Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1514/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Căn cứ Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19;

Căn cứ Chương trình hành động số 10-CTr/BCS ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Căn cứ Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Văn phòng Bộ,
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin,
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,
Vụ Pháp luật quốc tế (để t/h);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ PLDSKT, LĐAS&TH (Vũ).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BTP ngày 08 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện toàn diện, có hiệu quả các nhiệm vụ Bộ Tư pháp được giao tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Mục 131); Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 (Mục 69), Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 (điểm g khoản 3 Mục III); Chương trình hành động số 10-CTr/BCS ngày 21/6/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Mục 12), Quyết định số 1116/QĐ-BTP ngày 07/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Mục 9).

2. Yêu cầu

a) Đề án được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 và giai đoạn 2015-2020; ứng dụng khoa học công nghệ, các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; khuyến khích giải pháp đổi mới sáng tạo.

b) Gắn kết với Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt theo Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

c) Các hoạt động phải đúng mục đích, yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính khả thi; có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án; hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả. Hình thức các hoạt động theo Kế hoạch được thực hiện linh hoạt theo điều kiện thực tiễn.

d) Lộ trình xây dựng Đề án được xác định cụ thể, hợp lý, khả thi, phù hợp với mục đích, yêu cầu của Đề án.

đ) Phân công rõ trách nhiệm thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, đồng thời tăng cường công tác phối hợp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thành lập Tổ soạn thảo Đề án

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp); các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2021.

- Kết quả, sản phẩm: Quyết định thành lập Tổ soạn thảo Đề án.

2. Khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa, xác định vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tiếp cận các hình thức hỗ trợ pháp lý và vướng mắc, khó khăn trong công tác hỗ trợ pháp lý

2.1. Khảo sát trực tuyến doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác hỗ trợ pháp lý

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp); các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Quý IV/2021 - Quý II/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả khảo sát; xác định khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác hỗ trợ pháp lý.

2.2. Khảo sát trực tiếp doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác hỗ trợ pháp lý

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp); các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Quý I/2022 - Quý III/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả khảo sát; xác định khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác hỗ trợ pháp lý.

3. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế tại chỗ

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp); các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Quý IV/2021 - Quý III/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Các chuyên đề nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.2. Tổ chức hội thảo, đối thoại với chuyên gia nước ngoài về kinh nghiệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ngoài

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tư pháp).

- Thời gian thực hiện: Quý I/2022 - Quý III/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả tổ chức hội thảo, đối thoại.

4. Trao đổi, làm việc với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

4.1. Tổ chức hội thảo, đối thoại, tọa đàm khoa học với đại diện của các cơ quan nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác hỗ trợ pháp lý về các khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật và do tổ chức thi hành (thực tiễn) công tác hỗ trợ pháp lý

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp); các bộ, ngành, địa phương.

- Thời gian thực hiện: Quý I/2022 - Quý IV/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả tổ chức hội thảo, đối thoại, tọa đàm khoa học; xác định khó khăn, vướng mắc (do quy định pháp luật, do tổ chức thi hành pháp luật) từ góc độ cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác hỗ trợ pháp lý của bộ, ngành, địa phương.

4.2. Tổ chức hội thảo đối thoại, tọa đàm khoa học với đại diện của các doanh nghiệp, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp về nhu cầu hỗ trợ pháp lý; khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi tiếp cận hoạt động hỗ trợ pháp lý

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp); các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Quý I/2022 - Quý III/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả tổ chức hội thảo, đối thoại, tọa đàm khoa học; xác định khó khăn, vướng mắc từ góc độ doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.

5. Xây dựng Đề án

5.1. Tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và một số doanh nghiệp về việc xây dựng nội dung Đề án

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp).

- Cơ quan phối hợp: Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025; các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Quý I/2022 - Quý IV/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Bảng tổng hợp các ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và một số doanh nghiệp về việc xây dựng Đề án.

5.2. Tổ chức hội thảo, đối thoại, tọa đàm khoa học về việc xây dựng nội dung Đề án

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp).

- Cơ quan phối hợp: Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025; các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: Quý I/2022 - Quý IV/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả tổ chức hội thảo, đối thoại, tọa đàm khoa học.

6. Hoàn thiện, trình Đề án

- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp).

- Cơ quan phối hợp: Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

- Thời gian thực hiện: Quý IV/2022.

- Kết quả, sản phẩm: Đề án trình Thủ tướng Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế là đơn vị đầu mối tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

2. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch; tăng cường phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế trong triển khai nhiệm vụ.

3. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2021 và năm 2022 theo Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; nguồn tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

4. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế phối hợp với Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ trong quá trình xây dựng Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1514/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch xây dựng Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 1514/QĐ-BTP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/10/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Phan Chí Hiếu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/10/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản