Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1489/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 17 tháng 6 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN 2020.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

n cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 về quản lý Vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 3395/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề cương nghiên cứu quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 39/TB-UBND ngày 09/4/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên tại cuộc họp ngày 01/4/2011;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 414/TTr-SXD ngày 30/5/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển:

1. Phát triển sản xuất VLXD phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành của tỉnh, Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ các di tích lịch sử, văn hóa, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.

2. Phát triển đa dạng các chủng loại VLXD nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Tập trung phát triển sản xuất một số chủng loại VLXD có lợi thế như xi măng, gạch không nung sử dụng tro xỉ nhiệt điện, ngói không nung, bê tông, gạch nung. Chú trọng phát triển các loại vật liệu mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

3. Đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô công suất vừa và lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu tốn năng lượng thấp để phát huy tối đa hiệu suất đồng vốn, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.

4. Phân bố các cơ sở sản xuất cần gắn với nguồn nguyên liệu thiên nhiên, điều kiện giao thông vận tải thuận lợi. Các cơ sở sản xuất VLXD đầu tư mới sẽ hướng phân bố vào các khu, cụm công nghiệp; phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, nhất là các loại vật liệu thô như gạch, đá, cát,... để tránh vận chuyển đi xa, đặc biệt là các huyện ở xa cần phát triển các loại vật liệu tại chỗ.

5. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất. Tổ chức sắp xếp lại lực lượng sản xuất thủ công, tập trung thành các cơ sở có quy mô công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chuyển đổi công nghệ, đầu tư thiết bị tiên tiến, để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

II. Mục tiêu phát triển:

1. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản làm VLXD và nguồn lao động tại chỗ. Đổi mới công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao chất lượng và sản lượng các loại VLXD thoả mãn nhu cầu VLXD ngày càng tăng trên thị trường trong tỉnh và cung cấp một số loại VLXD ra ngoài tỉnh.

2. Phát triển sản xuất VLXD nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luôn luôn giữ được vị trí quan trọng của ngành sản xuất VLXD trong nền kinh tế của tỉnh.

3. Phát triển sản xuất VLXD nhằm thu hút một lực lượng lao động lớn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng Thái Nguyên trở thành một tỉnh giàu mạnh của vùng Đông Bắc.

Một số mục tiêu cụ thể:

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất VLXD bình quân năm:

Giai đoạn từ năm 2011 - 2015: 20%.

Giai đoạn từ năm 2016 - 2020: 15%

- Giá trị sản xuất VLXD:

Năm 2015 tăng khoảng 2,3 lần so với năm 2010

Năm 2020 tăng khoảng 3 lần so với năm 2010

III. Định hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020:

1. Xi măng:

- Định hướng phát triển:

+ Hoàn thành xây dựng cơ sở sản xuất xi măng theo công nghệ lò quay với thiết bị tiên tiến hiện đại để nhanh chóng tăng sản lượng và chất lượng xi măng của tỉnh đáp ứng nhu cầu xi măng trong tỉnh ngày càng tăng và cung ứng ra thị trường ngoài tỉnh.

+ Dừng sản xuất clanhke theo công nghệ lò đứng tại các cơ sở hiện có vào sau năm 2015, để tiết kiệm nhiên liệu và tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Phương án cụ thể:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

* Đầu tư để phát huy công suất các nhà máy xi măng lò quay hiện có.

* Duy trì sản xuất tại một số nhà máy xi măng lò đứng hiện có.

* Hoàn thành đầu tư nhà máy xi măng Quán Triều.

Đến năm 2015, năng lực sản xuất xi măng của Thái Nguyên là 3.140.000 tấn, trong đó:

* Xi măng lò đứng: 190.000 tấn.

* Xi măng lò quay: 2.950.000 tấn.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

* Đầu tư để các cơ sở sản xuất xi măng lò quay hoạt động phát huy hết công suất thiết kế.

* Dừng sản xuất clanhke bằng công nghệ lò đứng.

Đến năm 2020, năng lực sản xuất xi măng tại Thái Nguyên đạt 3.100.000 tấn. Trong đó các nhà máy sản xuất theo công nghệ lò quay có tổng công suất 2.950.000 tấn và các trạm nghiền có tổng công suất 150.000 tấn.

2. Vật liệu xây:

- Định hướng phát triển:

+ Phát triển các cơ sở sản xuất gạch nung với quy mô hợp lý với công nghệ sản xuất tiên tiến, nung lò tuynen hoặc các loại lò liên tục khác, có thiết bị nhào đùn liên hợp hút chân không để dần thay thế các cơ sở sản xuất thủ công nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, mức độ ô nhiễm môi trường nằm trong giới hạn cho phép, cơ bản xoá bỏ các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công trước năm 2015.

+ Tận dụng tiềm năng về nguồn đá mạt thải, nguồn tro xỉ thải tại nhà máy nhiệt điện, cát sông,... để phát triển vật liệu xây không nung với công nghệ tiên tiến, sản phẩm đa dạng để thay thế một phần gạch nung, đáp ứng nhu cầu xây dựng.

+ Khai thác đất làm gạch phải tuân theo luật khoáng sản và thủ tục cấp phép theo quy định. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là đất bãi bồi ven sông, đất đồi, đất hạ cốt ruộng, tuyệt đối không ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp.

- Phương án cụ thể:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

* Đối với các cơ sở sản xuất gạch không nung và các cơ sở sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò nung tiết kiệm nguyên nhiên liệu, mức độ ô nhiễm môi trường nằm trong giới hạn cho phép hiện có: Tăng cường đầu tư để phát huy và vượt công suất thiết kế.

* Đối với các dự án sản xuất gạch không nung và các cơ sở sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò nung tiết kiệm nguyên nhiên liệu, mức độ ô nhiễm môi trường nằm trong giới hạn cho phép đã có chủ đầu tư: Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành việc đầu tư theo tiến độ của dự án.

Đến năm 2015, năng lực sản xuất vật liệu xây toàn tỉnh là 852 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn. Trong đó:

* Gạch nung tuy nen

: 447 triệu viên.

* Gạch nung lò đứng liên tục

: 65 triệu viên.

* Gạch không nung

: 340 triệu viên (khoảng 40%).

So với nhu cầu năm 2015, sản xuất vật liệu xây trong tỉnh ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong tỉnh còn cung ứng được khoảng 312 triệu viên gạch cho các tỉnh thành lân cận.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

Tiếp tục đầu tư một số dây chuyền gạch không nung, sản xuất cơ giới hóa và tự động hóa tại một số địa phương.

Đến năm 2020, năng lực sản xuất vật liệu xây toàn tỉnh là 1010 triệu viên. Trong đó:

* Gạch nung tuy nen

: 447 triệu viên.

* Gạch nung lò đứng liên tục

: 65 triệu viên.

* Gạch không nung

: 533 triệu viên (khoảng 51,3%).

So với nhu cầu vật liệu xây trong tỉnh năm 2020, sản xuất trong tỉnh hoàn toàn có khả năng đáp ứng được và cung ứng khoảng 305 triệu viên gạch xây quy tiêu chuẩn (khoảng 29%) ra các tỉnh lân cận.

3. Vật liệu lợp:

- Định hướng phát triển:

+ Hạn chế dần sản xuất tấm lợp amiăng - xi măng, đến năm 2015 cần đầu tư cải tạo dây chuyền sản xuất, xử lý triệt để nước thải, bụi, không khí,... để duy trì sản xuất một số cơ sở hiện có.

+ Đối với tấm lợp kim loại:

* Đầu tư mới 1 cơ sở gia công tấm lợp kim loại công suất 0,5 triệu m2/năm.

* Đầu tư 2 cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại 3 lớp cách âm cách nhiệt công suất 0,5 triệu m2/năm.

