Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/1999/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 162/1999/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ CHÍNH SÁCH HƯỞNG LỢI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THAM GIA DỰ ÁN TRỒNG RỪNG BẰNG NGUỒN VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ vào Quyết định số 115/TTg ngày 17 tháng 02 năm 1995, số 435/TTg ngày 16 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án khả thi trồng rừng bằng nguồn tài trợ của Cộng hòa Liên bang Đức ở các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị v.v...
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Rừng trồng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức (gọi tắt là dự án Đức) nói trong Quyết định này là rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu đã giao đến hộ gia đình, cá nhân và hộ gia đình, cá nhân đó đã tự đầu tư bổ sung vốn, sức lao động để chăm sóc, bảo vệ theo mục đích của dự án.
Điều 2. Nguyên tắc xác định chính sách hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng theo dự án Đức:
1. Khi khai thác sử dụng rừng trồng theo dự án Đức, hộ gia đình và cá nhân phải có biện pháp tái tạo rừng theo hướng ổn định, bền vững phát huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường.
2. Bảo đảm quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án phù hợp với hiệp định tài chính của dự án đã ký kết.
Điều 3. Quyền lợi của các hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng theo dự án Đức:
1. Đối với rừng trồng trên đất quy hoạch rừng sản xuất thì chủ rừng được hưởng những quyền lợi sau đây:
a) Được ủy ban nhân dân huyện, thị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật đất đai.
b) Được quyền tham gia quyết định cơ cấu cây trồng, kỹ thuật trồng rừng, thời điểm khai thác và phương thức khai thác.
c) Có quyền sở hữu đối với rừng do mình gây trồng, được quyền chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, được khai thác sử dụng sản phẩm rừng theo quy chế quản lý rừng sản xuất, phù hợp với đặc điểm địa hình và đất đai ở từng nơi.
d) Được hưởng thụ toàn bộ sản phẩm rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất theo luật định và nộp cho ngân sách xã một khoản tiền theo quy định tại
2. Đối với rừng trồng trên đất thuộc vùng phòng hộ ít xung yếu hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án có những quyền lợi quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng không được phép trồng rừng thuần loại và khai thác trắng, được miễn thuế sử dụng đất.
Điều 4. Nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng theo dự án Đức.
1. Trồng, chăm sóc, bảo vệ khai thác rừng theo đúng quy trình kỹ thuật và tiến độ của Dự án quy định.
2. Khi cần khai thác rừng, hộ gia đình, cá nhân phải báo cho ủy ban nhân dân xã sở tại nơi có rừng biết để được cấp giấy phép khai thác hợp pháp. Phải khai thác theo đúng quy trình, phù hợp với quy chế quản lý của từng loại rừng.
3. Sau khi khai thác phải trồng lại rừng hoặc thực hiện những biện pháp xúc tiến tái sinh để tái tạo rừng. Trong vòng hai năm sau khi khai thác, nếu chủ rừng không thực hiện biện pháp tái tạo rừng thì ủy ban nhân dân xã đề nghị ủy ban nhân dân huyện, thị ra quyết định thu hồi lại đất và tiền được dự án hỗ trợ để giao cho người khác sử dụng gây trồng lại rừng.
4. Khi khai thác hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án phải nộp vào ngân sách xã một khoản tiền tương đương giá trị từ 50 - 100 kg gạo/ha nếu trồng cây lâu năm khai thác một lần hoặc bằng 2 - 3% giá trị sản phẩm khai thác mỗi năm nếu trồng cây lâu năm thu hoạch nhiều năm (nhựa thông, trẩu, sở, quả trám, hoa quả). Mức cụ thể do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khoản kinh phí này chỉ được dùng vào mục đích quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của xã.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định khác trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 6. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, các Bộ, ngành có liên quan và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh có dự án trồng rừng bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của Cộng hòa Liên bang Đức chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Công Tạn (Đã ký) |
- 1Quyết định 115-TTg năm 1996 phê duyệt dự án khả thi trồng rừng ở tỉnh lạng sơn và tỉnh Hà Bắc (do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 435-TTg năm 1997 phê duyệt dự án khả thi trồng rừng tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 3524/CT-BNN-TC năm 2007 về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý tài chính nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, Tổ chức quốc tế và Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 01/2020/QĐ-TTg về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 2Quyết định 115-TTg năm 1996 phê duyệt dự án khả thi trồng rừng ở tỉnh lạng sơn và tỉnh Hà Bắc (do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 435-TTg năm 1997 phê duyệt dự án khả thi trồng rừng tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị (do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ không hoàn lại) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 3524/CT-BNN-TC năm 2007 về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý tài chính nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, Tổ chức quốc tế và Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 162/1999/QĐ-TTg về chính sách hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án trồng rừng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 162/1999/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/08/1999
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Công Tạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 34
- Ngày hiệu lực: 22/08/1999
- Ngày hết hiệu lực: 03/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra