Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2000 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 96/CP, ngày 07/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23/6/1994;
Sau khi có ý kiến của Bộ Y-tế tại công văn số 10052/ YT-DP ngày 21/12/2000 về việc uỷ nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: "Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".
Điều 2. Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1 được hưởng chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 3. Người lao động ở các ngành khác làm các nghề, công việc giống như các nghề, công việc nói ở Điều 1, cũng được hưởng chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành như các nghề, công việc nói ở Điều 1;
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Đối với các nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 và Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH, ngày 03/03/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành cần soát xét và lập danh mục gửi Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Y-tế để xem xét và ban hành bổ sung.
| Lê Duy Đồng (Đã ký) |
NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI VI, V) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI IV)
(Kèm theo Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội )
A- KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CAO LANH
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | Bắn mìn để khai thác cao lanh | Làm việc ngoài trời nặng nhọc, nguy hiểm; chịu tác động của tiếng ồn, bụi đất đá có hàm lượng SiO2 cao. |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Khai thác cao lanh thủ công tại mỏ lộ thiên | Làm việc ngoài trời thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ nóng, lạnh, gió chênh cao ở mong sâu và bụi đá có hàm lượng SiO2 cao. |
2 | Chế biến cao lanh thủ công | Công việc ngoài trời nặng nhọc, thủ công, đơn điệu; chịu tác động của bụi đất đá có hàm lượng SiO2 cao. |
B- CƠ KHÍ
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Khoan, bào, tiện gang | Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao. |
C- ĐIỆN
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Nấu, trộn tẩm, ép nhựa Bakelit | Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc với nhiệt độ cao và hoá chất độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (Phenol, Formalin, Amoniac...) |
D- SẢN XUẤT GIẤY
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Trồng, chăm sóc và khai thác rừng (trong các lâm trường nguyên liệu giấy). | Làm việc ngoài trời; công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc với côn trùng gây bệnh. |
E- SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT VÀ HƯƠNG LIỆU MỸ PHẨM
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Ép dầu thực vật | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi. |
2 | Chế biến dầu thực vật (Trung hoà, tẩy màu, khử mùi, sản xuất Shortening, Magrine) | Làm việc trên sàn cao, trơn dễ bị trượt ngã. Chịu tác động của nóng, bụi, ồn. |
3 | Bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu và dầu thực vật thành phẩm | Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của bụi, mùi ẩm mốc của nguyên liệu. |
4 | Sản xuất than hoạt tính từ sọ dừa | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; Chịu tác động của bụi than và nhiệt độ cao. |
5 | Sấy nông sản | Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, bụi, nấm mốc và vi sinh vật gây bệnh. |
6 | Nấu xà phòng thủ công | Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc thường xuyên với xút (NaOH) và nhiệt độ cao. |
7 | Xúc rửa bao bì đựng dầu (thùng phuy, can nhựa...) | Tiếp xúc thường xuyên với nước nóng, lạnh và hoá chất xúc rửa (NaOH), môi trường ẩm ướt, lao động thủ công đơn điệu. |
F- RƯỢU - BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | Tráng Parafin trong bể chứa rượu | Làm việc trong hầm kín, nóng, thiếu oxy, nồng độ hơi cồn cao. Tư thế lao động rất gò bó, công việc thủ công. |
2 | Lên men bia trong hầm lạnh | Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường lạnh (2-5 0C ), ẩm ướt, nồng độ CO2 cao. |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Vận chuyển nguyên liệu nấu rượu, bia, nước giải khát | Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường bụi cao. |
2 | Xay nghiền nguyên liệu để sản xuất rượu, bia | Chịu tác động của tiếng ồn lớn, bụi nhiều. Công việc bán thủ công. |
3 | Vận hành thiết bị nấu nguyên liệu sản xuất rượu. | Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. |
4 | Đường hoá lên men trong qui trình sản xuất rượu. | Môi trường lao động ẩm, tiếp xúc với Focmon, CO2, nấm và các hoá chất khác. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc. |
5 | vận hành thiết bị chưng cất cồn | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với hơi cồn, aldehyt và các hoá chất độc hại khác. |
6 | Phân tích kiểm tra chất lượng cồn trong qui trình sản xuất rượu, bia, nước giải khát. | Tiếp xúc thường xuyên với Etylic nồng độ cao và các hoá chất độc. |
7 | Chưng cất hương liệu sản xuất rượu mùi. | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với cồn và các hương liệu. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc. |
8 | Lên men hoa quả để sản xuất rượu vang. | Môi trường lao động ẩm ướt,tiếp xúc thường xuyên với các loại vi sinh vật, khí CO2. Tư thế lao động gò bó, công việc thủ công nặng nhọc. |
9 | Vận hành hệ thống máy nén khí lạnh bằng NH3. | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tiếp xúc thường xuyên với NH3 ảnh hưởng thần kinh. |
10 | Vận hành thiết bị thu hồi khí CO2 và bảo quản bình chứa CO2. | Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với CO2 |
11 | Vận hành thiết bị nấu lọc bia, nước giải khát | Công việc bán thủ công nặng nhọc. Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi nhiều. |
12 | Làm việc trong dây truyền rửa chai, lon rượu -bia -nước giải khát | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, nhiệt độ cao. |
13 | Bốc xếp thủ công thùng két trong sản xuất rượu -bia -nước giải khát. | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc bụi nhiều. |
14 | Sản xuất hộp catton đựng chai, lon rượu -bia -nước giải khát | Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn tư thế lao động gò bó. |
G- CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Chế biến dịch sữa | Công việc nặng nhọc; tư thế lao động gò bó; làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, ẩm ướt, tiếng ồn lớn, bụi nhiều. |
2 | Vận hành hệ thống tháp sấy bột sữa, bột dinh dưỡng, tháp cô đặc sữa tươi. | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi nhiều, tập trung chú ý cao. |
3 | Vận hành thiết bị rót và đóng gói sản phẩm. | Làm việc trong phòng kín, kém thông thoáng, độ ẩm thấp, tiếng ồn lớn; nhịp điệu lao động khẩn chương, đơn điệu,tư thế lao động gò bó, độ tập trung quan sát cao |
4 | Sản xuất hộp thiếc đựng các sản phẩm từ sữa, trái cây... | Công việc nặng nhọc, đơn điệu, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn. |
5 | Bảo quản các sản phẩm trong nhà lạnh. | Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thường xuyên phải làm việc trông môi trường -30 0C. Công việc thủ công, nặng nhọc, đơn điệu. |
6 | Trộn nguyên liệu (bột mì) trong sản xuất mì ăn liền | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của bụi, nhiệt độ cao, ồn và rung. |
7 | Cán, hấp, bỏ mì vào khuôn trước khi chiên | Làm việc trong môi trường nóng, ẩm; công việc bán thủ công, đơn điệu, nguy hiểm ( khâu cán) |
8 | Vận hành lò dầu, lò chiên (mì, đậu phộng) | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm; thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, dầu trơn dễ gây tai nạn. |
9 | Vận hành máy tráng, hấp các loại thực phẩm bằng gạo | Môi trường lao động nóng, ẩm; công việc bán thủ công, đơn điệu; đi lại, đứng quan sát suốt ca làm việc. |
10 | Thu hồi sản phẩm sau sấy | Môi trường lao động nóng; công việc bán thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó. |
11 | Nghiền phôi cháo | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi. |
12 | Chế biến nguyên liệu, pha trộn, đóng gói bột canh, bột gia vị | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao và nhiều loại nguyên liệu gây kích thích niêm mạc, mắt mũi, da. |
13 | Snack mì (xay, sàng, tái chế mì vụn) | Công việc thủ công; tiếp xúc với nhiệt độ cao và bụi. |
14 | Chế biến tương ớt | Công việc thủ công; môi trường lao động nóng, ẩm ướt; tiếp xúc với ớt (khi xay, nấu,nghiền) gây kích thích da, niêm mạc. |
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI | ||
1 | Đo đạc địa hình đáy biển | Công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm. Thường xuyên làm việc trên biển, chịu áp lực của sóng biển, tiếng ồn cao và rung mạnh. |
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | Công nhân đốt lò nung gạch chịu lửa | Công việc nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ cao và bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. |
2 | Công nhân xếp - ra lò gạch chịu lửa | Công việc nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ cao và bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. |
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | Khoan tay thăm dò khai thác nước ngầm | Công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc lầy lội bẩn thỉu. Đi làm lưu động tại các vùng rừng núi, hải đảo. |
2 | Khảo sát đo địa vật lý thăm dò khai thác nước ngầm | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, luôn lưu động ở vùng núi cao, rừng sâu, hải đảo. |
3 | Công nhân xây lát đá thuỷ lợi (kể cả làm rồng đá) | Công việc ngoài trời, lao động thủ công, nặng nhọc; tư thế lao động gò bó, nguy hiểm; ảnh hưởng của bụi vôi, xi măng, cát... |
4 | Trực tiếp kiểm tra, giám định cà phê và nông sản xuất nhập khẩu tại các vùng núi sâu, xa và trên tàu biển. | Công việc lưu động, liên tục căng thẳng; ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt và thay đổi thất thường của vùng; môi trường lao động: nóng, bụi, ồn và liên tục phải hít ngửi vi sinh vật nấm mốc, gây bệnh. |
5 | Thử nếm, cảm quan chất lượng cà phê và hàng hoá nông sản xuất khẩu từ 400 cốc/ ngày trở lên. | Cường độ thử nếm cao, ảnh hưởng trực tiếp hàm lượng caphein cao và các tạp chất lẫn trong cà phê như nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh. |
6 | Kiểm dịch thực vật và khử trùng hàng hoá nông, lâm sản xuất nhập khẩu trên tầu biển, xà lan, trong Xilo. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm do trèo cao, mang vác nặng trong Điều kiện có sóng, gió biển; ảnh hưởng trực tiếp các loại hoá chất để khử trùng: PH3, CH3Br; làm việc ngoài trời hoặc trong hầm tầu, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí. |
7 | Làm việc trong hầm men bia lạnh | Nhiệt độ thấp, ẩm; Chịu ảnh hưởng của khí amoniac (NH3) và cácbonic (CO2) |
8 | Phun cát tẩy gỉ để mạ kẽm | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng bụi, rung, ồn trong suốt ca làm việc. |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Vận hành máy khoan thăm dò, khai thác nước ngầm (kể cả lái xe) | Luôn phải lưu động tại vùng rừng núi, hải đảo thiếu nước ngọt, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp ồn rung lớn, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc bẩn thỉu. |
2 | Xây lắp đường ống nước, bể nước trên vùng cao. | Lao động nặng nhọc, nguy hiểm và luôn phải đi lưu động vùng rừng núi, hải đảo |
3 | Chăn nuôi dê, thỏ | Lao động thủ công, nơi làm việc ẩm ướt, hôi thối, luôn phải tiếp xúc với nấm và vi sinh vật gây bệnh. |
4 | Phân tích, kiểm tra, xử lý, lưu trữ hồ sơ giám định xuất nhập khẩu cà phê và hàng hoá nông sản trên máy vi tính. | Công việc khẩn chương, căng thẳng, đảm bảo nhanh tiến độ giao nhận hàng ngoài cảng; thường xuyên tiếp xúc với màn hình, chịu ảnh hưởng của điện từ trường. |
5 | Phân tích, kiểm nghiệm chất lượng cà phê và hàng hoá nông sản xuất nhập khẩu trong phòng thí nghiệm | Thường xuyên tiếp xúc với các loại chất độc hại và các chất dung môi hữu cơ như hecxan, toluen, ête etylic, ête petrol... để phân tích các độc tố (nấm mốc gây ung thư); xác định các loại sâu mọt, côn trùng. |
6 | Kiểm dịch thực vật và khử trùng hàng hoá nông, lâm sản xuất nhập khẩu tại các kho tàng bến bãi, container, trên ô tô, | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng trực tiếp các loại hoá chất để khử trùng như Phosphin (PH3) metyl bromide (CH3Br) C02, DDVP. Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí. |
7 | Luyện, cán cao su để làm lốp ô tô các loại xe nông nghiệp | Công việc nguy hiểm; thường xuyên tiếp xúc với hoá chất nồng độ cao, nóng, bụi. |
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | Giám định dầu thô ngoài dàn khoan | - Làm việc ở ngoài khơi, xa bờ, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết khắc nghiệt, trèo cao, công việc nặng nhọc, nguy hiểm. |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Giám định tàu thuỷ trước khi phá dỡ hoặc sửa chữa. | - Làm việc dưới hầm tàu (sâu 20-30m)trong Điều kiện môi trường độc hại, thiếu dưỡng khí và nguy hiểm. |
2 | Giám định các công trình xây dựng thiết bị toàn bộ | - Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nắng, nóng, gió, bụi. |
3 | Giám định hàng hoá xuất, nhập khẩu ở các kho, bãi, hầm chứa hàng. | - Công việc lưu động, ngoài trời, chịu ảnh hưởng của bụi bẩn lớn, nóng, lạnh (kho lạnh) |
4 | Phân tích, kiểm nghiệm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong phòng thí nghiệm. | Phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại. |
5 | Khử trùng, xông hơi, chiếu xạ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu | Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất để khử trùng như Phosphin (PH3) metyl bromide (CH3Br), DDVP. Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí. |
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa biển quảng cáo | Công việc lưu động, ngoài trời; thường xuyên làm việc trên cao nguy hiểm, mang vác nặng. |
2 | Chiếu phim lưu động tại vùng nông thôn, rừng, núi, hải đảo. | Thường xuyên đi lưu động ở các vùng nông thôn và vùng núi, hẻo lánh; mang vác máy móc nặng, bụi bẩn. |
3 | Hướng dẫn khách thăm quan trong khu di tích Phủ Chủ tịch | Cường độ lao động cao, liên tục đi lại và thuyết minh trong ca làm việc; căng thẳng thần kinh tâm lý. |
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Sơ chế thực phẩm phục vụ chế biến các món ăn từ 100 suất ăn trở lên trong nhà hàng, khách sạn | Lao động thủ công nặng nhọc, đứng, cúi khom, di chuyển ngắn liên tục trong ca; tiếp xúc với nóng, ẩm ướt, khí CO2 từ chất đốt. |
2 | Rửa bát đũa và đồ dùng ăn uống trong các nhà hàng, khách sạn. | Công việc nặng nhọc, khẩn chương, liên tục; đứng, cúi suốt ca; chịu ảnh hưởng của nóng, ẩm ướt và hoá chất tẩy rửa. |
3 | Bảo quản, cấp phát, vận chuyển thực phẩm trong kho lạnh. | Chịu tác động nóng, lạnh (dưới 0 0C) đột ngột; vận chuyển thực phẩm nhiều lần trong ca làm việc. |
4 | Vệ sinh nhà bếp, cống rãnh khách sạn. | Công việc nặng nhọc, không cố định; tiếp xúc bụi bẩn, ẩm ướt, khí CO2 và nấm mốc vi sinh. |
5 | Giặt, là thủ công trong khách sạn. | Công việc nặng nhọc, thủ công; tiếp xúc trực tiếp với nóng, ẩm ướt và thuốc tẩy rửa: sút, a xit... |
6 | Lái xe ô tô du lịch từ 40 chỗ ngồi trở lên | Lưu động, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh, chịu tác động của ồn, rung, hơi xăng. |
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | Thí nghiệm vật lý hạt nhân | Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ |
2 | Thí nghiệm hoá phóng xạ | Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hoá chất độc hại |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Thí nghiệm hoá, sinh, điện cao áp. | Làm việc trong phòng kín, ảnh hưởng của điện từ trường cao, tiếp xúc với hoá chất độc, điện áp cao và các vi sinh vật gây bệnh. |
2 | Thủ kho hoá chất | Làm việc trong môi trường kín, chật hẹp; tiếp xúc với hoá chất độc hại. |
9. CÁC NGHỀ VẬN DỤNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP
Số TT | Tên nghề, công việc | Đặc điểm về Điều kiện lao động của nghề, công việc | Điều kiện LĐ loại | Ghi chú |
1 | Khảo sát đo địa, vật lý | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, luôn lưu động ở vùng núi cao, rừng sâu, hải đảo, thiếu nước ngọt | 5 | Vận dụng QĐ 1629, Mục: Địa chất Chức danh số 14 |
2 | Luyện cao su | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất có nồng độ cao, nóng, bụi |
| Vận dụng QĐ 1453 - Mục Hoá chất Chức danh số 10 |
3 | Làm việc trong hầm men bia lạnh |
|
| Vận dụng QĐ Mục Chức danh số |
4 | Phun cát tẩy rỉ: | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng bụi, rung, ồn trong suốt ca làm việc | 5 | Vận dụng: QĐ 1453 Mục: Cơ khí Chức danh số 4 |
5 | Mạ kẽm | Chịu tác động của nhiều loại hơi khí độc: chì, HCl, NH3, NH4OH,NH4Cl,ZnO | 4 | Vận dụng: QĐ 1453 Mục: Cơ khí Chức danh số 13 |
6 | Phân tích, kiểm nghiệm chất lượng cà phê và hàng nông sản XNK trong phòng thí nghiệm | Thường xuyên tiếp xúc với các loại chất độc hại như H2S04 đậm đặc. HCl, HN03 và các chất dung môi hữu cơ như hecxan, toluen, ête etylic, ête petrol... để phân tích các độc tố như aflatoxin ochratoxin (nấm mốc gây ung thư). Xác định các loại sâu mọt, côn trùng. | 4 | Vận dụng QĐ - Mục: Thương mại Chức danh số 4 |
7 | Trồng, chăm sóc, thu hái các loại cây thức ăn gia súc để chăn nuôi dê, thỏ và nuôi các loại gia súc, gia cầm khác. | Làm việc ngoài trời, lao động thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó. | 4 | Vận dụng: QĐ 915 Mục Nông nghiệp Chức danh số 4 |
- 1Hướng dẫn số 5174/HD-BVHTT về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin do Bộ văn hóa thông tin ban hành
- 2Công văn số 2484/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- 3Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặt biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 1085/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 44/1997/LĐTBXH-QĐ ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ về ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Công văn 2753/LĐTBXH-BHLĐ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- 9Công văn số 1043TCT/ĐTNN về việc áp dụng mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm trên cơ sở mức lương cơ bản đối với các kỹ sư dung dịch khoan người Việt Nam trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
- 10Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Quyết định 1535/QĐ-LĐTBXH năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 12Quyết định 225/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kỳ hệ thống hoá 2019-2023
- 1Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1535/QĐ-LĐTBXH năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 3Quyết định 225/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kỳ hệ thống hoá 2019-2023
- 1Hướng dẫn số 5174/HD-BVHTT về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin do Bộ văn hóa thông tin ban hành
- 2Công văn số 2484/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- 3Nghị định 96-CP năm 1993 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ lao động - Thương binh và xã hội
- 4Bộ luật Lao động 1994
- 5Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặt biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 1085/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 44/1997/LĐTBXH-QĐ ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ về ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Công văn 2753/LĐTBXH-BHLĐ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- 11Công văn số 1043TCT/ĐTNN về việc áp dụng mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm trên cơ sở mức lương cơ bản đối với các kỹ sư dung dịch khoan người Việt Nam trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài do Tổng cục Thuế ban hành
Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ trưởng Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội
- Số hiệu: 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2000
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Lê Duy Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra