Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2004/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 15/2004/QĐ-BGTVT NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 12 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Giám đốc Ban Quản lý dự án, Giám đốc các Tổ chức Tư vấn thiết kế, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Đào Đình Bình (Đã ký) |
TRÁCH NHIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2004/QĐ-BGTVTngày 16 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Quy định này xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt quốc gia.
1- Các tổ chức áp dụng Quy định này gồm:
a- Cục Đường sắt Việt
b- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt; Công ty Quản lý đường sắt; Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt; đội cầu đường; Trung tâm thông tin tín hiệu; Xí nghiệp trực thuộc; Cung thông tin tín hiệu; Cung cầu, đường; Cung gác chắn;
c- Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông, Ban Quản lý dự án, nhà thầu xây lắp và tổ chức tư vấn liên quan đến công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.
2- Các cá nhân áp dụng Quy định này gồm:
a- Cục trưởng Cục Đường sắt Việt
b- Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Trưởng Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt; Giám đốc Công ty Quản lý đường sắt; Giám đốc Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt; Đội trưởng đội quản lý cầu, đường; Giám đốc trung tâm thông tin tín hiệu; Giám đốc xí nghiệp trực thuộc; Cung trưởng cung cầu đường, thông tin tín hiệu, gác chắn; nhân viên tuần đường; nhân viên tuần cầu, gác cầu; nhân viên tuần hầm, gác hầm; nhân viên gác chắn; nhân viên kiểm tra đường dây thông tin và nhân viên kiểm tra tầm nhìn tín hiệu; công nhân bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
c- Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông, Giám đốc Ban Quản lý dự án, nhà thầu xây lắp và tổ chức tư vấn liên quan.
Điều 3. Trình tự, thủ tục và hình thức xử lý vi phạm
1- Việc xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật;
2 - Ngoài việc bị xử lý theo Quy định này, các tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 còn phải chịu trách nhiệm và hình thức xử lý khác đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Đường sắt quốc gia là đường sắt phục vụ cho nhu cầu vận tải chung của cả nước và từng vùng kinh tế;
2- Kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt gồm công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt;
3- Công trình đường sắt gồm nền đường, kiến trúc tầng trên, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác;
4- Hành lang an toàn giao thông đường sắt là khoảng trống được thiết lập dọc theo đường sắt tính từ mặt ray trở lên theo phương thẳng đứng nhằm bảo đảm an toàn cho giao thông vận tải đường sắt;
5- Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là khu vực bao quanh, phía trên không, phía dưới mặt nước, phía dưới mặt đất của công trình đường sắt mà ở đó các hành vi gây mất an toàn cho công trình bị cấm.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 5. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
1- Thẩm định để Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trình;
2- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm cho công tác sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt đã được phê duyệt;
3- Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, các chế độ chính sách và quy chế quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải đường sắt;
4- Theo dõi và phối hợp chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt và khắc phục hậu quả thiên tai của ngành đường sắt;
5- Tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện việc bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt;
6- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 6. Trách nhiệm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1- Chịu trách nhiệm trực tiếp về an toàn chạy tàu, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt trên tất cả các tuyến đường sắt do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, khai thác;
2- Lập kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt hàng năm theo quy định để trình Bộ Giao thông vận tải;
3- Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổ chức giám sát việc thi công công trình trên các tuyến đường sắt đang khai thác theo phân cấp để đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
4- Lập kế hoạch, phương án phòng, chống bão lụt; tổ chức ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra trên đường sắt;
5- Sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí đầu tư cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
6- Lập hồ sơ quản lý, lưu giữ, cập nhật đầy đủ diễn biến và biện pháp khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
7- Đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
8- Tổ chức kiểm tra theo thẩm quyền việc chấp hành quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
9- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện các quy định trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
10- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu cho Bộ Giao thông vận tải về chất lượng của kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do Tổng công ty Đường sắt quản lý, khai thác.
Điều 7. Trách nhiệm của Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt
1- Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt nhằm đảm bảo chất lượng, công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, an toàn chạy tàu. Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được giao cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
2- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các Công ty Quản lý đường sắt, các Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt thực hiện các quy định trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
3- Phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo phân cấp quản lý;
4- Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền đối với Công ty Quản lý đường sắt, Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt về việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, công tác đảm bảo giao thông đường sắt của nhà thầu thi công trên đường sắt đang khai thác;
5- Thực hiện công tác phòng chống và khắc phục thiệt hại do bão lụt gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và tổ chức ứng cứu kịp thời để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn;
6- Lưu giữ và bảo quản đầy đủ hồ sơ về trạng thái kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo phân cấp.
Điều 8. Trách nhiệm của Công ty Quản lý đường sắt, Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt
1- Lập kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do công ty quản lý để Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổng hợp trình Bộ giao thông vận tải;
2- Chỉ đạo, điều hành công tác tuần đường, tuần cầu, gác chắn, gác hầm, kiểm tra đường dây thông tin, tầm nhìn tín hiệu, tổ chức sửa chữa kịp thời hư hỏng của công trình thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt. Trường hợp hư hỏng vượt quá khả năng thì vừa phải tổ chức bảo đảm an toàn chạy tàu vừa phải báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp quản lý;
3- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Thanh tra giao thông đường sắt để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo phân cấp quản lý;
4- Lập kế hoạch, phương án phòng, chống bão lụt; tổ chức ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có sự cố;
5- Kiểm tra an toàn giao thông đối với các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt đang hoàn thiện chuẩn bị bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;
6- Cập nhật tình trạng kỹ thuật các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt để báo cáo theo quy định;
7- Xây dựng, lưu giữ, bảo quản và thường xuyên bổ sung đầy đủ những diễn biến và biện pháp khắc phục hư hỏng thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
8- Kiến nghị với cấp trên giải quyết những vướng mắc vượt quá thẩm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
9- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hoặc đột xuất với cơ quan quản lý trực tiếp về chất lượng của kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, công tác phòng chống bão lụt, khắc phục thiên tai và công tác an toàn giao thông.
1- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Lập kế hoạch bảo trì hàng tháng. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đã giao cho các cung;
2- Kiểm tra, xử lý và báo cáo kịp thời khi có thông tin về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt. Trường hợp vượt quá khả năng xử lý, vừa phải tổ chức các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vừa phải báo cáo cấp trên để có biện pháp giải quyết kịp thời;
3- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an nơi có đường sắt đi qua và Thanh tra giao thông đường sắt trong việc tuyên truyền, vận động chống lấn chiếm, giải toả lấn chiếm và các hành vi vi phạm công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt;
4- Trực tiếp kiểm tra trạng thái kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt, cập nhật số liệu, lập hồ sơ lưu giữ, bảo quản và thường xuyên bổ sung những thay đổi trong quá trình quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo phân cấp và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của các Cung cầu, Cung đường, Cung thông tin tín hiệu
1- Thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt đã được giao. Kiểm tra, đôn đốc, giám sát các tổ và nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
2- Tổ chức tuần đường, tuần cầu, gác cầu, tuần hầm, gác hầm, gác chắn, kiểm tra đường dây thông tin và tầm nhìn tín hiệu theo quy định;
3- Kiểm tra, xử lý và báo cáo kịp thời khi có thông tin về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt. Trường hợp vượt quá khả năng xử lý, vừa phải tổ chức các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vừa phải báo cáo cấp trên để có biện pháp giải quyết kịp thời;
4- Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt để phối hợp với chính quyền địa phương, công an nơi có đường sắt đi qua và Thanh tra giao thông đường sắt xử lý;
5- Lập hồ sơ lưu giữ, bảo quản và thường xuyên bổ sung đầy đủ những thay đổi trong quá trình quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo phân cấp và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
1- Khi thẩm định dự án phải thẩm định cả về an toàn giao thông trong các giai đoạn lập dự án, thiết kế, thi công;
2- Chỉ đạo các Ban Quản lý dự án lập hồ sơ tổ chức bảo đảm giao thông và tiến hành các bước thoả thuận, xin phép thi công với cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền;
3- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong thi công đối với các Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật và quy định trong dự án;
4- Phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam xử lý vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đối với Ban Quản lý dự án, các nhà thầu, nếu nhà thầu vi phạm nhiều lần thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải xử lý.
1- Khi lập hồ sơ mời thầu phải có đầy đủ yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá phương án tổ chức đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông;
2- Không xét thầu đối với các hồ sơ dự thầu không có phương án tổ chức đảm bảo giao thông, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường;
3- Kiểm tra nhà thầu trong suốt quá trình thi công về công tác đảm bảo giao thông, an toàn giao thông, trường hợp nhà thầu không đạt yêu cầu thì xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên xử lý;
4- Chỉ đạo tư vấn giám sát, tư vấn điều hành thực hiện đúng yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
1- Tổ chức tư vấn phải bảo đảm đầy đủ điều kiện năng lực theo quy định;
2- Lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đầu tư phải bảo đảm đúng trình tự, đầy đủ, chính xác và có các nội dung theo quy định;
3- Đề cương khảo sát của các bước lập dự án hoặc bước thiết kế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền có văn bản cho phép thực hiện trước hoặc dự án do đơn vị tư vấn tự bỏ vốn nghiên cứu thực hiện);
4- Hồ sơ khảo sát địa hình, khảo sát địa chất phải thoả mãn các yêu cầu sau:
a- Bảo đảm tính chính xác, đầy đủ theo quy định;
b- Trong mọi trường hợp không được để xẩy ra tình trạng do hồ sơ khảo sát sai dẫn đến phải thay đổi phương án hoặc phát sinh khối lượng sau này.
5- Hồ sơ thiết kế, dự toán phải thoả mãn các yêu cầu sau:
a- Phải tuân thủ đúng theo quyết định đầu tư của dự án;
b- Bảo đảm tính chính xác, tính hợp lý về phương án (kể cả phương án tổ chức thi công), tính kinh tế của phương án;
c- Phải đầy đủ, cụ thể về khối lượng và chỉ dẫn kỹ thuật cung cấp cho hồ sơ mời thầu;
d- Phải tính toán đến khả năng và phạm vi cung cấp vật liệu của địa phương nơi xây dựng dự án;
đ- Phải bảo đảm đúng tiến độ yêu cầu của chủ đầu tư;
e- Khuyến khích đưa các công nghệ thiết kế mới phù hợp với thiết kế kết cấu công trình;
g- Tuân thủ đúng theo các chế độ, chính sách, giá cả hiện hành của nhà nước;
h- Trong mọi trường hợp hồ sơ thiết kế phải có phương án bảo đảm an toàn chạy tầu.
6- Công tác nghiệm thu nội bộ về hồ sơ khảo sát - thiết kế của tổ chức tư vấn phải thực hiện tại hiện trường;
7- Phải thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của công tác tư vấn, công tác giám sát tác giả theo quy định hiện hành.
1- Lập hồ sơ bảo đảm an toàn giao thông với sự thống nhất của Ban Quản lý dự án và trình cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền để cấp phép thi công. Sau khi đã được cấp phép thi công phải đến Công ty Quản lý đường sắt hoặc Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt để nhận bàn giao mặt bằng thi công và triển khai các bước tiếp theo. Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng thi công phải chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn;
2- Triển khai công tác đảm bảo giao thông trước khi thi công công trình chính. Trong suốt quá trình thi công phải thực hiện đúng phương án, biện pháp, thời gian thi công đã được thống nhất và không được gây hư hại các công trình đường sắt hiện có; phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý đường sắt và Thanh tra giao thông đường sắt trong việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông trong khi thi công theo quy định của giấy phép và của pháp luật;
3- Khi thi công xong phải thu dọn vật liệu thừa, đưa thiết bị ra khỏi công trình và lập hồ sơ hoàn công kịp thời để bàn giao cho đơn vị quản lý, thực hiện việc bảo hành công trình theo quy định.
Điều 15. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam
1- Chỉ đạo các cơ quan tham mưu, nghiệp vụ giúp Cục trưởng thực hiện trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt
2- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất từng mặt hoặc toàn bộ hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do các đơn vị quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện; xử lý vi phạm theo thẩm quyền;
3- Chịu trách nhiệm liên đới về tình trạng hư hỏng của công trình đường sắt;
Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt được phân công.
Điều 16. Trách nhiệm của Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1- Chỉ đạo các tổ chức thuộc quyền quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ quy định tại Điều 6 của Quy định này và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về kết quả quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt;
2- Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức bảo dưỡng và nguồn vốn được giao;
3- Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất từng mặt hoặc toàn bộ công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, công tác bảo đảm an toàn giao thông của các đơn vị quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, của Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý;
Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty về nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt được phân công.
Điều17. Trách nhiệm của Trưởng ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt
1- Chỉ đạo các bộ phận tham mưu nghiệp vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ban Quản lý cơ sở hạ tầng được quy định tại Điều 7 của Quy định này và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam về kết quả quản lý, bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt;
2- Căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được giao và các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và các văn bản pháp luật liên quan để tổ chức thực hiện, hướng dẫn, chỉ đạo các Công ty Quản lý đường sắt, Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt;
3- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất việc thực hiện quản lý bảo trì đường sắt của các đơn vị quản lý sửa chữa đường sắt để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các công trình có nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình, an toàn chạy tàu.
Phó trưởng Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt về nhiệm vụ được phân công.
Điều 18. Trách nhiệm của Giám đốc Công ty Quản lý đường sắt, Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt
1- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt của các đội, xí nghiệp, trung tâm thông tin tín hiệu, cung trực thuộc Công ty; thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 8 của Quy định này;
2- Kiểm tra định kỳ, đột xuất trạng thái kỹ thuật công trình, công tác bảo đảm an toàn giao thông của các nhà thầu trong quá trình thi công trên đoạn đường sắt được giao quản lý; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên xử lý;
3- Bảo đảm trang thiết bị cho hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt của các cung, đội và thực hiện quản lý tài sản theo quy định;
4- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về nhiệm vụ được giao hoặc liên đới chịu trách nhiệm về các vi phạm gây ra mất an toàn của các đơn vị do mình phụ trách.
Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt được phân công.
1- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt của các cung trực thuộc; thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 9 của Quy định này;
2- Thực hiện kiểm tra định kỳ theo quy định; kiểm tra thường xuyên, đột xuất trạng thái kỹ thuật công trình, công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường sắt được giao quản lý; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên xử lý;
3- Bảo đảm trang thiết bị cho hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt của các cung và thực hiện quản lý tài sản theo quy định;
4- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Quản lý đường sắt hoặc Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt về nhiệm vụ được giao hoặc liên đới chịu trách nhiệm về các vi phạm gây ra mất an toàn của các đơn vị do mình phụ trách.
Đội phó đội quản lý cầu đường, Phó Giám đốc trung tâm thông tin tín hiệu đường sắt chịu trách nhiệm trước Đội trưởng, Giám đốc trung tâm về nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt được phân công.
Điều 20. Trách nhiệm của Cung trưởng
1- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt của các nhân viên trực thuộc; thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 10 của Quy định này;
2- Thực hiện kiểm tra định kỳ theo quy định; kiểm tra thường xuyên, đột xuất trạng thái kỹ thuật công trình, công tác bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường sắt được giao quản lý; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên xử lý;
3- Bảo đảm trang thiết bị cho hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt của cung và thực hiện quản lý tài sản theo quy định;
4- Chịu trách nhiệm trước Đội trưởng đội cầu đường, Giám đốc Trung tâm Thông tin tín hiệu, Giám đốc Công ty Quản lý đường sắt, Giám đốc Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt về nhiệm vụ được giao hoặc liên đới chịu trách nhiệm về các vi phạm gây ra mất an toàn của các nhân viên do mình phụ trách.
Cung phó chịu trách nhiệm trước Cung trưởng về nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt được phân công.
Điều 21. Trách nhiệm của nhân viên tuần đường
1- Thực hiện nhiệm vụ do Cung trưởng phân công và tuân thủ quy định của quy trình tuần đường, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình giao thông;
2- Kiểm tra, theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại trên đoạn đường tuần tra, ghi chép đầy đủ vào sổ tuần đường, báo cáo cấp trên theo quy định;
3- Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu đường theo nội dung quy định khi lên ban;
4- Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng dừng tàu khi có hư hỏng, chướng ngại uy hiếp đến an toàn chạy tàu, tham gia bảo vệ đường sắt và các đoàn tàu chạy trên đoạn đường tuần tra. Chịu trách nhiệm về việc mất an toàn giao thông đường sắt do không phát hiện được hư hỏng, chướng ngại trong quá trình tuần đường.
Điều 22. Trách nhiệm của nhân viên tuần cầu, gác cầu
1- Thực hiện nhiệm vụ do Cung trưởng phân công và tuân thủ quy định của quy trình tuần cầu, gác cầu, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình giao thông;
2- Kiểm tra, theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại trên cầu, ghi chép đầy đủ vào sổ tuần cầu, gác cầu, báo cáo cấp trên theo quy định;
3- Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu theo nội dung quy định khi lên ban;
4- Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng dừng tàu khi có hư hỏng, chướng ngại uy hiếp đến an toàn chạy tàu, tham gia bảo vệ cầu và các đoàn tàu chạy qua cầu. Chịu trách nhiệm về việc mất an toàn giao thông đường sắt do không phát hiện được hư hỏng, chướng ngại trong quá trình tuần cầu, gác cầu.
Điều 23. Trách nhiệm của nhân viên tuần hầm, gác hầm
1- Thực hiện nhiệm vụ do Cung trưởng phân công và tuân thủ quy định của quy trình tuần hầm, gác hầm, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình giao thông;
2- Kiểm tra, theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại trong hầm, ghi chép đầy đủ vào sổ tuần hầm, gác hầm, báo cáo cấp trên theo quy định;
3- Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì hầm theo nội dung quy định khi lên ban;
4- Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng dừng tàu khi có hư hỏng, chướng ngại uy hiếp đến an toàn chạy tàu, tham gia bảo vệ hầm và các đoàn tàu chạy qua hầm. Chịu trách nhiệm về việc mất an toàn giao thông đường sắt do không phát hiện được hư hỏng, chướng ngại trong quá trình tuần hầm, gác hầm.
Điều 24. Trách nhiệm của nhân viên gác chắn
1- Thực hiện nhiệm vụ do Cung trưởng phân công, tuân thủ quy định của Điều lệ đường ngang và quy định về tổ chức phòng vệ đường ngang;
2- Trực tiếp quản lý, bảo quản, sử dụng, bảo trì các thiết bị, công trình và dụng cụ đường ngang theo nội dung quy định khi lên ban;
3- Bảo đảm an toàn cho phương tiện giao thông đường sắt khi qua đường ngang;
4- Đóng chắn đường bộ kịp thời, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt qua đường ngang.
1- Nhân viên kiểm tra đường dây thông tin ( gồm đường dây trần, đường dây cáp chôn, đường dây cáp treo) có trách nhiệm:
a- Kiểm tra phần cơ khí, phần điện khí, phát hiện hư hỏng, nguyên nhân gây ra trở ngại để khắc phục kịp thời và báo cáo cấp trên nhằm duy trì, nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin phục vụ cho công tác điều hành chạy tàu an toàn;
b- Đối với đường dây trần thông tin : Kiểm tra sự biến đổi môi trường xung quanh dọc tuyến đường dây có khả năng gây mất an toàn đường dây hoặc gây can nhiễu đường dây; kiểm tra cột, các cấu kiện trên cột (xà, sứ, cuống sứ, bàn đảo, thanh chống xà, thanh nối cột, bu lông liên kết cột...), các chi tiết gia cố cột (dây co, cột chống, ụ quầy, chân cột, bê tông chân cột, chân dây co...), các bộ phận bảo vệ đường dây (thu lôi, bộ phóng điện...); và ghi chép các bộ phận cần xử lý vào phiếu kiểm tra đường dây;
c- Đối với đường dây cáp ngầm thông tin các loại: Kiểm tra tuyến cáp, các thiết bị trên tuyến cáp như: tủ giao tiếp, cọc mốc..., ghi lại các điểm trên tuyến cáp bị đào bới, xói lở đe dọa đến an toàn của tuyến cáp, kiểm tra, đo hơi tại các điểm có gắn van hơi, xử lý ngay các ảnh hưởng có thể gây hư hỏng đến cáp. Ghi lại trị số áp lực hơi tại các van và các hiện tượng bên ngoài của măng sông, van hơi để có kế hoạch xử lý;
d- Đối với đường dây cáp treo: Kiểm tra tuyến cáp, các thiết bị trên tuyến cáp như: cột, dây co, cột chống, dây treo, thu lôi..., các công việc khác như đối với đường cáp ngầm.
2- Nhân viên kiểm tra tầm nhìn tín hiệu:
a- Phải thường xuyên kiểm tra để bảo đảm tín hiệu hoạt động liên tục, rõ ràng ngày và đêm trong khoảng cách quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt ghi trong hồ sơ của công trình;
b- Khi phát hiện tầm nhìn tín hiệu không bảo đảm tiêu chuẩn, phải có trách nhiệm xử lý, nếu không xử lý được phải báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết;
c- Kết quả kiểm tra tầm nhìn tín hiệu phải ghi đầy đủ vào phiếu kiểm tra tầm nhìn tín hiệu và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Điều 26. Trách nhiệm của nhân viên bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt
1- Thực hiện nhiệm vụ do Cung trưởng hoặc Cung phó phân công;
2- Thực hiện đúng quy trình, quy phạm hiện hành, tuân thủ các quy định về công tác bảo đảm an toàn trong thi công.
Chỉ đạo cán bộ, công nhân viên trong Cục thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 11 của Quy định này.
Chỉ đạo cán bộ, nhân viên thuộc ban thực hiện đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 12 của Quy định này.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về toàn bộ chất lượng của hồ sơ khảo sát, thiết kế, dự toán công trình theo nội dung được quy định tại Điều 13 của Quy định này, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng kinh tế.
1- Chỉ đạo cán bộ, nhân viên thực hiện đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 14 của Quy định này;
2- Chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp quản lý và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
Điều 31. Hình thức xử lý đối với lãnh đạo Cục Đường sắt Việt
Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo cơ quan tham mưu của Cục phải đồng chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp và bị xử lý tùy theo trách nhiệm cá nhân được giao và mức độ xử lý vi phạm của cấp dưới trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Cụ thể như sau:
1- Cục trưởng, Phó Cục trưởng bị phê bình, khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch hoặc cách chức tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
2- Lãnh đạo các cơ quan tham mưu của Cục Đường sắt Việt
Điều 32. Hình thức xử lý đối với Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và lãnh đạo các tổ chức giúp việc chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp và bị xử lý tùy theo trách nhiệm cá nhân được giao và mức độ xử lý vi phạm của cấp dưới trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Cụ thể như sau:
1- Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc bị phê bình, khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch hoặc cách chức tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
2- Lãnh đạo các tổ chức giúp việc của Tổng công ty Đường sắt Việt
Điều 33. Hình thức xử lý đối với Trưởng ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt
Không hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 17 của Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm liên đới trong các trường hợp sau:
1- Bị khiển trách khi: Để 1 giám đốc của Công ty Quản lý đường sắt hoặc giám đốc Công ty thông tin tín hiệu đường sắt bị cảnh cáo do vi phạm liên quan đến quản lý, bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt.
2- Bị cảnh cáo khi: Để 1 giám đốc Công ty Quản lý đường sắt hoặc giám đốc Công ty thông tin tín hiệu đường sắt bị cách chức do vi phạm liên quan đến quản lý, bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt.
3- Bị cách chức khi: Để 1 giám đốc của Công ty Quản lý đường sắt hoặc giám đốc Công ty thông tin tín hiệu đường sắt bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội liên quan đến quản lý, bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt.
Phó trưởng Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm và bị xử lý như Trưởng Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt trong lĩnh vực được phân công.
1- Bị khiển trách khi:
a- Không hoàn thành 1 trong những nhiệm vụ quy định tại Điều 18 của Quy định này;
b- Đội trưởng quản lý cầu đường hoặc giám đốc Trung tâm thông tin tín hiệu hoặc giám đốc Xí nghiệp hoặc Cung trưởng thuộc quyền quản lý bị xử lý với hình thức buộc thôi việc do vi phạm liên quan đến công tác quản lý, bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt.
2- Bị cảnh cáo khi:
a- Không hoàn thành 2 trong những nhiệm vụ quy định tại Điều 18 của Quy định này;
b- Đội trưởng quản lý cầu đường hoặc giám đốc Trung tâm thông tin tín hiệu hoặc giám đốc Xí nghiệp hoặc Cung trưởng thuộc quyền quản lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội liên quan đến bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt;
3- Bị cách chức khi:
a- Không hoàn thành những nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Quy định này;
b- Để 2 trong một những cá nhân sau: Đội trưởng quản lý cầu đường, Giám đốc Trung tâm thông tin tín hiệu, Giám đốc Xí nghiệp, Cung trưởng thuộc quyền quản lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội liên quan đến bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt;
4- Bị buộc thôi việc khi:
a- Để 3 trong một những cá nhân sau: Đội trưởng quản lý cầu đường, Giám đốc Trung tâm thông tin tín hiệu, Giám đốc Xí nghiệp, Cung trưởng thuộc quyền quản lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội liên quan đến bảo trì kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt;
b- Bị xử phạt theo quyết định của tòa án.
Điều 35. Hình thức xử lý đối với lãnh đạo Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông
Với chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án xây dựng cơ bản trên đường sắt đang khai thác, lãnh đạo Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông và lãnh đạo cơ quan tham mưu của Cục phải đồng thời chịu trách nhiệm gián tiếp và bị xử lý tùy theo trách nhiệm cá nhân và mức độ bị xử lý của cấp dưới và các Ban Quản lý dự án, Nhà thầu trong công tác quản lý, điều hành các dự án xây dựng cơ bản trên đường sắt đang khai thác. Cụ thể như sau:
1- Cục trưởng, Phó Cục trưởng bị phê bình, khiển trách đến cảnh cáo, chậm lên lương, hạ ngạch, hạ bậc lương hoặc bị cách chức tùy theo tính chất, mức độ vi phạm;
2- Lãnh đạo các cơ quan tham mưu của Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông được giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch hoặc cách chức tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Điều 36. Hình thức xử lý đối với lãnh đạo và tổ chức Ban Quản lý dự án (đại diện chủ đầu tư)
Với chức năng được giao Đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án xây dựng cơ bản, sửa chữa đường sắt trên đường sắt đang khai thác, lãnh đạo Ban Quản lý dự án và lãnh đạo các phòng tham mưu của Ban Quản lý dự án phải đồng thời chịu trách nhiệm gián tiếp về các sai phạm trong thi công các dự án xây dựng cơ bản, sửa chữa đường sắt trên đường sắt đang khai thác. Cụ thể như sau:
1- Giám đốc (Phó giám đốc), Trưởng phòng (Phó trưởng phòng) bị phê bình, khiển trách, cảnh cáo, chậm lên lương, hạ ngạch, hạ bậc lương hoặc bị cách chức;
2- Chuyên viên phụ trách, theo dõi trực tiếp: bị khiển trách, cảnh cáo, chậm lên lương, hạ ngạch, hạ bậc lương, bị điều động làm công việc khác hoặc bị buộc thôi việc;
3- Không được xét giao việc quản lý dự án tiếp theo đối với dự án, công trình có quy mô tương tự hoặc lớn hơn trong một thời gian nhất định theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 37. Hình thức xử lý đối với Tổ chức tư vấn
Căn cứ vào trách nhiệm quy định tại Điều 13 của Quy định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý:
1- Tự làm lại và khắc phục nhanh nhất các công việc vi phạm, đồng thời phải bồi thường thiệt hại công trình theo luật quy định do các sai sót của sản phẩm khảo sát, thiết kế và dự toán gây ra;
2- Không được xét giao việc tiếp theo đối với dự án, công trình có quy mô tương tự hoặc lớn hơn trong một thời gian ít nhất là 1 năm.
Điều 38. Hình thức xử lý đối với nhà thầu xây lắp
Các nhà thầu khi thi công bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt:
1- Bị cảnh cáo khi không thực hiện Khoản 1 hoặc Khoản 3 tại Điều 14 của Quy định này và bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản lần đầu, trong trường hợp bị lập biên bản lần hai thì không được tham gia đấu thầu, thi công các công trình tiếp theo trong thời gian 1 năm; đồng thời vẫn phải thực hiện Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 14 của Quy định này;
2- Bị đình chỉ thi công khi không thực hiện Khoản 2 Điều 14 của Quy định này và không được tham gia đấu thầu, thi công các công trình tiếp theo trong thời gian 1 năm; đồng thời vẫn phải thực hiện các Khoản 2 Điều 14 của Quy định này;
3- Phải bồi thường thiệt hại và không được tham gia đấu thầu, thi công các công trình tiếp theo khi không thực hiện Khoản 2 Điều 14 của Quy định này dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.
1- Hành vi vi phạm:
a- Không thu thập, cập nhật số liệu, tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo quy định và báo cáo theo mẫu biểu;
b- Thiếu kiểm tra đôn đốc để công nhân duy tu vi phạm quy tắc an toàn lao động, an toàn giao thông khi thi công;
c- Không làm tốt nhiệm vụ quản lý, lưu trữ hồ sơ đã phân cấp cho đơn vị;
d- Không kiểm tra xử lý ngay các hư hỏng, các vi phạm mất an toàn giao thông theo quy định khi nhận được thông tin;
đ- Không kiểm tra đôn đốc thực hiện phòng vệ khi bảo trì công trình dẫn đến tai nạn giao thông nguy hiểm.
2- Hình thức xử lý:
a- Khiển trách khi vi phạm lần đầu một trong các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 của Điều này;
b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc cách chức khi vi phạm lần 2 một trong các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 của Điều này;
c- Bị sa thải khi có hành vi vi phạm theo quy định của Luật lao động.
Điều 40. Hình thức xử lý đối với Cung trưởng
1- Hành vi vi phạm:
a- Không thu thập, cập nhật số liệu, tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo quy định và báo cáo theo mẫu biểu;
b- Thiếu kiểm tra đôn đốc để công nhân duy tu vi phạm quy tắc an toàn lao động, an toàn giao thông khi thi công;
c- Không làm tốt nhiệm vụ quản lý, lưu trữ hồ sơ đã phân cấp cho đơn vị;
d- Không kiểm tra xử lý ngay các hư hỏng, các vi phạm mất an toàn giao thông theo quy định khi nhận được thông tin;
đ- Để 3 công nhân trở lên bị cảnh cáo do vi phạm quy định ở Điều 46 của Quy định này;
e- Để 2 công nhân trở lên bị sa thải do vi phạm quy định ở Điều 46 của Quy định này;
g- Không kiểm tra đôn đốc thực hiện phòng vệ khi sửa chữa công trình dẫn đến tai nạn giao thông.
2- Hình thức xử lý:
a- Khiển trách khi vi phạm lần đầu một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản 1 của Điều này;
b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc cách chức khi vi phạm lần 2 một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản 1 của Điều này;
c- Bị sa thải khi có hành vi vi phạm theo quy định của Luật lao động.
Điều 41. Hình thức xử lý đối với nhân viên tuần đường
1- Hành vi vi phạm:
a- Đang làm nhiệm vụ mà trong máu có độ cồn vượt quá 80 miligam/100lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
b- Tự ý bỏ nhiệm vụ được phân công hoặc làm trái nhiệm vụ được giao;
c- Không phát hiện ra những hư hỏng của cầu đường và các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
d- Phát hiện ra các hư hỏng của cầu đường nhưng không báo cáo kịp thời theo quy định;
đ- Không ghi chép các nội dung tuần đường vào sổ tuần đường như quy định;
e- Khi phát hiện ra các hư hỏng của cầu đường mà không có biện pháp báo hiệu dẫn đến mất an toàn giao thông;
g- Phát hiện các hành vi vi phạm công trình cầu đường mà không xử lý theo thẩm quyền;
h- Tiếp tay cho các hành vi vi phạm công trình cầu đường.
2- Hình thức xử lý:
a- Khiển trách khi vi phạm lần đầu một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Khoản 1 của Điều này;
b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng khi vi phạm lần 2 một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Khoản 1 của Điều này;
c- Bị sa thải khi có hành vi vi phạm theo quy định của Luật lao động.
Điều 42. Hình thức xử lý đối với nhân viên tuần cầu, gác cầu
1- Hành vi vi phạm:
a- Đang làm nhiệm vụ mà trong máu có độ cồn vượt quá 80 miligam/100lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
b- Tự ý bỏ nhiệm vụ được phân công hoặc làm trái nhiệm vụ được giao;
c- Không phát hiện ra những hư hỏng của cầu và các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình cầu;
d- Phát hiện ra các hư hỏng của cầu nhưng không báo cáo kịp thời theo quy định;
đ- Không ghi chép các nội dung tuần cầu vào sổ tuần cầu như quy định;
e- Khi phát hiện ra các hư hỏng của cầu mà không có biện pháp báo hiệu dẫn đến mất an toàn giao thông;
g- Phát hiện các hành vi vi phạm công trình cầu mà không xử lý theo thẩm quyền;
h- Tiếp tay cho các hành vi vi phạm công trình cầu.
2- Hình thức xử lý:
a- Khiển trách khi vi phạm lần đầu một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Khoản 1 của Điều này;
b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng khi vi phạm lần 2 một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Khoản 1 của Điều này;
c- Bị sa thải khi có hành vi vi phạm theo quy định của Luật lao động.
Điều 43. Hình thức xử lý đối với nhân viên tuần hầm, gác hầm
1- Hành vi vi phạm:
a- Đang làm nhiệm vụ mà trong máu có độ cồn vượt quá 80 miligam/100lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
b- Tự ý bỏ nhiệm vụ được phân công hoặc làm trái nhiệm vụ được giao;
c- Không phát hiện ra những hư hỏng của hầm và các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình hầm;
d- Phát hiện ra các hư hỏng của hầm nhưng không báo cáo kịp thời theo quy định;
đ- Không ghi chép các nội dung tuần hầm vào sổ tuần hầm như quy định;
e- Khi phát hiện ra các hư hỏng của hầm mà không có biện pháp báo hiệu dẫn đến mất an toàn giao thông;
g- Phát hiện các hành vi vi phạm công trình hầm mà không xử lý theo thẩm quyền;
h- Tiếp tay cho các hành vi vi phạm công trình hầm.
2- Hình thức xử lý:
a- Khiển trách khi vi phạm lần đầu một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Khoản 1 của Điều này;
b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng khi vi phạm lần 2 một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Khoản 1 của Điều này;
c- Bị sa thải khi có hành vi vi phạm theo quy định của Luật lao động.
1- Hành vi vi phạm:
a- Khi được phân công kiểm tra đường dây thông tin, kiểm tra tầm nhìn tín hiệu đã bỏ không kiểm tra 1/3 khối lượng công việc được giao;
b- Không phát hiện được hư hỏng trực tiếp gây nên mất an toàn chạy tầu và an toàn thiết bị hoặc phát hiện được mà không báo cáo, không có biện pháp giải quyết kịp thời;
c- Không ghi chép vào sổ theo đúng quy định hoặc ghi chép không rõ ràng;
d- Bỏ qua vi phạm hành lang an toàn đường dây thông tin.
2- Hình thức xử lý:
a- Khiển trách khi vi phạm lần đầu một trong các điểm a, b, c, d Khoản 1 của Điều này;
b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng khi vi phạm lần 2 một trong các điểm a, b, c, d khoản 1 của điều này;
c- Bị sa thải khi có hành vi vi phạm theo quy định của Luật lao động.
Điều 45. Hình thức xử lý đối với nhân viên gác chắn
1- Hành vi vi phạm:
a- Thiếu trách nhiệm trong việc trông coi, bảo quản sử dụng, bảo dưỡng các thiết bị, công trình và dụng cụ đường ngang;
b- Không sử dụng đồng phục khi làm nhiệm vụ, tác phong chưa nghiêm túc, thái độ không hoà nhã với mọi người;
c- Không nắm vững giờ tàu chạy qua đường ngang;
d- Rời bỏ nơi làm việc;
đ- Uống rượu, bia trước khi lên ban và trong khi làm nhiệm vụ;
e- Để người không có nhiệm vụ vào nhà gác đường ngang;
g- Đóng chắn không đúng quy định;
h- Không đóng chắn để xảy ra mất an toàn.
2- Hình thức xử lý:
a- Khiển trách khi vi phạm lần đầu một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Khoản 1 của Điều này;
b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng khi vi phạm lần 2 một trong các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Khoản 1 của Điều này;
c- Bị sa thải khi có hành vi vi phạm theo quy định của Luật lao động.
Điều 46. Hình thức xử lý đối với công nhân bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt
1- Hành vi vi phạm:
a- Bảo trì không đúng trình tự công việc theo quy định;
b- Không thực hiện nhiệm vụ theo đúng phân công;
c- Bỏ đi nơi khác khi công việc được giao chưa hoàn thành;
d- Phát hiện ra hư hỏng không báo cáo;
đ- Phạm vi thi công không phòng vệ theo quy định.
2- Hình thức xử lý:
a- Khiển trách khi vi phạm lần đầu một trong các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 của Điều này;
b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng khi vi phạm lần 2 một trong các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 của Điều này;
c- Bị sa thải khi có hành vi vi phạm theo quy định của Luật lao động.
Điều 47. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xử lý kỷ luật Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông; đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hình thức xử lý kỷ luật Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; yêu cầu Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xử lý kỷ luật đối với các Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Điều 48. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam
1- Xử lý kỷ luật công chức, viên chức các cơ quan tham mưu của Cục Đường sắt Việt
2- Đề nghị Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt
Điều 49. Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
1- Xử lý kỷ luật cán bộ công nhân viên các tổ chức giúp việc của Tổng công ty Đường sắt Việt
2- Xử lý kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc các Công ty trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt
Điều 50. Giám đốc Công ty Quản lý đường sắt, Giám đốc Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt
Xử lý kỷ luật cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông
1- Xử lý kỷ luật công chức, viên chức các cơ quan tham mưu của Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông;
2- Đề nghị các cơ quan có thẩm xử lý kỷ luật tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.
Điều 52. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1- Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn tới các đơn vị, cá nhân trực thuộc và tổ chức thực hiện Quy định này;
2- Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, giải quyết các vướng mắc (nếu có) khi thực hiện Quy định này./.
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 4Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 5Nghị định 34/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 7Thông tư 58/2012/TT-BGTVT về định mức vật tư cho một chu kỳ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Quyết định 4167/QĐ-BGTVT điều chỉnh Kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 15/2004/QĐ-BGTVT quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 15/2004/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/09/2004
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đào Đình Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra