Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1500/2010/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 10 tháng 9 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức đầu tư năm 2010 đối với một số dự án thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và bổ sung sửa đổi một số điều của Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Uỷ ban Dân tộc, Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 05/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “ Về việc hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010”;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 265/BDT-KHTH ngày 11 tháng 8 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thay thế, sửa đổi, bổ sung một số điều của các quyết định thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Quyết định số 719/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, như sau:

a) Gạch đầu dòng thứ hai, điểm a, ý 1, mục I

''Học sinh các lớp thuộc hệ phổ thông: Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông (THPT) thì được thụ hưởng chính sách; học sinh học tại các trường phổ thông Dân tộc nội trú, học sinh đã đang hưởng chính sách tương tự tại chính sách khác là những đối tượng không thuộc diện thụ hưởng chính sách này''.

b) Gạch đầu dòng thứ nhất, ý 3, mục I

''Hỗ trợ học sinh tính theo năm học (từ tháng 9 năm 2007 đến hết tháng 5 năm 2011); cụ thể: Những học sinh con hộ nghèo được chính quyền xã xác nhận hàng năm, thì sẽ được hỗ trợ từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau (nếu hộ đó thoát nghèo thì học sinh đó vẫn được hưởng chính sách hết năm học, những năm học tiếp theo sẽ không được hỗ trợ)''.

c) Gạch đầu dòng thứ hai, điểm a, ý 1, mục II

''Hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đang theo học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông về tiền ăn và dụng cụ học tập. Mức hỗ trợ 140.000 đồng/tháng, thời gian được hưởng theo thực tế thời gian học và không quá 9 tháng/năm học''.

d) Gạch đầu dòng thứ hai, ý 2, mục II

''Việc cấp tiền mặt hoặc mua dụng cụ học tập hay tổ chức ăn tại chỗ cho học sinh con hộ nghèo thuộc các lớp hệ phổ thông, do Ban đại diện cha, mẹ học sinh và tổ chức thực hiện cấp phát quyết định tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương và nguyện vọng của học sinh''.

e) Gạch đầu dòng thứ nhất, ý 4, mục III

''Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi cư trú thực hiện việc cấp phát chế độ cho học sinh thuộc các lớp hệ mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc cấp phát đối với hệ thống trường do Sở quản lý bao gồm: Trường phổ thông Trung học, trường phổ thông Cơ sở và phổ thông Trung học. Việc cấp phát được thực hiện ngay trong tháng đầu tiên của học kỳ và cấp cho cả học kỳ để đảm bảo động viên học sinh con hộ nghèo đến trường đầy đủ. Nếu phát sinh nhu cầu tổ chức bữa ăn cho học sinh hàng ngày, nhà trường được tạm ứng kinh phí theo định mức để thực hiện; số lượng từ 10 đến 30 học sinh ăn tập trung hàng ngày tại trường, lớp được thuê một người phục vụ, từ trên 30 học sinh trở lên, tăng thêm một người phục vụ (định mức 30 học sinh/một người phục vụ); mức tiền thuê người phục vụ trong một tháng bằng mức lương tối thiểu của một cán bộ công chức nhà nước hiện hành. Kinh phí thuê người phục vụ nằm trong tổng số Ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương để thực hiện chính sách của Chương trình, không trừ vào kinh phí hỗ trợ học sinh''.

2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Quyết định số 2734/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định công tác bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, như sau:

a) Tiêu đề Điều 7, chương II

''Trình tự lập thủ tục''.

b) Ý 2, Điều 7, chương II

''Uỷ ban nhân dân huyện giao các phòng chuyên môn trực tiếp kiểm tra, xác định danh mục các công trình cần bảo trì; ra quyết định phê duyệt danh mục công trình bảo trì; giao phòng chuyên môn hoặc thuê tư vấn trên cơ sở hồ sơ tài liệu hoàn công công trình (hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng), tiêu chuẩn kỹ thuật đã sử dụng để thiết kế chế tạo, sản xuất vật liệu, vật tư, thiết bị của công trình, nhật ký theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình và kết quả điều tra, khảo sát tiến hành lập dự toán chi tiết kèm sơ đồ, bản vẽ, thuyết minh liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt''.

c) Ý 2, Điều 10, chương II

''Kinh phí thực hiện bảo trì cụ thể từng loại công trình được lấy từ Ngân sách Nhà nước theo Chương trình 135. Bao gồm: Ngân sách giao riêng cho công tác duy tu, bảo dưỡng và bổ sung từ nguồn vốn dự án đầu tư xây dựng cơ sở cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135''.

d) Ý 1, Điều 12, chương III

''Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng tổ chức lập kế hoạch, dự toán chi tiết khi sửa chữa công trình trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Nếu không đủ điều kiện năng lực, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập dự toán chi tiết theo quy định''.

e) Ý 2, Điều 14, chương III

''Phê duyệt kế hoạch và dự toán chi tiết công tác bảo trì các công trình sau đầu tư''.

g) Ý 3, Điều 14, chương III

''Căn cứ mức vốn được hỗ trợ và dự toán chi tiết đã phê duyệt, quyết định mức vốn cụ thể cho bảo trì từng công trình''.

3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Quyết định số 308/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, như sau:

a) Điểm c, ý 2, mục II, Phần thứ nhất

''Tiêu chí phân bổ vốn: Phân bổ vốn theo tiêu chí tại Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND , ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh; tiêu chí bổ sung là căn cứ theo mức độ hoàn thành và kết quả giải ngân (chỉ tính cho 03 dự án của Chương trình là dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng và dự án Đào tạo). Riêng dự án hỗ trợ sản xuất ngoài phân bổ vốn theo tiêu chí tại Nghị quyết 38/2006/NQ-HĐND khi giao chỉ tiêu kinh phí cho các huyện, các huyện có thể phân bổ lại cho các xã, thôn, bản căn cứ theo số lượng hộ nghèo (tại thời điểm)''.

b) Khổ thứ hai, điểm b, ý 1, mục I, Phần thứ hai

''Nhóm hộ từ 05 hộ trở lên, có 01 tổ trưởng do các hộ bầu ra để quản lý, điều hành hoạt động của nhóm; có cam kết hoặc nội quy hoạt động của nhóm quy định rừ về trỏch nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và đóng góp (công lao động, vật tư, tiền,...) của từng thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch sản xuất đó được xác định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên. Số lượng hộ không nghèo trong nhóm không quá 20% tổng số hộ của nhóm và do Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định công nhận nhóm hộ''.

c) Thay thế, sửa đổi nội dung tại ý 2, mục I, Phần thứ hai

“Tuỳ theo nguồn vốn, dự án được hỗ trợ cho người dân theo 04 nội dung mô tả dưới đây. Việc hỗ trợ phải căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất của huyện, xó và nhu cầu cần hỗ trợ của người dân để xác định các nội dung phù hợp, thiết thực. Không nhất thiết phải đầu tư cho tất cả các nội dung ở cùng một địa bàn để tập trung vốn, tránh dàn trải.

Các nội dung hỗ trợ cụ thể như sau:

2.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông:

2.1.1. Các hoạt động được hỗ trợ:

- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nụng nghiệp;

- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến.

2.1.2. Nội dung chi:

- Biờn soạn tài liệu đào tạo tập huấn (ngoài tài liệu của Trung ương đó biên soạn); định mức chi áp dụng Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính.

- In tài liệu đào tạo tập huấn (chi theo thực tế phát sinh);

- Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập (theo thực tế phát sinh);

- Trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia, định mức chiýap dụng theo Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính;

- Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, mức chi không quá 40.000 đồng/người/ngày;

- Hỗ trợ tiền nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu, tiền ăn, tiền đi lại, tiền ngủ (nếu phải nghỉ qua đêm) cho học viên trong thời gian tập huấn; định mức chi áp dụng Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính.

- Hỗ trợ tham quan, học tập mô hình sản xuất tiên tiến: tiền tàu, xe đi và về; tiền ăn trong thời gian tham quan, học tập; tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm); định mức chi áp dụng Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính.

- Chi phí quản lý lớp học (không qua 5% dự toán).

2.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến:

2.2.1. Các hoạt động được hỗ trợ (Đối tượng áp dụng là nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình):

- Xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, chăn nuôi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;

- Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác giữa hộ, nhóm hộ với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hội, nhà khoa học,... trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.

2.2.2. Nội dung chi:

- Giống, vật tư chính (thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 80% giá trị.

- Mô hình máy móc, thiết bị nông nghiệp, chế biến, bảo quản; ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 75% giá trị nhưng không quá 125 triệu/mô hình.

- Chi phí mua bản quyền, quy trình công nghệ mới, ngân sách hỗ trợ không quá 70% giá trị;

- Chi phí thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình, định mức chi bằng mức lương tối thiểu cho người/tháng, thời gian theo thực tế chu kỳ sinh trưởng của cây, con nhưng không quá 9 tháng/năm.

- Chi phí tập huấn cho người sản xuất, tham quan, tổng kết mô hình, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên hướng dẫn thực hành thao tác kỹ thuật. Định mức chi áp dụng theo nội dung tại điểm 2.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông.

2.3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất

2.3.1. Đối tượng áp dụng: Hộ nghèo.

2.3.2. Định mức hỗ trợ: Khụng quỏ 5.000.000,đồng/hộ/cả giai đoạn

2.3.3. Các nội dung hỗ trợ:

Nhà nước hỗ trợ 100% giá mua: Giống cây trồng (cây lương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, giống cỏ,...); giống vật nuôi (tiểu gia súc, gia cầm, thuỷ sản,...); vật tư sản xuất (phân hoá học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư khác); mua trâu, bò, ngựa (từ 2 tuổi trở lên); giống vật nuôi, giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao phải phù hợp với điều kiện của địa phương.

2.4. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản

2.4.1. Đối tượng áp dụng: Hộ nghèo.

2.4.2. Định mức hỗ trợ: Không quá 5.000.000,đồng/hộ/cả giai đoạn

2.4.3. Các nội dung được hỗ trợ:

- Hỗ trợ chi phí mua (bao gồm cả giá mua trên hoá đơn và cước vận chuyển, bốc dỡ,...): Máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất, thu hoạch (máy cày, bừa, bơm nước; máy tuốt lúa, bình phun thuốc, v.v...), và phục vụ chế biến, bảo quản nông sản (máy sấy, máy thái trộn thức ăn chăn nuôi,...); ưu tiên hỗ trợ những trang thiết bị, máy, công cụ sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và đang có nhu cầu cao của địa phương. Hỗ trợ không quá 01 triệu đồng/hộ nghèo, để xây dựng chuồng chăn nuôi trâu, bò, lợn; lò xấy nông lâm sản'' .

d) Bãi bỏ điểm 3.1, ý 3, mục I, phần thứ hai và điều chỉnh điểm 3.2 thành 3.1; điều chỉnh điểm 3.3 thành 3.2; điều chỉnh điểm 3.4 thành 3.3 tại ý 3, mục I, phần thứ hai.

e) Thay thế, sửa đổi nội dung tại điểm 4, mục I, phần thứ hai

''4.1. Về kế hoạch và dự toán: Chủ đầu tư tổ chức rà soát nhu cầu lập kế hoạch, dự toán chi tiết hàng năm và giai đoạn trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt.

4.2. Về giá mua sắm:

a. Các hàng hoá không cần trình duyệt giá:

- Các mặt hàng có tên trong danh mục thông báo giá hàng quý của Sở Tài chính.

- Nội dung hỗ trợ để xây dựng chuồng trại, lò sấy nông lâm sản;

- Các mặt hàng cùng chủng loại và không vượt quá giá (tại thời điểm mua sắm) của các đơn vị trên địa bàn tỉnh như: Công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp, Công ty Cổ phần giống Nông nghiệp, Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Công ty Cổ phần giống và Thức ăn chăn nuôi, Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây lắp công nghiệp Cao Bằng.

- Hỗ trợ mua trâu, bò, ngựa làm giống và sức kéo.

- Các hàng hoá mua sắm thông qua đấu thầu, chào hàng cạnh tranh.

b. Các mặt hàng cần trình duyệt giá: Các mặt hàng không thuộc quy định tại mục a trên đây thì chủ đầu tư gửi tờ trình kèm thông báo giá của đơn vị cung ứng hàng hoá, gửi đến Sở Tài chính để trình duyệt giá mua''.

g) Điểm 5, mục I, phần thứ hai

''5.1- Quy định về hoá đơn thanh toán: Đối với vật tư, giống, máy móc công cụ,... nếu mua của các công ty hoặc hộ kinh doanh thì bắt buộc phải có hoá đơn theo quy định hiện hành. Trường hợp mua bán trong dân các hàng hoá tự sản xuất thì phải có giấy biên nhận mua bán của hộ, có xác nhận của trưởng thôn và chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

5.2- Thủ tục thanh toán đối với hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi, lò sấy nông lâm sản là: Biên bản nghiệm thu, có chữ ký của chủ hộ được hỗ trợ, trưởng thôn, đại diện Uỷ ban nhân dân xã, chủ đầu tư (đối với trường hợp xã không làm chủ đầu tư).

5.3- Thủ tục thanh toán đối với hỗ trợ mua trâu, bò, ngựa, dê làm giống: Giấy mua bỏn giữa người bán và chủ hộ hưởng lợi, có xác nhận của trưởng thôn, đại diện Uỷ ban nhân dân xã, chủ đầu tư (đối với trường hợp xã không làm chủ đầu tư).

5.4- Các thủ tục tạm ứng, cấp phát, thanh toán vốn qua Kho bạc Nhà nước: Áp dụng theo quy định tại Văn bản số 319/KBNN-KHTH ngày 04 tháng 3 năm 2009 của Kho bạc Nhà nước'' .

h) Điểm a, ý 1, mục II, Phần thứ hai

''Đối với đường giao thông mở mới qua đất, chính quyền địa phương huy động nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp ít nhất 10% giá trị phần xây lắp trước thuế, đối với các nội dung khác ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100%''.

i) Dấu cộng thứ hai, gạch đầu dòng thứ nhất, điểm a, ý 1, mục II, Phần thứ hai

''Đường mở mới qua đá, công trình giao thông nâng cấp, công trình cầu, cống, hệ thống thoát nước, các hạng mục phụ trợ, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí liên quan khác được ngân sách Nhà nước đầu tư 100%''.

k) Gạch đầu dòng thứ hai, điểm a, ý 1, mục II, Phần thứ hai

''Đối với công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ phạm vi xã hoặc liên thôn bản, chính quyền địa phương huy động nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp ít nhất 10% giá trị phần đào đắp kênh, mương, đập bằng đất (trước thuế); đối với các nội dung khác ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100%''.

l) Gạch đầu dòng thứ ba, điểm a, ý 1, mục II, Phần thứ hai

''Công trình điện từ xã đến thôn bản được ngân sách của Chương trình hỗ trợ đầu tư theo thực tế; không sử dụng vốn của Chương trình 135 để đầu tư xây dựng mới công trình điện đến trung tâm xã (đối với những xã chưa có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã)''.

m) Gạch đầu dòng thứ tám, điểm a, ý 1, mục II, Phần thứ hai

''Cụng trỡnh cấp nước sinh hoạt tập trung, được ngân sách hỗ trợ đầu tư theo thực tế''.

4. Bãi bỏ Quyết định số 1627/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số điểm tại Quyết định số 308/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2009.

5. Các nội dung khác không sửa đổi, thay thế, bổ sung vẫn giữ nguyên theo Quy định tại Quyết định 719/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2008, Quyết định 2734/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2008, Quyết định 308/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia của tỉnh về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1500/2010/QĐ-UBND sửa đổi một số điều của các Quyết định thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

  • Số hiệu: 1500/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/09/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/09/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản