Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1533/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 14 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012; Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 05/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1470/LĐTBXH-VLATLĐ ngày 26/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững.
- Thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo chỉ đạo của Trung ương.
2. Yêu cầu
- Hình thức, nội dung thông tin, tuyên truyền phong phú, đa dạng đảm bảo tính sâu rộng và có sức lan tỏa; tập trung bồi dưỡng kiến thức cơ bản cho đối tượng là cán bộ trực tiếp làm công tác thông tin, tuyên truyền, quản lý an toàn, vệ sinh lao động ở cấp tỉnh, huyện, cán bộ quản lý các khu, cụm công nghiệp; người sử dụng lao động; người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các doanh nghiệp; người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, một số làng nghề truyền thống sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, làm việc trong điều kiện có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, làng nghề truyền thống (ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự cố cháy nổ như: khai khoáng, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, dệt may ...)
- Sử dụng các nguồn kinh phí đúng quy định, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.
II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020
a) Trung bình hàng năm giảm 10% tần suất tai nạn lao động chết người;
b) Trên 50% người lao động làm việc tại cơ sở có nguy cơ bị nhiễm các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Trung bình hàng năm có thêm từ 60 đến 80 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn - vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;
d) Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện, thành phố và ban quản lý khu công nghiệp, cụm, tiểu thủ công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế; 90% số an toàn, vệ sinh viên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
e) Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu;
g) Trên 70% người lao động làm trong các làng nghề, hợp tác xã được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động;
h) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
i) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
III. NỘI DUNG
1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
a) Triển khai, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Điều tra thống kê, tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn lao động, vệ sinh lao động của tỉnh;
c) Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Các hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc
a) Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp;
b) Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại;
c) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
d) Các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là nhiễm TNT trong lĩnh vực quốc phòng.
3. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn vệ sinh lao động
a) Triển khai tập huấn, huấn luyện, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động thuộc mục tiêu của Chương trình;
b) Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho mạng lưới truyền thông viên về an toàn, vệ sinh lao động của tỉnh;
c) Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về cơ chế, chính sách
a) Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, áp dụng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;
b) Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ thông tin, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
d) Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình;
g) Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động với các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan khác;
h) Tăng cường giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện Chương trình.
2. Về thông tin, tuyên truyền
a) Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền để người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan tham gia triển khai và hưởng ứng các hoạt động của Chương trình;
b) Tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
3. Về hợp tác quốc tế
a) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực cho công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Mở rộng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động với các nước trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế;
c) Tiếp tục thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập.
4. Về khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nguồn kinh phí
- Từ nguồn kinh phí ngân sách trung ương: Ngân sách trung ương hỗ trợ cho chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn, vệ sinh lao động cho các tỉnh, thành phố;
- Từ nguồn kinh phí ngân sách địa phương theo phân cấp NSNN hiện hành;
- Từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia;
- Từ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện
- Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình thông qua triển khai các dự án (có Phụ lục kèm theo). 3.750.000.000 đồng (Ba tỷ bẩy trăm năm mươi triệu đồng chẵn). Trong đó nguồn ngân sách tỉnh là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng), bình quân mỗi năm 100 triệu đồng.
- Hằng năm, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, các Sở, ngành, địa phương thực hiện Chương trình xây dựng dự toán chi tiết kinh phí gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp vào dự toán Chương trình gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện Chương trình;
- Tổ chức triển khai các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của ngành;
- Đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành thực hiện đúng mục tiêu, nội dung của Chương trình.
2. Sở Tài chính
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn theo phân cấp của luật Ngân sách Nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành;
- Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình; phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
3. Sở Y tế
- Lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh lao động; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
4. Các sở, ban, ngành của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm
- Chủ động lập kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai các hoạt động của chương trình;
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện và định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo về sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tuyên truyền sâu rộng về mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo phòng văn hóa, thông tin và Đài truyền thanh các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.
6. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
Phối hợp với các sở, ngành; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Liên đoàn lao động các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn các khu công nghiệp và công đoàn cơ sở triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ an toàn vệ sinh viên trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
7. Đề nghị Liên minh hợp tác xã tỉnh
Tham gia, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ năng, tư vấn nâng cao nhận thức các doanh nghiệp, hợp tác xã.
8. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh
Tham gia, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ năng đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người nông dân; các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao kiến thức an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
9. Đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh
Tham gia và phối hợp thực hiện chương trình đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Xây dựng, tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 của đơn vị;
- Phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình;
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, trên địa bàn. Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện thống kê, báo cáo định kỳ tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động tỉnh An Giang giai đoạn 2016–2020
- 2Quyết định 3257/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 2101/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
- 4Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; an toàn đê điều và vệ sinh môi trường trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 5Quyết định 2784/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020
- 6Kế hoạch 2971/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Kế hoạch 5108/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 05/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động tỉnh An Giang giai đoạn 2016–2020
- 7Quyết định 3257/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 2101/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
- 9Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; an toàn đê điều và vệ sinh môi trường trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 10Quyết định 2784/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020
- 11Kế hoạch 2971/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Kế hoạch 5108/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 1533/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 1533/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra