Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1495/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2013 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tờ trình số 167/TTr-BVHTTDL ngày 25 tháng 7 năm 2013),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch được xác định theo ranh giới được UNESCO công nhận, bao gồm khu vực di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận thuộc địa bàn xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh và Thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Ranh giới nghiên cứu được xác định:
- Phía Bắc giáp chân núi bên kia núi Thổ Tượng.
- Phía Nam giáp bờ bên kia sông Mã và sông Bưởi.
- Phía Đông giáp chân núi bên kia núi Hắc Khuyển.
- Phía Tây giáp chân núi bên kia núi Ngưu Ngọa.
Quy mô lập quy hoạch: Khoảng 5.078,5 ha. Gồm 2 vùng lõi và vùng đệm. Trong đó vùng lõi rộng 155,5 ha và vùng đệm rộng 4.923 ha.
- Bảo tồn, tôn tạo di tích Thành Nhà Hồ nhằm bảo tồn vững chắc, tôn vinh giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích Thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới và xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc biệt của khu vực Bắc Trung bộ.
- Xác định chức năng và chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực di tích, khu dân cư, khu vực bảo vệ môi trường sinh thái. Tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát triển khu di tích Thành Nhà Hồ.
- Định hướng kế hoạch tổng thể quản lý và đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa khu di tích Thành Nhà Hồ. Xác định lộ trình và các nhóm giải pháp chính để triển khai các dự án.
- Làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang tổng thể không gian khu di tích theo đồ án quy hoạch được duyệt. Xây dựng Quy định quản lý kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu di tích, các biện pháp khuyến khích bảo vệ di tích, kiểm soát việc tăng dân số.
- Là di sản văn hóa thế giới.
- Là trung tâm du lịch quốc gia, của tỉnh Thanh Hóa với sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử.
- Di sản thế giới thành nhà Hồ, bao gồm: Thành Nội, La Thành, Đàn Nam Giao; các di tích lịch sử văn hóa của dân cư trong khu vực, bao gồm các đình, chùa, miếu, nhà ở dân gian truyền thống,..
- Các giá trị văn hóa phi vật thể, bao gồm: Lễ hội truyền thống, văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán, truyền thuyết dân gian.
- Các yếu tố liên quan khác về kinh tế - xã hội, dân cư, môi trường, các thể chế và chính sách có liên quan khác.
5. Nội dung và yêu cầu nghiên cứu chủ yếu
a) Khảo sát, đo vẽ và đánh giá hiện trạng di tích; nghiên cứu các tư liệu thư tịch và hồ sơ khảo cổ, hoàn thiện hồ sơ hệ thống di tích; hiện trạng quản lý di tích; tình hình kinh tế - xã hội và du lịch.
- Khảo sát, đo vẽ và đánh giá hiện trạng quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan khu vực quy hoạch:
+ Xác định cấu trúc quy hoạch, kiến trúc cảnh quan khu vực thành Nhà Hồ, khu dân cư và vùng phụ cận;
+ Xác định danh mục, ký hiệu hóa các công trình cần nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ chi tiết tổng mặt bằng. Tập hợp, xác định giá trị các tài liệu đã có. Đề xuất nhu cầu tài liệu cần khảo sát bổ sung phục vụ lập hồ sơ di tích;
+ Đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực nghiên cứu. Tình trạng giao thông, nguồn nước và cấp nước, nước thải và vệ sinh môi trường, cấp điện và thông tin liên lạc;
+ Xác định cấu trúc địa hình, thổ nhưỡng, các loài cây chủ yếu, hệ thống mặt nước. Mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan tự nhiên đến cảnh quan nhân tạo.
- Nghiên cứu các tư liệu thư tịch và hồ sơ khảo cổ:
+ Các tài liệu lịch sử triều đại Nhà Hồ; các tài liệu nghiên cứu về Nhà Hồ và di tích Thành Nhà Hồ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đặc biệt các tài liệu (phần viết, ảnh và hình vẽ) thời thuộc Pháp;
+ Các tài liệu khảo cổ trong các giai đoạn khác nhau khu vực Thành Nhà Hồ.
- Hoàn thiện hồ sơ hệ thống di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận. Hoàn thiện hồ sơ từng di tích; phân loại, đánh giá, xác định giá trị và cấp độ bảo tồn sơ bộ của các di tích; biên tập và tổng hợp hồ sơ di tích.
- Đánh giá chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dân số, lao động; lưu lượng du lịch trong khu vực quy hoạch trong 3 năm qua (2010 - 2012).
- Đánh giá hiện trạng quản lý bảo tồn di tích và đầu tư xây dựng trong khu vực vùng lõi và vùng đệm của di tích.
b) Dự báo phát triển và xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khu vực quy hoạch trong quá trình quản lý di sản.
- Dự báo tăng trưởng về kinh tế - xã hội, dân số, lao động, đặc biệt trong quá trình chuyển dịch - thay đổi thành phần lao động từ chủ yếu là nông nghiệp sang dịch vụ văn hóa và du lịch.
- Dự báo về nhu cầu du lịch và các dịch vụ kèm theo.
- Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, bao gồm san nền tiêu thủy, cấp thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường và giao thông phù hợp với công tác bảo tồn đồng thời trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, pháp luật hiện hành của Nhà nước.
c) Định hướng quy hoạch không gian bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch
- Kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích. Xác định các vùng cảnh quan thiên nhiên cần phải bảo vệ để không ảnh hưởng đến di tích; các khu vực cho phép xây dựng mới; các khu vực hạn chế kiểm soát phát triển.
- Đề xuất định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, trong đó đề xuất định hướng tổng thể bảo tồn, tu bổ, phục hồi đối với quần thể di tích Thành Nhà Hồ; xác định danh mục các đối tượng di tích bảo tồn, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo tồn đối với từng hạng mục di tích; xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; đề xuất danh mục các di tích dự kiến xếp hạng bổ sung.
- Đề xuất định hướng phát triển du lịch khu di tích Thành Nhà Hồ gắn với du lịch tỉnh Thanh Hóa và khu vực miền Trung, gắn với du lịch cả nước và tuyến tham quan di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận.
- Đề xuất các hạng mục công trình xây dựng bổ sung để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với du lịch.
- Giải pháp phục hồi, tôn tạo các di sản vật thể gắn với việc tôn vinh tổng thể khu di tích Thành Nhà Hồ; gắn với duy trì giá trị văn hóa phi vật thể và cảnh quan xung quanh di tích.
- Xây dựng phân khu chức năng: Đề xuất cơ cấu phân khu chức năng xây dựng, gồm các khu vực bảo tồn di tích; khu dân cư đô thị - nông thôn; khu vực phát triển các chức năng công cộng, dịch vụ du lịch; vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên... phù hợp với các định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Lộc và tỉnh Thanh Hóa.
- Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan - thiết kế bảo tồn hình ảnh kiến trúc cảnh quan một số khu vực di tích trọng tâm.
- Đề xuất các giải pháp kiểm soát, quản lý và phát triển cho từng lô đất trong khu vực. Các quan điểm, thông số, quy định về kiến trúc, cảnh quan đối với các lô đất, với hệ thống các trục không gian chính của khu vực. Giải pháp quy hoạch các công trình trọng điểm, điểm nhấn, các quần thể kiến trúc hoặc tổ hợp kiến trúc - cảnh quan khác.
d) Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch.
- Giao thông
+ Xác định và phân các loại hình giao thông động và tĩnh; giao thông cơ giới và giao thông đi bộ, bảo đảm kết nối thuận lợi giữa các cụm, điểm di tích và giữa di tích với dân cư và vùng bao quanh;
+ Đề xuất giải pháp nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông hiện có phù hợp với môi trường di tích và hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách và bộ hành; ưu tiên sử dụng vật liệu truyền thống lát bề mặt đường khu vực bộ hành và trong phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích.
- Chuẩn bị kỹ thuật
+ Xác định lưu vực, hướng thoát nước chính sao cho không làm ngập lụt khu vực Thành Nhà Hồ và các di tích khác trong khu vực quy hoạch. Từ đó lựa chọn cao độ xây dựng các công trình tôn tạo, phát huy giá trị và dân sinh phù hợp;
+ Đề xuất các giải pháp khai thác quỹ đất phát triển du lịch và dân cư; có biện pháp chống sạt lở sông Mã và sông Bưởi, các tai biến địa chất (nếu có), các công trình tiêu úng.
- Cấp nước
+ Đánh giá tài nguyên nước mặt và nước ngầm của khu vực quy hoạch, về trữ lượng, chất lượng và khả năng khai thác tại địa phương. Khả năng cấp nước cho di tích, cho dân cư và các hoạt động du lịch;
+ Xác định tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước sạch phục vụ dân cư và khách du lịch; đề xuất giải pháp cấp nước phù hợp với yêu cầu bảo tồn di tích và phát triển du lịch.
- Cấp điện
+ Xác định nhu cầu phụ tải điện (công suất, điện năng) tại các khu vực chức năng trong khu Thành Nhà Hồ, vùng phụ cận và toàn vùng;
+ Đề xuất các phương án sử dụng nguồn điện và lưới điện bảo đảm cung cấp điện liên tục cho toàn khu vực quy hoạch;
+ Đề xuất biện pháp bố trí điện hạ thế (ngầm); điện chiếu sáng, trang trí, nghệ thuật cho các khu di tích sau khi bảo tồn nhằm tôn vinh, làm nổi bật các giá trị của quần thể di tích Thành Nhà Hồ. Bảo đảm vừa an toàn, vừa giữ được không gian cổ kính của di tích.
- Thoát nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn (CTR), nghĩa trang
+ Dự báo khối lượng nước thải, chất thải rắn, nhu cầu đất nghĩa trang;
+ Định hướng thoát nước thải; đề xuất giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn cho từng khu chức năng và toàn bộ khu vực quy hoạch.
- Đánh giá môi trường chiến lược
+ Hệ thống hóa các tác nhân ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động đầu tư tu bổ, tôn tạo và phục hồi; các hoạt động du lịch, giao thông và các hoạt động kinh tế khác;
+ Khoanh vùng các khu vực bảo vệ nguồn nước, khu cách ly của nghĩa trang, rác thải; các vùng môi trường bảo tồn; khoanh vùng và nguồn gây ô nhiễm tác động đến các di sản của Thành Nhà Hồ;
+ Đề xuất cơ chế và giải pháp quản lý môi trường nhằm khống chế, giảm thiểu và xử lý các tác động có hại đến môi trường;
+ Đề xuất danh mục các hạng mục cần đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường bảo tồn khu di tích...
- Thông tin liên lạc
+ Hệ thống loa phát thanh nội bộ nhằm thông tin, quảng bá và phục vụ cho công tác tái hiện lịch sử các khu chức năng của di tích;
+ Mạng internet không dây phủ kín toàn bộ khu vực quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách.
đ) Xác định các nhóm dự án thành phần, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2015 - 2020 và đến 2030
- Xác định các nhóm dự án thành phần.
- Xác định các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2015 - 2020 (các dự án có ý nghĩa bảo tồn di tích, tạo động lực phát triển kinh tế du lịch gắn với việc bảo vệ di tích, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, làm giàu cho khu dân cư trong khu vực quy hoạch.
- Đề xuất nguồn vốn, giải pháp huy động các nguồn lực, phân bổ nguồn vốn và lộ trình đầu tư.
- Đề xuất cơ chế, quy định quản lý đồ án quy hoạch theo quyết định phê duyệt.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, cơ chế thực hiện, các chính sách ưu tiên bảo tồn, phát huy giá trị di tích nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực di tích.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, bảo đảm triển khai thành công quy hoạch tổng thể,
Thành phần hồ sơ quy hoạch tổng thể thực hiện theo Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác về xây dựng.
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ
- Cơ quan chủ trì thẩm định và trình duyệt: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Cơ quan quản lý lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ quan chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa.
Thời gian lập quy hoạch: Không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa bố trí nguồn vốn, phê duyệt dự toán chi phí lập quy hoạch và các chi phí liên quan đến công tác lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 322/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 396/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 410/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2161/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2162/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2163/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 4343/QĐ-BVHTTDL năm 2013 thành lập Hội đồng thẩm định nhánh dự án Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu thuộc Dự án Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Công văn 10634/VPCP-KGVX năm 2013 thẩm định Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, tỉnh Bắc Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2542/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1558/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 154/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 4Quyết định 322/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 396/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 410/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2161/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2162/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2163/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 4343/QĐ-BVHTTDL năm 2013 thành lập Hội đồng thẩm định nhánh dự án Bảo tồn và phát huy giá trị các làng, bản, buôn truyền thống tiêu biểu thuộc Dự án Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 11Công văn 10634/VPCP-KGVX năm 2013 thẩm định Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, tỉnh Bắc Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 2542/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 1558/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 154/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1495/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1495/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/08/2013
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra