Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1531/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 16 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TRÌNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TỪ 02 VỤ TRỞ LÊN VỚI QUY MÔ DƯỚI 500 HA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tchức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đi, bsung một s điu của Luật Tchức chính phvà Luật Tchức Chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết s 45/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 ca Quc hội về thí đim một scơ chế, chính sách đặc thù phát trin thành phCần Thơ;

Căn cứ Quyết định số 10/2022/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2022 ca Thủ tướng Chính ph Quy định trình tự, thủ tục chp thuận chuyn mục đích sdụng đt trồng lúa nước từ 02 vụ trlên với quy mô dưới 500 ha; đt rừng dặc dụng, đt rng phòng hộ đu ngun dưới 50 ha;

Theo đnghị ca Giám đốc STài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1302/STNMT-CCQLĐĐ ngày 04 tháng 5 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TN&MT (để b/c);
- TT. Thành y - TT. HĐND thành phố (đ b/c);
- CT, PCT UBND thành phố (1A,B);
- Cổng Thông tin điện tử thành phố;
- VPUBND thành phố (3B);
- Lưu VT. LTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Tấn Hiển

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TRÌNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TỪ 02 VỤ TRỞ LÊN VỚI QUY MÔ DƯỚI 500 HA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-UBND ngày 16/5 /2022 của y ban nhân dân thành phCần Thơ)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp giữa các Sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các chủ đầu tư, nhà đầu tư trong công tác tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 10/2022/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các đối tượng có trách nhiệm phải phối hợp theo Quy chế này bao gồm:

1. Các cơ quan nhà nước bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Các chủ đầu tư, nhà đầu tư có dự án đầu tư có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha.

Điều 3. Nguyên tắc phối hợp

Việc phối hợp giữa các Sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các chủ đầu tư phải tuân theo nguyên tắc chặt chẽ, kịp thời, thống nhất, đảm bảo tính chính xác số liệu, nội dung cung cấp.

Điều 4. Trách nhiệm các bên trong quan hệ phối hợp

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Trên cơ sở tổng hp của Ủy ban nhân dân cấp huyện về đăng ký nhu cầu chuyn mục đích sử dụng đất trồng lúa nước 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha của các chủ đầu tư, nhà đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Xác nhận sự phù hợp với kế hoạch sử dụng đất 05 năm (giai đoạn 2021-2025) của thành phố Cần Thơ. Đánh giá sự phù hợp các chỉ tiêu sử dụng đất của từng loại đất trước và sau khi chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất thành phố được duyệt, có văn bản lấy ý kiến Sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đất chuyển mục đích.

b) Xác nhận trích lục bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đối với khu vực chuyn mục đích sử dụng đất.

c) Tổng hợp ý kiến của Sở ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua chuyn mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha.

2. Sở Xây dựng phối hợp có ý kiến về sự phù hp quy hoạch chung thành phố và trong trường hp dự án có điều chỉnh khác với Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với địa phương xác nhận loại đất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (đất trồng lúa nước 02 vụ trở lên, đất trồng lúa nước còn lại...), xác nhận dự án có thuộc khu vực quy hoạch đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt và có ý kiến phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt.

4. Đối với các dự án lập chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét sự phù hp với quy hoạch định hướng phát triển của thành phố, quy hoạch ngành, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định của pháp luật hiện hành.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Phối hợp với chủ đầu tư tổng hp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, xác định hiện trạng từng loại đất và loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất, đánh giá chỉ tiêu sử dụng đất của từng loại đất trước và sau khi chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

b) Xác nhận sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (đối với các huyện), quy hoạch phân khu (đối với các quận), kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, quy hoạch xây dựng trên địa bàn quận, huyện theo quy định.

c) Phối hợp với chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến người có đất bị thu hồi sau khi có văn bản lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời tổng hp báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường.

d) Phi hp hỗ trợ chủ đầu tư, nhà đầu tư thực hiện Trích lục bản đồ khu vực chuyển mục đích sử dụng đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường ký xác nhận.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lấy ý kiến trực tiếp người có đất bị thu hồi, cộng đồng dân cư thông qua đại diện của điểm dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nơi có đất chuyển mục đích.

7. Các chủ đầu tư, nhà đầu tư phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện và Ủy ban nhân dân cấp huyện đđược cung cấp thông tin địa chính, xác định diện tích từng loại đất trong khu vực dự án, đồng thời phi hp chặt chẽ với địa phương trong việc tổ chức lấy ý kiến và cung cấp thông tin kịp thời cho các Sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cp xã.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Quy định trình tự, nội dung lấy ý kiến, hồ sơ trình UBND thành phố:

1. Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định số 10/2022/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đăng ký nhu cầu sử dụng đất tại y ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hp gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đthực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với trường hp dự án thực hiện trên địa bàn từ 02 huyện trở lên thì chủ đầu tư, nhà đầu tư đăng ký trực tiếp với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án.

2. Trường hp hồ sơ không hp lệ, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản cho tchức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hp lệ để thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đất lấy ý kiến theo quy định sau:

a) Nội dung lấy ý kiến bao gồm:

- Vị trí, quy mô sử dụng đất của dự án đầu tư;

- Ảnh hưởng đối với người có đất bị thu hồi (đời sống, việc làm, chuyển đổi nghề);

- Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất đến cộng đồng dân cư.

b) Hình thức lấy ý kiến:

- Lấy ý kiến trực tiếp người có đất bị thu hồi, cộng đồng dân cư thông qua đại diện của điểm dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nơi có đất chuyển mục đích;

- Lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đất chuyển mục đích.

c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến và lập hồ sơ đề nghị chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:

a) Tờ trình Hội đồng nhân dân về việc chuyển mục đích sử dụng đất gồm các thông tin cơ bản sau:

- Sự cần thiết và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

- Sự phù hợp của việc chuyển mục đích sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt;

- Việc đáp ứng điều kiện và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan khi chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Danh mục dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Trích lục bản đồ khu vực chuyển mục đích sử dụng đất có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của Giám đốc Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và chủ đầu tư:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chuyn mục đích sử dụng đất trồng lúa.

2. Bố trí đủ cán bộ, công chức làm công tác theo dõi, tng hợp báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu đảm bảo kịp thời.

3. Các cơ quan, tổ chức có liên quan được phân công có trách nhiệm báo cáo thông tin về dự án đầu tư, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đầy đủ, chính xác, theo đúng biểu mẫu và đúng thời hạn quy định.

Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên báo cáo UBND thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định số 10/2022/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với chủ đầu tư, nhà đầu tư tổng hợp kết quả chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

3. Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các chủ đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc thì các đơn vị liên quan phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1531/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp trong công tác tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Cần Thơ

  • Số hiệu: 1531/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/05/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Dương Tấn Hiển
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/05/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản