- 1Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN về Chế độ Báo cáo tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1511/2001/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1511/2001/QĐ-NHNN NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chế độ báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Thị Kim Phụng (Đã ký) |
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1511/2001/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Chế độ này quy định về báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm: hệ thống báo cáo tài chính, nội dung, trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính áp dụng đối với các đơn vị kế toán thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Trong chế độ này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước (Báo cáo tài chính): Là Báo cáo kế toán, tổng hợp và thuyết minh các chỉ tiêu tài chính, tiền tệ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước, được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước.
2. Đơn vị kế toán thuộc Ngân hàng Nhà nước: Là các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; Cục quản trị Ngân hàng Nhà nước; Cục Công nghệ tin học Ngân hàng; Chi Cục công nghệ tin học Ngân hàng; Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh; Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng (sau đây gọi chung là Đơn vị báo cáo) và Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước (gọi là Đơn vị nhận báo cáo).
Điều 3. Căn cứ và nguyên tắc lập báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở số liệu các tài khoản trong và ngoài Bảng cân đối kế toán theo đúng tính chất, nội dung của tài khoản quy định tại hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước hiện hành.
2. Báo cáo tài chính phải phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan số liệu về các hoạt động của Đơn vị báo cáo. Đối với một số biểu mẫu báo cáo tài chính có kèm thuyết minh thì phải giải trình rõ ràng, đầy đủ vấn đề cần thuyết minh.
3. Thủ trưởng Đơn vị báo cáo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ và trung thực trong nội dung báo cáo tài chính của đơn vị mình.
Điều 4. Hình thức báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản và file (tệp) dữ liệu trên vật mang tin (băng, đĩa từ...) hoặc truyền qua mạng máy vi tính. Báo cáo bằng văn bản và file dữ liệu trên vật mang tin hoặc truyền qua mạng máy tính phải khớp đúng với nhau.
1. Việc công bố báo cáo tài chính hoặc cung cấp số liệu từ báo cáo tài chính được thực hiện theo quy định hiện hành. Đối với các số liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về bí mật Nhà nước.
2. Các đơn vị kế toán thuộc Ngân hàng Nhà nước phải lưu trữ và bảo quản báo cáo tài chính bằng văn bản theo đúng quy định hiện hành về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong ngành Ngân hàng.
Điều 6. Nội dung báo cáo tài chính
1. Hệ thống báo cáo tài chính gồm có 04 (bốn) biểu mẫu sau đây:
TT | Tên biểu mẫu |
01 | Bảng cân đối tài khoản kế toán |
02 | Bảng cân đối kế toán |
03 | Báo cáo thực hiện kế hoạch thu nhập, chi phí |
04 | Thuyết minh báo cáo tài chính |
2. Nội dung, phương pháp tính toán và hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng biểu mẫu báo cáo tài chính được thực hiện theo quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Chế độ này và được áp dụng thống nhất cho các đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có liên quan.
Điều 7. Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
Các đơn vị kế toán thuộc Ngân hàng Nhà nước phải tuân thủ quy định về thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính (có quy định cụ thể trên từng phụ lục kèm theo); Nếu ngày cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo tài chính là ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
Điều 8. Trách nhiệm của Đơn vị báo cáo
1. Theo định kỳ quy định, Đơn vị báo cáo (Phòng Kế toán - Thanh toán) phải lập và gửi các biểu mẫu báo cáo tài chính có liên quan theo quy định của Chế độ này.
2. Đối với Báo cáo tài chính dưới hình thức bằng văn bản phải lập thành 2 bản (để gửi Vụ Kế toán - Tài chính và lưu tại Đơn vị báo cáo) và phải có đầy đủ chữ ký và dấu của đơn vị theo đúng quy định.
3. Đối với Báo cáo tài chính dưới hình thức file (tệp) dữ liệu trên vật mang tin hoặc hoặc truyền qua mạng máy vi tính phải được mã hoá, bảo mật và xử lý truyền (gửi) đi theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về truyền, nhận thông tin, báo cáo quan mạng hoặc băng, đĩa từ.
4. Khi nhận được tra soát báo cáo tài chính có sai sót của Đơn vị nhận báo cáo, phải rà soát kiểm tra lại và nếu có sai sót thì phải điều chỉnh lại ngay bằng cách huỷ bỏ bản có sai sót và lập bản đúng để gửi lại Đơn vị nhận báo cáo, kèm theo trả lời tra soát có ghi "đã điều chỉnh sai sót"; Trường hợp đơn vị tự phát hiện báo cáo tài chính của mình có sai sót phải chủ động điều chỉnh như đã hướng dẫn trên đây.
Điều 9. Trách nhiệm của Vụ Kế toán - Tài chính.
1. Hướng dẫn việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính cho các đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước; Quản lý các số liệu và lưu trữ báo cáo tài chính bằng văn bản của hệ thống Ngân hàng Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Tiếp nhận và kiểm soát chặt chẽ các báo cáo tài chính do các Đơn vị báo cáo gửi đến. Khi phát hiện Báo cáo tài chính có sai sót, phải tra soát ngay Đơn vị báo cáo (lập thư tra soát đối với báo cáo tài chính bằng văn bản hoặc điện tra soát đối với báo cáo dưới hình thức file dữ liệu truyền qua mạng máy vi tính), trong thư hoặc điện tra soát phải ghi rõ nội dung sai sót và cách điều chỉnh; Thư tra soát phải có đầy đủ chữ ký của ngườ lập tra soát và của người kiểm soát.
3. Thực hiện đầy đủ các công việc có liên quan theo trách nhiệm quy định đối với Đơn vị báo cáo.
4. Tổng hợp báo cáo tài chính của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
5. Gửi báo cáo tài chính bằng văn bản của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành sau đây:
a. Ngân hàng Nhà nước:
- Vụ chính sách tiền tệ; Bảng cân đối tài khoản tháng trước; và Bảng cân đối tài khoản và doanh số quyết toán năm trước.
- Vụ Tổng Kiểm soát: Bảng cân đối tài khoản tháng trước; và Báo cáo tài chính quý, năm.
b. Bộ Tài chính: Báo cáo tài chính quý, năm.
c. Kiểm toán Nhà nước: Báo cáo tài chính năm
d. Ngoài quy định cụ thể nêu tại điểm (a), (b) và (c) trên đây, việc gửi báo cáo tài chính hoặc cung cấp số liệu từ báo cáo tài chính cho các tổ chức và cá nhân khác trong và ngoài ngành được thực hiện theo quy định hiện hành hoặc phê duyệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 10. Trách nhiệm của Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng
1. Là đầu mối trung gian, tổ chức việc tiếp nhận báo cáo tài chính do các Đơn vị báo cáo truyền qua mạng máy tính, tổng hợp, xử lý và truyền tiếp cho Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước theo các quy định cụ thể sau:
a. Khi tiếp nhận báo cáo tài chính do các đơn vị báo cáo truyền qua mạng máy tính phải kiểm tra tính chính xác về số học của báo cáo tài chính, riêng đối với Bảng cân đối tài khoản kế toán còn phải đối chiếu số dư đầu kỳ báo cáo với số dư cuối kỳ trước để đảm bảo sự khớp đúng;
b. Sau khi đã tiếp nhận, kiểm tra và đối chiếu báo cáo tài chính theo quy định; nếu không có sai soát gì, phải xử lý truyền tiếp ngay cho Đơn vị nhận báo cáo, nếu phát hiện có sai sót phải yêu cầu Đơn vị báo cáo kiểm tra, điều chỉnh và truyền lại để xử lý truyền tiếp theo quy định.
c. Tổ chức lưu trữ dữ liệu báo cáo tài chính an toàn và bảo mật.
2. Hướng dẫn các đơn vị kế toán thuộc Ngân hàng Nhà nước, kể cả Vụ chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước được phép tiếp cận báo cáo tài chính, sử dụng các máy móc, trang thiết bị, các ứng dụng công nghệ tin học để thực hiện việc lập, gửi, nhận, kiểm soát, tổng hợp, khai thác thông tin báo cáo tài chính trực tiếp trên mạng máy vi tính theo đúng quy định.
3. Đảm bảo truyền dẫn thông tin thông suốt, kịp thời, chính xác, an toàn và bảo mật.
Việc sửa đổi, bổ sung Chế độ này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH LẬP CÁC BÁO CÁO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Đơn vị............. | - Đơn vị lập báo cáo: Các Chi nhánh NHNN tỉnh, TP, - Đơn vị nhận báo cáo: NHNN (Vụ KT-TC) - Thời hạn gửi: Chậm nhất ngày 2 tháng năm kế tiếp - Hình thức gửi: Bằng văn bản, truyền file |
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Tháng....... năm........
A- CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: đồng
Tên Tài khoản | Số hiệu tài khoản | Số dư đầu kỳ | Doanh số trong kỳ | Số dư cuối kỳ | |||
|
| Nợ | Có | Nợ | Có | Nợ | Có |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
B- CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tên tài khoản | Số hiệu tài khoản | Số dư đầu kỳ | Doanh số trong kỳ | Số dư cuối kỳ | |
|
|
| Nhập | Xuất |
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
..., ngày.... tháng.... năm.....
Lập bảng (Ký, họ tên) | TP Kế toán (Ký, họ tên) | Kiểm soát (Ký, họ tên) | Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Đơn vị............. | - Đơn vị lập báo cáo: Các Chi nhánh NHNN tỉnh, TP, - Đơn vị nhận báo cáo: NHNN (Vụ KT-TC) - Thời hạn gửi: Chậm nhất ngày 5/1 năm kế tiếp - Hình thức gửi: Bằng văn bản, truyền file |
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN & DOANH SỐ QUYẾT TOÁN
Năm........
A- CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: đồng
Tên Tài khoản | Số hiệu tài khoản | Số dư đầu năm | Doanh số 12 tháng | Số dư cuối năm | |||
|
| Nợ | Có | Nợ | Có | Nợ | Có |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
B- CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tên tài khoản | Số hiệu tài khoản | Số dư đầu năm | Doanh số 12 tháng | Số dư cuối năm | |
|
|
| Nhập | Xuất |
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
..., ngày.... tháng.... năm.....
Lập bảng (Ký, họ tên) | TP Kế toán (Ký, họ tên) | Kiểm soát (Ký, họ tên) | Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) |
C- BẢNG DOANH SỐ QUYẾT TOÁN NĂM
Đơn vị: đồng
Tên tài khoản | Số hiệu tài khoản | Doanh số quyết toán | |
|
| Nợ | Có |
1 | 2 | 3 | 4 |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
..., ngày.... tháng.... năm.....
Lập bảng (Ký, họ tên) | TP Kế toán (Ký, họ tên) | Kiểm soát (Ký, họ tên) | Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
1. Bản chất và mục đích của Bảng cân đối tài khoản kế toán:
Bảng cân đối tài khoản kế toán phản ảnh doanh số hoạt động và số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của tấc cả các tài khoản từ cấp III đến tài khoản cấp I trong một chu kỳ kế toán.
2. Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập cho các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào bảng kết hợp tài khoản tháng (hoặc năm) để lập bảng cân đối tài khoản kế toán đến cấp III.
3. Cách lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng: Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng cần thực hiện theo quy định sau:
- Những tài khoản cấp III có 2 số dư thì trên Bảng cân đối tài khoản kế toán phải để nguyên 2 số dư, không được bù trừ cho nhau.
- Tổng doanh số Nợ trong tháng phải bằng tổng doanh số Có trong tháng; Tổng dư Nợ đầu tháng phải bằng tổng dư Có đầu tháng; Tổng dư Nợ cuối tháng phải bằng tổng dư Có cuối tháng.
- Số dư nợ, số dư có đầu tháng sau phải bằng số dư nợ, số dư có cuối tháng trước.
4. Cách lập bảng cân đối tài khoản kế toán và doanh số quyết toán năm: Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán và doanh số quyết toán năm cần thực hiện theo quy định sau:
- Những tài khoản cấp III có 2 số dư thì trên Bảng cân đối tài khoản kế toán phải để nguyên 2 số dư, không được bù trừ cho nhau.
- Tổng doanh số trên Bảng cân đối tài khoản kế toán năm của Ngân hàng Nhà nước ở cột: Doanh số 12 tháng phải bằng doanh số của 12 bảng cân đối của 12 tháng cộng lại.
- Phần doanh số quyết toán năm phản ánh tất cả các tài khoản thu nhập, chi phí đã phát sinh trong năn tài chính và việc thực hiện chuyển tiêu các tài khoản này vào tài khoản chênh lệch thu - chi cuối năm tài chính.
- Tổng doanh số quyết toán phần Doanh số quyết toán năm phải bằng doanh số chuyển tiêu ở các tài khoản "Thu nhập", "Chi phí" và chênh lệch thu - chi cộng lại.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM | - Đơn vị lập: Vụ Kế toán - Tài chính |
Quý/Năm.......
Đơn vị: đồng
TÀI SẢN CÓ | CÁCH LẤY SỐ LIỆU TỪ BCĐTKKT |
I- HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ |
|
1- Tiền mặt ở đơn vị phụ thuộc | Dư nợ TK 103 |
2- Nguyên tệ, vàng, kim loại quý, đá quý | Dư nợ TK 121, 122, 131, 138, 139 |
II- HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÍN DỤNG |
|
A- Tiền gửi, cho vay, đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài |
|
1- Tiền gửi, cho vay và thanh toán với các NH ở nước ngoài |
|
- Tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài | Dư nợ TK 201 |
- Cho nước ngoài vay bằng ngoại tệ | Dự nợ TK 202, 203 |
- Thanh toán với NH ở nước ngoài và các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế | Chênh lệch dư nợ TK 207 (Nếu dư nợ có chỉ tiêu để trong dấu ngoặc (***)) |
2- Đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài | Dư nợ TK 211, 214, 216, 217 |
B- Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở | Dự nợ TK 221, 222, 223 |
C- Cho các Ngân hàng hoạt động ở Việt Nam vay | Dư nợ TK 24, 26, 29 |
1- Tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam | Dư nợ TK24 |
2- Cho vay bằng ngoại tệ | Dư nợ TK 26 |
3- Nợ quá hạn cho vay | Dư nợ TK 29 |
D- Nghiệp vụ tín dụng khác |
|
1- Các khoản trả thay Tổ chức tín dụng về nghiệp vụ bảo lãnh | Dư nợ TK 271 |
III- THANH TOÁN VỚI NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC | Dư nợ TK 23 |
IV - TÀI SẢN |
|
A- Tài sản cố định |
|
1- Nguyên giá TSCĐ | Tổng dư nợ TK 301, 302 |
2- Hao mòn TSCĐ (***) | Tổng dư có TK 3051, 3052 |
B- Tài sản khác | Dư nợ TK 31 |
| |
1- Các khoản phải thu khách hàng | Dự nợ TK 361, 362 |
2- Các khoản phải thu nội bộ | Dự nợ TK 363 |
3- Tài sản có khác | Dư nợ các TK 32, 365, 366, 369, Chênh lệch Dự nợ TK loại 5 |
4- Chênh lệch Chi > Thu kỳ này | Dư nợ TK 692, Dư nợ các TK lại 8 trừ dư có các TK loại 7 nếu dư nợ > dư có |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN CÓ |
|
|
|
TÀI SẢN NỢ |
|
I- TIỀN MẶT VÀ NPTT NGOÀI HỆ THỐNG NHNN |
|
1. Tiền đã phát hành ngoài NHNN | Dư có TK 401 trừ Dư Nợ các TK 101, 102 |
2- Ngân phiếu thanh toán đã phát hành ngoài NHNN | Dư có TK 402 trừ Dư nợ TK 111 |
II- CÁC KHOẢN NỢ CỦA NHNN |
|
1- Các cam kết trả nợ của NHNN | Dư có TK 411, 412 |
2- Các khoản nợ đối với nước ngoài |
|
- Bằng ngoại tệ | Dư có TK 421, 422, 423, 426 |
- Bằng đồng Việt Nam | Dư có TK 431, 434 |
3- Tiền gửi của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam | Dư có TK 45 |
- Bằng ngoại tệ | Dư có TK 4512, 455 |
- Bằng đồng Việt Nam | Dư có TK 4511, 453 |
III- THANH TOÁN VỚI BỘ TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH PHỦ | Dư có TK 44 |
| |
1. Vốn của ngân hàng |
|
- Vốn pháp định | Dư có TK 601 |
- Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ | Dư có TK 602 |
Trong đó vốn bằng tiền hiện còn chưa sử dụng | Dư có TK 602 trừ (-) tổng dư nợ TK 301, 302 cộng (+) Tổng dư có TK 5051, 3052 trừ (-) Tổng dư nợ TK 321, 3231 |
- Vốn do đánh giá lại tài sản và vốn khác | Dư có TK 603, 609 |
2- Vốn được cấp theo các mục đích chỉ định | Dư có TK 61 |
3- Quỹ và dự phòng | Dư có TK 62 |
| |
1- Các khoản phải trả khách hàng | Dư có TK 461, 462 |
2- Các khoản phải trả nội bộ | Dư có TK 463 |
3- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ | Dư có TK 631, nếu dư nợ thì chỉ tiêu để trong dấu ngoặc (***) |
4- Tài sản khác | Dư có TK 464, 465, 466, 468, 469, 489, Dư có TK 485 (Nếu dư nợ thì chỉ tiêu để trong dấu ngoặc (***), Chênh lệch dư có TK loại 5) |
5- Chênh lệch Thu > Chi kỳ này | Dư có TK 692, Dư có các TK loại 7 trừ dư nợ các TK loại 8, nếu dư có > dư nợ |
Tổng cộng tài sản nợ |
|
....., ngày.... tháng.... năm.....
Lập bảng (ký tên, họ tên) | PT Kế toán (ký tên, họ tên) | Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên, đóng dấu) |
Ghi chú: Những chỉ tiêu có đánh dấu sao (***) số liệu được thể hiện dưới dạng số âm (-).
CÁCH LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1- Bản chất và mục đích của Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Ngân hàng Nhà nước theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn cũng như cơ cấu và nguồn hình thành các tài sản đó. Qua đó có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm báo cáo.
2- Kết cấu của Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán chia làm 2 phần: Phần tài sản Có và phần tài sản Nợ và nguồn vốn.
Phần tài sản Có: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Được phân chia 5 phần:
I- Hoạt động ngân quỹ
II- Hoạt động đầu tư và tín dụng
III- Thanh toán với nhà nước và ngân sách nhà nước
IV- Tài sản cố định và tài sản khác
V- Tài sản có khác
Phần tài sản nợ và nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Tài sản nợ và nguồn vốn chia ra 5 phần:
I- Tiền mặt và ngân phiếu thanh toán ngoài hệ thống NHNH
II- Các khoản nợ của Ngân hàng Nhà nước
III- Thanh toán với Bộ Tài chính và Chính phủ
IV- Vốn và quỹ của Ngân hàng
V- Tài sản nợ khác
3- Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán:
- Căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào Bảng cân đối tài khoản kế toán kỳ trước và kỳ này.
4- Nội dung và phương pháp tính, ghi các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán theo mẫu đã quy định.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Đơn vị............. | - Đơn vị lập báo cáo: Các Chi nhánh NHNN tỉnh, - Đơn vị nhận báo cáo: NHNN (Vụ KT-TC) - Thời hạn gửi: Chậm nhất ngày 2 tháng đầu quý kế tiếp (đối - Hình thức gửi: Bằng văn bản, truyền file |
BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU NHẬP - CHI PHÍ
Quý/năm....
Đơn vị: đồng
Số hiệu tài khoản | Các chỉ tiêu | Dự toán được duỵêt cả năm | Thực hiện quý này | Luỹ kế từ đầu năm đến quý này | Tỷ lệ % thực hiện so với kế hoạch |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| A- Phần thu ...................... B- Phần chi ................... C- Chênh lệch + Thu > Chi + Chi > Thu |
|
|
|
|
..., ngày....... tháng.... năm......
Lập bảng (Ký, họ tên) | TP Kế toán (Ký, họ tên) | Kiểm soát (Ký, họ tên) | Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) |
CÁCH LẬP BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THU NHẬP - CHI PHÍ
1- Báo cáo thu nhập chi phí là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động trong một chu kỳ kế toán, là cơ sở để kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính của đơn vị báo cáo.
2- Kết cấu của báo cáo thu nhập chi phí: Báo cáo thu nhập chi phí của Ngân hàng Nhà nước gồm 3 phần:
Phần A: Tổng thu
Phần B: Tổng chi
Phần C: Chênh lệch thu, chi
3- Cơ sở số liệu để lập báo cáo: Căn cứ vào số dư Có cuối kỳ báo cáo trên sổ kế toán của các tài khoản thuộc loại 7 "Các khoản thu" và số dư Nợ cuối kỳ báo cáo trên sổ kế toán của các tài khoản thuộc loại 8 "Các khoản chi".
4- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập chi phí: số liệu ghi vào cột 5 (Luỹ kế từ đầu năm) được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 (Thực hiện quý này) cộng (+) với số liệu ghi ở cột 5 "Luỹ kế từ đầu năm đến quý này" của báo cáo này kỳ trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------------
Đơn vị.:- Đơn vị lập báo cáo: Các Chi nhánh NHNN tỉnh, TP, Sở giao
dịch NHNN, Cục quản trị, Cục CNTHNH, Chi cục
CNTHNH, Ban Quản lý các DATDQT, Thời báo NH, Tạp
chí NH, Văn Phòng đại diện NHNN tại TPHCM, Vụ KT-TC
- Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KT-TC
- Thời hạn gửi: Chậm nhất ngày 2 tháng đầu quý tiếp (đối với
báo cáo quý); Chậm nhất ngày 5/1 năm kế tiếp (đối với báo
cáo năm)
- Hình thức gửi: Bằng văn bản
Quý/năm..........
I- TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
Theo từng nhóm TSCĐ, mỗi loại TSCĐ trình bày trên một biểu riêng:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu | Đất | Nhà cửa, vật kiến trúc | ..................... | Tổng cộng |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I. Nguyên giá TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 2. Số tăng trong kỳ Trong đó: - Mua sắm mới - Xây dựng mới 3. Số giảm trong kỳ Trong đó: - Thanh lý - Nhượng bán 4. Số cuối kỳ Trong đó: - Chưa sử dụng - Đã khấu hao hết - Chờ thanh lý II. Giá trị hao mòn 1. Dư đầu kỳ 2. Tăng trong kỳ 3. Giảm trong kỳ 4. Số cuối kỳ III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 2. Cuối kỳ |
|
|
|
|
Lý do tăng, giảm:...........................................
II- VỀ PHẦN THU NHẬP:
Tổng thu thực hiện:............... triệu đồng, đạt............% kế hoạch, gồm:
1- Thu về nghiệp vụ tín dụng: ........... Triệu đồng, đạt ........ % kế hoạch
Trong đó:
- Thu lãi tiền gửi:
- Thu lãi tiền vay:
- Thu về nghiệp vụ chiết khấu:
- Thu khác về hoạt động tín dụng:
- Thu về hoạt động TT mở:
2- Thu về hoạt động ngoại hối:.......... triệu đồng, đạt............% kế hoạch (Thu về mua bán ngoại tệ)
3- Thu dịch vụ:..................... triệu đồng, đạt..............% kế hoạch
4- Thu phí và lệ phí: ............ triệu đồng, đạt..............% kế hoạch
5- Các khoản thu khác:......... triệu đồng, đạt.............% kế hoạch
Giải trình việc tăng, giảm so với kế hoạch các chỉ tiêu về thu:
III- Về phần chi phí:
Tổng chi thực hiện:............. triệu đồng, đạt...............% kế hoạch, gồm:
1. Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng:........triệu đồng, đạt........% kế hoạch
Trong đó:
- Trả lãi tiền gửi:
- Trả lãi tiền vay:
- Chi về hoạt động thị trường mở:
- Chi về hoạt động ngoại hối:
- Chi về nghiệp vụ thanh toán:
- Chi nộp thuế, phí và lệ phí:
2- Chi phí in đúc, bảo quản, vận chuyển và phương tiện TTTT:.......... triệu đồng, đạt...........% kế hoạch
3- Chi cho cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng:...... triệu đồng, đạt......% kế hoạch
4- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:........ triệu đồng, đạt......... % kế hoạch
5- Chi về tài sản:............................................... triệu đồng, đạt..........% kế hoạch
Trong đó:
Chi Bảo dưỡng và sửa đổi tài sản:.................... triệu đồng, đạt........% kế hoạch
Chi xây dựng nhỏ:................. triệu đồng, đạt .........% kế hoạch
Chi công cụ lao động: .......... triệu đồng, đạt.......... % kế hoạch
6- Các khoản cho khác: ........ triệu đồng, đạt...........% kế hoạch
7- Chi lập quỹ dự phòng: ...........Triệu đồng, đạt......% kế hoạch
Giải trình về việc tăng, giảm các chỉ tiêu về chi phí so với kế hoạch được duyệt:
IV- Chênh lệch thu chi: ...........Triệu đồng, đạt........% kế hoạch
V- Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động: (Phần tự trình bày của đơn vị).
VI- Các kiến nghị của đơn vị:
....., ngày.... tháng.... năm.....
Lập bảng (ký tên, họ tên) | TP Kế toán (ký tên, họ tên) | Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên, đóng dấu) |
- 1Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN về Chế độ Báo cáo tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 1405/2002/QĐ-NHNN sửa đổi một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán của Ngân hàng nhà nước tại Chế độ báo cáo tài chính của NHNN kèm theo Quyết định 1511/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 23/2008/QĐ-NHNN về Chế độ Báo cáo tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Quyết định 1511/2001/QĐ-NHNN ban hành Chế độ báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1511/2001/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/11/2001
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 15/12/2001
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực