Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2002/QĐ-BTCCBCP | Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2002 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị đinh 181/CP ngày 9/11/1994 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 02/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy nhiệm Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cho phép thành lập Hội,
Xét đề nghị của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV thông qua ngày 05 tháng 10 năm 2001.
Điều 2. Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN |
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
TÊN HỘI - MỤC ĐÍCH - HOẠT ĐỘNG
Điều 1. Tên Hội gọi là Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, (gọi tắt. Hội Hữu nghị Việt - Trung) là một tổ chức xã hội, thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, hoạt động theo Điều lệ Hội trên cơ sở tuân thủ luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội, có tài sản, tài khoản, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Điều 2. Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc hoạt động nhằm củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Điều 3. Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc có nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội tiến hành các hoạt động nhằm phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
2. Góp phần tuyên truyền và giới thiệu với nhân dân Trung Quốc về Việt Nam, về đường lối đối ngoại, đối nội của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
3. Góp phần thông tin kịp thời cho nhân dân Việt Nam về Trung Quốc.
4. Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hội hữu nghị Trung - Việt, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác của Trung Quốc thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, sách báo, phim ảnh và các hoạt động khác.
5. Hỗ trợ và làm cầu nối cho các quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch... giữa các cá nhân, tổ chức của Việt Nam với các đối tác của Trung Quốc.
Điều 4. Tất cả các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật của Việt Nam tán thành mục đích của Hội làm đơn xin gia nhập Hội, và sau khi được Ban thường vụ của Ban chấp hành Hội đồng ý, sẽ được gia nhập Hội, và trở thành các thành viên của Hội.
Điều 5. Mỗi thành viên có nhiệm vụ sau:
1. Chấp hành Điều lệ và thực hiện các nghị quyết của Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Trung.
2. Tuyên truyền rộng rãi mục đích, tôn chỉ và Điều lệ của Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút các thành viên mới và mở rộng phạm vi hoạt động của Hội.
3. Giới thiệu và góp phần thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc.
Điều 6. Các thành viên có quyền:
1. Ứng cử, đề cử và bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo của Hội, thảo luận góp ý kiến và biểu quyết các vấn đề trong các hội nghị và các công tác của Hội.
2. Được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được xin ra khỏi Hội và được gia nhập Hội khác.
1. Thành viên muốn ra khỏi Hội phải có thư thông báo với cấp có thẩm quyền của Hội để xóa tên khỏi danh sách thành viên.
2. Thành viên nào hoạt động trái với Điều lệ của Hội, làm mất uy tín của Hội, tùy theo lỗi nặng nhẹ mà bị phê bình cảnh cáo hoặc có thể bị xóa tên khỏi danh sách thành viên.
Điều 8. Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tổ chức theo nguyên tắc dân chủ và hiệp thương thống nhất. Lãnh đạo Hội được bầu thông qua bầu cử dân chủ.
Điều 9. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc là Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội, triệu tập 5 năm một lần.
Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Thảo luận và quyết định phương hướng và nhiệm vụ của Hội.
- Thông qua các nghị quyết, xem xét sửa đổi Điều lệ.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Hội.
Điều 10. Ban chấp hành Trung ương của Hội lãnh đạo mọi hoạt động và công tác của Hội giữa hai kỳ Đại hội.
1. Ban chấp hành trung ương Hội một năm họp một lần. Theo đề nghị của Chủ tịch Hội, Ban chấp hành trung ương có thể họp bất thường hoặc mở rộng.
2. Ban chấp hành trung ương Hội cử ra một Ban thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký và một số Ủy viên. Ban thường vụ Ban chấp hành trung ương Hội ít nhất 6 tháng họp một lần.
3. Ban thư ký do Ban thường vụ cử, gồm Tổng thư ký và một số Thư ký. Ban thư ký có trách nhiệm :
a. Giúp Ban thường vụ chuẩn bị nội dung các kỳ họp và triệu tập các kỳ họp.
b. Giúp Ban thường vụ và Ban chấp hành trung ương theo dõi, giúp đỡ các thành viên tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại hội Trung ương Hội.
c. Giải quyết các công việc hàng ngày của Hội, quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài liệu và tài chính của Hội.
4. Trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể, Ban thường vụ có thể lập ra các Ban công tác và cử các đồng chí trong Ban chấp hành trung ương phụ trách, đồng thời báo cáo trước Ban chấp hành trung ương Hội tại phiên họp gần nhất.
Điều 11. Ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có các tỉnh hội và thành hội, được thành lập theo quyết định của chính quyền cấp tỉnh và thành phố. Các tổ chức Hội này là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, thành phố (nếu có) và chịu sự hướng dẫn công tác của Trung ương Hội.
Điều 12. Tùy theo yêu cầu cụ thể ở các xí nghiệp, nhà máy, công ty, cơ quan, trường học, các ban liên lạc có yêu cầu thì thành lập chi hội và cử ra một Ban phụ trách của chi hội gồm chi hội trưởng, các chi hội phó và thư ký để lãnh đạo công tác của chi hội. Chi hội cơ sở sẽ do tổ chức Hội ở các tỉnh, thành phố lãnh đạo. Những tỉnh, thành phố chưa có tổ chức Hội thì các chi hội cơ sở chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, thành phố (nếu có) hoặc của Trung ương Hội.
Ban phụ trách công tác chi hội 2 năm bầu lại một lần nhưng tùy điều kiện có thể 1 năm bầu lại một lần.
Điều 13. Chế độ phối hợp công tác trong nội bộ Hội:
- Trung ương Hội phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ công tác với các Hội thành viên ở các địa phương, chi hội.
- Các hội thành viên ở địa phương chủ động trong các hoạt động theo đúng điều lệ Hội, không trái với nghị quyết của Trung ương Hội, hàng quý báo cáo công tác cho Trung ương Hội. Các hội thành viên ở các địa phương phải phối hợp và chịu sự chỉ đạo của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị của địa phương mình.
Điều 14. Tài sản và tài chính của Hội được hình thành từ các nguồn sau đây.
1. Hỗ trợ từ ngân sách của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
2. Ủng hộ tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bằng tiền hoặc bằng hiện vật theo quy định của pháp luật.
3. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 15. Tài chính của Hội được chi theo yêu cầu hoạt động của Hội do Ban thường vụ Hội quyết định.
Điều 16. Tài sản và tài chính của Hội do Ban thư ký chịu trách nhiệm quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Việc sử dụng tài sản, chế độ báo cáo tài chính của Hội phải theo đúng nguyên tắc, quyết định của Hội và quy chế của Bộ Tài chính.
Ban thư ký được giao trách nhiệm quản lý tài sản, tài chính phải có báo cáo định kỳ về thu, chi và thực hiện đúng những quy định của Ban thường vụ.
Điều 17. Ban chấp hành các cấp và Ban phụ trách chi hội cơ sở có nhiệm vụ quản lý tài sản và tài chính của Hội ở cấp mình.
Điều 18. Bản điều lệ này đã được Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội thông qua ngày 5/10/2001 tại Hà Nội. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội.
Điều 19. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- 1Quyết định 412/QĐ-BNV năm 2007 phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành
- 2Quyết định 795/QĐ-BNV năm 2009 phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Gas Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 74/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Dạy nghề Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 412/QĐ-BNV năm 2007 phê duyệt bản Điều lệ (sửa đổi) của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành
- 2Luật về quyền lập hội 1957
- 3Nghị định 181-CP năm 1994 về chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ
- 4Quyết định 158/QĐ-TTg năm 1999 về việc uỷ nhiệm Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cho phép thành lập Hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 795/QĐ-BNV năm 2009 phê duyệt bản Điều lệ của Hiệp hội Gas Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 74/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Dạy nghề Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 15/2002/QĐ-BTCCBCP phê duyệt bản Điều lệ Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 15/2002/QĐ-BTCCBCP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/03/2002
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ
- Người ký: Đặng Quốc Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra