 là 8.930 ha. Bố trí nuôi ở vùng bãi ngang từ đới trung triều đến vùng biển có độ sâu 1-2m, ít sóng gió, chất đáy là cát pha bùn như huyện Hải Hà (Quảng Ninh), huyện Tiền Hải - Thái Thuỵ (Thái Bình), huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy (Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình). Thí điểm và từng bước phát triển nuôi ngao trong ao, đầm.

- Vùng ven biển Trung bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 1.290 ha và đến năm 2020 là 1.920 ha. Tập trung nuôi ở những bãi triều, đầm, phá, vũng vịnh kín gió ở Nga Sơn (Thanh Hóa), Nghệ An, Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

- Vùng ven biển Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 16.410 ha và đến năm 2020 là 21.110 ha. Vùng phát triển nuôi nghêu là các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

(Quy hoạch chi tiết từng vùng nuôi nghêu tập trung theo Phụ lục 1-Bảng 01)

3.2. Quy hoạch phát triển nuôi hàu:

- Vùng ven biển Bắc Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 1.620 ha và đến năm 2020 là 2.400 ha. Trong đó bố trí nuôi tập trung ở khu vực sông Chanh-Phà Rừng huyện Yên Hưng, vùng biển Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh, phương pháp nuôi chủ yếu là nuôi giàn nổi và nuôi cọc.

- Vùng ven biển Trung bộ : Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 720 ha và đến năm 2020 là 1.120 ha. Nuôi hàu quy mô lớn ở ven sông Mơ, vùng cửa Hội và vùng cửa sông Gianh, đầm Lăng Cô- Huế, đầm Thị Nại, đầm Đề Gi- Bình Định, đầm Nại- Ninh Thuận... và khu vực biển Bình Thuận.

- Vùng ven biển Nam Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 290 ha và đến năm 2020 là 350 ha. Hình thức nuôi sinh thái kết hợp du lịch; phương pháp nuôi chủ yếu là nuôi giàn nổi, giàn cố định và nuôi khay.

(Quy hoạch vùng nuôi tập trung hàu theo Phụ lục 1-Bảng 02)

3.3. Quy hoạch nuôi và khai thác sò:

- Vùng ven biển Bắc Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 540 ha và đến năm 2020 là 640 ha. Loài nuôi chủ yếu là A.granosa và A.subcrenata. Sò huyết nuôi tại vùng hạ triều cửa sông, ít sóng gió, chất đáy là bùn pha cát.

- Vùng ven biển Trung Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 280 ha và đến năm 2020 là 320 ha. Sò huyết được nuôi ở vùng đầm phá, bãi triều như đầm Đề Gi, đầm Thị Nại và ven biển Phù Mỹ (Bình Định), đầm Nại và bãi triều ven biển Ninh Thuận, ven biển Bình Thuận và khu vực cửa sông nơi có nguồn nước ngọt đổ vào cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho sò.

- Vùng ven biển Nam Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 12.190 ha và đến năm 2020 là 15.140 ha. Nuôi sò huyết thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

(Quy hoạch vùng nuôi sò tập trung theo Phụ lục 1-Bảng 03)

3.4. Quy hoạch phát triển nuôi ốc hương:

Khu vực ốc hương phân bố thường cách xa bờ 2-3 km, có nền đáy gồ ghề tương đối dốc, chất đáy là cát hay cát pha lẫn mùn bã hữu cơ, độ sâu trung bình 8-12m, Nhiệt độ nước: 26-28°C, Độ mặn : 34 ‰, PH: 7,5-8, Ô-xy hoà tan: 6,2 - 8,5 mg/l. Phát triển nghề nuôi ốc hương được thực hiện ở những eo vịnh, đầm, phá kín gió và các ao nuôi tôm kém hiệu quả. Tập trung nuôi tập trung tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ như: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận với diện tích đến 2015 là 700 ha, đến 2020 là 800 ha.

(Quy hoạch vùng nuôi tập trung ốc hương theo Phụ lục 1-Bảng 04)

3.5. Quy hoạch phát triển nuôi tu hài:

- Vùng ven biển Bắc Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 840 ha và đến năm 2020 là 1.010 ha. Vùng nuôi: Biển nông ven bờ; Độ mặn 5-30‰; Hình thức nuôi: Nuôi bãi; khay; treo giàn bè, phao dây. Tập trung nuôi tại Vân Đồn - Quảng Ninh; khu vực Khu Đông Bắc Bến Bèo; Bắc Khu Tùng Chàng, Tùng Xích và Hòn Soi Gianh; Khu Tây Vạn Bội; Khu Tùng Gấu - Việt Hải; Khu Tùng Gió; Khu Tùng ếch, Tùng Lớn.

- Vùng ven biển Trung Bộ: Tổng diện tích nuôi đến năm 2015 là 140 ha và đến năm 2020 là 350 ha. Tu hài được nuôi ở vùng ven biển Khánh Hoà tập trung nuôi tu hài cụ thể: Vùng Cam Đức - Cam Lâm; Vùng Xuân Tự - Vạn Ninh; Vùng Vạn Hưng - Vạn Ninh. Phú Yên phát triển nuôi vùng Xuân Phương -Sông Cầu.

(Quy hoạch vùng nuôi tập trung ốc hương theo Phụ lục 1-Bảng 05)

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

4.1. Giải pháp về giống

- Phân vùng bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn giống tự nhiên, bao gồm quy định thời gian khai thác, kích cỡ giống, phương thức khai thác và mùa vụ khai thác.

- Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, tạo quy trình sản xuất ổn định để chuyên giao công nghệ. Nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất giống và cung ứng giống nghêu (ngao) tại chỗ ở mỗi địa phương. Xây dựng và ban hành quy chế kiểm tra kiểm soát chất lượng giống cho nuôi hàng hóa tập trung.

- Nâng cấp các trung tâm giống quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh, hạ tầng các vùng sản xuất và kiểm định giống tập trung nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư tạo thành mạng lưới sản xuất giống phục vụ phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa.

- Sản xuất giống các loài nhuyễn thể bằng công nghệ tam bội thể phục vụ cho nghề nuôi nhuyễn thể khu vực ven biển, tạo con giống có sức đề kháng cao, có khả năng vượt qua dịch bệnh và những thay đổi thời tiết bất thường, phát triển nhanh, chất lượng thịt ngon và có nguồn hàng cung cấp quanh năm.

4.2. Giải pháp về thị trường

- Tổ chức xây dựng mạng lưới bảo quản và tiêu thụ sản phẩm dưới dạng tươi sống. Các kênh tiêu thụ chủ yếu là các thành phố lớn và các khu vực lân cận. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm nhuyễn thể chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển như nghêu, hàu Thái bình dương.

- Tổ chức sản xuất theo dây chuyền mang tính chuyên canh, công nghiệp hóa trên diện rộng giữa các địa phương để tạo nên lượng sản phẩm đủ số lượng và chất lượng cho việc chào hàng tiếp thị.

- Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng, hạ giá thành sản phẩm đồng bộ từ khâu giống, thức ăn, nuôi...

4.3. Giải pháp thể chế chính sách

Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng và giống thủy sản đã ban hành. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung những chính sách mới nhằm thực hiện có hiệu quả nhằm tạo một bước tiến nhảy vọt cho phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung. Trong đó:

- Giao hoặc cho thuê mặt đất, mặt nước cho cộng đồng dân cư địa phương sử dụng vào nuôi nhuyễn thể, sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước cho người nuôi. Khuyến khích nhân dân chuyển đổi đất hoang hoá ven biển sang nuôi những đối tượng nhuyễn thể phù hợp. Thực hiện các quy định về ưu đãi về sử dụng mặt đất, mặt nước của Nghị định 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/6/2010 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ phát triển nuôi nhuyễn thể trên đất hoang hóa, vùng nước chưa được khai thác, trên biển, hải đảo.

- Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu cho các vùng nuôi tập trung (điện, hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi với luồng hàng hải và các khu vực khác, khu xử lý nước thải ...) và cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi đầu mối (cống, đê bao, kênh cấp thoát nước, trạm bơm); đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ và nhập công nghệ mới, tiên tiến; thu thập, nhập nội, lưu giữ giống; kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và khuyến ngư (đào tạo, tập huấn ngắn ngày cho cán bộ và nông ngư dân, xây dựng mô hình ...).

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống tập trung áp dụng công nghệ cao và sản xuất giống gốc theo quy định tại Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung áp dụng các chứng chỉ quy trình nuôi tiên tiến;

- Cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Nghiên cứu, bổ sung, công bố loại dịch bệnh nguy hiểm đối với các loại nhuyễn thể được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009. Khuyến khích các địa phương thành lập Quỹ hỗ trợ giảm rủi ro trong nuôi nhuyễn thể.

- Nghiên cứu, đề xuất bổ sung đối tượng, khu vực được nhà nước thí điểm hỗ trợ phí bảo hiểm cho người nuôi nhuyễn thể.

4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và phòng trừ dịch bệnh:

a) Về phòng trừ dịch bệnh:

- Tổ chức lại và tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

- Xây dựng phác đồ dịch tễ bệnh, xây dựng kỹ thuật phòng dập dịch, quy định xử lý khi bị dịch bệnh, chế tài xử lý khi vi phạm.

- Khẩn trương khoanh vùng và dập dịch hiệu quả khi có dịch bệnh xảy ra.

b) Về khoa học công nghệ

- Tập trung điều tra nguồn lợi nhuyễn thể tại các vùng đầm, phá, vũng, vịnh và bãi triều. Đẩy mạnh nghiên cứu theo hướng bảo tồn phát triển nguồn lợi giống tự nhiên; hoàn thiện, nâng cao quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng nhuyễn thể chủ lực.

- Tập trung xây dựng ban hành các tiêu chuẩn và định mức quy hoạch, các tiêu chuẩn ngành về quy trình công nghệ cho các hình thức nuôi, sản xuất giống, trại giống, khu sản xuất giống và khu nuôi nhuyễn thể tập trung.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống, nuôi và phòng ngừa dịch bệnh nhuyễn thể: công nghệ tam bội thể, công nghệ di truyền chọn giống, công nghệ chẩn đoán và phòng ngừa dịch bệnh.

- Ứng dụng và phát triển công nghệ làm sạch sản phẩm nhuyễn thể, đặc biệt là nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

c) Về khuyến ngư

- Tăng cường hướng dẫn quy trình kỹ thuật, mùa vụ và mật độ nuôi phù hợp theo đối tượng nuôi và vùng sinh thái.

- Lựa chọn, triển khai thực hiện một số mô hình nuôi nhuyễn thể đạt hiệu quả cao phù hợp với từng địa phương, vùng nước và nhân rộng mô hình.

- Xây dựng chương trình khuyến ngư ở các đài truyền thanh, truyền hình địa phương, tăng cường các biện pháp truyền thông như bản tin nhanh, loa phóng thanh công cộng nhằm truyền bá kiến thức thông tin về công nghệ và kỹ thuật nuôi nhuyễn thể.

d) Về phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trong các Viện, Trường có trình độ kiến thức sâu, khả năng ngoại ngữ tốt để tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi về nhuyễn thể tầm cỡ khu vực và thế giới.

- Đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý đảm bảo có đủ trình độ, kỹ năng quản lý, có kiến thức về xã hội và bảo vệ môi trường liên quan đến phát triển của ngành nhuyễn thể. Có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và giám sát trong công tác khai thác, nuôi, bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.

4.5. Giải pháp về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhuyễn thể

- Xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhuyễn thể trên cơ sở phù hợp với tình hình sản xuất và cung ứng nhuyễn thể trong nước. Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, chứng nhận sản phẩm nhuyễn thể sau thu hoạch, trước khi ra khỏi nhà máy chế biến.

- Sửa đổi các văn bản về điều kiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể theo hướng bắt buộc các cơ sở phải đáp ứng các tiêu chí về quy hoạch, quy mô sản xuất, và trình độ đảm bảo ATVSTP thủy sản phù hợp mới được phép hoạt động; Điều chỉnh mức xử lý hành chính đối với hành vi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bao gồm cả các biện pháp mạnh tạm đóng cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề nghị truy tố trước pháp luật nếu vi phạm nghiêm trọng.

- Mở rộng Chương trình kiểm soát chất lượng các sản phẩm nhuyễn thể sau thu hoạch thành chương trình kiểm soát quốc gia và thường niên theo hướng, các tỉnh trọng điểm nghề cá, ven biển hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm soát của mình tập trung vào kiểm soát dư lượng hóa chất, tạp chất đối với sản phẩm nhuyễn thể trên thị trường, đại lý.

- Mỗi cơ quan quản lý ATVSTP địa phương cần được trang bị 01 phòng kiểm nghiệm hoặc liên kết chặt chẽ với phòng kiểm nghiệm tại địa phương về chất lượng, an toàn thực phẩm để có khả năng phân tích các chỉ tiêu tối thiểu về an toàn thực phẩm một cách kịp thời.

4.6. Giải pháp tổ chức sản xuất

- Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau vào quá trình phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung. Đối với các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào chế biến, nuôi nhuyễn thể tại các khu nuôi tập trung trong tỉnh được hưởng các ưu đãi theo quy định của Nhà nước và các ưu đãi riêng của từng địa phương tạo điều kiện thu hút đầu tư phục vụ cho sự phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung.

- Khuyến khích phát triển các mô hình người dân tự liên kết với nhau để sản xuất dưới hình thức “tổ hợp tác”, hợp tác xã (HTX). Khi các HTX nuôi nhuyễn thể hoạt động có hiệu quả các địa phương thành lập liên minh HTX nuôi nhuyễn thể của tỉnh để các HTX có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển (hỗ trợ giống, vốn, nguồn nhân lực,...), thu hút sự tham gia bảo vệ của cộng đồng trong công tác bảo vệ an ninh vùng nuôi và vùng biển trong khu vực quản lý, giảm tình trạng khai thác bừa bãi nguồn giống tự nhiên

- Hỗ trợ cộng đồng phát triển mô hình đồng quản lý, xây dựng chuỗi liên kết phát triển bền vững. Vận động thành lập mô hình cộng đồng cùng sản xuất và bảo vệ nguồn lợi, môi trường thủy sản.

4.7. Danh mục các dự án ưu tiên:

(Chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này)

Khái toán nhu cầu đầu tư: 3.500 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư ngân sách khoảng 500 tỷ đồng

5. Tổ chức thực hiện quy hoạch

5.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Hướng dẫn các địa phương quy hoạch chi tiết vùng nuôi; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc triển khai quy hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xác định danh mục, tiêu chí để xác định các dự án trọng điểm được hỗ trợ đầu tư;

- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản xuất giống, nuôi, chế biến các sản phẩm nhuyễn thể chủ lực đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Điều tra, khảo sát, công bố khoanh vùng bảo vệ và khai thác nguồn giống nhuyễn thể tự nhiên.

- Chỉ đạo công tác khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao về sản xuất giống, nuôi, chế biến các sản phẩm có giá trị. Kịp thời cập nhật thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ trong nuôi, chế biến sản phẩm nhuyễn thể phổ biến đến dân, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và gìn giữ môi trường sinh thái.

5.2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố

- Xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nuôi nhuyễn thể tập trung của địa phương. Chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, định kỳ đánh giá thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và quy chế quản lý các vùng nuôi tập trung; tổ chức công bố các quy chế để các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương tuân thủ thực hiện; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt và quy chế quản lý vùng nuôi tập trung.

- Xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư các dự án nuôi các đối tượng nhuyễn thể theo quy hoạch; đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi để phục vụ cho phát triển nuôi nhuyễn thể ở địa phương.

- Ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để phát triển nuôi nhuyễn thể theo hướng hàng hóa, tập trung;

- Hỗ trợ thành lập tổ nhóm, HTX và hướng dẫn người dân tham gia, thực hiện các quy định có liên quan để đảm bảo việc nuôi, khai thác bền vững các vùng nhuyễn thể ở địa phương.

- Quy định thời gian khai thác, kích cỡ, phương thức khai thác và mùa vụ khai thác nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả, bền vững nguồn giống tự nhiên;

- Chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch trên địa bàn và cụ thể hoá trong kế hoạch hàng năm; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chỉ đạo cơ quan khuyến ngư, khuyến nông địa phương phối hợp với các Viện, trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề trong vùng để phát triển nguồn nhân lực cho nuôi nhuyễn thể.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, KH&CN, TNMT, Công Thương; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh ven biển;
- Sở NN và PTNT các tỉnh ven biển;
- Các Tổng cục: TS, TL, LN;
- Các Cục: CBNLTS&NM, KTHT&PTNT, QLCLNLS & TS;
- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia;
- Các Vụ: KH, TC, KHCN và MT;
- Hiệp hội chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam; Hội Nghề cá Việt Nam;
- Lưu: VT, TCTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Vũ Văn Tám

 

PHỤ LỤC 01:

QUY HOẠCH DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC NUÔI NHUYỄN THỂ ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

BẢNG 01: Quy hoạch nuôi nghêu đến năm 2015 và 2020

TT

Địa phương

Các chỉ tiêu đến 2015

Các chỉ tiêu đến 2020

DT (ha)

SL (tấn)

GTXK (1.000 USD)

DT (ha)

SL (tấn)

GTXK (1.000 USD)

I

Các tỉnh ven biển Bắc bộ

8.340

152.100

121.680

9.930

191.200

169.360

1

Quảng Ninh

1.730

17.300

13.840

2.000

20.000

16.000

2

Hải Phòng

380

3.800

3.040

440

4.400

3.520

3

Thái Bình

3.000

90.000

72.000

4.000

120.000

96.000

4

Nam Định

1.730

26.000

20.800

1.990

29.800

23.840

5

Ninh Bình

1.500

15.000

12.000

1.700

17.000

30.000

II

Các tỉnh ven biển Trung bộ

1.290

14.200

11.360

1.920

24.000

19.200

6

Thanh Hóa

630

7.600

6.080

1.000

13.000

10.400

7

Nghệ An

380

3.800

3.040

600

7.200

5.760

8

Hà Tĩnh

280

2.800

2.240

320

3.800

3.040

III

Các tỉnh ven biển Nam bộ

16.410

163.700

130.960

21.110

215.500

206.860

9

Bà Rịa - Vũng Tàu

100

1.000

800

120

1.200

1.150

10

TP Hồ Chí Minh

360

20.000

16.000

400

8.000

7.680

11

Tiền Giang

2.800

28.000

22.400

2.940

35.300

33.870

12

Bến Tre

4.200

25.200

20.160

4.500

31.500

30.240

13

Trà Vinh

3.450

34.500

27.600

4.150

41.500

39.840

14

Sóc Trăng

2.500

25.000

20.000

3.500

35.000

33.600

15

Bạc Liêu

2.000

20.000

16.000

3.500

35.000

33.600

16

Cà Mau

1.000

10.000

8.000

2.000

28.000

26.880

 

Tổng cộng

26.040

330.000

264.000

32.960

430.700

395.420

BẢNG 02: Quy hoạch diện tích, sản lượng và phương thức nuôi hàu đến năm 2015 và 2020

TT

Địa phương

Các chỉ tiêu đến 2015

Các chỉ tiêu đến 2020

Diện tích (ha)

Phương thức nuôi

Sản lượng (tấn)

GTXK  (1.000 USD)

Diện tích (ha)

Phương thức nuôi

Sản lượng (tấn)

GTXK (1.000 USD)

Nuôi đáy (cọc)

Nuôi treo giàn bè (giàn bè)

Nuôi lồng (lồng)

Nuôi đáy (cọc)

Nuôi treo giàn bè (giàn bè)

Nuôi lồng  (lồng)

I

Các tnh ven bin Bắc bộ

1.620

195.000

11.700

39.000

9.300

25.080

2.400

234.000

14.040

46.800

10.300

51.540

1

Quảng Ninh

1.450

130.000

7.800

26.000

6.200

16.710

2.000

156.000

9.360

31.200

8.200

34.360

2

Hải Phòng

170

65.000

3.900

13.000

3.100

8.370

400

78.000

4.680

15.600

2.100

17.180

II

Các tỉnh ven bin Trung bộ

720

381.000

14.300

83.700

12.000

32.560

1.120

506.000

19.940

125.240

19.900

74.940

3

Nghệ An

80

65.000

1.300

3.900

1.100

3.050

90

78.000

1.560

4.680

1.500

6.260

4

Hà Tĩnh

80

65.000

1.300

3.900

1.100

3.050

90

78.000

1.560

4.680

1.500

6.260

5

Thừa Thiên Huế

80

65.000

1.300

3.900

1.100

3.050

90

78.000

1.560

4.680

1.500

6.260

6

Bình Định

80

40.000

1.000

30.000

1.100

3.020

300

92.000

2.500

66.000

5.200

12.430

7

Phú Yên

60

16.000

1.600

16.000

1.400

3.650

150

24.000

2.400

24.000

2.200

9.370

8

Khánh Hòa

170

65.000

3.900

13.000

3.100

8.370

200

78.000

4.680

15.600

4.000

17.180

9

Ninh Thuận

170

65.000

3.900

13.000

3.100

8.370

200

78.000

4.680

15.600

4.000

17.180

III

Các tỉnh ven biển Nam bộ

290

117.000

7.920

32.500

6.300

17.060

350

130.400

9.360

49.000

8.500

35.230

10

Bà Rịa - Vũng Tàu

180

91.000

5.200

13.000

4.100

11.070

210

109.200

6.240

15.600

5.400

22.720

11

TP Hồ Chí Minh

50

13.000

1.300

6.500

1.000

2.780

60

15.600

1.560

7.800

1.400

5.710

12

Bến Tre

50

13.000

1.300

13.000

1.100

2.970

60

15.600

1.560

15.600

1.500

6.090

13

Cà Mau

10

 

120

 

100

240

20

 

220

 

200

710

 

Tng cộng

2.630

693.000

33.920

155.200

27.600

74.700

3.870

880.400

42.560

221.040

38.700

161.710

BẢNG 03: Quy hoạch nuôi sò đến năm 2015 và 2020

TT

Địa phương

Các chỉ tiêu đến 2015

Các chỉ tiêu đến 2020

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

GTXK (1.000 USD)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

GTXK (1.000 USD)

I

Các tỉnh ven biển Bắc bộ

540

2.780

3.340

640

3.620

5.430

1

Quảng Ninh

500

2.580

3.100

600

3.400

5.100

2

Hải Phòng

40

200

240

40

220

330

II

Các tỉnh ven biển Trung bộ

280

1.400

1.680

320

1.750

2.630

3

Nghệ An

35

170

200

40

220

330

4

Hà Tĩnh

35

180

220

40

220

330

5

Quảng Bình

40

200

240

40

220

330

6

Ninh Thuận

50

250

300

60

320

480

7

Bình Thuận

120

600

720

140

770

1.160

III

Các tỉnh ven biển Nam bộ

12.190

61.460

73.760

15.140

102.880

154.320

8

Bà Rịa - Vũng Tàu

30

140

170

40

200

300

9

Tiền Giang

360

2.160

2.590

460

2.760

4.140

10

Bến Tre

960

14.400

17.280

1.050

18.380

27.570

11

Trà Vinh

60

360

430

70

420

630

12

Sóc Trăng

480

2.880

3.460

580

3.480

5.220

13

Bạc Liêu

600

3.600

4.320

720

4.320

6.480

14

Cà Mau

6.100

29.280

35.140

7.900

47.400

71.100

15

Kiên Giang

3.600

8.640

10.370

4.320

25.920

38.880

 

Tổng cộng

13.010

65.640

78.780

16.100

108.250

162.380

BẢNG 04: Quy hoạch nuôi ốc hương đến năm 2015 và 2020

TT

Địa phương

Các chỉ tiêu đến 2015

Các chỉ tiêu đến 2020

DT (ha)

SL (tấn)

GTXK (1.000 USD)

DT (ha)

SL (tấn)

GTXK (1.000 USD)

1

Phú Yên

120

160

500

140

220

690

2

Khánh Hoà

480

810

2.550

580

1.060

3.340

3

Ninh Thuận

100

810

2.550

120

1.070

3.370

 

Tổng cộng

700

1.780

5.600

840

2.350

7.400

PHỤ LỤC 05: Quy hoạch nuôi tu hài đến năm 2015 và 2020

TT

Địa phương

Các chỉ tiêu đến 2015

Các chỉ tiêu đến 2020

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

GTXK (1.000 USD)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

GTXK (1.000 USD)

I

Các tỉnh ven biển Bắc bộ

840

2.200

12.430

1.010

3.000

14.760

1

Quảng Ninh

560

1.480

8.290

700

2.000

9.360

2

Hải Phòng

280

740

4.140

310

1.000

4.700

II

Các tỉnh ven biển Trung bộ

140

720

4.030

350

950

4.560

3

Phú Yên

30

130

730

50

170

820

4

Khánh Hòa

110

590

3.300

300

780

3.740

 

Tổng cộng

980

2.920

16.460

1.360

3.950

18.620

 

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên dự án, địa điểm

I

Chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ

II

Các dự án, tiêu chuẩn, đề tài nghiên cứu khoa học

1

Phát triển công nghệ sản xuất giống nhân tạo nghêu, ngao, hàu, tu hài...

2

Ứng dụng di truyền phân tử tạo các giống nhuyễn thể tam bội (ngao, hàu, bào ngư, tu hài....)

3

Nhập nội, thuần hoá, nhân rộng giống nhuyễn thể nuôi có chất lượng cao

4

Bảo tồn, bảo vệ nguồn giống nhuyễn thể tự nhiên

5

Tuyển chọn giống gốc, giống thuần chủng các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế

6

Tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (hàu, vẹm, nghêu...)

7

Tiêu chuẩn giống các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế (ngao, nghêu, hàu...)

III

Đầu tư hạ tầng vùng nuôi nhuyễn thể tập trung

 

Vùng nuôi nghêu tập trung:

1

Vùng nuôi tập trung Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh

2

Vùng nuôi tập trung tại bãi bồi Côn lu - Côn ngạn, Huyện Giao Thủy, Nam Định

3

Vùng nuôi tập trung Huyện Nghĩa Hưng, Nam Định

4

Vùng nuôi tập trung Huyện Thái Thụy Thái Bình

5

Vùng nuôi tập trung Huyện Tiền Hải Thái Bình

6

Vùng nuôi tập trung tỉnh Ninh Bình

7

Vùng nuôi tập trung xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông Tiền Giang

8

Vùng nuôi tập trung xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông Tiền Giang

9

Vùng nuôi tập trung xã Thới Thuận, Thừa Đức, huyện Bình Đại Bến Tre

10

Vùng nuôi tập trung xã An Thủy, huyện Ba Tri Bến Tre

11

Vùng nuôi tập trung xã Long Hòa, huyện Châu Thành Trà Vinh

12

Vùng nuôi tập trung xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang Trà Vinh

13

Vùng nuôi tập trung xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, Trà Vinh

14

Vùng nuôi tập trung xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng

15

Vùng nuôi tập trung xã Trung Bình, huyện Long Phú, Sóc Trăng

16

Vùng nuôi tập trung xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng

17

Vùng nuôi tập trung xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu

18

Vùng nuôi tập trung xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, Bạc Liêu

19

Vùng nuôi tập trung xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau

 

ng nuôi sò tập trung:

20

Vùng nuôi tập trung huyện Phú Tân, Cà Mau

21

Vùng nuôi tập trung huyện Trần Văn Thời, Cà Mau

22

Vùng nuôi tập trung huyện U Minh, Kiên Giang

23

Vùng nuôi tập trung huyện Kiên Lương, Kiên Giang

24

Vùng nuôi tập trung huyện An Minh, Kiên Giang

IV

Đầu tư phát triển giống nhuyễn thể

1

Trung tâm chọn giống nhuyễn thể miền Bắc, Hải Phòng

2

Trung tâm chọn giống nhuyễn thể Nam bộ

3

Hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Vân Đồn, Quảng Ninh

4

Hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Nam Định

5

Hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Thái Bình

6

Hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Ninh Bình

7

Hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Bến Tre

8

Khu sản xuất giống nhuyễn thể tập trung Kiên Lương, Kiên Giang

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1628/QĐ-BNN-TCTS năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triền nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 1628/QĐ-BNN-TCTS
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/07/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản