Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1614/QĐ-UBND

Long An, ngày 02 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN NĂM 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Công văn số 4757/BNN-TY ngày 16/7/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 163/TTr-SNN ngày 08/01/2021 và ý kiến của Sở Tài chính tại văn bản số 58/STC-HCSN ngày 05/01/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An năm 2021.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

Về kinh phí: Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc thống nhất với Sở Tài chính để giải quyết kinh phí cụ thể.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh (b/c);
- CT, PCT.UBND tỉnhKT,SX;
- CC Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản;
- Phòng KTTC;
- Lưu: VT, SNN, Nguyên.
QD_KH PCDB THUY SAN 2021 (163)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Lâm

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh)

I. MỤC TIÊU

- Nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ tham gia chống dịch và người nuôi thủy sản.

- Chủ động phòng ngừa, khống chế dịch bệnh nhằm hạn chế thiệt hại trên thủy sản nuôi.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. PHÒNG BỆNH

1.1. Tuyên truyền

Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành trong công tác quản lý phòng, chống dịch bệnh, sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

Tuyên truyền tác hại của các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Hình thức tuyên truyền:

- Địa phương tổ chức hội nghị triển khai phòng chống dịch bệnh thủy sản theo Kế hoạch năm 2021 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tập huấn phòng, chống dịch bệnh thủy sản (04 lớp).

- Tuyên truyền qua Đài phát thanh địa phương (huyện/thành phố, xã/phường).

1.2. Hoạt động thu thập thông tin, giám sát mầm bệnh trong vùng nuôi

a) Thu thập thông tin và theo dõi tình hình nuôi:

Tổ chức mạng lưới giám sát vùng nuôi và thu thập thông tin dịch bệnh từ hoạt động Tổ trưởng thú y/Khuyến nông viên.

b) Giám sát chất lượng tôm giống:

- Loài thủy sản: Tôm sú giống, tôm thẻ giống.

- Địa điểm giám sát: Mỗi đợt chọn 08 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống.

- Các loại bệnh giám sát: Bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh vi bào tử trùng (EHP).

- Số lượng mẫu thu: Mỗi cơ sở thu 01 mẫu, thu khoảng 100 con/mẫu. Thực hiện 02 đợt/năm. Tổng 16 mẫu.

c) Giám sát vùng nuôi tôm:

- Loài thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ.

- Địa điểm giám sát: Vùng nuôi tôm huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ.

- Các loại bệnh giám sát: Bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).

- Số lượng mẫu thu: Thu 02 mẫu/huyện, thu khoảng 05-10 con/mẫu. Thực hiện 02 đợt/năm. Tổng 16 mẫu.

d) Giám sát vùng nuôi cá:

- Loài thủy sản: Cá tra.

- Địa điểm giám sát: Vùng nuôi cá các huyện vùng Đồng Tháp Mười.

- Các loại bệnh giám sát: Bệnh gan thận mủ, bệnh xuất huyết.

- Số lượng mẫu thu: Thu 02 mẫu/huyện, thu khoảng 05-10 con/mẫu. Thực hiện 02 đợt/năm. Tổng 12 mẫu (thu mẫu 03 huyện nuôi diện tích lớn).

đ) Kiểm tra quản lý hoạt động cung ứng giống thủy sản:

Giống thủy sản xuất, nhập tỉnh phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra chất lượng theo quy định.

Xử lý nghiêm đối với giống thủy sản dương tính với bệnh phải công bố dịch, lô giống không rõ nguồn gốc và không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.

Không thực hiện chính sách hỗ trợ giống đối với những hộ nuôi không chấp hành quy định kiểm dịch giống thủy sản trước khi thả nuôi. Đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vận chuyển giống thủy sản không đảm bảo điều kiện vệ sinh, không khai báo kiểm dịch tại các trạm kiểm dịch địa phương nơi tiếp nhận (vi phạm trên 02 lần).

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành hoạt động thường xuyên trong mùa vụ nuôi nhằm quản lý chất lượng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản tại địa phương. Kinh phí hoạt động của đoàn kiểm tra liên ngành UBND các huyện dự chi.

2. CHỐNG DỊCH BỆNH

2.1. Các bệnh phải thực hiện chống  dịch bệnh (thực hiện đối với vùng nuôi thủy sản tập trung)

a) Trên tôm nuôi nước lợ:

- Bệnh đốm trắng: Tôm sú, tôm chân trắng.

- Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi: Tôm sú, tôm chân trắng.

b) Trên cá nuôi:

- Bệnh xuất huyết: Các loài cá nuôi nước ngọt.

- Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn: Cá tra, cá ba sa.

2.2. Khai báo và xử lý ổ dịch

Khi thủy sản nuôi có dấu hiệu bệnh hoặc chết bất thường nghi mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, người nuôi, người phát hiện bệnh phải báo ngay cho Tổ trưởng thú y xã, UBND xã đồng thời thông tin nhanh cho các tổ chức, cá nhân nuôi xung quanh biết để có biện pháp hỗ trợ, phối hợp phòng ngừa dịch bệnh. Trong trường hợp dịch bệnh có dấu hiệu lây lan trên diện rộng có thể báo ngay Trạm Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản để kịp thời tổ chức chống dịch.

Khi nhận được thông báo, Tổ trưởng thú y xã phải xác nhận thông tin và báo cáo ngay đến UBND xã, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Chăn nuôi và Thú y theo biểu mẫu do Cục Thú y ban hành.

2.3. Điều tra xác định ổ dịch

Trạm Chăn nuôi và Thú y cử nhân viên thú y thủy sản phối hợp với UBND xã đến hiện trường lập biên bản kiểm tra môi trường nuôi, chẩn đoán, xác định bệnh dựa trên triệu chứng, bệnh tích để phân biệt với các bệnh thông thường và hướng dẫn người nuôi tạm thời thực hiện các biện pháp khoanh vùng, tránh lây lan dịch bệnh trong vùng nuôi. Đồng thời, Tổ trưởng Thú y xã báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch về Trạm Chăn nuôi và Thú y trước 12 giờ hằng ngày và Trạm báo cáo về Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản trước 16 giờ hằng ngày (kể cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ).

Khi ổ dịch mới xuất hiện trên địa bàn xã, Trạm Chăn nuôi và Thú y thu mẫu bệnh phẩm gửi phòng xét nghiệm được chỉ định để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Trong cùng một xã, cùng một vùng nuôi có chung nguồn nước cấp và trong cùng giai đoạn có dịch bệnh, khi đã có kết quả xét nghiệm cho những ổ dịch đầu tiên, không cần phải lấy mẫu xét nghiệm ở những ổ dịch tiếp theo. Kết luận về các ổ dịch tiếp theo dựa vào dấu hiệu lâm sàng của thủy sản mắc bệnh, môi trường nước nuôi có thể xác định được bệnh nguy hiểm trong danh mục bắt buộc phải công bố dịch thì tiến hành lập biên bản kiểm tra và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp các ổ dịch tiếp theo có triệu chứng bệnh tích lâm sàng không giống với bệnh đã được xác định thì tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm xác định mầm bệnh.

Trường hợp những ao nuôi bị nhiễm bệnh đầu tiên trong vùng nuôi, có triệu chứng dịch bệnh nguy hiểm, có dấu hiệu lây lan nhanh, trong khi chờ kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng, để tránh mầm bệnh lan ra diện rộng và gây thiệt hại về kinh tế, Trạm Chăn nuôi và Thú y đề nghị Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu UBND huyện chỉ đạo UBND xã, thị trấn thành lập đội xử lý sớm các ao nuôi bị nhiễm bệnh và làm thủ tục tiêu hủy đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh theo quy định.

2.4. Điều kiện và thẩm quyền công bố dịch

Khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 34 của Luật Thú y, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên thủy sản nuôi theo thẩm quyền đã quy định.

2.5. Chống dịch bệnh

a) Khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện để công bố dịch:

Huyện phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diễn biến tình hình dịch bệnh và đề xuất nhu cầu lượng hóa chất cần thiết chống dịch tại địa phương để kịp thời khống chế mầm bệnh.

Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định tiêu hủy ổ dịch tại địa phương.

Chủ tịch UBND xã ban hành quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra ao nuôi với các thành phần UBND xã, trưởng thú y xã, các tổ chức xã hội, trưởng/phó ấp.

Nhiệm vụ Hội đồng kiểm tra: Lập biên bản kiểm tra xác định mức độ thiệt hại có xác nhận của chủ cơ sở nuôi (mẫu 2a) và giám sát việc sử dụng hóa chất để tiêu hủy ổ dịch.

b) Khi đã công bố dịch bệnh:

Thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh (BCĐ.PCDB) cấp tỉnh, huyện, xã.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản) phối hợp với BCĐ.PCDB các cấp tiến hành kiểm tra khoanh vùng dịch bệnh và triển khai chống dịch theo quy định tại Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 của Thông tư số 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định tiêu hủy ổ dịch và huy động các lực lượng có liên quan tại địa phương (Công an, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các xã có dịch bệnh) để thành lập các chốt kiểm soát, kiểm dịch thủy sản giống, thủy sản nuôi thương phẩm ra vào vùng dịch phải được cơ quan Thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

Chủ tịch UBND huyện/thị xã ban hành quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra với các thành phần gồm: UBND xã, Trạm Chăn nuôi và Thú y, các tổ chức xã hội, đại diện trưởng/phó ấp để lập biên bản kiểm tra theo mẫu 2b và giám sát sử dụng hóa chất tiêu hủy ổ dịch bệnh.

2.6. Công bố hết dịch

Khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 23 của Thông tư số 04/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công bố hết dịch trên phạm vi tỉnh theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có văn bản đồng ý của Cục Thú y.

Sau khi đã kết thúc ổ dịch, UBND xã hoàn chỉnh tất cả hồ sơ trình UBND huyện (Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) thẩm tra xin hỗ trợ con giống để khôi phục sản xuất do dịch bệnh theo quy định.

III. CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ

1. Hỗ trợ hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh

1.1. Điều kiện để được hỗ trợ hóa chất

- Thủy sản được nuôi tập trung trong vùng quy hoạch.

- Khai báo kịp thời khi thủy sản nuôi có dấu hiệu chết bất thường.

- Phải giữ nguyên nước trong ao nuôi trước khi xử lý hóa chất tiêu diệt mầm bệnh.

1.2. Hồ sơ xét hỗ trợ (có biểu mẫu ban hành kèm theo Kế hoạch)

- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do dịch bệnh (Mẫu 1).

- Biên bản kiểm tra ao nuôi thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh (Mẫu 2a hoặc 2b).

- Bảng kê tổng hợp thiệt hại do dịch bệnh (Mẫu 3, xã tổng hợp).

- Bảng kê tổng hợp thiệt hại do dịch bệnh (Mẫu 4, huyện tổng hợp).

- Bảng tổng hợp lượng hóa chất chống dịch bệnh trên thủy sản (Mẫu 5, huyện tổng hợp cuối đợt chống dịch).

- Biên bản kiểm tra thu mẫu giám sát, xác định bệnh trên thủy sản (Mẫu 7) hoặc phiếu xét nghiệm xác định bệnh nguy hiểm.

1.3. Chế độ hỗ trợ

Thực hiện theo Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An, bao gồm: Chi xăng đi lại và công tác phí cho Tổ trưởng thú y xác minh ổ dịch, nhân viên kỹ thuật thu mẫu, kiểm tra xác định bệnh, Đoàn kiểm tra xác minh mức độ thiệt hại và người trực tiếp khắc phục dịch bệnh, các chi phí phát sinh khác trong quá trình triển khai chống dịch (phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư chống dịch).

Chi phí hoạt động chống dịch bệnh thủy sản do ngân sách UBND huyện chi trả. Căn cứ Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi năm 2021 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các huyện dự chi kinh phí chống dịch theo tình hình thực tế của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện chống dịch bệnh thủy sản nuôi năm 2021 trên địa bàn quản lý.

2. Hỗ trợ con giống để khôi phục sản xuất

Thực hiện theo Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 08/8/2017 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Long An và Hướng dẫn số 2646/HD-SNN ngày 18/8/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.1. Điều kiện hỗ trợ: Phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của chính phủ và các quy định riêng như sau:

- Có Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật thủy sản (Mẫu 13 TS).

- Có phiếu xét nghiệm xác định bệnh nguy hiểm hoặc Biên bản kiểm tra xác định bệnh nguy hiểm của cơ quan quản lý nhà nước về thú y thủy sản.

2.2. Hồ sơ hỗ trợ

- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do dịch bệnh (Mẫu 1).

- Biên bản kiểm tra ao nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh (Mẫu 2a hoặc 2b).

- Bản kê khai số lượng nuôi trồng thủy sản ban đầu (Mẫu 6).

- Bảng kê tổng hợp thiệt hại do dịch bệnh (Mẫu 8).

IV. HÓA CHẤT VÀ NGUỒN HÓA CHẤT CHỐNG DỊCH

Hóa chất chống dịch bệnh trên thủy sản có nồng độ Clo hoạt tính ≥ 65%. Lượng hóa chất hỗ trợ để chống dịch bệnh được tính theo lượng nước thực tế trong ao nuôi. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sản phẩm đã được Cục Thú y cấp phép lưu hành.

Hóa chất chống dịch là sản phẩm Trichloroisocyanuric acid, tên viết tắt TCCA.

Việc hỗ trợ hóa chất chống dịch được bắt đầu khi vùng nuôi mới phát sinh dịch bệnh cho đến khi kết thúc vụ nuôi. Dự trù năm 2021 có khoảng 30 ha tôm nuôi và khoảng 15 ha cá nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh phải thực hiện chống dịch.

Nguồn hóa chất chống dịch bệnh trên thủy sản được thực hiện từ ngân sách của tỉnh.

V. DỰ TRÙ KINH PHÍ

1. Tổng kinh phí thực hiện: 328.246.000 đồng (Ba trăm hai mươi tám triệu hai trăm bốn mươi sáu nghìn đồng). Trong đó:

- Chi phòng dịch bệnh: 154.058.000 đồng.

- Chi chống dịch bệnh: 174.188.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí:

- Ngân sách tỉnh: 190.006.000 đồng.

- Ngân sách huyện: 138.240.000 đồng.

(đính kèm phụ lục)

Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc thống nhất với Sở Tài chính để giải quyết kinh phí cụ thể.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC:

BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ
(Kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày  /02/2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn kinh phí

Ghi chú

Trung ương

Tỉnh

Huyện

A

PHÒNG BỆNH

 

 

 

154.058

 

123.818

30.240

 

I

Truyền thông phòng chống dịch bệnh

 

 

 

48.600

 

28.920

19.680

 

1

Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch PCDB của địa phương vào đầu vụ nuôi:

- Địa điểm: Các huyện nuôi tôm.

- Thành phần tham dự Hội nghị:

Sở Nông nghiệp và PTNT (1), Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (2), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh (1): 4 người

UBND huyện (1), phòng Nông nghiệp và PTNT (2), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện (2): 5 x 4 huyện = 20 người

UBND xã (1), Tổ chức đoàn thể (Hội nông dân, trưởng/phó ấp) (2), Tổ hợp tác, liên kết sản xuất (1): 88 người (các xã nuôi tôm của 4 huyện)

Các cơ sở thuần dưỡng, kinh doanh tôm giống trên địa bàn huyện (CĐ 15, CG 15, CT 8, TTr 2) = 40 người

Tổng số người tham dự: 152 người (4 huyện)

 

 

 

19.680

 

0

19.680

Triển khai vào đầu vụ nuôi, sau khi kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt

-

Thuê hội trường, giữ xe hội nghị

HT

4

1.000

4.000

 

 

4.000

 

-

Băng rôn

Tấm

4

400

1.600

 

 

1.600

 

-

Photo tài liệu, thư mời

Quyển

152

10

1.520

 

 

1.520

 

-

Chi giải khát giữa giờ

Người

152

20

3.040

 

 

3.040

 

-

Chi hỗ trợ tiền ăn cho các đại biểu tham dự hội nghị

Người

152

60

9.120

 

 

9.120

Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND

-

Phục vụ hội nghị

Người

4

100

400

 

 

400

 

2

Tập huấn phòng chống dịch bệnh và một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản cho người nuôi cá:

- Đối tượng: Người dân nuôi cá.

- Số lớp: 04 lớp thủy sản

- Số lượng: 50 người/lớp

- Địa điểm: Các huyện nuôi cá.

 

 

 

28.920

 

28.920

 

 

-

Thuê hội trường

Hội trường

4

800

3.200

 

3.200

 

 

-

Băng rôn

Tấm

1

400

400

 

400

 

 

-

Photo tài liệu, thư mời

Quyển / người

200

10

2.000

 

2.000

 

 

-

Viết

Cây

200

4

800

 

800

 

 

-

Chi hỗ trợ tiền ăn cho học viên

Người

200

45

9.000

 

9.000

 

01 buổi

-

Chi giải khát giữa giờ

Người

200

10

2.000

 

2.000

 

 

-

Chi thù lao cho báo cáo viên

Ngày

4

800

3.200

 

3.200

 

Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND

-

Công tác phí cho người tổ chức lớp

Người

4

130

520

 

520

 

 

-

Thuê xe đi tổ chức lớp (03 chuyến x 2 triệu; 01 chuyến x 1,8 triệu)

Chuyến

3

2.000

6.000

 

6.000

 

Chi theo thực tế

Chuyến

1

1.800

1.800

 

1.800

 

II

Hoạt động thu thập thông tin, giám sát bệnh trong vùng nuôi

 

 

 

102.628

 

92.068

10.560

 

1

Thu thập thông tin và theo dõi tình hình nuôi tôm

 

 

 

10.560

 

 

10.560

 

 

Họp thú y xã hàng tháng trong mùa vụ nuôi tôm: 20 xã 2 người (trạm/đội) = 22 người/tháng

22 người x 8 tháng = 176 người

Người

176

60

10.560

 

 

10.560

Thực hiện trên vùng nuôi tôm

2

Giám sát dịch bệnh

 

 

 

92.068

 

92.068

 

 

2.1

Giám sát chất lượng tôm giống

 

 

 

35.696

 

35.696

 

 

-

Xét nghiệm bệnh đốm trắng WSSV, hoại tử gan tụy cấp tính AHPND, vi bào tử trùng EHP 03 bệnh/mẫu tôm x 542.000 đồng/bệnh = 1.626.000 đ

08 mẫu tôm/đợt/4 huyện x 2 đợt = 16 mẫu

Mẫu

16

1.626

26.016

 

26.016

 

mục 1 phần II PL2 Thông tư số 283/2016/TT-BTC

 

-

Công tác phí thu mẫu

02 người/đợt/huyện x 3 huyện x 2 đợt = 12 người (công)

Người

8

95

760

 

760

 

Thu mẫu địa bàn xã. Theo Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND

Người

4

130

520

 

520

 

-

Thuê xe đi thu mẫu

3 huyện x 2 đợt = 6 chuyến

Chuyến

6

1.400

8.400

 

8.400

 

Chi theo thực tế

2.2

Giám sát vùng nuôi tôm

 

 

 

30.204

 

30.204

 

 

-

Xét nghiệm bệnh đốm trắng WSSV, hoại tử gan tụy cấp tính AHPND 02 bệnh/mẫu tôm x 542.000 đồng/bệnh = 1.084.000 đ

02 mẫu tôm/huyện/đợt x 4 huyện x 2 đợt = 16 mẫu

Mẫu

16

1.084

17.344

 

17.344

 

mục 1 phần II PL2 Thông tư số 283/2016/TT-BTC

 

-

Công tác phí thu mẫu

02 người/đợt/huyện x 4 huyện x 2 đợt = 16 người (công)

Người

12

95

1.140

 

1.140

 

Thu mẫu địa bàn xã. Theo Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND

Người

4

130

520

 

520

 

-

Thuê xe đi thu mẫu 4 huyện x 2 đợt = 8 chuyến

Chuyến

8

1.400

11.200

 

11.200

 

Chi theo thực tế

2.3

Giám sát vùng nuôi cá

 

 

 

26.168

 

26.168

 

 

-

Xét nghiệm bệnh gan thận mủ và xuất huyết 02 bệnh/mẫu cá x 542.000 đồng/bệnh = 1.084.000 đ

02 mẫu cá/huyện/đợt x 3 huyện x 2 đợt = 12 mẫu

Mẫu

12

1.084

13.008

 

13.008

 

mục 1 phần II PL2 Thông tư số 283/2016/TT-BTC

-

Công tác phí thu mẫu

02 người/đợt/huyện x 3 huyện x 2 đợt = 12 người (công)

Người

12

130

1.560

 

1.560

 

Thu mẫu địa bàn xã. Theo Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND

-

Thuê xe đi thu mẫu (3 huyện x 2 đợt = 6 chuyến):

04 chuyến x 2 triệu; 02 chuyến x 1,8 triệu

Chuyến

4

2.000

8.000

 

8.000

 

Chi theo thực tế

Chuyến

2

1.800

3.600

 

3.600

 

III

Hoá chất, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản

 

 

 

2.830

 

2.830

 

 

1

- Thu mẫu giám sát chất lượng tôm giống: 16 mẫu

- Thu mẫu giám sát vùng nuôi tôm: 16 mẫu

- Thu mẫu giám sát vùng nuôi cá: 12 mẫu

- Thu mẫu xác định bệnh: (03 mẫu tôm/huyện x 4 huyện) = 12 mẫu; 02 mẫu cá.

Tổng 58 mẫu

 

 

 

2.110

 

2.110

 

 

-

Cồn 90 độ

Lít

17

40

680

 

680

 

 

-

Bình nhựa 02 lít đựng cồn

Bình

25

12

300

 

300

 

 

-

Lọ thu mẫu

Lọ

58

10

580

 

580

 

 

-

Thùng xốp

Cái

11

50

550

 

550

 

 

2

Dụng cụ, trang thiết bị chung cho công tác thu mẫu

 

 

 

720

 

720

 

 

-

Găng tay

Hộp

4

100

400

 

400

 

 

-

Khẩu trang

Hộp

4

80

320

 

320

 

 

B

CHỐNG DỊCH BỆNH

 

 

 

174.188

0

66.188

108.000

 

I

Xác định bệnh

 

 

 

37.628

 

37.628

 

 

1

Bệnh trên tôm

 

 

 

32.024

 

32.024

 

Khi vùng nuôi có tôm chết

1.1

Thu mẫu xét nghiệm

 

 

 

17.324

 

17.324

 

 

-

Xét nghiệm bệnh đốm trắng WSSV/hoại tử gan tụy cấp tính AHPND

01 bệnh/mẫu tôm x 542.000 đồng/bệnh

03 mẫu tôm/huyện x 4 huyện = 12 mẫu

Mẫu

12

542

6.504

 

6.504

 

mục 1 phần II PL2 Thông tư số 283/2016/TT-BTC

-

Công tác phí thu mẫu

02 người/đợt/huyện x 4 huyện x 3 đợt = 24 người (công)

Người

20

95

1.900

 

1.900

 

Thu mẫu địa bàn xã. Theo Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND

Người

4

130

520

 

520

 

-

Thuê xe đi thu mẫu: 02 chuyến/đợt x 3 đợt = 6 chuyến

Chuyến

6

1.400

8.400

 

8.400

 

Chi theo thực tế

1.2

Xác định các ao bệnh khác sau khi có kết quả xét nghiệm trong vùng nuôi (chưa công bố dịch)

 

 

 

14.700

 

14.700

 

 

-

Công tác phí

01 người/huyện x 4 huyện x 15 lượt đi = 60 người (công)

Người

60

95

5.700

 

5.700

 

Theo Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND

-

Xăng đi lại

10 lít/100km x 01 người/huyện x 4 huyện x 15 lượt đi = 600 lít

Lít

600

15

9.000

 

9.000

 

Lượt đi 05 lít/100km

Lượt về 05 lít/100km

2

Bệnh trên cá

 

 

 

5.604

 

5.604

 

Khi vùng nuôi có cá chết

 

-

Xét nghiệm bệnh gan thận mủ/xuất huyết

01 bệnh/mẫu cá x 2 mẫu x 542.000 đồng/bệnh

Mẫu

2

542

1.084

 

1.084

 

mục 1 phần II PL2 Thông tư số 283/2016/TT-BTC

-

Công tác phí thu mẫu

02 người/đợt/huyện x 2 đợt = 4 người (công)

Người

4

130

520

 

520

 

Thu mẫu địa bàn xã. Theo Quyết định số 72/2017/QĐ-UBND

-

Thuê xe đi thu mẫu

Chuyến

2

2.000

4.000

 

4.000

 

Chi theo thực tế

II

Triển khai chống dịch

 

 

 

136.560

0

28.560

108.000

 

1

Bồi dưỡng tham gia chống dịch bệnh

 

 

 

93.750

 

 

93.750

 

-

Công tác phí tham gia chống dịch bệnh trên tôm nuôi:

05 người/lượt x 100 lượt = 500 người

Người

500

95

47.500

 

 

47.500

Ước số báo cáo ao bệnh của hộ nuôi: 0,3 ha/hộ x 30 ha = 100 hộ = 100 lượt

 

Xăng đi lại tham gia chống dịch bệnh trên tôm nuôi:

02 lít/người x 05 người/lượt x 100 lượt = 1.000 lít

Lít

1.000

15

15.000

 

 

15.000

 

-

Công tác phí tham gia chống dịch bệnh trên cá nuôi:

05 người/lượt x 50 lượt = 250 người

Người

250

95

23.750

 

 

23.750

Ước số báo cáo ao bệnh của hộ nuôi: 0,3 ha/hộ x 15 ha = 50 hộ = 50 lượt

-

Xăng đi lại tham gia chống dịch bệnh trên cá nuôi:

02 lít/người x 05 người/lượt x 50 lượt = 500 lít

Lít

500

15

7.500

 

 

7.500

 

2

Hóa chất chống dịch bệnh

 

 

 

42.810

0

8.560

14.250

 

-

Nguồn tỉnh

Kg

2.700

59,4

 

 

 

 

Sở Nông nghiệp PTNT đã mua năm 2020: 160,38 triệu đồng

-

Thuê xe vận chuyển hóa chất chống dịch (dự kiến chở 12 chuyến)

Chuyến

12

2.200

26.400

 

26.400

 

Từ CCCNTYTS đến các xã, huyện

-

Thuê bốc vác (thuốc lên xe và xuống xe): 10.000 đồng/thùng

108 thùng x 02 công = 216 công

Công

216

10

2.160

 

2.160

 

 

-

Kiểm tra giám sát hóa chất sử dụng chống dịch bệnh: Ước 45 ha bệnh dân báo (tôm 100 hộ cá 50 hộ) = 150 hộ nuôi = 150 đợt 01 người/đợt x 150 đợt = 150 người

Người

150

95

14.250

 

 

14.250

 

 

Tổng

 

 

 

328.246

0

190.006

138.240

 

Tổng dự trù kinh phí: 328.246.000 đồng (ba trăm hai mươi tám triệu, hai trăm bốn mươi sáu nghìn đồng)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1614/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An năm 2021

  • Số hiệu: 1614/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Nguyễn Minh Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản