Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2015 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ XÂY DỰNG CÔNG VIÊN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUỐC GIA TẠI TỈNH NINH BÌNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình (sau đây viết tắt là Đề án), bao gồm các nội dung sau:
1. Tên Đề án: Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
a) Xã Kỳ Phú và Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
b) Quy mô: Tổng diện tích quy hoạch: 1.155,43 ha.
a) Mục tiêu chung: Bảo tồn, cứu hộ, phát triển và lưu trữ nguồn gen các loài động vật hoang dã, ưu tiên các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm; phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường kết hợp với du lịch sinh thái; tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Bảo tồn, cứu hộ, phát triển khoảng 3.000 cá thể thuộc 250 loài động vật;
- Tổ chức gây nuôi các loài động vật trong môi trường bán tự nhiên;
- Tạo hiện trường và cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học; đào tạo học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã;
- Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, giáo dục môi trường và tài nguyên thiên nhiên;
- Thu hút khoảng 5 triệu lượt khách/năm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
a) Các Dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật, Phân khu cây xanh sinh thái.
b) Các Dự án đầu tư xây dựng Phân khu động vật.
c) Các Dự án đầu tư xây dựng Phân khu chăm sóc - nghiên cứu phát triển các loài động vật.
d) Các Dự án đầu tư xây dựng Phân khu Trung tâm dịch vụ.
đ) Các Dự án đầu tư xây dựng Phân khu vui chơi giải trí.
e) Các Dự án đầu tư xây dựng Phân khu tái định cư và nhà công vụ, nhà ở cán bộ công nhân viên và dịch vụ.
g) Các Dự án chuẩn bị đầu tư: Giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, chi phí tư vấn chuẩn bị đầu tư, khảo sát và một số hạng mục khác.
5. Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 7.368 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn xã hội hóa khoảng 5.247 tỷ đồng (71,2%) đầu tư cho các hạng mục: Xây dựng hạ tầng các phân khu và các dự án, công trình dịch vụ, du lịch trong phạm vi Công viên;
- Ngân sách nhà nước khoảng 2.121 tỷ đồng (28,8%) đầu tư cho các hạng mục: Giải phóng mặt bằng; các trục đường trong Công viên; các trạm cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, rác thải; cơ sở hạ tầng Phân khu động vật hoang dã, Phân khu chăm sóc - nghiên cứu phát triển động vật hoang dã.
a) Giai đoạn 1 (2012 - 2015):
- Khảo sát địa hình; lập đồ án quy hoạch 1/2000; lập Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình;
- Lập phương án, đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng khu tái định cư và bố trí tái định cư cho diện tích quy hoạch của dự án theo tiến độ thực hiện Đề án;
- Lập các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các phân khu, các dự án thành phần, lập dự án đầu tư xây dựng các dự án thành phần;
- Lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu nuôi thả thú dữ châu Á.
b) Giai đoạn 2 (2016 - 2020):
- Tiếp tục triển khai để hoàn thành các nội dung còn lại của giai đoạn 1;
- Thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thành phần thuộc Phân khu động vật hoang dã; Phân khu chăm sóc - nghiên cứu phát triển các loài động vật hoang dã; Phân khu tái định cư, nhà ở cán bộ công nhân viên, nhà ở dịch vụ; ưu tiên đầu tư khoảng 50% hạng mục của các dự án thuộc Phân khu trung tâm dịch vụ và các dự án thuộc Phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề;
- Tiếp nhận, trao đổi động vật; đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và nghiên cứu về động vật hoang dã.
c) Giai đoạn 3 (2020 - 2025):
- Tiếp tục hoàn thành các hạng mục còn lại của giai đoạn 1 và giai đoạn 2, vận hành và khai thác dự án;
- Chuyển Công viên động vật hoang dã sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, để quản lý cơ sở hạ tầng và khai thác chăn nuôi động vật hoang dã cũng như khai thác dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác;
- Bước đầu vận hành thử nghiệm và khai thác du lịch từ dự án;
- Đưa toàn bộ dự án vào hoạt động và khai thác.
a) Về quản lý quy hoạch:
- Lựa chọn, kêu gọi và khuyến khích các nhà đầu tư có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm và chuyên môn tham gia đầu tư để quy hoạch được phê duyệt thực hiện theo đúng tiến độ và lộ trình về thời gian;
- Đối với các dự án thành phần thực hiện đầu tư trong thời gian dài cần xây dựng lộ trình thời gian hoàn thiện các dự án theo kế hoạch cụ thể.
b) Về cơ chế, chính sách áp dụng thực hiện Đề án
- Các Dự án của doanh nghiệp đầu tư tại Công viên động vật hoang dã, được hỗ trợ như dự án nông nghiệp áp dụng công nghệ cao theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Sử dụng các chuyên gia nước ngoài để quản lý, vận hành Công viên theo quy định; liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thuê, mượn, trao đổi các loài động vật với mục đích bảo tồn, gây nuôi, nhân giống các loài động vật hoang dã phi thương mại, theo quy định hiện hành; được tiếp nhận các loài động vật đã được xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.
c) Về vốn đầu tư:
- Ngân sách nhà nước, bao gồm: Chương trình hỗ trợ có mục tiêu (Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Chương trình giao thông, thủy lợi, nước sạch, trái phiếu Chính phủ...); vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn hỗ trợ hợp pháp của các tổ chức phi chính phủ; vốn ngân sách địa phương (kinh phí giải phóng mặt bằng...);
- Lồng ghép các chương trình trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường...
- Vốn xã hội hóa: Từ nguồn lực của các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án, các hạng mục dịch vụ;
- Vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
d) Về xây dựng cơ sở hạ tầng:
Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Đề án, bao gồm: Giao thông, cấp điện, nước; hệ thống thoát nước và xử lý chất thải rắn trong Công viên động vật hoang dã.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án đảm bảo hoàn thành các mục tiêu và nội dung được phê duyệt;
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình lồng ghép các chương trình, dự án nhằm đảm bảo nguồn vốn cho việc triển khai các dự án thành phần thuộc Đề án này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xúc tiến đầu tư; vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho tỉnh Ninh Bình thực hiện Đề án;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu trung hạn và hàng năm cho tỉnh Ninh Bình để thực hiện Đề án;
c) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và thực hiện Đề án theo quy định.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì bố trí nguồn sự nghiệp kinh tế từ nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh Ninh Bình để thực hiện Đề án;
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu trung hạn và hàng năm cho tỉnh Ninh Bình để thực hiện Đề án;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định.
4. Các Bộ, ngành liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án có hiệu quả.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm:
- Là cấp quyết định đầu tư các Dự án thành phần thuộc Đề án.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án đảm bảo mục tiêu, nội dung và tiến độ.
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết xây dựng các Phân khu trực thuộc Công viên động vật hoang dã; đánh giá tác động môi trường các Dự án thành phần thuộc Đề án; giải phóng mặt bằng diện tích Công viên động vật hoang dã theo tiến độ của Đề án.
- Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức Ban quản lý Công viên động vật hoang dã để thực hiện nhiệm vụ Đề án theo thẩm quyền và quy định hiện hành.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan kêu gọi, thu hút vốn đầu tư thực hiện Đề án.
- Báo cáo các Bộ, ngành liên quan để giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; thực hiện, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án; hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 1134/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1240/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án điểm điều tra, kiểm kê rừng tại hai tỉnh Bắc Kạn và Hà Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 50/2016/TT-BTNMT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Quyết định 1134/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật đa dạng sinh học 2008
- 6Quyết định 1240/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án điểm điều tra, kiểm kê rừng tại hai tỉnh Bắc Kạn và Hà Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 50/2016/TT-BTNMT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 154/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 154/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/01/2015
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 211 đến số 212
- Ngày hiệu lực: 29/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra