Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2015/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 12 tháng 6 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 124/TTr-SVHTTDL ngày 06/5/2015 và Báo cáo thẩm định số 77/BC-STP ngày 26/3/2015 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, bao gồm: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích) trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được cấp có thẩm quyền công nhận và xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa; di tích thuộc danh mục kiểm kê đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan nhà nước; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động quản lý, nghiên cứu, khai thác, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Mục đích công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
1. Bảo vệ các di tích trên địa bàn tỉnh trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng; giữ gìn, bảo tồn yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích.
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc.
3. Mở rộng quá trình xã hội hóa trong phát huy giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; khai thác, phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
1. Mọi hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều phải tuân theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động của các điểm di tích trên địa bàn tỉnh phải chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định có liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
3. Mọi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xếp hạng và đã trùng tu, tôn tạo, phục dựng đều phải có tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi được quy định tại Điều 13 của Luật Di sản văn hóa năm 2001 và khoản 3, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.
2. Di dời, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phát hành tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích, tự ý lập sự tích, xuyên tạc lịch sử làm tổn hại đến truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động xấu đến nhân dân, nguy hại đến an ninh trật tự của địa phương và của quốc gia.
4. Các hoạt động nghiên cứu của tổ chức, cá nhân hoặc các hình thức hợp tác nghiên cứu di tích khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Chiếm dụng, sử dụng, mua bán, chuyển nhượng di tích trái với quy định của Luật Di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại cảnh quan môi trường, không gian văn hóa của di tích.
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
1. Di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau phải được kiểm kê, lập hồ sơ và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm kê, phân loại di tích, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê, thời hạn 03 năm 01 lần; định kỳ 05 năm 01 lần tổ chức rà soát, đánh giá và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích không đủ tiêu chuẩn.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo kê khai bổ sung những di tích thuộc địa bàn chưa có danh mục kiểm kê, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thời hạn 02 năm 01 lần.
Điều 6. Lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích
1. Thẩm quyền, thủ tục xếp hạng di tích được quy định tại khoản 11 và 12, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.
2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xếp hạng, đề nghị xếp hạng di tích theo các bước sau:
a) Khảo sát, đánh giá sơ bộ về di tích theo quy định tại khoản 2, Điều 28 Luật Di sản văn hóa năm 2001 và khoản 9, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.
b) Lập hồ sơ xếp hạng di tích.
c) Thẩm định hồ sơ xếp hạng di tích.
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xem xét, quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
đ) Thông báo quyết định xếp hạng đến tổ chức, cá nhân đề nghị xếp hạng di tích.
Điều 7. Bổ sung, điều chỉnh hồ sơ xếp hạng di tích
1. Khi tu bổ, tôn tạo di tích hoặc thay đổi nội dung, quy mô, tính chất của di tích được phép của cấp có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kê khai những nội dung thay đổi gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, bổ sung, điều chỉnh hồ sơ.
2. Căn cứ vào nội dung thay đổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai các thủ tục liên quan; báo cáo cấp có thẩm quyền xếp hạng với việc thay đổi nội dung hồ sơ khoa học; trình chủ trương và triển khai các thủ tục liên quan đối với nội dung thay đổi của khu vực bảo vệ di tích.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp nội dung thay đổi gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện công việc trên. Hồ sơ liên quan đến nội dung thay đổi được lưu hồ sơ quản lý.
Điều 8. Lễ đón Bằng xếp hạng di tích
1. Sau khi có Quyết định xếp hạng di tích, đơn vị, địa phương được giao quản lý tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh.
Điều 9. Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải được lập dự án (trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành nên di tích), thẩm định và tổ chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2. Tu sửa cấp thiết
a) Quy trình tu sửa cấp thiết thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
b) Ưu tiên đầu tư bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích đã xếp hạng, có tiềm năng phát triển du lịch.
Điều 10. Phân cấp quản lý di tích
1. Đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích Quốc gia đặc biệt: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập (sáp nhập, giải thể, chia tách, tổ chức lại) các tổ chức sự nghiệp quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích Quốc gia đặc biệt. Tổ chức sự nghiệp quản lý di tích là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động.
2. Đối với di tích Quốc gia và cấp tỉnh có giá trị, quy mô rộng, phức tạp, yêu cầu chuyên môn cao: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ vào đặc điểm, tình hình, yêu cầu về công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích ở địa phương phối hợp với UBND cấp huyện và các sở, ngành, đơn vị có liên quan rà soát, xác định và lập danh sách, báo cáo, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao tổ chức sự nghiệp quản lý di tích thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý. Tổ chức sự nghiệp quản lý di tích là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động.
3. Đối với di tích Quốc gia, cấp tỉnh còn lại khác (ngoài những di tích tại khoản 2 Điều này) và di tích được kiểm kê bảo vệ: Trên cơ sở thống nhất giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, báo cáo, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào đặc điểm, tình hình và yêu cầu công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích ở địa phương để giao Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc thành lập Ban quản lý di tích cơ sở trực tiếp quản lý. Thành viên Ban quản lý được hưởng phụ cấp do Ủy ban nhân dân cấp huyện chi từ nguồn thu của di tích hoặc các nguồn khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện tự cân đối.
4. Di tích Quốc gia, di tích cấp tỉnh và di tích được kiểm kê bảo vệ thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, giao cho chủ sở hữu di tích (tổ chức, cá nhân, dòng họ, gia đình...) tự quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị và chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Thành lập Ban quản lý cấp cơ sở
a) Thành viên chỉ định: Trưởng ban là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã; công chức phụ trách văn hóa - xã hội; đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; đại diện lãnh đạo Đoàn Thanh niên; Trưởng ấp, khóm nơi có di tích.
b) Thành viên thông qua tín nhiệm: Đại diện người cao tuổi có uy tín, trụ trì hoặc thủ từ (người thường xuyên trông nom di tích); đại diện dòng họ, gia đình (đối với di tích gắn liền với dòng họ, gia đình). Tùy theo quy mô và phạm vi ảnh hưởng của từng di tích trong cộng đồng có thể cử thêm các thành phần vào Ban quản lý.
c) Ban quản lý di tích hoặc chủ sở hữu di tích có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy chế hoạt động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định ban hành nội quy, quy chế hoạt động trên cơ sở ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích Quốc gia, cấp tỉnh; ý kiến thẩm định của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện đối với di tích được kiểm kê bảo vệ.
Điều 11. Quản lý hiện vật thuộc di tích
1. Không làm thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật là yếu tố gốc cấu thành di tích; không tự ý đưa thêm hiện vật làm thay đổi tính chất, đặc điểm lịch sử hoặc không phù hợp với tập quán, truyền thống lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của di tích.
2. Việc đưa thêm hiện vật vào di tích phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch:
a) Cơ quan quản lý trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra hiện trạng, có văn bản thỏa thuận về chủ trương đối với di tích cấp tỉnh và di tích thuộc danh mục kiểm kê đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương đối với di tích quốc gia.
b) Trên cơ sở ý kiến thỏa thuận của cơ quan chuyên môn, cấp quản lý trực tiếp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo quy trình, quy định của pháp luật. Sau khi hoàn thành, phải chụp ảnh, đưa vào danh mục hiện vật lưu ở cấp quản lý và cấp trên trực tiếp.
c) Trường hợp đưa thêm tượng thờ mới là danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc sao chép từ nguyên mẫu khác, áp dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.
3. Việc tu sửa hiện vật là yếu tố gốc cấu thành di tích
Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị kèm theo một bộ ảnh chụp hiện trạng hiện vật (ảnh thẳng, các mặt bên, mặt sau, vị trí hư hỏng) gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét, thỏa thuận. Nội dung văn bản đề nghị phải nêu rõ hiện trạng, tính cấp thiết, miêu tả hiện vật, chất liệu, kích thước, phương án tu sửa và nguồn vốn thực hiện, thời gian thực hiện, đơn vị thực hiện.
1. Các di tích đã được cơ quan nhà nước xếp hạng và di tích thuộc danh mục kiểm kê đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đều phải được quy hoạch tổng thể và hệ thống.
2. Lập quy hoạch di tích
a) Đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia có quy mô đầu tư lớn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lập hồ sơ di tích để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương nhiệm vụ quy hoạch tổng thể di tích; đồ án quy hoạch tổng thể di tích.
b) Đối với di tích quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lập hồ sơ di tích để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch di tích.
c) Đối với di tích cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ quy hoạch di tích trình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thỏa thuận chủ trương; phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ quy hoạch di tích và đồ án quy hoạch di tích thuộc thẩm quyền.
d) Đối với di tích thuộc thẩm quyền quản lý của các ban, ngành, người đứng đầu cơ quan quản lý di tích thực hiện theo quy định tại điểm b hoặc điểm c, khoản 1, Điều 12 Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ.
Điều 13. Các hoạt động bảo vệ di tích
1. Cắm mốc giới, khoanh vùng di tích
a) Khi di tích đã được xếp hạng, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa di tích do cấp mình quản lý theo Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ và Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
b) Mốc giới cắm ngoài thực địa đối với khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích thuộc loại mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng.
Hình thức, quy cách, cách thực hiện cột mốc theo quy định tại Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông qua lại; không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường di tích; không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích.
2. Các di tích đã được xếp hạng đều phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gắn bia, biển, nội quy, sơ đồ khoanh vùng bảo vệ, sơ đồ, bản trích giới thiệu về di tích để mọi người biết và thực hiện.
3. Các di tích đã xếp hạng, di tích đã được đăng ký trong danh mục kiểm kê (kể cả các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có trong di tích) phải được bảo vệ nguyên trạng. Khi tổ chức, cá nhân phát hiện di tích có dấu hiệu xuống cấp hoặc bị xâm hại, kịp thời thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý di tích, khi nhận được tin báo đơn vị trực tiếp quản lý di tích phải kịp thời kiểm tra, xây dựng phương án bảo vệ, phối hợp cơ quan chức năng để tổ chức tu bổ, tôn tạo, khắc phục thiệt hại.
4. Việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng liên quan đến khu vực bảo vệ và môi trường cảnh quan di tích phải được sự nhất trí bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản thẩm định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh, di tích thuộc danh mục kiểm kê đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia.
Điều 14. Các hoạt động khai thác và phát huy giá trị di tích
1. Thực hiện nếp sống văn hóa tại các điểm di tích; tạo cảnh quan môi trường di tích xanh - sạch - đẹp; đảm bảo an ninh trật tự tại di tích. Các hoạt động tham quan, tổ chức lễ hội tại khu di tích phải thông báo với cơ quan quản lý di tích và Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Việc tổ chức các hoạt động dịch vụ tại khu vực di tích phải bố trí ngoài khuôn viên di tích và phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để quảng bá giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
4. Các hình thức hoạt động phát huy giá trị di tích như: biểu diễn nghệ thuật, cắm trại, dịch vụ du lịch,... phải thực hiện theo hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đơn vị quản lý di tích có thẩm quyền.
5. Các hoạt động thuyết minh giới thiệu di tích, xuất bản sách, xuất bản tờ gấp, các ấn phẩm văn hóa và các hoạt động khác có liên quan phải được cấp có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch có ý kiến thỏa thuận về chuyên môn trước khi tổ chức thực hiện.
6. Tổ chức các chương trình hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào việc đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
7. Đối với các di tích có thu tiền vé tham quan, đặt hòm công đức, tiền thu từ các dịch vụ tại các điểm di tích phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có hình thức thích hợp để ghi nhận sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với di tích.
8. Đối với các di tích là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
9. Việc tổ chức lễ hội tại các di tích được thực hiện theo Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội và Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Các hoạt động tại lễ hội phải phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa của di tích, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương.
10. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
1. Chấp hành các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan khác.
2. Các nội dung, chương trình, đề án cụ thể gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp các sở, ngành liên quan thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Phải phối hợp và chịu sự giám sát kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan chức năng liên quan các địa phương nơi có di tích.
4. Cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phục vụ công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích của tỉnh Cà Mau.
Điều 16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền duyệt.
2. Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; đồng thời xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền.
3. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Phê duyệt và công bố danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh, xếp hạng và cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh hoặc bỏ xếp hạng di tích cấp tỉnh; lập hồ sơ khoa học trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.
4. Kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ và quản lý hồ sơ di tích trên địa bàn tỉnh.
5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; hướng dẫn, quản lý các hoạt động lễ hội tại di tích.
6. Tham gia thẩm định các dự án trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền.
7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
8. Phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức khai thác những giá trị của di tích phục vụ cho việc tham quan phát triển du lịch.
9. Phối hợp các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc nghiên cứu, sưu tầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau của các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam và người nước ngoài.
10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về di tích; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến di tích theo thẩm quyền.
11. Tổ chức quản lý các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện tại các di tích theo khoản 20, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.
12. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 17. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành có liên quan, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư hàng năm cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích.
2. Thỏa thuận, thẩm định hoặc phê duyệt các dự án về quy hoạch, tu bổ di tích theo các quy định hiện hành.
Hàng năm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn hợp pháp khác trình cơ quan thẩm quyền theo quy định.
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch về xây dựng bảo đảm cho việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp nhằm phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia thẩm định các dự án trùng tu, tôn tạo, nâng cấp di tích, các dự án về xây dựng, cải tạo các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích.
Điều 20. Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan xây dựng các chương trình và biên soạn tài liệu giảng dạy ngoại khóa phù hợp với từng cấp học phổ thông về kiến thức lịch sử, văn hóa của các di tích và tổ chức cho học sinh trong nhà trường chăm sóc, bảo vệ di tích.
Điều 21. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai, quản lý, ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ việc phát hiện, bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di tích.
Điều 22. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu lập quy hoạch sử dụng đất, khoanh vùng bảo vệ di tích trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường cho các di tích; trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định cho các di tích; hướng dẫn việc đo đạc, lập bản đồ địa chính và xác nhận bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích.
1. Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tại các di tích là cơ sở tôn giáo. Phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức quản lý các hoạt động tôn giáo tại các di tích là cơ sở tôn giáo trên địa bàn. Thực hiện công tác khen thưởng theo quy định cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động quản lý, bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với các ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập (sáp nhập, giải thể, chia tách, tổ chức lại) các tổ chức sự nghiệp quản lý di tích và quy định tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự và phát huy giá trị di tích.
2. Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Các cơ quan báo chí của tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật và các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 26. Các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
Các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện các quy định của Luật Di sản văn hóa thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Điều 27. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức ngăn chặn và xử lý vi phạm về di tích trên địa bàn quản lý.
2. Xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện và phát huy giá trị các di tích trong giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.
3. Đề nghị với cơ quan chức năng trình cấp thẩm quyền tiến hành kiểm kê, phân loại, xếp hạng di tích được phát hiện trên địa bàn.
Điều 28. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức ngăn chặn và xử lý vi phạm về di tích trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
2. Tổ chức tuyên truyền, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa phương; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc quản lý di tích.
3. Trực tiếp quản lý di tích thuộc danh mục kiểm kê được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt trên địa bàn.
4. Tiếp nhận những thông tin liên quan đến di tích và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp trên khi cần thiết.
Điều 29. Kinh phí quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
1. Kinh phí quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được hình thành từ các nguồn: ngân sách nhà nước và xã hội hóa.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích từ ngân sách và các nguồn hợp pháp khác.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã có trách nhiệm bố trí kinh phí, huy động các nguồn hợp pháp để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị theo phân cấp quản lý.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân quản lý di tích có trách nhiệm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.
2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 11/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Thành phố trên địa bàn huyện Bình Chánh
- 3Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5Quyết định 29/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần định kỳ năm 2021
- 7Quyết định 329/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 29/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần định kỳ năm 2021
- 4Quyết định 329/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành kỳ 2019-2023
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 5Thông tư 15/2010/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 7Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL về Quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 10Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 11Quyết định 11/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Thành phố trên địa bàn huyện Bình Chánh
- 12Nghị định 113/2013/NĐ-CP về hoạt động mỹ thuật
- 13Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 14Quyết định 23/2014/QĐ-UBND về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 15Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 15/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 15/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/06/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Dương Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra