Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1510/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 04 tháng 5 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 ngày 09/11/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc khóa XIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Văn bản số 1079/VPCP-KTN ngày 19/02/2016 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương thực hiện Đề án thí điểm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020; Văn bản số 11180/VPCP-NN ngày 23/12/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Thí điểm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 31/TTr-SKH ngày 07 tháng 3 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thí điểm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020”, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Tạo sự đột phá có tính chất trọng tâm trong công tác chỉ đạo, xác định nhiệm vụ, bố trí, huy động nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, gắn với xây dựng nông thôn mới 23 xã biên giới Việt - Trung, giai đoạn 2016 - 2020.
- Đến năm 2020, xây dựng các xã biên giới có kết cấu hạ tầng đạt chuẩn nông thôn mới; đồng thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã - hội, củng cố quốc phòng - an ninh vùng nông thôn trên tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2020.
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh ổn định; xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, là mô hình để nhân rộng ở các địa bàn có biên giới.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2020, duy trì, từng bước nâng cao các tiêu chí nông thôn mới cho 06 xã đã hoàn thành; phấn đấu thêm 05 xã hoàn thành nông thôn mới, nâng tổng số xã hoàn thành nông thôn mới lên 11 xã; 12 xã hoàn thành từ 12 đến 18 tiêu chí. Cụ thể như sau:
+ 11 xã đạt 19/19 tiêu chí, gồm các xã: xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai; xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng; các xã: Quang Kim, Bản Vược, Bản Qua, Trịnh Tường, huyện Bát Xát; các xã: Si Ma Cai, Sán Chải, huyện Si Ma Cai; các xã: Bản Lầu, Lùng Vai, Pha Long, huyện Mường Khương;
+ 06 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí, gồm các xã: xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai; các xã: Y Tý, Cốc Mỳ, A Mú Sung, Nậm Chạc, Ngải Thầu, huyện Bát Xát;
+ 06 xã đạt từ 12 - 15 tiêu chí, gồm: xã A Lù, huyện Bát Xát; các xã: Nậm Chảy, Tả Ngải Chồ, Tung Trung Phố, Tả Gia Khâu, Dìn Chin, huyện Mường Khương;
- Tỷ lệ hộ nghèo các xã giảm bình quân hàng năm từ 5 - 7% (giảm 2 - 3 lần so với bình quân chung của tỉnh), đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 18,52% (theo chuẩn nghèo đa chiều). Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/người/năm; giá trị sản phẩm/01 ha đất canh tác bình quân năm 2020 đạt trên 50 triệu đồng (bằng 77% bình quân chung của tỉnh); tỷ lệ che phủ rừng biên giới đạt 50% (tăng 3% so năm 2015).
- Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề đạt 52,4%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 95% trở lên.
- 23/23 xã có đường giao thông trục xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 15/23 xã có đường trục thôn được cứng hóa.
- Phấn đấu 20/23 xã đạt tiêu chí về thủy lợi, chủ động phục vụ tưới tiêu cho diện tích canh tác.
- 100% số thôn bản (306 thôn) của 23 xã biên giới có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 94,2%.
- Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%; 16/23 xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; có 100% số xã, không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; 20 xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch và 90% số xã có chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định, 13/23 xã (56,52%) đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm.
- Phấn đấu 100% số hộ trên địa bàn không còn nhà tạm, nhà dột nát.
- Đến hết năm 2020, hầu hết người dân trên địa bàn được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; 23/23 xã đạt chuẩn tiêu chí Y tế.
- 18 xã/23 đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa; 271 thôn, bản (88,56%) đạt thôn, bản văn hóa.
- 223 trường học, điểm trường (63,71%) có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia và đạt tiêu chí về Giáo dục và Đào tạo; 98,8% tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đi học; 87,6% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục đi học.
- Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, đến năm 2020, 23/23 xã đạt tiêu chí về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
- Phấn đấu các xã đều duy trì và đạt tiêu chí Quốc phòng và An ninh.
1. Quy hoạch
- Rà soát, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 17 xã còn lại (chưa đáp ứng yêu cầu về quy hoạch) trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện, gắn với quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, Quy hoạch sắp xếp dân cư biên giới, đảm bảo quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân biên giới giữa hai nước tăng cường giao lưu, trao đổi thương mại.
- 23/23 xã được quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết trung tâm 19 xã, 57 điểm dân cư thôn và các quy hoạch chuyên ngành.
2. Nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư các công trình hạ tầng nông thôn hướng theo mục tiêu phấn đấu các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
- Về Giao thông: Đầu tư 203 công trình, tổng dài 436 km, trong đó: nâng cấp 175 công trình, dài 375 km; làm mới 28 công trình, dài 61 km.
- Thủy lợi: Đầu tư nâng cấp, sửa chữa 90 hệ thống thủy lợi đã xuống cấp, làm mới 3 hệ thống, tổng chiều dài kênh kiên cố thêm 350 km; phục vụ ổn định tưới tiêu khoảng 1.500 ha.
- Hệ thống điện: Đầu tư mới 20 trạm biến áp; 1,8 km đường dây 35 KV, 71 km đường dây 0,4 KV (không tính khối lượng đầu tư các xã thuộc huyện Mường Khương, ngành Điện đang thực hiện đầu tư theo nguồn vốn WB).
- Cơ sở vật chất cho giáo dục: Đầu tư 75 công trình trường học các cấp học, gồm: 205 phòng học; 187 phòng chức năng; 188 phòng công vụ giáo viên; 62 phòng BTHS; 121 phòng bếp, kho, vệ sinh.
- Cơ sở vật chất văn hóa, thể thao: Đầu tư xây dựng mới 17 công trình nhà văn hóa xã kết hợp hội trường xã theo mẫu thiết kế định hình của tỉnh; các nhà văn hóa xã có thiết bị đáp ứng hoạt động ở cơ sở; nâng cấp 48 nhà và làm mới 149 nhà văn hóa thôn; xây dựng 14 công trình khu thể thao xã.
- Trụ sở UBND xã: Đầu tư mở rộng, nâng cấp 6 công trình, gồm: làm mới 4 nhà làm việc các đoàn thể; 1 nhà công vụ + ngoại thất xã; nâng cấp, sửa chữa công trình trụ sở xã.
- Các xã có nhà làm việc cho công an, quân sự xã,
- Chợ nông thôn: Đầu tư nâng cấp 03 chợ đảm bảo yêu cầu tiêu chí chợ; nâng tổng số có 14 chợ đạt chuẩn theo quy hoạch.
- Thông tin và truyền thông: Ưu tiên phát triển đầu tư điểm truy cập intenet công cộng cấp xã, thôn phấn đấu 100% xã và có tối thiểu 50% số thôn có điểm truy cập intenet công cộng; xây dựng hệ thống mạng LAN đảm bảo phục vụ yêu cầu nhiệm vụ ở cơ sở.
- Nhà ở dân cư: Vận động nhân dân tự xây dựng nhà ở theo quy chuẩn nông thôn mới; đồng thời hỗ trợ 31 hộ nghèo vay vốn để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đầu tư mỗi xã từ 1-3 ha (tổng số 51 ha) mặt bằng có hạ tầng thiết yếu để bán theo hình thức đấu giá sử dụng đất, tạo nguồn thu cho xã xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường việc tổ chức quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng sau đầu tư, đồng thời bố trí ngân sách hỗ trợ cho các xã thực hiện đảm bảo các công trình hoạt động hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ, biến đổi khí hậu gây ra.
3. Nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất
- Tiêu chí Thu nhập: Trên cơ sở đề án tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, giai đoạn 2016-2020 của tỉnh, tập trung các nguồn lực từ chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và các nguồn vốn huy động khác để tăng thu nhập bình quân/người/năm của toàn vùng là trên 33 triệu đồng.
- Thực hiện 22 dự án trồng, phát triển rừng và 20 dự án bảo vệ rừng trên địa bàn các xã biên giới.
- Thực hiện các dự án đầu tư phát triển trồng trọt, các loại cây trồng có hiệu quả cao (23 dự án) và hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản theo hướng vùng sản xuất hàng hóa.
- Tiêu chí Hộ nghèo: Phấn đấu hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 5 -7%, đưa tỷ lệ hộ nghèo trung bình toàn vùng từ 44,03% xuống 18,52% vào năm 2020.
- Tiêu chí Tỷ lệ Lao động có việc làm thường xuyên: Phát huy lợi thế về cửa khẩu và tiềm năng du lịch để đẩy mạnh phát triển ngành nghề, dịch vụ để tạo thêm việc làm, đồng thời phát triển khu, vùng ứng dụng công nghệ cao để tận dụng lao động địa phương.
- Tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất: Củng cố, chuyển đổi các Hợp tác xã thực hiện theo Luật Hợp tác xã 2012, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các tổ chức đại diện cho nông dân (Hợp tác xã, Tổ hợp tác);
4. Nhóm tiêu chí Văn hóa, xã hội, môi trường
- Giáo dục và Đào tạo: Duy trì và nâng cao mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các xã biên giới; phát huy hiệu quả hoạt động của các trường giáo dục thường xuyên và dạy nghề để chủ động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời tạo điều kiện cho các học viên không có điều kiện theo học THPT được tiếp tục học tập. Đào tạo nghề với các nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với phong tục tập quán và các nghề truyền thống của địa phương, gắn với quy hoạch phát triển các vùng sản xuất hàng hóa; định hướng và tạo việc làm cho người dân sau học nghề; Phấn đấu 98,8% tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đi học; 87,6% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc và học nghề; phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52,4 %.
- Tiêu chí Y tế: Xây dựng 02 trạm y tế; đầu tư tất cả các trạm y tế xã về trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh ở cơ sở; thu hút, luân chuyển đảm bảo mỗi xã biên giới có 01 bác sỹ; phấn đấu đến năm 2020, có 91.035 người dân (100%) được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; 23 xã (100%) đạt tiêu chí Y tế.
- Tiêu chí Văn hóa: Giữ vững kết quả đã đạt được, phấn đấu đến hết năm 2020, có 271 thôn, bản/306 thôn, bản, chiếm (88,56%) đạt thôn, bản văn hóa.
- Tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm: Đầu tư nâng cấp, sửa chữa 74 hệ thống, làm mới 03 hệ thống cấp nước sinh hoạt để phục vụ nước sinh hoạt cho 4.000 hộ; hỗ trợ xây dựng 18 công trình nghĩa trang, 14 công trình bãi rác; hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo làm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, hỗ trợ các hoạt động cho cộng đồng đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
5. Nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị
- Đến năm 2020, có 23/23 xã đạt tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật; tiếp tục thực hiện tốt công tác cán bộ cho 20 xã chưa đạt chuẩn về đội ngũ cán bộ, công chức xã. Tăng cường điều động, luân chuyển, thu hút tri thức trẻ; tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ đương chức, cán bộ nguồn đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức an ninh, quốc phòng, biên giới riêng cho cán bộ công chức cấp xã tại các đơn vị biên giới. Tăng cường cán bộ Bộ đội biên phòng cho các xã biên giới, đặc biệt các xã trọng điểm, tham mưu cho địa phương củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở.
- Về tiêu chí Quốc phòng và an ninh: Hàng năm hỗ trợ kinh phí tổ chức hội đàm, trao đổi, kết nghĩa giữa các Đồn - Trạm, các thôn bản giáp biên giới của 2 quốc gia. Chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng dân quân tự vệ và đội ngũ an ninh xã, thôn (bản), phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. Trọng tâm là đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lợi dụng dân tộc, tôn giáo chống phá chính quyền, khối đại đoàn kết dân tộc, các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, kiềm chế sự gia tăng tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, mua bán người, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm do nguyên nhân xã hội,... nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề an ninh trật tự. Ưu tiên tuyển chọn con em đồng bào các dân tộc vùng biên giới được đào tạo tại các trường quân sự, công an và bố trí tại các xã vùng biên giới; tăng cường quản lý thương mại giữa các xã biên giới của Việt Nam và Trung Quốc.
Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới", gắn với Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
1. Tuyên truyền
- Tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị, cán bộ quản lý nhà nước các cấp, các doanh nghiệp và người nông dân. Trong đó, tập trung cao nội dung tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi, tích tụ ruộng đất; phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, liên kết hóa trong sản xuất, doanh nghiệp hóa sản phẩm và xã hội hóa đầu tư.
- Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng và phổ biến những điểm hình tiên tiến, các sáng kiến và kinh nghiệm tốt về xây dựng nông thôn mới. Kịp thời khen thưởng, động viên với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã biên giới.
2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản; quy hoạch sắp xếp dân cư; quy hoạch nông thôn mới cấp xã đã có; bổ sung quy hoạch còn thiếu trên cơ sở phát huy lợi thế các sản phẩm của địa phương, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.
3. Cơ chế, chính sách
- Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện chương trình Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững, nhất là các chính sách thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, và của tỉnh đã ban hành.
- Ngân sách tỉnh quản lý hỗ trợ một phần và tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển để cấp huyện, cấp xã quy hoạch, xây dựng các dự án tạo mặt bằng,và hạ tầng thiết yếu nhằm bán đấu giá sử dụng đất, tạo nguồn thu cho xã xây dựng nông thôn mới: Để lại tối thiểu 80% số thu được (sau khi trừ chi phí đầu tư) cho xã, triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 89/2016/NQ-HĐND ngày ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Lào Cai ban hành “Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020” và hướng dẫn tại Văn bản số 450/UBND-TH ngày 09/02/2017 của UBND tỉnh Lào Cai
- Tiếp tục tăng cường, luân chuyển cán bộ thuộc biên chế của cấp huyện, của lực lượng vũ trang (Bộ đội Biên phòng tỉnh) về làm cán bộ chủ chốt các xã biên giới trọng điểm hoặc các xã còn yếu về công tác cán bộ;
- Ban hành chính sách hỗ trợ thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm đồng thời hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn góp phần tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Có cơ chế, chính sách cho các địa phương có đường biên giới giáp với Trung Quốc trong việc giao thương, trao đổi hàng hóa; liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; tổ chức ký các hiệp định khung giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để thực hiện thí điểm xuất khẩu lao động theo mùa vụ; có cơ chế cho các xã có cửa khẩu, lối mở thành lập các tổ, đội bốc xếp, vận chuyển hàng hóa tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương.
4. Tổ chức sản xuất
- Tăng cường hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong nước và các tỉnh trong khu vực; phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ đầu tư sản xuất nông nghiệp, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa;
- Khuyến khích hình thức liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân (kể cả các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư trên địa bàn), trong đó: doanh nghiệp đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm và người dân tự tổ chức sản xuất cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp tiêu thụ hoặc góp đất, công lao động; mỗi xã lựa chọn 2-3 cây, con hoặc ngành nghề chủ lực để ưu tiên phát triển liên kết vùng để đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh.
- Hỗ trợ kinh phí để tư vấn thành lập mới các Hợp tác xã, Tổ hợp tác (mỗi xã thành lập mới tối thiểu 1-2 Hợp tác xã; các thôn bản đều có Tổ hợp tác).
- Thống nhất quy chế phối hợp với Trung Quốc trong việc giao lưu kết nghĩa các xã vùng biên, đồng thời hợp thức hóa cho lao động các xã đi làm thuê tại Trung Quốc để quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động.
5. Nguồn lực
- Nguồn nhân lực: Rà soát số nhân lực đã được đào tạo, để huy động nguồn lực cho sản xuất. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tập trung đào tạo cho khoảng trên 10 nghìn lao động. Ưu tiên đào tạo nghề cho nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp; đào tạo các nghề phi nông nghiệp, dịch vụ cho các xã có cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cửa khẩu, lối mở; khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu.
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình, đề án, dự án đang triển khai trên địa bàn.
- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ cho Đề án từ Trung ương cho Chương trình xây dựng nông thôn mới; huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã, cộng đồng dân cư).
- Vốn đầu tư của doanh nghiệp: Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Huy động hỗ trợ đầu tư từ các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn xã.
- Huy động đóng góp của dân: Đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do HĐND xã thông qua. Hình thức đóng góp của người dân bằng ngày công lao động, hiến đất giải phóng mặt bằng phục vụ cho các công trình đầu tư,...
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng: Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước để kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông, xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ. Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Vốn tín dụng được huy động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Đề án của Trung ương.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách và tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư trong vùng Đề án; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư để giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của vùng Đề án nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.
IV. Kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020: 2.680 tỷ đồng, trong đó:
1. Chia theo tính chất sử dụng:
Vốn đầu tư phát triển: 1.824 tỷ đồng;
Vốn sự nghiệp: 856 tỷ đồng.
2. Chia theo nguồn vốn đầu tư
2.1. Vốn ngân sách Nhà nước: 1.650 tỷ đồng
- Ngân sách Trung ương: 799 tỷ đồng.
+ Trung ương bố trí thực hiện 2 Chương trình MTQG theo tiêu chí, định mức (dự kiến kế hoạch trung hạn): 419 tỷ đồng.
+ Trung ương bố trí thực hiện các chương trình mục tiêu theo tiêu chí, định mức, kể cả vốn ODA, trái phiếu Chính phủ (dự kiến kế hoạch trung hạn): 130 tỷ đồng
+ Đề nghị Trung ương tăng cường bố trí thêm vốn thực hiện các Chương trình MTQG, các chương trình mục tiêu do các bộ ngành, quản lý: 250 tỷ đồng
- Ngân sách địa phương: 851 tỷ đồng
2.2. Vốn vay, vốn của các nhà đầu tư và huy động cộng đồng: 1.030 tỷ đồng.
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án): Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai các hoạt động trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện đề án trên địa bàn các huyện, thành phố và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, ưu tiên nguồn vốn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình hỗ trợ có mục tiêu trung hạn 2016 - 2020 và hàng năm để tham mưu UBND tỉnh bố trí thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan đề xuất tìm nguồn vốn thực hiện Đề án (bao gồm cả các dự án ODA), hướng dẫn các địa phương việc sử dụng, thực hiện dự án theo đúng quy định.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn thực hiện Đề án.
4. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh: Củng cố lực lượng dân quân tự vệ, đội ngũ công an xã, thôn (bản); đảm bảo quốc phòng - an ninh trật tự xã hội.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tăng cường cán bộ cho các xã biên giới ngoài biên chế xã, theo hình thức lấy từ lực lượng biên phòng tỉnh để giúp các xã trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời đẩy mạnh hoạt động giao lưu kết nghĩa các xã vùng biên, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới giao thương, trao đổi, mua bán hàng hóa.
6. Các sở, ban ngành của tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp với cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các mục tiêu đề án đề ra.
7. UBND các huyện, thành phố có xã biên giới
- Thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc các xã biên giới gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới; căn cứ kế hoạch hàng năm được tỉnh giao, cân đối lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để ưu tiên tập trung đầu tư cho các xã; chỉ đạo và đôn đốc kiểm tra, đồng thời báo cáo về UBND tỉnh theo quy định.
- Căn cứ Đề án tổng thể được phê duyệt, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự án chi tiết các danh mục đầu tư cụ thể đến từng chỉ tiêu nhỏ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời phân kỳ đầu tư cụ thể cho từng năm làm cơ sở cho việc giao kế hoạch triển khai hàng năm.
8. UBND các xã biên giới
- Tuyên truyền vận động nhân dân, đẩy mạnh việc phát triển sản xuất, tham gia các chương trình dự án và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; tăng cường công tác bảo vệ quốc phòng, an ninh biên giới;
- Phân công các tổ chức, đoàn thể bám sát địa bàn các thôn, bản để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn xã;
- Phối hợp với các ban ngành của tỉnh và huyện trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn;
- Chịu trách nhiệm Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án được giao thực hiện trên địa bàn đảm bảo tiến độ đề ra, đồng thời báo cáo kết quả theo quy định.
9. Đề nghị các cơ quan, đoàn thể xã hội tăng cường công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND các huyện, thành phố biên giới và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 84/2008/QĐ-UBND chương trình hành động của Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2Quyết định 105/2016/QĐ-UBND Quy định về phong trào thi đua Toàn dân tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 1080/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Danh mục dự án phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm thực hiện giai đoạn 2018 -2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2018 về phát triển kinh tế - xã hội xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2019-2025
- 5Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về phong trào thi đua “Toàn dân tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc” trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 1151/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 106/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- 3Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 09/CT/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 5Luật hợp tác xã 2012
- 6Quyết định 84/2008/QĐ-UBND chương trình hành động của Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU về tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 7Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2015 tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 1059/NQ-UBTVQH13 năm 2015 kết quả giám sát và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 12Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị quyết 89/2016/NQ-HĐND Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 16Quyết định 105/2016/QĐ-UBND Quy định về phong trào thi đua Toàn dân tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 17Quyết định 1080/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Danh mục dự án phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm thực hiện giai đoạn 2018 -2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 18Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2018 về phát triển kinh tế - xã hội xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2019-2025
- 19Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về phong trào thi đua “Toàn dân tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc” trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025
Quyết định 1510/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Thí điểm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020”
- Số hiệu: 1510/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Đặng Xuân Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra