Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1501/QĐ-UBND

Huế, ngày 02 tháng 7 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ RÀ SOÁT, QUY HOẠCH LẠI 3 LOẠI RỪNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng;

Căn cứ Công văn số 216/BNN-LN ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2006 - 2010);

Căn cứ Nghị quyết số 5b/2007/NQCĐ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 429/TT- NN.PTNT ngày 18 tháng 5 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 với những nội dung như sau:

1. Mục tiêu:

Xác định rõ quy mô, diện tích hợp lý, đúng mục tiêu, đối tượng, chủng loại rừng, theo đúng tiêu chí phân cấp 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; bảo đảm đủ diện tích để phát huy được chức năng của mỗi loại rừng.

Quy hoạch lại 3 loại rừng phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quy hoạch lại 3 loại rừng để xác định rõ diện tích từng loại rừng làm cơ sở cho việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất trong ngành lâm nghiệp, xác định chủ rừng cụ thể cho từng khu rừng để tổ chức quản lý bảo vệ, phát triển rừng theo hướng quản lý rừng bền vững nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

2. Hiện trạng.

a) Tổ chức rừng:

+ Tổng số tiểu khu: 430 tiểu khu.

+ Phân ra:

- Huyện Phong Điền từ tiểu khu số 1 đến tiểu khu 85 (có 85 tiểu khu).

- Huyện Quảng Điền từ tiểu khu số 86 đến tiểu khu 90 (có 5 tiểu khu).

- Thành phố Huế tiểu khu số 91 (có 1 tiểu khu).

- Huyện Phú Vang từ tiểu khu số 92 đến tiểu khu 100 (9 tiểu khu).

- Huyện Hương Trà từ tiểu khu số 101 đến tiểu khu 146 (46 tiểu khu).

- Huyện Hương Thuỷ từ tiểu khu số 147 đến tiểu khu 188 (42 tiểu khu).

- Huyện Phú Lộc từ tiểu khu số 189 đến tiểu khu 252 (64 tiểu khu).

- Huyện A Lưới từ tiểu khu số 253 đến tiểu khu 368 (116 tiểu khu).

- Huyện Nam Đông từ tiểu khu số 369 đến tiểu khu 430 (62 tiểu khu).

b) Kết quả quy hoạch 3 loại rừng năm 2003:

Ngày 11 tháng 7 năm 2003 Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1921/2003/QĐ-UB về phê duyệt phương án quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2010.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp:   360.199 ha, chiếm 71,3 % diện tích tự nhiên. Trong đó:

TT

Chức năng

Tỉ lệ %

Tổng (ha)

Có rừng (ha)

Chưa có rừng (ha)

 

Tổng

100,0

360.199,0

228.144,0

132.055,0

1

Rừng đặc dụng

19,7

70.867,0

53.204,0

17.663,0

2

Rừng phòng hộ

44,5

160.168,0

105.694,0

54.474,0

3

Rừng sản xuất

35,8

129.164,0

69.246,0

59.918,0

c) Hiện trạng 3 loại rừng trước khi rà soát, quy hoạch năm 2006:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là: 282.705,5 ha.

Trong đó: + Rừng đặc dụng: 56.791,5 ha, chiếm 20,1%.

+ Rừng phòng hộ: 128.888,8 ha, chiếm 45,6 %.

+ Rừng sản xuất: 97.025,2 ha, chiếm 34,3 %.

(Chi tiết xem phụ lục 1)

3. Kết quả rà soát qui hoạch lại 3 loại rừng đến năm 2010:

Tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp đến năm 2010 là 307.871,0 ha, tăng 25.165,5 ha so với hiện trạng trước khi rà soát lại, quy hoạch năm 2006.

a) Kết quả rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng đến năm 2010 Phân ra theo loại rừng như sau:

TT

Loại rừng

Hiện trạng

Quy hoạch đến năm

2010

Tăng (+)

Giảm (-)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Rừng đặc dụng

56.791,5

20,1

88.316,7

28,7

+31.525,2

2

Rừng phòng hộ

128.888,8

45,6

88.129,4

28,6

- 40.759,4

3

Rừng sản xuất

97.025,2

34,3

131.424,9

42,7

+34.399,7

 

Tổng

282.705,5

100

307.871

100

+25.165,5

 - Rừng đặc dụng: 88.316,7ha (28,7%), tăng so với hiện trạng trước khi rà soát lại, quy hoạch năm 2006 là 31.525,2 ha.

- Rừng phòng hộ: 88.129,4ha (28,6%), giảm so với hiện trạng trước khi rà soát lại, quy hoạch năm 2006 là 40.759,4 ha.

- Rừng sản xuất: 131.424,9 ha (42,7%), tăng so với hiện trạng trước khi rà soát lại, quy hoạch năm 2006 là 34.399,7 ha.

b) Kết quả rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng đến năm 2010 phân theo huyện như sau: ( xem phụ lục 2).

c) Kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng đến năm 2010 phân theo trạng thái rừng: ( xem phụ lục 3)

4. Các giải pháp xây dựng phát triển 3 loại rừng:

a) Tổ chức quản lý Nhà nước:

Đối với các cơ quan quản lý cấp tỉnh.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành lâm nghiệp.

Trong đó: Chi cục Kiểm lâm thực hiện trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thi hành Pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Chi cục Lâm nghiệp giúp Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp.

- Sở Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vấn đề theo dõi quản lý đất đai giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.

Đối với các cơ quan quản lý cấp huyện.

- Các phòng chức năng: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu giúp Uỷ ban Nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

- Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện.

Đối với cấp xã.

- Ủy ban Nhân dân xã là chính quyền cấp cơ sở thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

- Cán bộ phụ trách địa chính - nông lâm cấp xã, cán bộ Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm giúp Ủy ban Nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

b) Tổ chức quản lý 3 loại rừng:

Về tổ chức quản lý.

- Trên cơ sở kết quả quy hoạch lại 3 loại rừng chính quyền các cấp, các đơn vị lâm nghiệp, các tổ chức, tập thể, cộng đồng, hộ gia đình thực hiện việc quản lý, khai thác sử dụng rừng và tài nguyên rừng theo Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.

Tổ chức sản xuất.

- Các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tiến hành xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phương án điều chế rừng của đơn vị mình trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng.

- Sau khi công tác rà soát sắp xếp tổ chức của các đơn vị lâm nghiệp ổn định về bộ máy quản lý, quy mô diện tích cần tiến hành thực hiện bước công việc tiếp theo là triển khai đóng mốc ranh giới các đơn vị quản lý và ranh giới 3 loại rừng ngoài thực địa nhằm quản lý sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả, bền vững.

c) Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng:

Quản lý bảo vệ rừng.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các đơn vị lâm nghiệp với cơ quan kiểm lâm, chính quyền địa phương cấp huyện, xã, thôn bản về thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân, xã hội về Luật Bảo vệ Phát triển rừng, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng; tổ chức xây dựng các hương ước, quy ước, cam kết về quản lý bảo vệ rừng ở cấp thôn bản.

- Lồng ghép các chương trình, dự án của Nhà nước (Định canh định cư, 134, 135, 661...) để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh kinh tế và phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng cho tổ chức, tập thể, cộng đồng, hộ gia đình... để thực hiện đất đai có chủ thực sự giúp cho công tác quản lý bảo vệ rừng thực thi tốt hơn.

Phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tổ chức thực hiện Chiến lược quản lý cháy rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2015.

- Củng cố và hoàn chỉnh hệ thống tổ chức ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy các cấp, xây dựng đội PCCCR chuyên trách và tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng và PCCCR cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Quy hoạch tổng thể các vùng trọng điểm cháy rừng và đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác PCCCR.

d) Phát triển rừng.

Trồng rừng.

- Chú trọng đầu tư trồng rừng phòng hộ khu vực đầu nguồn, vùng cát ven biển, nhằm đảm bảo tối đa các yêu cầu phòng hộ, góp phần duy trì sự cân bằng ổn định về môi trường, chống xói mòn, sa mạc hoá, tồn dư hoá chất độc hại, phòng, chống thiên tai, bảo đảm cho sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội.

- Ưu tiên quỹ đất phát triển trồng rừng sản xuất, tạo các vùng nguyên liệu tập trung, theo hướng thâm canh; quy mô vừa và lớn nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất, coi trọng năng suất, chất lượng; kết hợp sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp.

- Chú trọng phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, tại chỗ và có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho nhân dân, đặc biệt ở vùng đồng bằng, ven biển.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng.

- Đối tượng đưa vào khoanh nuôi là toàn bộ diện tích trạng thái đất trống có cây gỗ rải rác IC quy hoạch cho lâm nghiệp.

- Hàng năm các đơn vị lâm nghiệp có diện tích đất khoanh nuôi tiến hành lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tiến hành giao khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng thôn bản ở những nơi có điều kiện địa hình cho phép để thực hiện tốt công tác lâm sinh và bảo vệ.

- Đối với khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cần xác định đúng đối tượng khoanh nuôi, loài cây đưa vào khoanh nuôi để đầu tư đúng hướng và hiệu quả.

đ) Khai thác rừng và chế biến, tiêu thụ lâm sản.

Khai thác rừng.

- Khai thác sử dụng rừng hợp lý là biện pháp lâm sinh để tái tạo và cải thiện chất lượng rừng; đồng thời khai thác tối đa các dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu cho bảo vệ và phát triển rừng. Sử dụng rừng tự nhiên bền vững trên cơ sở phương án điều chế rừng.

- Đối với rừng tự nhiên: Thực hiện Nghị quyết số 4e/2006/NQCĐ-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, theo Đề án “ Khai thác hợp lý gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010”.

 Chế biến và tiêu thụ lâm sản.

 Phát triển mạnh các sản phẩm có ưu thế trong chế biến xuất khẩu. Từ nay đến năm 2015, tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp các cơ sở công nghiệp chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ; từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống; khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng.

e) Giải pháp về chính sách.

Chính sách đất đai.

- Tiến hành rà soát, đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty Lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên để thực hiện tốt công tác quản lý 3 loại rừng.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân để người dân chủ động đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Những diện tích rừng và đất rừng do các đơn vị lâm nghiệp giao lại cho địa phương quản lý thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất và nhận đất của tập thể, tổ chức, cộng đồng thôn bản, hộ gia đình, cá nhân... chính quyền địa phương làm thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất để đưa vào sản xuất kinh doanh thực hiện chủ trương đất đai có chủ thực sự, người dân có đất sản xuất phát triển kinh tế, có thu nhập ổn định đời sống.

Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

g) Giải pháp phát triển nguồn lực và khoa học công nghệ.

Về phát triển nguồn nhân lực.

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý và kỹ thuật lâm nghiệp gắn với việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để đáp ứng với yêu cầu hiện nay, tăng cường đào tạo năng lực quản lý về lâm nghiệp cho cán bộ cấp xã.

- Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật bằng nhiều hình thức đào tạo: chính quy, bổ túc, đào tạo tại chỗ... để đáp ứng năng lực chuyên môn.

- Công tác tuyển dụng cán bộ trong ngành cần quan tâm đến việc đáp ứng đúng lĩnh vực chuyên môn, bố trí đúng người đúng việc; có chính sách khuyến khích thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan quản lý chuyên môn, các đơn vị lâm nghiệp.

Về khoa học công nghệ.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như công nghệ giống cây trồng và công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm…

- Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ tin học, ứng dụng ảnh viễn thám vào điều tra rà soát hiện trạng rừng...

- Tiếp tục đầu tư và nâng cấp các cơ sở sản xuất giống của các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn, ưu tiên đầu tư cho sản xuất giống bằng phương pháp vô tính; phối hợp với các trường đại học chuyên ngành, các trung tâm nghiên cứu đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống bằng nuôi cấy mô để tạo nguồn giống ổn định và chất lượng cao.

- Nghiên cứu, khảo nghiệm và có đánh giá thích nghi của các loài cây trồng rừng trên các lập địa để có cơ sở bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Việc đầu tư các dây chuyền công nghệ cho công nghiệp chế biến phải phù hợp với mục tiêu, quy mô sản xuất gắn liền với phương án sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy trên cơ sở lợi dụng tối đa công suất và tận dụng, tiết kiệm nguyên liệu.

h) Giải pháp về vốn và thu hút vốn đầu tư.

Vốn huy động cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn đầu tư từ các dự án, vốn vay ưu đãi, tín dụng, vốn tự có trong nhân dân, vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài…và vốn tái đầu tư sản xuất của các đơn vị lâm nghiệp thông qua khai thác rừng mà có.

5. Tổ chức thực hiện.

- Công khai công tác quy hoạch 3 loại rừng đến tất cả các đơn vị cấp huyện, xã, các đơn vị lâm nghiệp về các nội dung: quy mô, phạm vi ranh giới, số hiệu tiểu khu, khoảnh, diện tích 3 loại rừng để có sự tham gia phối hợp tổ chức thực hiện.

- Ủy ban nhân dân các huyện có chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện, chỉ đạo các Phòng Ban chức năng, Ủy ban Nhân dân các xã, các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển lâm nghiệp nhằm khai thác lợi dụng tài nguyên rừng theo đúng quy hoạch 3 loại rừng đã phê duyệt.

Điều 2. Giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế, các chủ rừng tiến hành bàn giao và cắm mốc ranh giới, đảm bảo quản lý, sử dụng phù hợp với quy hoạch; tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ Trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Ngọc Thiện

PHỤ LỤC SỐ 1: 

HIỆN TRẠNG 3 LOẠI RỪNG TRƯỚC KHI RÀ SOÁT, QUY HOẠCH.
(Kèm theo Quyết định số: 1501 /QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh)

TT

Huyện

Phân theo 3 loại rừng (ha)

Tổng đất LN

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

 

Tỷ lệ (%)

100,0

20,1

45,6

34,3

 

Tổng đất LN

282.705,5

56.791,5

128.888,8

97.025,2

1

Thành phố Huế

364,8

347,2

17,6

 

2

Phong Điền

46.053,7

24.682,0

12.027,4

9.344,3

3

Quảng Điền

1.378,7

 

1.378,7

 

4

Hương Trà

25.368,3

 

6.649,1

18.719,2

5

Phú Vang

1.720,4

 

1.530,3

190,1

6

Hương Thủy

27.457,8

465,7

12.572,7

14.419,4

7

Phú Lộc

34.246,6

13.220,2

9.202,8

11.823,6

8

A Lưới

97.313,6

5.580,8

59.461,5

32.271,3

9

Nam Đông

48.801,6

12.495,6

26.048,6

10.257,4


 PHỤ LỤC 2:

KẾT QUẢ RÀ SOÁT, QUY HOẠCH LẠI 3 LOẠI RỪNG PHÂN THEO HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 1501 /QĐ -UBND ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Nhân dâ tỉnh)

 Đơn vị tính: ha

TT

Đơn vị

Hiện trạng 3 loại rừng năm 2006

Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2010

Biến động tăng /giảm

Tổng

ĐD

PH

SX

Tổng

ĐD

PH

SX

Tổng

ĐD

PH

SX

 

Tỉ lê (%)

100

20,1

45,6

34,3

100

28,7

28,3

43,0

 

 

 

 

 

Tổng

282.705,5

56.791,5

128.888,8

97.025,2

307.871,0

88.316,7

86.129,4

131.424,9

25.165,5

31.525,2

-40.759,4

34.399,7

1

Thành phố Huế

364,8

347,2

17,6

 

364,8

364,8

 

 

 

17,6

-17,6

 

2

Phong Điền

46.053,7

24.682,0

12.027,4

9.344,3

58.229,2

35.850,0

6.485,6

15.893,6

12.175,5

11.168,0

-5.541,8

6.549,3

3

Quảng Điền

1.378,7

 

1.378,7

 

1.378,7

 

389,5

989,2

 

 

-989,2

989,2

4

Hương Trà

25.368,3

 

6.649,1

18.719,2

26.258,8

 

9.316,5

16.942,3

890,5

 

2.667,4

-1.776,9

5

Phú Vang

1.720,4

 

1.530,3

190,1

1.603,2

 

820,5

782,7

-117,2

 

-709,8

592,6

6

Hương Thủy

27.457,8

465,7

12.572,7

14.419,4

26.811,5

465,7

7.567,4

18.778,4

-646,3

 

-5.005,3

4.359,0

7

Phú Lộc

34.246,6

13.220,2

9.202,8

11.823,6

37.421,0

9.462,9

10.490,1

17.468,0

3.174,4

-3.757,3

1.287,3

5.644,4

8

A Lưới

97.313,6

5.580,8

59.461,5

32.271,3

101.875,0

15.489,1

42.363,0

44.022,9

4.561,4

9.908,3

-17.098,6

11.751,6

9

Nam Đông

48.801,6

12.495,6

26.048,7

10.257,3

53.928,8

26.684,2

10.696,8

16.547,8

5.127,2

14.188,6

-15.351,8

6.290,4

 

PHỤ LỤC 3:

KẾT QUẢ RÀ SOÁT, QUY HOẠCH LẠI 3 LOẠI RỪNG PHÂN THEO TRẠNG THÁI RỪNG
 (Kèm theo Quyết định số 1501/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh)

  Đơn vị tính: ha

TT

Loại rừng

Hiện trạng 3 loại rừng năm 2006

Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2010

Biến động tăng /giảm

Tổng

ĐD

PH

SX

Tổng

ĐD

PH

SX

Tổng

ĐD

PH

SX

 

Tỷ lệ (%)

100

20,1

45,6

34,3

100

28,7

28,3

43,0

 

 

 

 

 

Tổng đất LN

282.705,5

56.791,5

128.888,8

97.025,2

307.871,0

88.316,7

88.129,4

131.424,9

25.165,5

31.525,2

- 40.759,4

34.399,7

1

Đất có rừng

282.705,5

56.791,5

128.888,8

97.025,2

279.601,8

70.454,6

88.129,4

121.017,8

- 3.103,7

13.663,1

- 40.759,4

23.992,6

1.1

 Rừng T.nhiên

205.086,6

53.120,0

110.144,3

41.822,3

204.398,2

69.364,0

77.406,4

57.627,8

-688,4

16.244,0

- 32.737,9

15.805,5

1.2

 Rừng trồng

77.618,9

3.671,5

18.744,5

55.202,9

75.203,6

1.090,6

10.723,0

63.390,0

- 2.415,3

- 2.580,9

- 8.021,5

8.187,1

2

 Đất chưa có rừng

 

 

 

 

28.269,2

17.862,1

 

10.407,1

28.269,2

17.862,1

 

10.407,1

-

 Trạng thái IA

 

 

 

 

2.439,8

2.170,0

 

269,8

2.439,8

2.170,0

 

269,8

-

 Trạng thái IB

 

 

 

 

8.665,4

3.252,0

 

5.413,4

8.665,4

3.252,0

 

5.413,4

-

Trạng thái IC

 

 

 

 

17.164,0

12.440,1

 

4.723,9

17.164,0

12.440,1

 

4.723,9

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1501/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010

  • Số hiệu: 1501/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/07/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/07/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản