- 1Quyết định 634/QĐ-BXD năm 2014 công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Công văn 1881/BXD-QLN năm 2015 thực hiện Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ nhà ở với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
- 4Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 6Luật Nhà ở 2014
- 7Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1498/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 27 tháng 11 năm 2015 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011¸2015 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trường các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011-2015 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2015/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1498/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Khái quát những đặc điểm chung
a) Tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh:
- Hà Nam là một trong 10 tỉnh, thành phố của đồng bằng sông Hồng, với diện tích 852km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp là 450km2, chiếm 52,8% diện tích, sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi. Dân số gần 800.000 nguời.
- Những năm gần đây, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, kinh tế- xã hội của tỉnh vẫn giữ được ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2011-2015 đạt trên 13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng công nghiệp- xây dựng: 58%, dịch vụ: 29,4%, nông, lâm nghiệp giảm còn 12,6%. GDP bình quân đầu người đạt 42,33 triệu đồng/năm.
b) Tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh:
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, tỉnh Hà Nam đã chủ động tích cực thực hiện đồng bộ, lồng ghép nhiều giải pháp với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới. Các hộ nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợ về tín dụng, nhà ở, giáo dục, y tế, chương trình nông thôn mới, trợ giúp pháp lý..., từ đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn khoảng 3,92% (năm 2014).
2. Sự cần thiết phải lập đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
- Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị và là chính sách xã hội cơ bản mang tính nhân văn sâu sắc, là chương trình mục tiêu để thực hiện tốt chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Trong thời gian qua, Trung ương và tỉnh đã thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và kết quả đã huy động hỗ trợ từ các nguồn vốn khác nhau để giảm và thoát nghèo. Hiện nay do phát triển kinh tế- xã hội, chuẩn nghèo đã thay đổi nên cần thiết phải xây dựng Đề án để tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo.
- Ngoài ra do tác động của kinh tế thị trường, thiên tai, dịch bệnh nên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân, người lao động làm phát sinh thêm các hộ nghèo mới và phần lớn các hộ nghèo còn khó khăn về nhà ở, cần có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời.
3. Các căn cứ lập Đề án
- Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quyết định về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;
- Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015;
- Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2).
- Công văn số 1881/BXD-QLN ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1. Nhận xét, đánh giá thực trạng nhà ở của các hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
1.1. Về số lượng nhà ở:
Theo báo cáo của các huyện, thành phố, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 15.343 hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó có 2.024 hộ cần được hỗ trợ về nhà ở. Các đối tượng này chủ yếu phải sống trong những ngôi nhà cũ nát, sập sệ, cơ sở hạ tầng yếu kém, cụ thể:
STT | Nội dung | Phủ Lý | Bình Lục | Duy Tiên | Kim Bảng | Lý Nhân | Thanh Liêm | Tổng cộng |
1 | Tổng số hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 | 1.904 | 4.427 | 2.123 | 1.842 | 3.046 | 2.001 | 15.343 |
2 | Tổng số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 | 1.476 | 4.907 | 2.072 | 1.756 | 2.550 | 2.218 | 12.429 |
3 | Số hộ nghèo đã được hỗ trợ theo QĐ 167 | 118 | 398 | 557 | 209 | 358 | 870 | 2.510 |
4 | Số hộ nghèo cần được hỗ trợ nhà ở theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 | 375 | 558 | 211 | 225 | 466 | 635 | 2.523 |
1.2. Về chất lượng nhà ở:
STT | Nội dung | Phủ Lý | Bình Lục | Duy Tiên | Kim Bảng | Lý Nhân | Thanh Liêm | Tổng cộng |
1 | Nhà kiên cố | 31.326 | 41.660 | 32.753 | 32.869 | 42.025 | 36.464 | 217.097 |
2 | Nhà bán kiên cố | 1.606 | 2.007 | 1.160 | 1.407 | 1.686 | 1.600 | 9.466 |
3 | Nhà thiếu kiên cố | 502 | 848 | 205 | 34 | 621 | 38 | 2.248 |
4 | Nhà đơn sơ | 33 | 90 | 0 | 0 | 45 | 0 | 168 |
| Tổng cộng | 33.467 | 44.605 | 34.118 | 34.310 | 44.377 | 38.102 | 228.979 |
2. Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đối với nhà ở về đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc trên địa bàn tỉnh
- Về vị trí địa lý, Hà Nam là tỉnh nằm phía Nam đồng bằng sông Hồng , không trực tiếp giáp biển.
- Về khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng và ẩm ướt, lượng mưa trung bình khoảng 1.900mm/năm.
3. Nhận xét, đánh giá chung về thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo về nhà ở đã và đang thực hiện
3.1. Ưu điểm.:
- Trung ương đã kịp thời ban hành hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, trên cơ sở đó địa phương đã cụ thể hoá thành các chương trình cụ thể, kế hoạch từng năm, nên đã thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, nhất là việc hỗ trợ cho các hộ nghèo về nhà ở đạt tỉ lệ cao.
- Các chính sách hỗ trợ về nguồn vốn tín dụng, cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội đã tạo điều kiện cho hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện nhà ở hoặc cho các hộ nghèo vay vốn để xây dựng sửa chữa nhà ở tạm bợ, dột nát cũng góp phần đáng kể trong thực hiện chương trình giảm nghèo các năm qua, theo phương châm: “Hộ gia đình thực hiện xây dựng, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ ”.
3.2. Hạn chế, tồn tại:
- Trong thời gian qua, mặc dù địa phương đã huy động nhiều nguồn lực để tổ chức xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo cải tạo sửa chữa nhà ở hư hỏng, tạm bợ, dột nát, nhưng tỉ lệ nhà ở được xây dựng cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu, do thực tế còn thiếu về cơ chế, chính sách riêng cho việc tập trung hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đang khó khăn, không đủ nguồn lực để cải thiện nhà ở cho hộ nghèo.
- Đối với mức hỗ trợ về nhà ở, thời gian qua, mỗi hộ nghèo khó khăn về nhà ở được hỗ trợ từ 6 triệu đồng/hộ (giai đoạn 2006¸2010) để cải thiện nhà ở. Với mức hỗ trợ nêu trên, trước tình hình biến động về giá cả thị trường trong các năm gần đây, số tiền được hỗ trợ không đủ xây dựng, sửa chữa nhà ở, từ đó các hộ nghèo gặp rất nhiều khó khăn, nên phải xây dựng sửa chữa nhà bằng vật liệu tạm, dẫn đến chất lượng nhà ở kém, không đảm bảo cho việc sử dụng lâu dài.
1. Về phương thức huy động nguồn lực
- Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ;
- Vốn ngân sách địa phương;
- Các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác.
2. Về quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện hỗ trợ hộ nghèo
- Quản lý nguồn tài chính thuộc ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh thông qua Sở tài chính.
- Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, huyện quản lý trực tiếp vốn vay với mức vay theo quy định cho từng đối tượng được bình xét, xác nhận.
- Mặt trận Tổ quốc tỉnh quản lý các nguồn vốn hỗ trợ hoặc hỗ trợ xây dựng trực tiếp từ các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm.
3. Về thực hiện việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn cấp, vay tín dụng ưu đãi cũng như các nguồn vốn huy động khác
- Nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương, ngân sách của tỉnh: Sở Tài chính là đơn vị đầu mối hướng dẫn và thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác giải ngân.
- Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội: Thực hiện phương thức ủy thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Việc quản lý vốn bằng tiền được ghi chép kế toán và giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.
4. Cách thức hỗ trợ
- Nhà nước và tỉnh hỗ trợ;
- Người dân tự làm;
- Các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng sau đó bàn giao cho các hộ dân;
- Giao tiền cho các hộ dân.
- Chính quyền địa phương tổ chức cung ứng vật liệu cho các hộ dân làm.
5. Đánh giá chung về việc thực hiện huy động và quản lý nguồn lực của địa phương trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo đã thực hiện trong thời gian qua
Nhìn chung trong những năm qua việc huy động và quản lý vốn, quản lý nguồn lực tài chính trong quá trình thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được thực hiện nghiêm túc, đúng đối tượng, đúng chính sách của Nhà nước quy định.
1. Mục tiêu, nguyên tắc hỗ trợ
- Mục tiêu:
+ Hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở là một trong những chính sách quan trọng trong chương trình giảm nghèo, không những giúp cho các hộ nghèo tạo lập được một căn nhà ở hoặc sửa chữa, cải tạo lại nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát nhằm cải thiện điều kiện sống để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo, đảm bảo thực hiện giảm nghèo một cách bền vững, mà còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
+ Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội phải có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
- Nguyên tắc:
+ Thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn lực và hỗ trợ (bằng tiền, bằng vật tư nguyên liệu, công lao động...) để giải quyết theo hướng: Bản thân hộ nghèo tự xây dựng nhà ở với đóng góp giúp đỡ của cộng đồng dân cư, các cơ quan đơn vị doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, từ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
+ Gắn xã hội hoá với việc công khai hoá chính sách, nguồn lực, đối tượng được hỗ trợ. Tổ chức tốt việc rà soát, bình xét dân chủ, sát thực từ cơ sở, đảm bảo đúng đối tượng và sự công bằng đoàn kết trong từng địa bàn dân cư, thôn, xóm, làng, xã. Phối hợp tổ chức quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí hỗ trợ theo hướng vận động nguồn lực và giám sát việc hỗ trợ qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, cấp phát và quản lý qua chính quyền Nhà nước các cấp.
2. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở: Diện tích nhà ở tối thiểu 24m2, niên hạn sử dụng của căn nhà từ 10 năm trở lên và phải đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung- tường cứng, mái cứng), an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc.
3. Mức vay để làm nhà ở: Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 25 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm, thời gian vay 15 năm, trong đó thời gian ân hạn 5 năm, thời gian trả nợ vốn 10 năm bắt đầu tư năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn vay.
4. Đối tượng được hỗ trợ nhà ở: Theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015.
5. Phạm vi áp dụng. Tại các thôn trực thuộc các phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
6. Xác định số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn tỉnh
STT | Nội dung | Phủ Lý | Bình Lục | Duy Tiên | Kim Bảng | Lý Nhân | Thanh Liêm | Tổng cộng |
|
| |||||||||
1 | Hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng quá tạm bợ, không có khả năng tự cải thiện nhà ở | 316 | 387 | 184 | 114 | 420 | 276 | 1.697 |
|
2 | Hộ chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình khác, chính sách hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức chính trị XH khác | 0 | 126 | 0 | 104 | 0 | 240 | 470 |
|
3 | Hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác nhưng đã bị hư hỏng... nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa lại | 38 | 02 | 0 | 02 | 04 | 03 | 49 |
|
4 | Hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác nhưng đã bị hư hỏng (tính dến nay đá 8 năm) | 06 | 01 | 0 | 08 | 06 | 04 | 25 |
|
5 | Hộ gia đình nghèo còn lại | 15 | 42 | 27 | 50 | 36 | 112 | 282 |
|
| Tổng Cộng | 375 | 558 | 211 | 278 | 466 | 635 | 2.523 |
|
(danh sách bình xét hộ nghèo các xã của các huyện, thành phố Phủ Lý xác nhận)
7. Phân loại đối tượng ưu tiên xếp theo thứ tự sau:
7.1. Hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng quá tạm bợ, không có khả năng tự cải thiện nhà ở: 1.697 hộ (Bình Lục: 387 hộ; Duy Tiên: 184; Kim Bảng: 114 hộ; Lý Nhân: 420 hộ; Thanh Liêm: 276 hộ: Phủ Lý: 316 hộ).
7.2. Hộ chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình khác, chính sách hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức chính trị XH khác: 470 hộ (Bình Lục là 126 hộ, Kim Bảng là 104 hộ; Thanh Liêm là: 240 hộ).
7.3. Hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác nhưng đã bị hư hỏng... nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa lại: 49 hộ (Bình Lục là 2 hộ; Kim Bảng là: 02 hộ, Lý Nhân là: 04 hộ, Thanh Liêm là: 03 hộ,Duy Tiên: 538 hộ, TP Phủ Lý : 38 hộ).
7.4. Hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác nhưng đã bị hư hỏng (tính dến nay đá 8 năm): 25 hộ (Bình Lục là 1 hộ; Kim Bảng là: 8 hộ, Lý Nhân là: 6 hộ, Thanh Liêm là:4 hộ, TP Phủ Lý : 6 hộ).
7.5. Các hộ gia đình còn lại: 282 hộ (Phủ Lý là: 15 hộ, Bình Lục là 42 hộ; Duy Tiên là 27 hộ, Kim Bảng là 50 hộ; Lý Nhân là: 36 hộ, Thanh Liêm là:112 hộ)
8. Nguồn vốn thực hiện.
8.1 Vốn vay ưu đãi;
8.2 Vốn huy động từ “Quỹ người nghèo”;
8.3 Vốn của hộ gia đình được huy động từ gia đình, dòng họ;
8.4 Vốn lồng nghép từ các chương trình, mục tiêu khác;
8.5 Vốn hỗ trợ hợp pháp khác.
9. Xác định tổng số vốn và phân khai nguồn vốn thực hiện.
9.1. Tính toán kinh phí xây dựng nhà ở và phân bổ nguồn vốn
- Tổng vốn đầu tư xây dựng cho 1 căn nhà tính khái toán bình quân (theo suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành tại Quyết định số 634/QĐ-BXD ngày 09/6/2014): 1.770.000đ/m2 x 24 m2 = 42.480.000 đồng (diện tích tối thiểu là 24m2).
- Vốn vay tín dụng ưu đãi tối đa 25.000.000 đồng/hộ (hai năm triệu đồng), lãi xuất 3% năm, thời hạn vay 15 năm, trong đó thời hạn ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay.
- Vốn huy động khác: 17.480.000 đồng/hộ (vốn huy động từ Quỹ vì người nghèo, vốn huy động của cộng đồng, dòng họ, gia đình và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác).
9.2 Kinh phí đầu tư xây dựng nhà ở của các hộ nghèo tại các huyện
- Tổng kinh phí : 2.523 hộ x 42.480.000đ = 107.177.040.000 đồng
(Một trăm linh bảy tỷ, một trăm mười bảy triệu, không trăm bốn mươi ngàn đồng)
- Trong đó:
+ Vốn vay ưu đãi: 2.523 hộ x 25.000.000đ = 63.075.000.000 đồng
+ Vốn huy động từ các nguồn khác: 44.102.040.000 đồng.
- Kinh phí xây dựng nhà ở của các địa phương cụ thể như sau:
+ Thành phố Phủ Lý có 375hộ có tổng kinh phí là: 15.930.000.000đ
+ Huyện Bình Lục có 558 hộ tổng kinh phí là: 23.703.840.000đ
+ Huyện Duy Tiên có 211 hộ tổng kinh phí là: 8.963.280.000đ
+ Huyện Kim Bảng có 278 hộ tổng kinh phí là: 11.809.440.000đ
+ Huyện Lý Nhân có 466 hộ tổng kinh phí là: 19.795.680.000đ
+ Huyện Thanh Liêm có 635 hộ tổng kinh phí là: 26.974.800.000đ.
10. Cách thức thực hiện
10.1. Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở đối với các hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011¸2015:
- Các thôn tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch và gửi danh sách số hộ được bình xét lên Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, rà soát lại danh sách hộ nghèo thuộc diện hỗ trợ xây dựng nhà ở trình Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt Đề án.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường và thị trấn rà soát, bình xét, lập danh sách hộ nghèo thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở, tiêu chí bình xét:
+ Về đối tượng, điều kiện hỗ trợ nhà ở và phạm vi áp dụng: Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg.
+ Về thứ tự ưu tiên hỗ trợ và các nội dung khác: Theo quy định cụ thể tại Điều 4 và các quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg.
10.2. Cấp vốn vay ưu đãi làm nhà:
- Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác nhận tiến độ xây dựng nhà ở của hộ nghèo trên địa bàn và có văn bản tổng hợp gửi Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giải ngân 100% vốn vay theo quy định đối với những hộ gia đình thực hiện xây dựng mới nhà ở sau khi hoàn thành phần móng và đối với những hộ gia đình thực hiện sửa chữa, cải tạo nhà ở đã có sau khi hoàn thành 30% khối lượng công việc.
10.3 Thực hiện xây dựng nhà ở:
- Nhà ở có diện tích sử dụng tối thiểu: 24m2.
- Độ bền công trình: từ 10 năm trở lên.
- Quy mô công trình nhà cấp 4.
- Vật liệu chính để làm nhà:
+ Vì kèo bằng gỗ, đòn tay bằng luồng, tre (đã ngâm xử lý mối mọt), mái lợp ngói (Phibrôxi măng, tôn).
+ Tường xây gạch; vữa xây, trát sử dụng vữa mác 50.
+ Nền lát gạch hoặc láng vữa XM mác 75.
+ Cửa đi, cửa sổ ván ghép.
- Vận động các tổ chức xã hội, dòng họ, các hộ nghèo xây dựng nhà ở theo phương châm: “Nhà nước, tỉnh ủng hộ; gia đình thực hiện xây dựng; cộng đồng giúp đỡ ” vận động xây dựng nhà ở kiên cố (nhà 01 tầng mái bằng bê tông cốt thép) để các hộ nghèo có nhà ở bền vững.
11. Tiến độ thực hiện
- Năm 2015: Xây dựng và phê duyệt đề án.
- Năm 2016: thực hiện hỗ trợ khoảng 10% đối tượng.
- Năm 2017: thực hiện hỗ trợ khoảng 20% đối tượng.
- Năm 2018: thực hiện hỗ trợ khoảng 25% đối tượng.
- Năm 2019: thực hiện hỗ trợ khoảng 25% đối tượng.
- Năm 2020: thực hiện hỗ trợ 20% đối tượng đối tượng còn lại, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án.
12. Tiến độ huy động vốn hàng năm
- Năm 2016 (10%): Tổng vốn để thực hiện là: 10.492.560.000đ. Trong đó:
+ Vốn vay ưu đãi: 6.175.000.000 đồng
+ Các nguồn vốn khác: 4.317.560.000 đồng.
- Năm 2017 (20%): Tổng vốn để thực hiện là: 20.985.120.000đ. Trong đó:
+ Vốn vay ưu đãi: 12.350.000.000 đồng
+ Các nguồn vốn khác: 8.635.120.000 đồng.
- Năm 2018 (25%): Tổng vốn để thực hiện là: 26.231.400.000 đ. Trong đó:
+ Vốn vay ưu đãi: 15.437.500.000 đồng
+ Các nguồn vốn khác: 10.793.900.000 đồng.
- Năm 2019 (25%): Tổng vốn để thực hiện là: 26.231.400.000đ. Trong đó:
+ Vốn vay ưu đãi: 15.437.500.000 đồng
+ Các nguồn vốn khác: 10.793.900.000 đồng
- Năm 2020 (20%): Tổng vốn để thực hiện là: 20.985.120.000đ. Trong đó:
+ Vốn vay ưu đãi: 12.350.000.000 đồng
+ Các nguồn vốn khác: 8.635.120.000 đồng.
13. Tổ chức thực hiện
13.1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Chỉ đạo lập và phê duyệt đề án, danh sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã công bố công khai tiêu chuẩn đối tượng bình xét các hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn, phân loại ưu tiên thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng theo quy định.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.
- Giao việc tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở cho Ban chỉ đạo giảm nghèo. Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Chính phủ.
- Bố trí đủ vốn để tổ chức, triển khai thực hiện theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Chính phủ. Chỉ đạo các sở ban ngành liên quan, UBND thành phố Phủ Lý, các huyện phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn vận động cộng đồng giúp đỡ hộ nghèo làm nhà ở.
13.2. Các Sở, Ngành của tỉnh:
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
+ Là cơ quan thường trực chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi tiến độ thực hiện; lập dự toán chi phí hỗ trợ cho cả chương trình hàng năm theo số liệu trong đề án gửi kế hoạch cho các sở ngành có liên quan để cân đối, bố trí nguồn kinh phí theo đúng quy định;
+ Có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn; phân loại ưu tiên thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định. Chỉ đạo việc lập và phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn làm nhà ở theo quy định gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh và phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện đề án.
- Sở Xây dựng:
+ Phối hợp với cơ quan thường trực trong quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở, thường xuyên phối hợp kiểm tra theo dõi tiến độ thực hiện; lập dự toán chi phí hỗ trợ cho cả chương trình hàng năm theo số liệu trong đề án gửi kế hoạch cho các sở ngành có liên quan để cân đối, bố trí nguồn kinh phí theo đúng quy định;
+ Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn lập thiết kế mẫu nhà phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế tại các địa phương để người dân tự lựa chọn và xây dựng nhà phù hợp với điều kiện và khả năng của từng hộ.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (nếu có) khi triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở theo danh sách và thứ tự ưu tiên.
- Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam: chủ trì phối hợp với các ngành lao động thương binh và xã hội, các cơ quan, ban ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức chính trị- xã hội vận động quỹ đóng góp từ xã hội để bổ sung vào nguồn vốn hỗ trợ và phối hợp các ngành tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ.
- Ngân hàng Chính sách Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về hồ sơ vay. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay, hướng dẫn cấp phát vay vốn theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện và thuận tiện cho người dân.
13.3. Ủy ban nhân dân: các huyện, các xã.
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
+ Củng cố và bổ sung thành viên Ban Giảm nghèo cấp huyện và cấp xã để thực hiện việc hỗ trợ, chủ trì tổ chức việc công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và tổ chức thực hiện rà soát, bình xét, lập danh sách các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn; lập danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn làm nhà ở theo quy định của Quyết định 33/2015/QĐ-TTg phân loại ưu tiên thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
+ Tổ chức tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ phân bổ lại cho cấp xã để thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ nghèo theo danh sách, đối tượng và cách thức hỗ trợ nêu ở phần trên của đề án.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã:
+ Tổ chức cho các tổ, thôn, xóm công khai tại địa bàn để thông báo chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đến các hộ dân; trên cơ sở danh sách hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân xã đang quản lý, tiến hành bình xét, rà soát, tổng hợp danh sách các hộ gia đình nghèo không có khả năng tự cải thiện về nhà ở đề nghị được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
+ Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố phân bổ; xác nhận bảo lãnh cho các hộ được hỗ trợ về nhà ở mua vật liệu xây dựng tại các cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng để tiến hành xây dựng nhà; chỉ đạo cho Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở theo thiết kế mẫu đã chọn, đảm bảo yêu cầu về diện tích tối thiểu và chất lượng nhà ở. Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban Giảm nghèo cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở, sau đó bàn giao lại cho các đối tượng này.
- Các cơ quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm về việc thực hiện Đề án Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở cho Uỷ ban nhân dân tỉnh để báo cáo về Bộ Xây dựng theo quy định.
Trên đây là Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011¸2015 trên địa bàn tỉnh Hà Nam thực hiện theo nội dung tại các Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng các chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo khác lồng ghép cùng thực hiện với chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác giảm nghèo, tiến đến giảm nghèo bền vững./.
- 1Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt thiết kế mẫu, đơn giá, mức hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình nghèo, chính sách và cận nghèo giai đoạn 2013-2017 tỉnh Hà Nam
- 2Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Quyết định 3075/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án tiếp nhận Chương trình an sinh xã hội - Vì người nghèo tại huyện Vân Canh do Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Quyết định 651/2002/QĐ-UB Quy định ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5Quyết định 65/2015/QĐ-UBND Quy định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020 và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo
- 6Quyết định 439/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (chương trình hỗ trợ nghèo 167 giai đoạn 2)
- 7Quyết định 2672/QĐ-UBND phê duyệt Danh sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2016 (Đợt 1)
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
- 4Quyết định 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt thiết kế mẫu, đơn giá, mức hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình nghèo, chính sách và cận nghèo giai đoạn 2013-2017 tỉnh Hà Nam
- 6Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Quyết định 3075/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án tiếp nhận Chương trình an sinh xã hội - Vì người nghèo tại huyện Vân Canh do Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ do tỉnh Bình Định ban hành
- 8Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 9Quyết định 634/QĐ-BXD năm 2014 công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 10Luật Nhà ở 2014
- 11Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 1881/BXD-QLN năm 2015 thực hiện Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ nhà ở với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 do Bộ Xây dựng ban hành
- 13Quyết định 651/2002/QĐ-UB Quy định ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 14Quyết định 65/2015/QĐ-UBND Quy định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020 và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo
- 15Quyết định 439/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (chương trình hỗ trợ nghèo 167 giai đoạn 2)
- 16Quyết định 2672/QĐ-UBND phê duyệt Danh sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2016 (Đợt 1)
Quyết định 1498/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 1498/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/11/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực