Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1588/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 15 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐIỀU TRA, PHÂN LOẠI, THỐNG KÊ CÁC LOẠI RỪNG, ĐỐI TƯỢNG THUỘC BÊN CUNG ỨNG VÀ BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BẮC GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Quyết định số 2284/2010/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 78/TTr-SNN ngày 29/7/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án điều tra, phân loại, thống kê các loại rừng, đối tượng thuộc bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Giang với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

- Xác định nội dung, biện pháp triển khai thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh; xác định diện tích rừng có cung ứng DVMTR, đối tượng được chi trả và phải chi trả DVMTR ứng với mỗi lưu vực;

- Kết hợp thực hiện chi trả DVMTR với quản lý đất đai và phát triển rừng; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả hơn.

- Góp phần thực hiện xã hội hóa nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và các hoạt động kinh doanh du lịch.

2. Phạm vi, đối tượng

2.1. Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:

- Năm 2013 căn cứ vào các quy định về đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ và khả năng nguồn thu thực tế trên địa bàn tỉnh đã xác định được phạm vi điều tra thống kê đối tượng cung ứng và đối tượng sử dụng DVMTR ở 02 lưu vực có khả năng chi trả gồm:

+ Lưu vực đầu nguồn Sông Thương cung ứng DVMTR (điều tiết và duy trì nguồn nước) cho Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Giang;

+ Lưu vực đầu nguồn Hồ Cấm Sơn cung ứng DVMTR (bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ) cho Công ty cổ phần thủy điện Cấm Sơn.

- Những năm tiếp theo khi nhà nước có hướng dẫn bổ sung các đối tượng khác phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Điều 7, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh quy định bổ sung ra các lưu vực khác.

2.2. Đối tượng:

- Đối tượng được chi trả DVMTR: Các chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản), người nhận khoán bảo vệ rừng có cung ứng DVMTR trong phạm vi của dự án.

- Đối tượng chi trả DVMTR: Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có sử dụng DVMTR như: các cơ sở sản xuất thủy điện, sản xuất và cung ứng nước sạch; cơ sở dịch vụ du lịch sinh thái có sử dụng môi trường rừng,...

3. Nội dung dự án

3.1. Phạm vi lưu vực và diện tích các loại rừng có cung ứng DVMTR:

- Tại thời điểm điều tra năm 2013:

+ Lưu vực đầu nguồn Sông Thương (thuộc địa phận của 17 xã, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang): Tổng diện tích tự nhiên thuộc lưu vực là 18.494,14 ha, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 12.620 ha. Trong đó, diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng thuộc diện được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là 11.951,88 thuộc quy hoạch là rừng sản xuất.

+ Lưu vực đầu nguồn Hồ Cấm Sơn (thuộc địa phận của 8 xã, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang): Tổng diện tích tự nhiên lưu vực là 25.044,86 ha, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 18.404,21 ha. Trong đó diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng thuộc diện được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là 12.438,42 ha, gồm rừng phòng hộ là 4.767,80 ha (rừng tự nhiên: 3.128,53 ha; rừng trồng: 1.639,27 ha) và rừng sản xuất là rừng trồng: 7.670,62 ha.

- Diện tích rừng thực tế được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm căn cứ vào kết quả nghiệm thu số lượng và chất lượng rừng theo quy định tại Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3.2. Đối tượng được chi trả DVMTR:

- Tại thời điểm điều tra năm 2013 các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ trong phạm vi dự án gồm: Hộ gia đình, cá nhân là 10.477 hộ và 06 tổ chức với tổng diện tích rừng được chi trả 23.919,41 ha, trong đó:

+ Lưu vực đầu nguồn Sông Thương: Đối tượng được chi trả gồm: 6.938 hộ gia đình cá nhân, diện tích rừng được chi trả là 6.353,84 ha và 04 tổ chức với diện tích là 5.127,15 ha (Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Thế: 2.561,90 ha; Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại Trường Lộc: 769,29 ha; Trại giam Ngọc Lý: 344,8 ha; Lâm trường Đông Sơn: 1.451,16 ha).

+ Lưu vực đầu nguồn Hồ Cấm Sơn: Đối tượng được chi trả gồm: 3.509 hộ gia đình cá nhân, diện tích rừng được chi trả là 6.027,12 ha và 02 tổ chức với diện tích là 6.411,30 ha (Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lục Ngạn: 1.643,50 ha; BQL RPH Cấm Sơn: 4.767,80 ha).

(Chi tiết danh sách các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng theo dự án được duyệt)

- Hàng năm đối tượng được chi trả và diện tích thực tế được chi trả căn cứ vào kết quả thống kê danh sách chủ rừng và kết quả nghiệm thu số lượng và chất lượng rừng theo quy định tại Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3.3. Đối tượng và loại dịch vụ phải chi trả dịch vụ môi trường rừng:

- Tại thời điểm điều tra năm 2013 đối tượng và loại dịch vụ phải chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, quy định trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gồm các đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng như sau:

+ Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Giang phải chi trả tiền DVMTR về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.

+ Công ty CP thủy điện Cấm Sơn phải chi trả tiền DVMTR về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối;

- Việc xác định số tiền phải chi trả cụ thể của các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng dựa trên cơ sở kết quả kê khai quyết toán thực tế hàng năm về sản lượng điện, nước thương phẩm.

- Hàng năm, khi nhà nước có hướng dẫn bổ sung các đối tượng khác phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Điều 7, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất trình Chủ tịch UBND tỉnh quy định bổ sung vào danh sách đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định.

3.4. Áp dụng hệ số K thành phần để xác định tiền chi trả DVMTR cho chủ rừng, hộ nhận khoán:

- Căn cứ điều kiện thực tế loại rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, quy định hệ số K thành phần để làm căn cứ xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng được áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT (riêng đối với hệ số K4 về điều chỉnh mức độ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mức độ khó khăn, thống nhất hệ số bằng 1 cho các đối tượng).

- Việc xác định cụ thể số tiền chi trả DVMTR cho chủ rừng, hộ nhận khoán thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ và tại Điều 6, 7, Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3.5. Hình thức chi trả DVMTR:

Áp dụng hình thức chi trả gián tiếp, các đối tượng sử dụng DVMTR hợp đồng chi trả với cơ quan làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, qua đó chi trả cho các chủ rừng.

3.6. Miễn, giảm tiền và quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR:

- Đối tượng được miễn, giảm tiền chi trả DVMTR: Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2010/NĐ-CP.

- Điều kiện miễn giảm, mức miễn giảm, hồ sơ trình tự miễn giảm: Thực hiện theo quy định tại chương IV Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT.

- Quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan.

4. Nhu cầu kinh phí và thời gian thực hiện dự án

4.1. Khái toán kinh phí thực hiện dự án:

- Tổng kinh phí khoảng 1.631 triệu đồng, cụ thể:

+ Kinh phí xây dựng dự án 331 triệu đồng.

+ Điều tra, khảo sát, thống kê bổ sung các đối tượng có cung ứng DVMTR và đối tượng sử dụng DVMTR khi có hướng dẫn mức thu và đủ điều kiện chi trả: 300 triệu đồng.

+ Công tác tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR 250 triệu đồng (5 năm, mỗi năm 50 triệu).

+ Trang bị phương tiện làm việc ban đầu cho cơ quan thực hiện quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (bàn, ghế làm việc 01 bộ; máy tính 01 bộ;): 50 triệu đồng.

+ Kinh phí cho hoạt động ban đầu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh: 500 triệu đồng.

+ Xây dựng và ban hành văn bản hệ số K vào năm 2015: 200 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí:

+ Nguồn chi phí quản lý (được trích từ 10% tiền chi trả DVMTR, 5 năm): 180 triệu đồng;

+ Ngân sách tỉnh: 1.451 triệu đồng (năm 2013 đã cấp 243 triệu đồng, các năm tiếp theo cấp bổ sung 1.208 triệu đồng).

+ Nguồn điều tiết từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trung ương (nếu có).

4.2. Thời gian thực hiện:

+ Năm 2013: Xây dựng và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Dự án.

+ Năm 2014-2017: Tổ chức thực hiện Dự án điều tra, khảo sát, thống kê bổ sung các đối tượng có cung ứng DVMTR và đối tượng sử dụng DVMTR và xây dựng ban hành hệ số K.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hàng năm xác định diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng trong tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và công bố.

- Hàng năm lập danh sách các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh; danh sách các chủ rừng là tổ chức có cung ứng dịch vụ môi trường rừng trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Hàng năm lập kế hoạch, dự toán kinh phí để thực hiện dự án chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Làm đầu mối tổ chức nghiệm thu, đánh giá số lượng, chất lượng rừng và xác nhận các chủ rừng là tổ chức làm cơ sở thanh toán tiền chi trả DVMTR; tổ chức kiểm tra, giám sát các chủ rừng là tổ chức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng DVMTR.

- Tổng hợp, chuẩn bị các nội dung báo cáo UBND tỉnh sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.

5.2. Sở, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của ngành có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để triển khai thực hiện Dự án chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.

5.3. UBND các huyện:

- Tổ chức phổ biến, quán triệt và thực hiện chi trả DVMTR theo nội dung Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

- Hàng năm xác nhận danh sách các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư là người cung ứng dịch vụ cho một đơn vị sử dụng DVMTR cụ thể theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cùng cấp có xác nhận của UBND cấp xã.

- Hàng năm giao cho cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp làm đầu mối tổ chức nghiệm thu, đánh giá số lượng và chất lượng và xác nhận cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn làm cơ sở thanh toán tiền chi trả DVMTR theo định kỳ.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng DVMTR.

- Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn.

5.4. Đơn vị sử dụng DVMTR: Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

5.5. Chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng: Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện dự án theo quy định hiện hành.

Trong trường hợp có phát sinh về đối tượng phải chi trả, đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng khi nhà nước có hướng dẫn cụ thể về mức chi trả và phương thức chi trả của các đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Công Thương, Tài nguyên và MT;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, KT, KTN, MT;
+ Lưu: VT, NN;

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Thanh Sơn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án điều tra, phân loại, thống kê các loại rừng, đối tượng thuộc bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Giang

  • Số hiệu: 1588/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/10/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Lại Thanh Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/10/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản