Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1567/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 09 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 ban hành quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

Căn cứ Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1703/TTr-STNMT ngày 02/7/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền Thông, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Báo Bình Phước, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục ĐC và KS Việt Nam;
- Cục KS HĐKS miền Nam;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lãnh đạo VP, P.KT;
- Lưu: VT.(Trung)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Anh Minh

 

PHƯƠNG ÁN

BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 09/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Sự cần thiết

- Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước, phân công trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) trên địa bàn tỉnh;

- UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 ban hành quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Việc thực hiện các Quyết định trên đã khắc phục được một số hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và hạn chế những vi phạm trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tình hình khai thác khoáng sản trái phép tại một số địa phương vẫn còn diễn ra phức tạp, kéo dài gây bức xúc trong dư luận và người dân trên địa bàn.

- Thực hiện quy định tại Điều 16 và Điều 18 của Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 13 của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ, Điều 17 và Điều 18, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh làm căn cứ thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đồng thời chấn chỉnh, lập lại trật tự, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Phòng ngừa và kịp thời ngăn chặn các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép làm ảnh hưởng đến môi trường; gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội; làm thất thoát tài nguyên, mất đất sản xuất và thất thu cho ngân sách Nhà nước.

2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Phương án

- Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản.

- Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 ban hành quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

- Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Quan điểm

- Khoáng sản là loại tài nguyên hữu hạn và hầu hết không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và môi trường sinh thái, thực hiện khai thác khoáng sản gắn với chế biến sâu tại chỗ, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thực hiện cấp phép hoạt động khoáng sản theo đúng thẩm quyền quy định.

- Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật.

2. Mục tiêu

- Quản lý chặt chẽ, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản.

- Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, cung cấp, tiếp nhận và xử lý thông tin, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; trách nhiệm xử lý thông tin được tiếp nhận.

3. Đối tượng khoáng sản chưa khai thác cần bảo vệ

Toàn bộ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước (đã được điều tra, phát hiện hoặc chưa được điều tra, phát hiện); chưa được cấp giấy phép thăm dò, khai thác (kể cả khoáng sản ở bãi thải của các mỏ đã đóng cửa); khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được phê duyệt.

III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ KHOÁNG SẢN TRONG THỜI GIAN QUA

1. Xây dựng, ban hành văn bản triển khai Luật Khoáng sản

Để cụ thể hóa Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản:

- Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Quy chế phối hợp số 1239/QCPH-BP-LĐ ngày 06/3/2017 của UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Lâm Đồng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các vùng giáp ranh địa giới hành chính giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng.

- Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khoáng sản

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khoáng sản trong thời gian qua được UBND tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như phát thanh - truyền hình, trang thông tin điện tử của tỉnh và cơ quan chuyên môn, tại trụ sở cơ quan để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được quy định của pháp luật về khoáng sản, hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cũng như quyền lợi của người dân tại khu vực có khoáng sản.

- Đã phối hợp với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức triển khai, tập huấn Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ đến các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn, tuyên truyền Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ cấp huyện làm công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

3. Tình hình Quy hoạch khoáng sản

a) Quy hoạch khoáng sản chung cả nước

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhiều loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường và đã được đưa vào Quy hoạch khoáng sản như đá vôi sản xuất xi măng, cao lanh, puzơlan, bauxit và quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia, cụ thể:

- Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025;

- Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

b) Quy hoạch khoáng sản của tỉnh

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với tổng số khu vực mỏ đưa vào quy hoạch là 117 vị trí mỏ với các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn (đá xây dựng, vật liệu san lấp, sét gạch ngói, cát xây dựng, than bùn), trong đó: thị xã Đồng Xoài 10 khu vực, thị xã Phước Long 04 khu vực, thị xã Bình Long 02 khu vực, huyện Lộc Ninh 14 khu vực, huyện Bù Đốp 09 khu vực, huyện Bù Gia Mập 12 khu vực, huyện Bù Đăng 11 khu vực, huyện Hớn Quản 16 khu vực, huyện Chơn Thành 16 khu vực, huyện Đồng Phú 23 khu vực. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, UBND tỉnh bổ sung 02 khu vực khoáng sản vào quy hoạch khoáng sản với tổng diện tích 24,5ha (đá xây dựng 20ha, vật liệu san lấp 4,5ha).

Quy hoạch khoáng sản được thực hiện đều trên địa bàn các huyện, thị xã của tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn quy hoạch.

c) Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ:

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

4. Công tác khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

- Dự án khoanh định vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 06/12/2011.

- Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/4/2015, UBND tỉnh đã thuận chủ trương triển khai thực hiện dự án khoanh định vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 3665/UBND-KTN ngày 28/10/2014 và Công văn số 2409/UBND-KTTH ngày 30/7/2015. Hiện nay, dự án khoanh định vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đang được triển khai thực hiện, hoàn thành để UBND tỉnh thông qua, lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2018.

5. Công tác khoanh định khu vực không đấu giá

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh gồm 42 khu vực với tổng diện tích 2.665,5ha và 35 km đường sông. Trong đó có 26 khu vực đã cấp phép thăm dò, khai thác trước ngày 01/7/2011 với tổng diện tích 1.824,2ha và 35km đường sông, 16 khu vực đã cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ ngày 01/7/2011 đến 30/7/2015 và các khu vực cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật với tổng diện tích 841,3ha.

Trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã bổ sung 02 khu vực quy hoạch khoáng sản đá xây dựng vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản với tổng diện tích 40ha.

6. Công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ khoáng sản, sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 quy định về quản lý, bảo vệ và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về khoáng sản vùng giáp ranh, UBND tỉnh Bình Phước đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy chế phối hợp về quản lý tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh (Quy chế phối hợp số 1239/QCPH-BP-LĐ ngày 06/3/2017).

Năm 2017, UBND các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đã xây dựng Kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra ở một số địa phương, trong đó chủ yếu là khai thác vật liệu san lấp, cát xây dựng, sét gạch ngói, đá mồ côi (đá tảng lăn) làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến cảnh quan, môi trường; ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân chưa tốt, chưa tiếp cận được các quy định của pháp luật về khoáng sản; địa bàn phân bố khoáng sản rộng, không tập trung, hình thức khai thác không đòi hỏi máy móc thiết bị phức tạp, đơn giản và dễ thực hiện; chính quyền địa phương chưa quan tâm nhiều đến công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các ngành, các cấp còn nhiều hạn chế, chưa có kinh phí phục vụ công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, trong khi đó hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngày càng tinh vi, manh động.

7. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản

Định kỳ hàng năm, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên và đột xuất để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm.

Từ năm 2015 đến năm 2017, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra đã xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về khoáng sản với tổng số tiền 539.700.000 đồng.

8. Tình hình cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ

Việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khoáng sản, đúng quy hoạch khoáng sản đã được UBND tỉnh phê duyệt.

a) Công tác cấp giấy phép thăm dò khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có 02 Giấy phép thăm dò khoáng sản đang còn hiệu lực, đã thăm dò xong, chưa phê duyệt trữ lượng. Trong đó: Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 01 Giấy phép, UBND tỉnh cấp 01 Giấy phép.

b) Công tác cấp giấy phép khai thác khoáng sản: Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2018, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 42 Giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp: 07 Giấy phép (đá vôi 01 Giấy phép; puzơlan 01 Giấy phép, kaolin 05 Giấy phép);

+ UBND tỉnh cấp 35 Giấy phép (đá xây dựng 28 Giấy phép, sét gạch ngói 03 Giấy phép, vật liệu san lấp 02 Giấy phép, cát xây dựng 02 Giấy phép).

STT

Loại Khoáng sản

Số Giấy phép đã cấp

Diện tích (ha)

Trữ lượng (m3)

1

Puzơlan

1

77,60

13.200.000

2

Đá vôi

1

151,53

55.660.000

3

Kaolin

5

220,5

34.003.100

4

Đá xây dựng

28

244,06

79.206.900

5

Cát xây dựng

02

21km

1.226.105

6

Sét gạch ngói

03

74,5

4.084.595

7

Phún sỏi đỏ

02

24,3

1.115.450

c) Đóng cửa mỏ: Đối với các mỏ hết hạn, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị lập thủ tục đóng cửa mỏ, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, đóng cửa mỏ theo đúng quy định. Từ năm 2015 đến nay, có 18 mỏ đóng cửa theo quy định.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ NGÀNH

Để tổ chức thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai; ngăn chặn, xử lý kịp thời và chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, cụ thể hóa công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, UBND tỉnh ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, trong đó giao trách nhiệm cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã cụ thể như sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm UBND cấp huyện, cấp xã trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

- Thanh tra, kiểm tra đột xuất hoạt động khai thác khoáng sản hoặc theo đơn thư phản ánh của tổ chức, cá nhân; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định.

- Tổng hợp báo cáo kết quả quản lý khoáng sản chưa khai thác và đề xuất UBND tỉnh các giải pháp thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo đề xuất của các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã.

- Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành được giao nhiệm vụ trong Phương án này; định kỳ báo cáo hàng năm kết quả bảo vệ khoáng sản chưa khai thác lồng ghép trong báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Cung cấp thông tin, số liệu về tiềm năng khoáng sản chưa khai thác cho UBND các huyện, thị xã biết để có kế hoạch bảo vệ; công bố các khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Định kỳ hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản cho các cơ quan quản lý cấp huyện, cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.

2. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã kiểm tra, xử lý theo quy định đối với các cơ sở chế biến, sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

- Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong hành lang bảo vệ lưới điện cao áp, chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, chế biến khoáng sản bất hợp pháp.

3. Sở Xây dựng

- Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện tốt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.

4. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ.

5. Công an tỉnh

- Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực đất an ninh và các khu vực thuộc quy hoạch đất an ninh.

- Ngăn chặn, điều tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép làm hủy hoại, ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự xã hội.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, xử lý hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

- Tăng cường tuần tra (nhất là vào ban đêm), phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép. Kiểm tra, xử lý các trường hợp bao che, tiếp tay cho vi phạm theo thẩm quyền; tạm giữ tang vật, báo cáo UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền.

- Phối hợp chặt chẽ với công an các tỉnh giáp ranh để kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản không phép.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý về di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực quản lý bảo vệ, phải kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời lập biên bản, ghi lại hình ảnh để thông báo và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng biết, phối hợp xử lý.

7. Sở Giao thông vận tải

- Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong hành lang giao thông. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực quản lý bảo vệ, phải kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng biết để phối hợp xử lý.

- Chủ trì, phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh có biện pháp quản lý các phương tiện khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển khoáng sản trái phép.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong hành lang bảo vệ các công trình thủy lợi, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng biết để phối hợp xử lý khi có hoạt động khoáng sản trái phép xảy ra.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành đối với khu vực nằm trong phạm vi quản lý thuộc hành lang bảo vệ các công trình thông tin và truyền thông.

- Phối hợp chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh và truyền hình, các trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Phước tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về khoáng sản; kịp thời thông tin về việc khai thác khoáng sản trái phép diễn ra trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật khoáng sản và nêu cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản và theo Phương án này.

10. Cục Thuế tỉnh

Thực hiện truy thu các nghĩa vụ tài chính đối với khoáng sản khai thác trái phép; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về Thuế.

11. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc đất quốc phòng và các khu vực thuộc quy hoạch đất quốc phòng.

12. Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh

- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong khu vực biên giới thuộc phạm vi quản lý. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản trong khu vực biên giới.

- Chỉ đạo các đồn biên phòng trên khu vực biên giới, ngoài việc thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh được giao, có trách nhiệm phối hợp các cấp, các ngành phát hiện, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động khoáng sản trái phép, đấu tranh ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép xảy ra trên khu vực biên giới.

13. Báo Bình Phước, đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Phước

- Thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản; Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

- Đăng tải thông tin về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã đăng tải theo quy định của pháp luật.

14. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép mà không giải quyết dứt điểm, để tái diễn, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật theo quy định của pháp luật. Đồng thời chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Chủ trì phổ biến và triển khai Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, chương trình phối hợp với địa phương có khu vực giáp ranh trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

b) Thành lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, phản ánh hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Công bố công khai số điện thoại đường dây nóng để nhân dân biết và kịp thời cung cấp thông tin, phản ánh các trường hợp khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép. Tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý.

d) Huy động và chỉ đạo, tổ chức giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay khi phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra trên địa bàn quản lý. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

đ) Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm gửi báo cáo UBND tỉnh về tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường).

e) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài.

15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn/bản/xóm/ấp; vận động nhân dân địa phương không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, tích cực tham gia giám sát, phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép;

b) Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện. Trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo công tác giải tỏa.

d) Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại địa phương cho UBND cấp huyện.

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép phải xử lý, kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.

16. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất

Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản 2, Điều 64 Luật Khoáng sản.

V. Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ngành có liên quan trong việc cung cấp, xử lý thông tin và giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép

1. Giám đốc các Sở, ban ngành và UBND cấp huyện phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo lĩnh vực của đơn vị mình và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xây dựng kế hoạch Thanh tra, kiểm tra hàng năm theo Quy chế phối hợp đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 29/7/2015.

2. Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Khoản 3, Điều 17 của Luật Khoáng sản và Điều 19 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định và theo Phương án này.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm khắc phục, hạn chế, giảm thiểu tác động đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Đồng thời tiếp nhận, quản lý, bảo vệ các khu vực đã được UBND tỉnh cho phép đóng cửa mỏ theo đúng quy định. Sau khi tiếp nhận, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, xử lý các tổ chức cá nhân lấn chiếm, kinh doanh, tự ý đi vào khu vực này theo đúng quy định của pháp luật.

VI. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN; DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các giải pháp thực hiện

a) Các Sở, ban ngành và UBND cấp huyện xã: Thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và các văn bản pháp luật khác có liên quan; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản; Làm rõ trách nhiệm quản lý địa bàn và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân tại những địa phương để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra nhưng không kịp thời ngăn chặn, tham mưu đề xuất các biện pháp xử lý hoặc không có biện pháp xử lý hữu hiệu, để tình trạng khai thác trái phép tái diễn, kéo dài.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo Phương án đã được phê duyệt.

- Tham mưu UBND tỉnh tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh và báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm a, Khoản 2 và điểm b, Khoản 4, Điều 7; điểm c, Khoản 1, Điều 17 của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Lập kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý; báo cáo UBND cấp trên các trường hợp phức tạp, vượt thẩm quyền, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể giải quyết, khai thác khoáng sản trái phép liên quan đến các địa phương lân cận. Trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại nhưng sau đó phải có văn bản báo cáo cụ thể.

d) Cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin được tiếp nhận

- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin đảm bảo tính bí mật, kịp thời, không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận thông tin về hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Không để xảy ra tình trạng lộ, lọt thông tin làm ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.

- Cơ quan, đơn vị tiếp nhận thông tin chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin được tiếp nhận, đồng thời xử lý và cung cấp cho cơ quan liên quan để phối hợp, xử lý hoặc báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý theo quy định.

2. Về kinh phí thực hiện

Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm (cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách), các cơ quan gồm:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường lập dự toán chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định (theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ).

b) Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán chi nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường lập, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nguồn thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp; tổ chức thẩm định phương án phân bổ chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo Luật Ngân sách.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt, đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và nguồn thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm kế hoạch được hưởng theo phân cấp, cơ quan tài chính thẩm định trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Tổ chức thực hiện

1. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Phương án này.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

CÁC VÙNG QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN, DỰ TRỮ KHOÁNG SẢN

1. Các vùng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác trữ lượng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng đến năm 2020 (Theo Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 của Chính phủ)

STT

Khoáng sản

Xã, huyện

Diện tích (ha)

Quy hoạch thăm dò

Quy hoạch khai thác

2010-2015

2016-2020

2010-2015

2016-2020

I

Đá vôi

1

Bình Phước 2

Thanh Lương, TX. Bình Long; Huyện Lộc Ninh

240

 

80 triệu tấn

 

80 triệu tấn

2

Minh Tâm

xã Minh Tâm, H. Hớn Quản (Diện tích: 200 ha; tài nguyên dự báo khoảng 200 triệu tấn).

200

 

 

78 triệu tấn

 

3

An Phú

xã An Phú, H. Hớn Quản, diện tích 199,4 ha (P: 173,4 triệu tấn)

199,4

 

 

78 triệu tấn

 

II

LATERIT

 

 

 

 

 

 

1

Tà Thiết

Xã Lộc Thành, H. Lộc Ninh

95,6

 

20 triệu tấn

 

20 triệu tấn

2

Minh Tâm

Xã Minh Tâm, H. Hớn Quản

200

 

 

18 triệu tấn

 

3

An Phú

Xã An Phú, H. Hớn Quản

199,4

 

 

18 triệu tấn

 

III

PUZƠLAN

 

 

 

 

 

 

1

An Khương

Xã An Khương H. Hớn Quản

120,3

10 triệu tấn

 

10 triệu tấn

 

2

Phu Miêng

Xã An Khương và xã Thanh An, H. Hớn Quản

78

 

 

đã cấp phép khai thác

 

3

Lộc Thành

Xã Lộc Thành, H. Lộc Ninh

48

 

48ha

 

48ha

4

An Khương

Xã An Khương. H. Hớn Quản

100

 

100ha

 

100ha

5

Thanh An

Xã Thanh An, H. Hớn Quản

100

 

100ha

 

100ha

2. Các vùng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020 (Theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Khoáng sản

Xã, huyện

Quy hoạch thăm dò

Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng

2011-2015

2016-2020

2011-2015

2016-2020

I

KAOLIN

 

28,45

100

 

 

1

Chơn Thành

Thị trấn Chơn Thành, H. Chơn Thành

38,66

 

30-50 ngàn tấn/năm

50-100 ngàn tấn/năm

2

Ấp 6

Xã Minh Hưng, H. Chơn Thành

41,43

 

50-100 ngàn tấn/năm

 

3

Ấp 2

Xã Minh Long, H. Chơn Thành

27,5

 

50-100 ngàn tấn/năm

 

4

Minh Long

Xã Minh Long, H. Chơn Thành

42,86

 

50-100 ngàn tấn/năm

 

5

Ấp 5

Xã Minh Hưng, H. Chơn Thành

130

100

50-100 ngàn tấn/năm

50-100 ngàn tấn/năm

II

ĐÁ VÔI

 

543

 

 

 

1

An Phú

Xã An Phú, H. Hớn Quản

343

 

 

300 ngàn tấn/năm

2

An Phú

Xã An Phú, H. Hớn Quản

120

 

300 ngàn tấn/năm

500 ngàn tấn/năm

3

Minh Tâm

Xã Minh Tâm, H. Hớn Quản

80

 

3. Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia (Theo Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Khoáng sản dự trữ

Tên khu vực dự trữ

Ghi chú

1

Bauxit

Huyện Bù Đăng

 

4. Các vùng Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 của UBND tỉnh Bình Phước

STT

Khoáng sản

Số điểm quy hoạch

Diện tích (ha)

 

1- Thị xã Đồng Xoài

 

511

1

Đá xây dựng

2

400

2

Đất san lấp

6

85

3

Sét gạch ngói

2

26

 

2- Thị xã Phước Long

 

163

1

Đá xây dựng

2

103

2

Đất san lấp

2

60

 

3- Thị xã Bình Long

 

32

1

Đá xây dựng

1

15

2

Sét gạch ngói

1

17

 

4- Huyện Lộc Ninh

 

706

1

Đá xây dựng

7

290

2

Đất san lấp

2

9

3

Sét gạch ngói

3

37

4

Than bùn

2

370

 

5- Huyện Bù Đốp

 

710

1

Đá xây dựng

3

70

2

Đất san lấp

5

130

3

Than bùn

1

510

 

6- Huyện Bù Gia Mập

 

369

1

Đá xây dựng

11

349

2

Đất san lấp

1

20

 

7- Huyện Bù Đăng

 

349,58

1

Đá xây dựng

8

149,58

2

Đất san lấp

2

20

3

Cát xây dựng

1

180

 

8- Huyện Hớn Quản

 

953

1

Đá xây dựng

6

328

2

Đất san lấp

3

120

3

Sét gạch ngói

6

265

4

Cát xây dựng

1

240

 

9- Huyện Chơn Thành

 

452,3

1

Đất san lấp

10

161,3

2

Sét gạch ngói

6

291

 

10- Huyện Đồng Phú

 

1.178,60

1

Đá xây dựng

16

888,6

2

Đất san lấp

4

220

3

Sét gạch ngói

2

70

 

PHỤ LỤC II

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG MỎ ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NGÀY 30/11/2017

TT

Khoáng sản

Số giấy phép

Diện tích (ha)

Trữ lượng (m3)

Ghi chú

1

Puzơlan

1

77,60

13.200.000

 

2

Đá vôi

1

151,53

55.660.000

 

3

Kaolin

5

220,5

34.003.100

 

4

Đá xây dựng

28

244,06

79.206.900

 

5

Cát xây dựng

02

21km

1.226.105

 

6

Sét gạch ngói

03

74,5

4.084.595

 

7

Phún sỏi đỏ

02

24,3

1.115.450