Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1617/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 20 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sa đi, bổ sung năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chng bệnh truyền nhim năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết s 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đthực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quc hội khóa XV;

Căn cứ Quyết định s447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bdịch Covid-19;

Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chng dịch COVID-19 về việc ban hành Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 12/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới;

Căn cứ kết luận của đng chí Nguyn Tiến Hải, y viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chng dịch bệnh COVID-19 tnh tại Thông báo s105-TB/VPTU ngày 20/8/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy;

Theo đề nghị của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau (kèm theo Phương án).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ 00 giờ ngày 21/8/2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ nội dung Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (báo cáo);
- PCTN Võ Thị Ánh Xuân (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTT
QVN tỉnh;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh;
- Các thành viên Sở Chỉ huy và Tiểu ban t
nh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo, Đài, Cổng TTĐT tỉnh (tuyên truyền);

- KGVX, CCHC (KC);
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Huỳnh Quốc Việt

 

PHƯƠNG ÁN

THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 20/8/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Thực hiện Công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg từ ngày 19/7/2021 đến hết ngày 31/7/2021. Sau đó, tiếp tục giãn cách đến hết ngày 20/8/2021, đtập trung công tác phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp có đông công nhân phải dừng hoạt động, hơn 10.000 lao động bị mất việc tạm thời; công suất hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp giảm, lượng hàng tồn kho nhiều, giá tôm nguyên liệu sụt giảm, đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống người dân.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã khn trương triển khai “Ba mũi giáp công chống dịch COVID-19” trên toàn tỉnh. Qua đó, hệ thống trạm, chốt được rà soát, bố trí dày đặc, phù hợp tại các địa bàn giáp ranh, giáp biển tạo “thành trì vững chắc”, kiểm soát chặt các mối nguy từ bên ngoài vào; công tác truy vết, xét nghiệm sàng lọc để tách F0, F1 ra khỏi cộng đồng được thực hiện khẩn trương, quyết liệt với phương châm “không bỏ lọt, bỏ sót đối tượng”; tiếp tục củng cố và phát huy vai trò của các TCOVID cộng đồng, tích cực tham gia cùng các lực lượng thực hiện công tác phòng, chống dịch. Việc triển khai đồng thời “Ba mũi giáp công” đã tạo được thế chủ động trong công tác phòng, chống dịch, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, toàn diện các mối nguy từ bên ngoài và bên trong tỉnh.

Với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc quyết liệt Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát tốt. Từ đầu năm đến ngày 20/8/2021, toàn tỉnh có 76 ca F0, đã điều trị khỏi 32 ca, đang điều trị 43 ca, tử vong 01 ca; hầu hết các F0 được phát hiện tại các khu cách ly tập trung người về từ vùng dịch và tại các chốt chặn liên tỉnh. Riêng đối với các ca dương tính trong cộng đồng tại Khóm 4, Phường 6 thuộc thành phố Cà Mau, ngay sau khi phát hiện, tỉnh đã triển khai các biện pháp quyết liệt, tiến hành truy vết và xét nghiệm tại khu vực phong tỏa, xét nghiệm diện rộng cho người dân thuộc nhóm nguy cơ của 09 huyện, thành phố; kết quả phát hiện 10 ca dương tính trong nhóm người thuộc khu vực phong tỏa. Tất cả các mẫu xét nghiệm lấy trong cộng đồng, ngoài khu vực phong tỏa đều có kết quả âm tính. Đi với 02 ca F0 ngoài cộng đồng tại ấp Hiệp Hòa Tây, xã Ngọc Chánh thuộc huyện Đầm Dơi (phát hiện lúc 11 giờ 15 phút ngày 20/8/2021), chính quyền địa phương đã khoanh vùng, phong tỏa khu vực và đang khn trương truy vết, xét nghiệm để sớm tách F0, F1 ra khỏi cộng đồng.

Qua đánh giá mức độ nguy cơ dịch COVID-19 dựa trên quy định tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19, toàn tỉnh Cà Mau có 101 xã, phường, thị trấn thuộc 09 huyện, thành phố, trong đó có 03 xã, phường "Nguy cơ cao" (Phường 6 thuộc thành phố Cà Mau, xã Ngọc Chánh và xã Thanh Tùng thuộc huyện Đầm Dơi), 01 phường "Nguy cơ" (Phường 5) và 97 xã, phường, thị trấn “Bình thường mới”.

Thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đthực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội Khóa XV; Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 12/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới; Công văn số 351-CV/TU ngày 15/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; trên cơ sở kết quả đạt được của công tác phòng, chống dịch; mức độ tự đánh giá; đặc điểm vị trí địa lý là tỉnh cuối cùng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi trong kiểm soát dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài; là tỉnh trọng điểm sản xuất, xuất khẩu nông, thủy sản, tỉnh Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong việc thiết lập trạng thái bình thường mới, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Từ sự phân tích nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Phương án thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để phát sinh, lây lan trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân.

- Xác lập vùng xanh, nới lỏng các quy định về giãn cách, đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”; thúc đy các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, thực hiện các biện pháp kiểm soát phù hợp đối với hoạt động giao thương, đi lại của nhân dân trong vùng, liên vùng; xây dựng “hậu phương” vững chắc, hỗ trợ cho các vùng dịch bệnh diễn biến phức tạp.

2. Yêu cầu

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm phương án “Ba mũi giáp công chống dịch COVID-19” của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

- Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phải được triển khai thực hiện thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở.

- Phải bám sát thực tiễn với tinh thần “hiệu quả trên hết”, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và từng bước mở rộng, hoàn thiện, điều chỉnh ngay, đảm bảo sát với diễn biến tình hình theo tinh thần không cầu toàn, không nóng vội và không được chủ quan, hình thức.

- Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Phương án phải trên cơ sở đánh giá đúng tình hình dịch COVID-19, các mối nguy và các tình huống có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực công tác quản lý, khắc phục các điểm yếu, mối nguy có thể lây lan dịch bệnh, đảm bảo tất cả các địa bàn trên phạm vi toàn tỉnh đạt các tiêu chí bình thường mới theo quy định của Bộ Y tế; xây dựng hàng rào bảo vệ vùng xanh của tỉnh trên tất cả các địa bàn giáp ranh, với sự tham gia của hệ thống chính trị và cộng đồng người dân trên địa bàn tỉnh.

- Việc nới lỏng giãn cách, áp dụng các biện pháp quản lý mới phải được cân nhắc thận trọng, phù hợp với tình hình thực tế.

III. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Siết chặt quản lý đối với người, phương tiện từ ngoài tỉnh về; quản lý chặt chẽ các hoạt động bên trong, bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch để phát triển kinh tế phù hợp với tình hình dịch bệnh.

2. Tiếp tục thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế; không tập trung quá 10 người tại 01 địa điểm ở nơi công cộng và ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép hoạt động.

3. Người dân hạn chế ra đường nếu không thật sự cần thiết.

4. Xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả xử lý hình sự theo quy định của pháp luật đối với mọi hành vi không tuân thủ, cản trở, chng đi việc thực hiện các quy định, biện pháp phòng, chống dịch của tỉnh.

5. Bảo đảm thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, trong đó bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân là quan trọng nhất.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Thiết lập hàng rào kiểm soát vùng giáp ranh, xây dựng thành trì vững chắc, thực hiện có hiệu quả mũi giáp công thứ hai

Đquản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong nội tỉnh, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và địa phương, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện các dung sau:

1.1. Tiếp tục duy trì các chốt, trạm kiểm soát đường bộ, đường thủy và đường bin. Rà soát tất cả các địa bàn, chốt giáp ranh tỉnh bạn; bố trí thêm các chốt tại các vị trí trọng yếu, đường mòn, lối tắt, những nơi mà người dân có thể qua lại để thiết lập “hàng rào vững chắc” bảo vệ tuyệt đối khu vực, địa bàn giáp ranh; ngăn chặn tuyệt đối nguồn lây từ bên ngoài vào bằng đường bộ, đường bin, đường thủy nội địa, đường mòn, lối tắt; tuyệt đối không để người, phương tiện từ ngoài vào địa bàn tỉnh mà không được kiểm soát, giám sát. Điều tiết, tăng cường lực lượng đến các địa phương giáp ranh có địa bàn rộng, phức tạp đđảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trên đường thủy, thực hiện tuần tra, kiểm soát, duy trì các chốt kiểm soát trên phương tiện lưu động, sẵn sàng truy tìm khi cần. Bố trí các lực lượng ứng trực 24/24 giờ đkiểm tra, kiểm soát những phương tiện, người trên phương tiện vận chuyển đậu, đỗ không đúng quy định; hoạt động không đúng hành trình, lịch trình đxử lý nghiêm theo quy định.

1.2. Chỉ đạo các lực lượng trinh sát, kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt, kịp thời phát hiện người, phương tiện không qua chốt, đi đường mòn, lối tắt vào địa bàn tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm giám sát, quản lý chặt chẽ người, phương tiện bên ngoài vào theo địa bàn quản lý.

1.3. Làm tốt công tác phát động quần chúng của hai địa bàn giáp ranh, đặc biệt trên địa bàn tỉnh, vận động từng gia đình cam kết tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; ngăn chặn các đường mòn, lối tắt ngang qua phần đất của gia đình; thực hiện nghiêm phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người“, kịp thời phát hiện, khai báo, tố giác với chính quyền địa phương, Tổ COVID cộng đồng, cơ quan chức năng các trường hợp người vào địa bàn trái phép, người có dấu hiệu đi đường mòn, lối tắt không khai báo y tế, trốn tránh kiểm soát vào địa bàn tỉnh; trường hợp phát hiện người lạ vào địa bàn, phải khẩn trương truy tìm đcách ly, xử lý; đồng thời, truy vết người tiếp xúc để thực hiện biện pháp cách ly theo quy định.

1.4. Xử lý nghiêm các trường hợp trốn, tránh chốt kiểm soát để đi vào địa bàn tỉnh mà không được phép của cấp có thẩm quyền.

1.5. Quan tâm, tạo điều kiện bố trí nơi ăn, nghỉ và hỗ trợ lực lượng tại các chốt, trạm, lực lượng tuần tra, kiểm soát; huy động phương tiện, trang thiết bị sẵn có đtriển khai thực hiện nhiệm vụ.

2. Kiểm soát chặt chẽ các khâu phòng, chống dịch trong nội bộ tỉnh

2.1. Tổ chức lại các hoạt động xã hội

a) Dừng và hạn chế một số hoạt động trên địa bàn tỉnh (cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo).

b) Đối với các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất: Tiếp tục tổ chức hoạt động theo điều kiện bình thường mới, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 4420/UBND-NNTN ngày 11/8/2021 về việc rà soát, khắc phục các hạn chế, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID- 19 tỉnh tại Công văn số 75/BCĐ ngày 16/8/2021 về việc thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và sản xuất, tiêu thụ nông sản và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Kế hoạch đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch (cụ thể tại Phụ lục 2 kèm theo).

c) Đối với các hoạt động giao thương, đi lại của người dân và vận chuyn hàng hóa

- Trong phạm vi nội tỉnh: Người dân, các loại phương tiện đường thủy, đường bộ được phép vận chuyển, đi lại nhưng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K”; riêng đối với phương tiện vận tải hàng hóa phải có thẻ nhận diện (logo) có mã QR-Code được cấp theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải, mới được vận chuyển qua/lại giữa các huyện, thành phố Cà Mau.

- Từ nội tỉnh ra ngoài và ngược lại: Chỉ những doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động vận chuyển hàng hóa ra/vào tỉnh mới được phép hoạt động và phải được kiểm soát chặt chẽ (cụ thể tại Phụ lục 3 kèm theo); việc đậu, đỗ đlên xuống hàng hóa phải đúng quy định theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải (Công văn số 1714/SGTVT-VT ngày 18/8/2021 và các văn bản điều chỉnh, bổ sung theo diễn biến tình hình thực tế).

d) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau chủ động rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức khai giảng năm học mới theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy năm học mới được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Chỉ đạo các trường phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh; không tập trung đông người, nhất là thời điểm đăng ký nhập học, tựu trường,...

2.2. Bảo đảm công tác y tế, đẩy mạnh thực hiện mũi giáp công thứ nhất

Sở Y tế bám sát diễn biến dịch bệnh trong nước, trong khu vực và trên địa bàn tỉnh, cập nhật các giải pháp tiến bộ trong phòng, chống dịch và điều trị để kịp thời ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản điều chỉnh, quy định, hướng dẫn phù hợp, cụ thể:

a) Về xét nghiệm, sàng lọc

Thường xuyên cập nhật, bổ sung, hướng dẫn và kịp thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ xét nghiệm bảo đảm khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh lạm dụng, lãng phí; thực hiện mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

Tiếp tục rà soát, xác định và thực hiện xét nghiệm “thần tốc” các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn tỉnh: Lấy mẫu phòng, chống dịch bệnh theo quy định chung; lấy mẫu đáp ứng xử lý dịch; lấy mẫu nhóm nguy cơ cao để đánh giá tình hình dịch trong cộng đồng; lấy mẫu nhóm nguy cơ cao để xét nghiệm sàng lọc tại doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhằm phát hiện F0 nhanh nhất để sàng lọc, truy vết và phân loại điều trị ngay; đồng thời sàng lọc, tách F1 ra khỏi cộng đồng; phải kiểm soát, tuyệt đối không bỏ sót, không để F0, F1 tiếp tục tiếp xúc, di chuyển làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng (kèm theo Phụ lục 4 về thực hiện xét nghiệm trên địa hàn tỉnh).

b) Về phân loại người nhiễm và điều trị bệnh nhân COVID-19

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền, tổ chức sàng lọc, phân loại người nhiễm theo tình trạng, diễn biến bệnh lý để có biện pháp theo dõi, chăm sóc, điều trị phù hợp, hiệu quả, bảo đảm giảm tỷ lệ người nhiễm có triệu chứng, tỷ lệ chuyển bệnh nặng hơn ở tất các các tầng điều trị. Huy động tối đa lực lượng nhân viên y tế tham gia chống dịch, kể cả các lực lượng y tế tư nhân, những người làm trong ngành y tế nghỉ hưu nhưng còn sức khỏe đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện có hiệu quả công tác điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn “tháp 3 tầng” của Bộ Y tế. Chun bị sẵn sàng các điều kiện trị bệnh theo từng cấp độ với nguyên tắc “cao hơn một cấp, trước một bước” ứng với số ca bệnh 100 ca, 200 ca, 500 ca và khả năng 1.000 ca. Đặc biệt chú trọng việc quản lý, chăm sóc người bị nhiễm chưa có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; chủ động chun bị ô xy y tế (nhất là hệ thống ô xy tập trung) ở các tầng điều trị. Điều phối phù hợp, tập trung nguồn lực, trang thiết bị để cứu chữa giảm bệnh nhân nặng, nguy kịch, hạn chế tử vong. Duy trì hoạt động của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh an toàn. Bảo đảm hệ thng thường trực cấp cứu, xe cứu thương, ô xy y tế, máy thở và các trang thiết bị y tế thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu, điều trị người bệnh (phương án điều trị bệnh được nêu tại Phụ lục 5 kèm theo).

Các khu điều trị F0 phải được vệ sinh thường xuyên, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, bố trí các dụng cụ tập thể dục thể thao, giải trí cho tầng bệnh nhân nhẹ hoặc không triệu chứng; thường xuyên quan tâm, thăm hỏi sức khỏe, động viên người bệnh nhằm tạo tâm lý thoải mái, an tâm điều trị.

c) Về tiêm vắc xin

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan rà soát, phân loại trước danh sách các nhóm đối tượng được tiêm theo quy định, để tính toán, bố trí các điểm tiêm vắc xin thuận lợi cho người dân di chuyển; đồng thời đảm bảo nhanh nhất, an toàn, hiệu quả, phù hợp tình hình dịch bệnh của địa phương, khi được Trung ương phân bổ; tính toán phương án huy động mọi lực lượng có thể thực hiện phương án tiêm vắc xin số lượng lớn khi được phân bnguồn vắc xin nhiều.

d) sẵn sàng các kịch bản và bảo đảm công tác y tế phòng, chống dịch COVID-19

- Căn cứ mức độ nguy cơ, diễn biến dịch bệnh, Sở Y tế tiếp tục tham mưu các kịch bản ứng phó tương ứng ở mức thấp, mức trung bình, mức cao và các phương án ứng phó tương ứng bảo đảm công tác y tế trên địa bàn theo quy định; chủ động thực hiện việc thành lập, xây dựng cơ sở thu dung, điều trị COVID 19; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; dự trữ, bố trí nguồn lực để phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Thành lập các Tcơ động về y tế trên địa bàn tỉnh đkịp thời hỗ trợ nhân dân trong việc theo dõi sức khỏe tại nhà.

đ) Trường hp có khu phong tỏa: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có liên quan chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị chức năng tổ chức quản lý nghiêm ngặt khu phong tỏa; thực hiện nghiêm túc các biện pháp y tế phòng, chống dịch; theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cũng như những khó khăn, vướng mắc của người dân trong khu vực phong tỏa để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp. Hỗ trợ kịp thời đối với các trường hợp đặc biệt khó khăn (về vật chất, tinh thần...) để người dân an tâm thực hiện tốt các yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định.

g) Về quản lý khu cách ly tập trung và khu cách ly hộ gia đình

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tăng cường quản lý, giám sát, bố trí các khu cách ly đảm bảo không đlây nhiễm chéo và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, bộ máy quản lý tại các khu cách ly tập trung; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan rà soát, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu cách ly; khn trương rà soát, bố trí các điểm cách ly tập trung khác để thay thế các điểm trường học và đảm bảo số lượng theo phương án ban đầu; lựa chọn một số khách sạn đủ điều kiện đlàm khu cách ly tập trung do người được cách ly tự trả chi phí (phương án bố trí các khu cách ly được nêu tại Phụ lục 6 kèm theo).

- Tiếp tục thực hiện cách ly tại gia đình là cách ly hộ gia đình theo như các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cách ly hộ và kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, y tế cho các hộ hàng ngày.

2.3. Nâng cao vai trò của các tổ COVID cộng đồng, phát huy tối đa hiệu quả mũi giáp công thứ ba

a) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ COVID cộng đồng, bảo đảm giám sát chặt chẽ từng hộ, từng người (kể cả hộ bị cách ly và ngoài tỉnh về/đến địa phương). Xác định đây là một mắt xích quan trọng, hỗ trợ đắc lực cùng các lực lượng trong công tác phòng, chống dịch, với phương châm hoạt động “truy vết thần tốc”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”.

b) Các Tổ COVID cộng đồng phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin để tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân các biện pháp phòng, chống dịch đúng quy định; tăng cường theo dõi, bám sát thật chặt từng khu cách ly hộ gia đình đảm bảo theo dõi sức khỏe, nhu cầu sinh hoạt, đời sống để hỗ trợ kịp thời; báo cáo chính quyền địa phương những trường hợp không tự giác khai báo y tế, không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; hỗ trợ chính quyền địa phương, trạm y tế truy vết F1, F2 khi có ca bệnh liên quan.

3. Giải quyết chính sách, đảm bảo an sinh xã hội

3.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tập trung thực hiện:

a) Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

b) Chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh COVID-19.

c) Thường xuyên rà soát, cập nhật, không bỏ sót đối tượng cần hỗ trợ, không để ai bị thiếu ăn, thiếu mặc do dịch bệnh.

3.2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan khn trương rà soát, tham mưu các chính sách hỗ trợ phù hợp và bảo đảm trang thiết bị phòng hộ đối với lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch, đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên y tế; cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an, cán bộ cơ sở và đội ngũ tình nguyện viên.

3.3. Các địa phương đẩy mạnh việc tổ chức các nhóm hỗ trợ, cứu trợ với phương thức hoạt động phù hợp, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn; lập và duy trì đường dây nóng 24/24 giờ để kịp thời tiếp nhận thông tin, hỗ trợ người dân về chăm sóc y tế và sinh hoạt thiết yếu; bảo đảm trang thiết bị phòng hộ cho đội ngũ tình nguyện viên của các trung tâm hỗ trợ, cứu trợ...

3.4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục chung tay, góp sức, tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra để sớm kiểm soát tình hình, đy lùi dịch bệnh COVID-19, bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân và tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tích cực tổ chức kêu gọi, vận động, tiếp nhận và tổ chức phân phối, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng người dân đang gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau và người dân đang học tập, chữa bệnh, lao động gặp khó khăn tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố đang bùng phát dịch mạnh.

4. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các địa phương, đơn vị có liên quan: Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả phương án bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát; dự đoán các loại tội phạm, tệ nạn có thể xảy ra để chủ động ngăn chặn, xử lý trước, xử lý sớm các dấu hiệu manh nha, không để phát sinh vụ việc có dấu hiệu tội phạm về trật tự xã hội. Tăng cường bám sát địa bàn, kiểm soát chặt chviệc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, chú trọng phát huy vai trò của công an cấp cơ sở, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp chặt chỗ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đtăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn các cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tham gia hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân trong khu vực cách ly, phong tỏa (lưu ý phải bảo đảm điều kiện an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế).

5. Về sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện một số nội dung sau:

5.1. Khẩn trương hướng dẫn các huyện, thành phố Cà Mau triển khai các biện pháp cụ thể hỗ trợ nông dân thu hoạch, tiêu thụ lúa hè thu (thông tin đến các bên liên quan diện tích, sản lượng, thời gian thu hoạch; có biện pháp đảm bảo đủ máy cắt, nhân công phục vụ thu hoạch; hỗ trợ kết nối hợp tác xã, thợp tác thu mua lúa với các doanh nghiệp xuất khu; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu đưa phương tiện đến thu mua lúa; chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thu hoạch, mua bán, vận chuyn lúa...).

5.2. Tổ chức lại việc sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ rau, củ, quả phù hợp với các quy định phòng, chống dịch bệnh (tổ chức lại khâu thu mua, vận chuyển và cung ứng rau, củ, quả cho các chợ bán lẻ trong tỉnh bằng phương tiện phù hợp, hạn chế vận chuyển bằng phương tiện nhỏ, nhiều người ra đường; hỗ trợ hợp tác xã, thợp tác kết nối, cung cấp rau, củ, quả cho các trung tâm thương mại, đơn vị phân phối chuyên nghiệp; thí điểm kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tổ chức cung cấp thực phẩm cho công nhân...).

5.3. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nhất là doanh nghiệp chế biến thủy sản, bảo đảm duy trì sản xuất, đồng thời thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Tăng cường các hoạt động kiểm soát chất lượng, giá cả các loại vật tư, con giống phục vụ sản xuất; tuyên truyền, khuyến khích Nhân dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, lịch thời vụ phù hợp, bảo đảm sản xuất có hiệu quả, duy trì cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

5.4. Khẩn trương tổ chức các hoạt động kết nối giao thương bằng hình thức trực tuyến, tích cực hỗ trợ hoạt động bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử đduy trì xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, tranh thủ cung cấp cho các tỉnh, thành phố đang thiếu hụt nguồn cung lương thực, thực phẩm trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

6. Thông tin truyền thông

6.1. Sở Y tế là đầu mối cung cấp thông tin kịp thời, chính thức về dịch bệnh và các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh; kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ người dân phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe.

6.2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Là đầu mối truyền thông trên địa bàn tỉnh; đầu mối để phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu kịp thời, hiệu quả với Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền khác.

- Hướng dẫn chính quyền địa phương tăng cường hệ thống thông tin cơ sở; thường xuyên cung cấp các bản tin tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn, kêu gọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; cải chính, phản bác, đấu tranh với các thông tin xấu độc, bịa đặt, thông tin giả mạo, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cấp, các ngành, các địa phương.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch: Khai báo y tế, cập nhật tình trạng sức khỏe, đi lại, cung cấp thông tin lấy mu xét nghiệm; phổ biến rộng rãi cho người dân biết sử dụng App nộp hồ sơ trực tuyến trên thiết bị di động hoặc trên máy tính thay cho nộp hồ sơ trực tiếp; nộp hồ sơ thủ tục hành chính tại nhà qua dịch vụ bưu chính; phổ biến ứng dụng thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm của địa phương;...

7. Về kinh phí

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, ưu tiên sắp xếp, bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh việc hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1502/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 và các nội dung chi liên quan công tác phòng, chống dịch chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định.

8. Về tổ chức, nhân lực:

8.1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, khẩn trương tham mưu cấp ủy cùng cấp kiện toàn (nếu chưa đảm bảo yêu cầu), nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp trên địa bàn phù hợp với tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; có bộ phận thường trực chỉ đạo, điều phối 24/24 giờ, tổ chức theo từng nhóm chuyên môn để giải quyết kịp thời các vướng mc, yêu cầu về vật tư, thiết bị, nhân lực, truyền thông, giao thông vận tải, cứu trợ, hỗ trợ...

8.2. Công an tỉnh thành lập hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các t tun tra 24/24 giờ của tỉnh.

8.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau thành lập hoặc chỉ đạo thành lập các tổ tuần tra 24/24 giờ, tổ y tế của huyện, xã; đồng thời tiếp tục phát huy Tổ COVID cộng đồng để thực hiện tốt nhiệm vụ trên địa bàn.

9. Công tác kiểm tra, giám sát

- Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; kịp thời phát hiện chấn chỉnh, xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong giám sát các hoạt động liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp thẩm quyền để chỉ đạo xử lý các khó khăn, hạn chế phát sinh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ngành, đoàn thtỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện nghiêm, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Phương án này. Trong đó tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; bảo đảm phòng ngừa, ngăn chặn, nghiêm cấm tình trạng tiêu cực, không để lãng phí trong phòng, chống dịch; kịp thời động viên, khen thưởng những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, chủ động đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao và các cá nhân, tập thể có thành tích trong phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thực hiện các quy định, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện Phương án này tại địa phương; quyết định các biện pháp, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và quy định hiện hành.

3. Các thành viên Sở Chỉ huy và các Tiu ban phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau, theo chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Phương án này. Giao Sở Y tế làm đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình, tiến độ, kết quả thực hiện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Chỉ huy báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau và cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Chỉ huy và các Tiểu ban phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau, xem xét, chỉ đạo xử lý./.

 

PHỤ LỤC 1

CÁC NỘI DUNG DỪNG VÀ HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

TT

TIẾP TỤC DỪNG HOẠT ĐỘNG

01

Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ: quán bar, vũ trường, karaoke, phòng game, phòng tập GYM, yoga, rạp chiếu phim, bi da, cơ sở massage, cơ sở làm đẹp (bao gồm cả cắt tóc, hót tóc), quán kinh doanh rượu bia.

02

Các hoạt động thăm nuôi, tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp giữa thân nhân, người ngoài với các phạm nhân, trại viên, bệnh nhân, học viên các Trại giam, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Cơ sở Cai nghiện ma túy, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần trên địa bàn tỉnh.

03

Các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng tập trung đông người tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.

04

Hoạt động vận tải hành khách công cộng.

05

Các hoạt động thăm hỏi, tiếp xúc trực tiếp giữa người nhà, người thân với bệnh nhân tại các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh: Quán triệt nguyên tắc mỗi bệnh nhân chỉ có 01 người nuôi bệnh.

HẠN CHHOẠT ĐỘNG

06

Hạn chế tối đa các tiệc mừng hoặc sự kiện đông người; trường hợp tổ chức thì không tập trung quá 10 người tại 01 địa điểm vào 01 thời điểm.

07

Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình kinh doanh ăn uống: Thực hiện mỗi bàn không quá 04 người, khoảng cách mỗi bàn tối thiểu 02 mét (riêng thành phố Cà Mau và huyn Đầm Dơi chỉ được bán mang về).

08

Hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, giải trí: Không quá 10 người tại 01 địa điểm, vào 01 thời điểm.

09

Chỉ tiếp nhận thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân qua dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính công ích. Đối với những thủ tục hành chính chưa đủ điều kiện để cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích thì nộp trực tiếp tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh hoặc Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã nhưng phải thực hiện việc đặt lịch, hẹn giờ thông qua tổng đài hành chính công và phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch.

10

Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất: Tổ chức hoạt động trong điều kiện bình thường mới theo Kế hoạch phòng, chống dịch được duyt của cấp có thẩm quyền.

11

Cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tế quyết định việc bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, tiến độ công việc.

12

Từ 21 giờ hôm trước đến 04 giờ ngày hôm sau mọi người dân không được ra đường; trừ những trường hợp sau: Lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện công việc khẩn cấp (đưa người bệnh đi cấp cứu, lực lượng phòng, chống thiên tai, cứu hộ; phòng cháy, chữa cháy); công nhân làm ca đêm; công nhân làm công tác vệ sinh, quét dọn đường; sửa chữa, xây dựng công trình thiết yếu; sửa chữa điện, nước, công trình viễn thông; phóng viên báo, đài đi làm nhiệm vụ và các trường hợp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

13

Việc di chuyển, đi lại người dân trong nội tỉnh: Người dân, các loại phương tiện vận tải hàng hóa đường thủy, đường bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh được phép hoạt động, nhưng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K.

14

Việc di chuyển, đi lại người dân từ nội tỉnh ra bên ngoài tỉnh và ngược lại: Mọi người dân không dược di chuyển ra/vào tỉnh Cà Mau (trừ trường hợp được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh cho phép); tất cả phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa bàn tỉnh phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, SƠ CHẾ THỦY SẢN

TT

Nội dung nhiệm vụ

Yêu cầu đạt được (đã được thẩm định, phê duyệt)

1

Tổ chức công tác phòng, chống dịch

- Thành lập Ban chỉ đạo

- Quy chế làm việc Ban chỉ đạo

- Bảng phân công nhiệm vụ Ban chỉ đạo

- Có Tổ Y tế hoặc có Hợp đồng với đơn vị dịch vụ y tế

- Có Cam kết thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch với UBND cấp huyện

- Doanh nghiệp cấp giấy đi đường cho công nhân có đy đủ thông tin theo mẫu quy định (có mẫu kèm theo)

2

Đầu tư svật chất phòng, chống dịch

- Bố trí lại sản xuất theo ca, t, nhóm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch

- Bố trí khu cách ly cho công nhân (khi có dấu hiệu nhiễm bệnh)

- Bố trí nhà ăn (nếu có) cho công nhân đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch

- Bố trí lại khu ở tập thể (nếu có) cho công nhân đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch

- Bố trí khu cách ly cho Tài xế vận chuyn, cung ứng vật tư, nguyên liệu

- Khuyến khích trang bị, ứng dụng công nghệ cao phục vụ phòng, chống dịch

3

Đối với người lao động

- Thực hiện nghiêm Nội quy nơi làm việc

- Thực hiện nghiêm các khuyến cáo 5K

- Có bản cam kết và thực hiện nghiêm nội dung phòng chống dịch khi về nhà

- Xét nghiệm địch kỳ 05 ngày/lần/30% lao động có nguy cơ cao; đảm bảo 100% lao động được xét nghiệm ít nhất 01 lần/tháng. Doanh nghiệp chủ động tổ chức và đảm bảo chi phí xét nghiệm

Có giấy đi đường do doanh nghiệp cấp

4

Đối với người và phương tiện vận chuyn vật tư, nguyên liệu, sản phẩm

- Có lối đi riêng cho phương tiện cung cấp vật tư, nguyên liệu, sản phẩm

- Có khu làm việc, tiếp xúc khách hàng, cách biệt với nhà máy

- Phương tiện vận chuyển cung cấp vật tư, nguyên liệu, sản phẩm thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch

- Tài xế, người đi trên phương tiện vận chuyn thực hiện nghiêm các khuyến cáo 5K

5

Các quy định khác

- Phối hợp với chính quyền địa phương khắc phục các mối nguy xung quanh nhà máy

- Phối hợp với chính quyền địa phương, Chủ nhà trọ khắc phục các mối nguy nơi công nhân ở

- Khuyến khích tổ chức các hình thức hỗ trợ công nhân mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu...

 

Mẫu Giấy/thẻ đi đường

CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN TS MINH PHÚ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

 

Ảnh 3x4

 

 

GIẤY ĐI ĐƯỜNG

Họ và tên người lao động: Nguyễn Văn A

Số Chng minh nhân dân (Căn cước công dân): 381 194 423

Nơi đi (chỗ hiện nay): Số 50, đường Nguyễn Đình Thi, phường 5, thành phố Cà Mau

Cung đường đi: Nguyễn Đình Thi - Trần Hưng Đạo - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Tất Thành

Nơi đến: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

Thời gian, đi: 6h30 đến 7h30; về: 17h đến 17h30 (nếu có đi ca thì thời gian đi, về ghi theo biu phía sau)

Lưu ý: Giấy này chỉ cấp cho cá nhân đi trên cung đường từ nơi ở đến nơi làm việc; không có giá trị khi đi ngoài cung đường cho phép.

 

 

Cà Mau, ngày 16 tháng 8 năm 2021
GIÁM ĐỐC

(ký tên, đóng dấu)


Nguyễn Văn B

 

TT

Thời gian làm việc (từ ngày, tháng đến ngày, tháng, năm)

Thời gian di chuyển
(giờ, phút)

Đóng dấu của doanh nghiệp/ mỗi lần thay ca
(nếu có)

 

 

Đi

Đến

 

01

16/8 - 22/8/2021
(Ca ngày)

Từ nơi ở: 06h30

Từ DN: 17h00

DN: 07h00

Nơi ở: 17 giờ 30

 

02

23/8 - 29/8/2021
(Ca đêm)

Nơi ở: 17 giờ

DN: 06 giờ 30 phút

DN: 17 giờ 30

Nơi ở: 07 giờ

 

03

 

 

 

 

* Ghi chú: Doanh nghiệp có thể thực hiện theo mu GIY ĐI ĐƯNG hoặc THĐI ĐƯỜNG, nhưng phải đảm bảo đy đủ các nội dung nêu trên.

 

PHỤ LỤC 3

QUẢN LÝ NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN

1. Quản lý người đến/về tỉnh Cà Mau

- Đối với những người qua các chốt, trạm để đến/về tỉnh Cà Mau phải được test nhanh SARS-CoV2 (cho dù người đó đã có Giấy chứng nhận kết quả test hoặc xét nghiệm âm tính với SARS-CoV2 trong vòng 72 giờ). Tuyệt đối không giải quyết trường hợp người dân, cán bộ, công chức... ra/vào tỉnh Cà Mau đlàm việc, công tác (trừ trường hợp được Ủy ban nhân dân tnh cho phép và chấp thuận được vào địa bàn tỉnh).

Thực hiện cách ly tập trung (ngay khi các lực lượng chức năng phát hiện) đối với tất cả những người trở về từ các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An và Đồng Tháp. Đối với các tỉnh còn lại thì căn cứ vào Bảng hướng dẫn hình thức giám sát hàng ngày của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau để áp dụng: (1) cách ly tập trung đối với người trở về từ vùng có dịch; (2) cách ly tại nhà (cách ly cả hộ gia đình) đối với tất cả người trở về từ các vùng còn lại.

- Đối với những trường hợp cố tình đi bằng các đường mòn, lối tắt đvào địa bàn tỉnh, Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân địa phương vùng giáp ranh tập trung, bố trí lực lượng đkịp thời phát hiện, không để người ngoài tỉnh về địa phương không qua khai báo, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

2. Kiểm soát người trên các phương tiện vận chuyn hàng hóa vào địa bàn tỉnh

a) Kiểm soát phương tiện qua Chốt (vào/ra)

- Tất cả người điều khin phương tiện và người theo phương tiện vận chuyển hàng hóa khi vào địa bàn tỉnh qua các chốt kiểm soát phải được test nhanh SARS- CoV2 (cho dù đã có Giấy chứng nhận kết quả test hoặc xét nghiệm âm tính với SARS-CoV2 trong vòng 72 giờ); thực hiện ghi đầy đủ thông tin khai báo y tế, cam kết lịch trình di chuyển..., trong đó việc khai báo phải đúng, đủ số lượng người theo phương tiện (khai báo cùng lượt), đúng biển kiểm soát, đúng lịch trình, ghi rõ tất cả những điểm lên/xuống hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo các địa điểm đủ điều kiện, đã được cho phép.

- Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các Chốt: phối hợp kiểm soát đúng, đủ các giấy tờ cần thiết, số lượng người trên phương tiện, xác định rõ lịch trình của phương tiện khi vào tỉnh; phát Phụ lục các bến bãi trong toàn tỉnh để người điều khiển phương tiện xác định đúng bến bãi cho phép vào để bốc dỡ hàng hóa.

- Khi ra Chốt kiểm soát (ra khỏi tỉnh), phương tiện phải đảm bảo đúng bin kiểm soát, số lượng, người đi theo phương tiện; không giải quyết cho phương tiện ra khỏi tỉnh nếu không đúng thông tin đã khai báo khi vào tỉnh (trừ trường hợp đã được làm rõ lý do); và đề nghị cơ quan chức năng xử lý doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện nếu để phương tiện hoạt động, người đi theo phương tiện vi phạm theo quy định.

- Tuyệt đối không cho phép phương tiện cá nhân, hộ gia đình vận chuyển hàng hóa (không phải của doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động vận chuyn hàng hóa ra/vào tỉnh) ra các tỉnh khác để thu mua, vận chuyn hàng hóa vào địa bàn tỉnh và ngược lại.

b) Kiểm soát lịch trình di chuyn

- Yêu cầu các chủ doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện, người đi theo phương tiện chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện theo đúng lịch trình đã khai báo, cam kết (không dừng, đỗ, cho người lên/xung ngoài mục đích hoạt động vận chuyển hàng hóa và nội dung khai báo; không tiếp xúc với người khác...).

- Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau giám sát chặt chẽ lịch trình di chuyển của các phương tiện vận tải đến các điểm tập kết, trung chuyn hàng hóa trên địa bàn thành phố; hoặc đến địa bàn giáp ranh khi các phương tiện vận chuyn hàng hóa về các huyện, Ủy ban nhân dân các huyện giám sát lịch trình di chuyn của các phương tiện vận tải khi vào địa bàn phụ trách; đảm bảo sau khi vào địa bàn, phương tiện vận tải đi đúng lịch trình, đủ số người trên phương tiện, đến đúng địa điểm tập kết, bốc xếp hàng hóa do địa phương bố trí. Tổ chức kết nối, thông tin kịp thời (24/24 giờ) đến các lực lượng và Tổ COVID cộng đồng tại các địa bàn, đquản lý chặt người và phương tiện khi vào địa bàn do địa phương quản lý.

- Khi phương tiện bắt đầu rời khỏi địa bàn quản lý thì Tổ COVID cộng đồng (giám sát tại điểm bốc xếp hàng hóa) thông tin đầy đủ, kịp thời về người trên phương tiện, biển kiểm soát đến Chốt của huyện, thành phố để giám sát, quản lý lịch trình tương tự như khi vào địa bàn.

c) Kiểm soát tại các điểm bốc xếp hàng hóa

- Chỉ cho phép những phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, vận chuyển cấu kiện lớn cho công trình xây dựng, vận chuyn hàng hóa thiết yếu cung cấp cho các đại lý lớn của tỉnh và hệ thống các chuỗi cửa hàng, siêu thị của các đơn vị phân phối lớn được các huyện, thành phố Cà Mau kiểm tra là đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch được phép lên/xuống hàng hóa riêng. Các doanh nghiệp có điểm xuống hàng hóa phải bố trí khu cách ly tạm thời đảm bảo đủ các điều kiện về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để người điều khiển phương tiện, người theo phương tiện rời khỏi khu vực quản lý, vi phạm các quy định về phòng, chng dịch (có văn bản cam kết cụ thể); các doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện về bến, bãi thì phải tập kết hàng hóa tại điểm tập trung do địa phương bố trí.

Đối với các doanh nghiệp không có nơi nghỉ, lưu trú tạm thời đảm bảo các điều kiện cách ly phòng, chống dịch thì người điều khiển phương tiện, người đi theo phương tiện phải chấp hành nghiêm túc việc cách ly tạm thời tại nơi ở tạm, tập trung do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bố trí.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau duy trì ít nhất 01 địa điểm lên/xuống hàng hóa tập trung trên địa bàn huyện, thành phố đảm bảo đủ diện tích, đáp ứng điều kiện xếp/d hàng hóa của phương tiện và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch; đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ người điều khin, người đi trên phương tiện; tuyệt đối không đngười điều khin, người đi trên phương tiện tiếp xúc với người khác. Đảm bảo nơi nghỉ ngơi tạm thời, sinh hoạt cá nhân trong thời gian chờ lên/xuống hàng hóa. Bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điểm lên/xuống hàng hóa do doanh nghiệp tự bố trí và đã đăng ký với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Phải bố trí điểm cách ly y tế tạm thời đối với người điều khin và người đi trên phương tiện có nhu cầu lưu trú lại địa phương; bố trí đủ lực lượng phối hợp với Tổ COVID cộng đồng giám sát chặt chẽ như đối với nơi cách ly tập trung.

- Đối với các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão..., Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các điều kiện cần thiết tương tự như địa điểm lên/xuống hàng hóa tập trung do huyện tổ chức.

- T COVID cộng đồng tăng cường quản lý, giám sát chặt người đến/về địa bàn, kịp thời phát hiện để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; phối hợp với các chốt, trạm kiểm soát để nhận thông tin và quản lý chặt chẽ lái xe, lái tàu và người theo xe, tàu vận chuyển hàng hóa được phép lưu thông vào địa bàn tỉnh khi đến địa phương và trong thời gian chờ bốc xếp hàng hóa.

d) Dán thẻ/bảng nhận diện và phát động cộng đồng dân tham gia giám sát phương tiện:

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chỉ đạo lực lượng tại các chốt kiểm soát phương tiện vào/ra tỉnh thực hiện ngay các nội dung sau:

- Đối với xe vận chuyển hàng hóa vào tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Công an làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát ghi đầy đủ thông tin từng phương tiện theo mẫu (có mẫu kèm theo), để dán vào phía trong kính (phía trước bên phải của phương tiện) và phía sau phương tiện (lưu ý các biện pháp đảm bảo an toàn cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh). Chỉ đạo Tổ COVID-19 cộng đồng và cộng đồng dân cư tổ chức giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không đphương tiện hoạt động không đúng lịch trình đăng ký.

- Kiểm soát phương tiện vận chuyn hàng hóa khi ra tỉnh: Chỉ đạo lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát tiến hành kiểm tra, đối chiếu lại “Giấy kiểm soát phương tiện” đã dán cho từng phương tiện, đảm bảo các phương tiện thực hiện đúng theo đăng ký và thu hồi lại “Giấy kiểm soát phương tiện” đã cấp; trường hợp phát hiện vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định.

3. Kiểm soát người qua các cửa biển

- Kiểm soát, quản lý chặt chẽ tất cả người, phương tiện ra/vào tỉnh bằng đường bin; đặc biệt là các phương tiện đường thủy có kích thước nhỏ, phương tiện đưa rước người tại các khu vực giáp ranh các tỉnh bạn; yêu cầu tất cả người, phương tiện ra/vào tỉnh bằng đường biển phải khai báo y tế, yếu tố dịch tễ; chịu trách nhiệm về lời khai của mình và phải được quản lý chặt chẽ. Tuyệt đối không để phương tiện khai thác thủy sản di chuyển vào nội tỉnh đđi qua tỉnh khác.

- Đối với người trên phương tiện khai thác thủy sản có lịch trình ra và vào cửa biển trong ngày thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà.

- Đối với người trên các phương tiện thi công các công trình trên biến, phương tiện khai thác thủy sản, tàu dịch vụ, tàu hậu cần nghề cá hoạt động dài ngày thì thực hiện khai báo y tế khi vào cửa bin; trình báo chính quyền địa phương và tự theo dõi sức khỏe tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác khi tàu không hoạt động. Chính quyền địa phương, nhất là TCOVID cộng đồng có biện pháp theo dõi, giám sát thuyền viên, thủy thủ khi vào bờ.

- Đối với các phương tiện vận chuyn hàng hóa bng đường bin khi cập cảng để bốc dỡ hàng hóa thì thuyền viên, thủy thủ ở lại trên tàu, không được lên bờ, không tiếp xúc với người trên bờ.

- Quá trình hoạt động trên biển, thuyền trưởng, thuyền viên, thủy thủ không được tiếp xúc với tàu nước ngoài, tàu không rõ nơi xuất phát, không nhận vận chuyển người khác vào bờ (trừ trường hợp cứu nạn, cứu hộ).

- Các trường hợp có tiếp xúc với tàu nước ngoài, tàu không rõ nơi xuất phát khi vào tỉnh phải thực hiện cách ly tập trung theo quy định (cách ly tất cả những người trên tàu); thuyền trưởng tự chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình với cơ quan chức năng.

4. Hoạt động vận chuyn hàng hóa trong phạm vi nội tnh

- Các phương tiện vận tải hàng hóa trong tỉnh phải có Thẻ nhận diện (logo) có mã QR-Code được cấp theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải, mới được vận chuyn qua/lại giữa các huyện, thành phố Cà Mau.

- Giao Sở Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, khẩn trương triển khai, hướng dẫn việc quét mã QR đối với các phương tiện vận chuyn hàng hóa hoạt động trong nội tỉnh để kiểm soát chặt các phương tiện, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.

5. Xử lý vi phạm

- Nghiêm cấm các phương tiện chở hàng hóa lợi dụng việc chở người đi theo đchở người từ ngoài tỉnh vào tỉnh Cà Mau; hành vi di chuyển không đúng lịch trình đã cam kết; xung hàng hóa không đúng bên bãi; vi phạm nguyên tc 5K.

- Đối với những trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định hiện hành; trường hợp người điều khin phương tiện ngoài tỉnh vào, sau khi xử phạt theo quy định, thực hiện xét nghiệm âm tính với SARS-CoV2 có thể xử lý cho rời khỏi tỉnh và thông báo đến địa phương, doanh nghiệp chủ phương tiện đó; cần thiết cấm mọi hoạt động vận chuyn liên quan đến đơn vị, doanh nghiệp có phương tiện vi phạm.

 

BIỂN SỐ XE: …………………………………..SỐ NGƯỜI TRÊN XE:………………………………

ĐỊA ĐIỂM LÊN/XUỐNG HÀNG HÓA: ẤP, KHÓM:…………………………………………………..

XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN: ……………………………………………………………………………

HUYỆN/TP:…………………………………………………………………………….

(Ghi chú: Chốt kiểm soát ghi bằng mực bút lông màu xanh, sau khi kiểm tra đủ điều kiện vào tỉnh)

BIỂN SỐ XE: …………………………………………..SỐ NGƯỜI TRÊN XE:………………………

ĐỊA ĐIỂM LÊN/XUỐNG HÀNG HÓA: ẤP, KHÓM:…………………………………………………..

XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN: ……………………………………………………………………………..

HUYỆN/TP:……………………………………………………………………………..

(Ghi chú: Chốt kiểm soát ghi bằng mực bút lông màu xanh, sau khi kiểm tra đủ điều kiện vào tỉnh)

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH XÉT NGHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao

TT

Nhóm dân số nguy

Tần suất lấy mẫu

Đơn vị lấy mẫu

Đv xét nghiệm

PP xét nghiệm

Ghi chú

1

Tại một số chợ đầu mối, chợ truyền thống: ban quản lý chợ, bảo vệ chợ, trông xe, các hộ buôn bán lâu năm đông khách hàng trong chợ và một số hộ dân tại khu vực xung quanh chợ

3 ngày/1 lần

Nhân viên Y tế xã, phường, thị trấn

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa Cà Mau

PT-PCR

 

2

Tại một số siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi: các nhân viên bán hàng, thu ngân, nhân viên phục vụ, ban quản lý, bảo vệ, người trông xe

3

Nhân viên bán hàng ở cây xăng; các cửa hàng/trạm bán xăng dầu

4

Một số cơ quan có giao dịch nhiều với người dân: Hiệu thuốc, Ngân hàng; Cơ quan thuế; Kho bạc; Bưu điện; Bộ phận tiếp dân của một số cơ quan lớn; Bộ phận một cửa

5

Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các khu cách ly tập trung, các khách sạn tổ chức cách ly tập trung

6

Tại các bến xe, bến tàu: Ban quản lý, nhân viên bán vé, bảo vệ, xe ôm, một số lái xe taxi, lái xe khách, xe tải đường dài

7

Người lang thang; mua bán đồng nát; người bán hàng rong; shipper

8

Tại một số khách sạn, nhà nghỉ: Ban quản lý, lễ tân, nhân viên phục vụ

9

Tại một số câu lạc bộ thể thao: sân tennis, phòng tập yoga, phòng tập gym

10

Nhân viên vệ sinh công cộng; công nhân nhà máy xử lý rác

11

Các nhóm đối tượng nguy cơ khác (do địa phương tự đánh giá và quyết định theo thực tế tại địa phương).

12

Cơ quan hành chính một số sở, ngành, địa phương thường xuyên tiếp xúc nhiều người

7 ngày/1 lần

Nhân viên Y tế xã, phường, thị trấn

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện đa khoa Cà Mau

PT-PCR

 

13

Cộng đồng (khu nhà trọ, xóm trọ, khu đông công nhân, khu dân cư tập trung đông người...)

 

II. Xét nghiệm cộng đồng theo mức độ bình thường mới

Stt

Đơn vị

Dân số

Số người dkiến XN (5%)

Số mẫu (mẫu gộp; TB 7 người)

Ghi chú

1

H. Ngọc Hiển

67.966

3.398

485

Các địa phương điều tra, lập danh sách các nhóm nguy cơ để tổ chức lấy mẫu xét nghiệm theo quy định

2

H. Phú Tân

100.455

5.023

718

3

H. Năm Căn

56.902

2.845

406

4

H. Cái Nước

136.955

6.848

978

5

H. Trần Văn Thời

198.211

9.911

1.416

 

Tổng 5 huyện

560.489

28.024

4.003

6

H. Thi Bình

138.211

6.911

987

7

H. Đầm Dơi

175.460

8.773

1.253

8

H. U Minh

110.629

5.531

790

9

Tp Cà Mau

226.397

11.320

1.617

 

Tổng 4 huyện, tp

650.697

32.535

4.648

 

Tng cộng

1.211.186

60.559

8.651

 

Các cơ sở khám chữa bệnh

- Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh.

- Thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% 3 ngày/1 lần cho nhóm nguy cơ cao: Bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, Nhân viên y tế, nhân viên phục vụ, bảo vệ, giữ xe, nhân viên bán căn tin ...

- Các bệnh viện thực hiện lấy mẫu gộp gửi về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để xét nghiệm bàng phương pháp PCR.

Tại các khu cách ly tập trung

- Thực hiện xét nghiệm RT-PCR 3 lần: Ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 14.

+ Nếu mẫu (+) xử lý như F0; Nếu mu âm tính thì theo dõi, quản lý tại nhà 14 ngày, thực hiện 5K.

+ Tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR ngày 7 tính từ ngày hoàn thành cách ly tập trung.

- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu lây nhiễm chéo trong khu cách ly, thực hiện xét nghiệm mẫu gộp RT-PCR toàn bộ người cách ly.

Cách ly hộ gia đình

- Thực hiện xét nghiệm RT-PCR 3 lần: Ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 14.

- Nếu mẫu (+) xử lý như F0; Nếu mẫu âm tính thì theo dõi, quản lý tại nhà 14 ngày, thực hiện 5K.

Đối với trường hợp hoàn thành thực hiện cách ly tập trung:

- Tiếp tục thực hiện cách ly tại hộ gia đình theo biện pháp cách ly hộ thêm 14 ngày (có gắn bảng hộ cách ly gia đình); trong vòng 14 ngày xét nghiệm SARS-CoV-2 02 lần.

- Triển khai xét nghiệm ngay đối với tất cả các trường hợp đã hoàn thành cách ly trở về gia đình.

Đối với cách ly tập trung những người từ vùng dịch trvề:

- Thực hiện cách ly tập trung như đang thực hiện.

- Trường hợp những người có điều kiện đcách ly tại khách sạn (do tỉnh thành lập khu cách ly tập trung) thì phải chịu toàn bộ chi phí khi cách ly tại khách sạn (ăn uống, chi phí phòng và dịch vụ...).

- Trường hợp những người có nhu cầu cách ly tại hộ gia đình thì phải có đơn yêu cầu gửi đến Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau để kiểm tra nơi ở hộ gia đình cách ly phải đảm bảo đủ các điều kiện về cách ly hộ (nhà phải riêng biệt, không cập vách hộ khác, điều kiện đảm bảo về y tế...) và người được cách ly tại hộ phi có hiu biết, nhận thức tốt các quy định phòng, chống dịch; thời gian cách ly 28 ngày và được thực hiện xét nghiệm 04 lần.

* Lưu ý: Đối với công nhân cơ sở chế biến, sơ chế thủy sản thực hiện theo phụ lục 2; trong đó: Doanh nghiệp chủ động tổ chức và đảm bảo kinh phí thực hiện. Doanh nghiệp có thể tự mua, hợp đồng với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) hoặc các đơn vị khác để mua vật tư, hóa chất xét nghiệm; tự lấy mẫu hoặc hợp đồng với các đơn vị dịch vụ y tế (kcả các đơn vị khác CDC) lấy mẫu xét nghiệm; riêng xét nghiệm PCR, doanh nghiệp phải hợp đồng với đơn vị được công nhận đủ điều kiện xét nghiệm PCR.

 

PHỤ LỤC 5

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRỊ TRONG TÌNH HUỐNG CÁC CA BỆNH TĂNG NHANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Điều trị các bệnh nhân Covid-19 theo mô hình tháp 3 tng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong đó:

- Tầng 1: điều trị các bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng (chiếm khoảng 80% số lượng ca bệnh).

- Tầng 2: điều trị các bệnh nhân có triệu chứng hoặc có bệnh nền nặng (chiếm khoảng 20 % tng số ca).

- Tầng 3: điều trị các bệnh nhân nặng cần hồi sức chuyên sâu, các ca có diễn biến phức tạp. Số bệnh nhân ở tầng này chiếm khoảng 3%.

Nội dung

Tầng

Ghi chú

1

2

3

I. SCA BỆNH T20 ĐẾN 500 (số ca bệnh nhân nặng cần điều trị ở tầng 3 ước tính 15 ca, số ca tầng 2 là 100 ca, số ca tầng 1 là 385 ca)

Cơ sở điều trị

- Bệnh viện Đa khoa Cà Mau (khu nhà 150 giường)

- Bệnh viện Y học ctruyền (150 giường)

- Bệnh viện Lao - Bệnh phổi (200 giường)

- Bệnh viện Đa khoa Cà Mau (80 giường bệnh, trong đó có 20 giường tại khoa Nhiễm và 60 giường tại khu nhà 150 giường)

- Bệnh viện Sản Nhi (20 giường)

- Bệnh viện Đa khoa Cà Mau

- Bệnh viện Sản Nhi điều trị bệnh nhân nặng cần hồi sức

Nếu slượng bệnh nhân ít, ưu tiên điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau (sản phụ hoặc bệnh nn nhi nhỏ tuổi điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi)

 

II. SCA BỆNH TỪ 501 ĐẾN 1.000 (số ca bệnh nhân nặng cần điều trị dự kiến ở tầng 3 là 30 ca, số ca cần điều trị ở tầng 2 là 200 ca, số ca cần điều trị ở tầng 1 là 770 ca)

Cơ sở điều trị

- Bệnh viện Quân Dân y (50 giường)

- Bệnh viện Y học ctruyền (150 giường)

- Mở rộng Bệnh viện Lao - Bệnh phi đnâng công suất lên 480 giường

- Bệnh viện Đa khoa Cà Mau (khoa Nhiễm)

- Bệnh viện Sản Nhi

Đồng thời nâng cấp và trang bị thêm các thiết bị cần thiết, bổ sung nhân lực đchuyn đi khu nhà 150 giường tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau thành đơn vị điều trị tầng 2

- Bệnh viện Đa khoa Cà Mau

- Bệnh viện Sản Nhi

 

III. SỐ CA BỆNH TỪ 1.000 ĐẾN 3.000 (số ca bệnh nhân nặng cần điều trị ở tầng 3 là 90 ca, số ca cần điều trị ở tầng 2 là 600 ca, số ca cần điều trị ở tầng 1 là 2.310 ca)

Cơ sở điều trị

- Bệnh viện Quân Dân Y (50 giường)

- Bệnh viện Y học ctruyền (150 giường)

- Bệnh viện Lao- Bệnh phổi (430 giường)

Xây 2 bệnh viện dã chiến mới đthu dung các F1 không triệu chứng tại Cửu Long Plaza (quy mô 1000 giường) và tại khu liên hợp thdục th thao tnh Cà Mau (700 giường)

- Khu nhà 150 giường của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau

- Chuyển đổi công năng Bệnh viện đa khoa Cái Nước (quy mô 400 giường) thành bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19

- Bệnh viện Đa khoa Cà Mau

- Bệnh viện Sản Nhi

- Nâng cấp 50 giường cấp cứu tại Bệnh viện Lao -Bệnh phổi thành 50 giường hồi sức