+ Đối với ngói xi măng - cát:

Tiếp tục duy trì sản xuất ngói xi măng - cát theo kiểu truyền thống ở các huyện Phú Lương, Đại Từ và Định Hóa để đáp ứng nhu cầu của đồng bào các dân tộc miền núi. Đồng thời phát triển thêm các sản phẩm ngói xi măng - cát mới có chất lượng cao hơn, màu sắc đa dạng hơn, tính thẩm mỹ cao hơn để đáp ứng nhu cầu lợp không chỉ ở nông thôn, mà cả ở các khu đô thị, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Phương án cụ thể:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

* Tấm lợp amiăng - xi măng:

Duy trì sản xuất một số cơ sở hiện có với sản lượng 11 triệu m2/năm.

* Ngói xi măng - cát:

Duy trì các cơ sở sản xuất thủ công đạt sản lượng 185.000 m2/năm; đầu tư một số dây chuyền cơ giới hóa tại một số địa phương với công suất 400.000 m2/năm.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2010:

Tăng cường năng lực sản xuất, đạt tổng công suất 7,585 triệu m2, trong đó:

* Tấm lợp amiăng - xi măng

: 5 triệu m2

* Tấm lợp kim loại

: 2 triệu m2

* Ngói xi măng - cát

: 0,585 triệu m2

4. Đá xây dựng:

- Định hướng phát triển:

+ Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở khai thác chế biến đá hộ cá thể, không có giấy phép để hình thành các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khai thác đá tập trung.

+ Đầu tư các dây chuyền chế biến đá đồng bộ, có mức độ cơ giới hóa cao đối với các doanh nghiệp hiện đã được cấp phép khai thác để phát huy hết công suất thiết kế và sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình có quy mô lớn, các công trình giao thông, thủy lợi,... và theo yêu cầu của thị trường.

+ Lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực, có khả năng đầu tư dây truyền thiết bị và công nghệ hiện đại để thực hiện việc khảo sát, thăm dò các mỏ đá vôi còn lại không thuộc khu vực cấm, tạm cấm theo luật khoáng sản tại các xã: Tân Long, Hòa Bình, Quang Sơn, Minh Lập - huyện Đồng Hỷ; La Hiên, Dân Tiến, Lâu Thượng, Vũ Chấn, TT. Đình Cả - huyện Võ Nhai để có cơ sở tiến hành khai thác sử dụng.

+ Tăng cường quản lý về kỹ thuật khai thác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, hoàn nguyên đất đai đối với các mỏ khai thác, chế biến đá, nhất là các khu vực khai thác tận thu trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại sản xuất. Kiên quyết xoá bỏ các hoạt động khai thác trái phép, khai thác tùy tiện gây hậu quả xấu cho môi trường sinh thái.

- Phương án cụ thể:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

* Tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ giới, thiết bị nghiền sàng đồng bộ để duy trì sản xuất, phát huy và vượt công suất thiết kế đối với các doanh nghiệp khai thác chế biến đá đã được cấp phép, tổng năng lực là 1.577 nghìn m3:

* Tổ chức sắp xếp lại lực lượng khai thác chế biến đá hộ cá thể ở các huyện, hình thành một số doanh nghiệp khai thác tập trung, có đăng ký sản xuất kinh doanh, có giấy phép khai thác mỏ. Kiên quyết xoá bỏ các cơ sở hoạt động khai thác trái phép, khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, phá hoại cảnh quan môi trường.

* Tiến hành khảo sát, thăm dò để tiến tới khai thác các mỏ đá vôi còn lại không thuộc khu vực cấm, tạm cấm tại các xã: Tân Long, Hòa Bình, Quang Sơn, Minh Lập, Linh Sơn - huyện Đồng Hỷ; La Hiên, Lâu Thượng, TT. Đình Cả, Dân Tiến, Vũ Chấn - huyện Võ Nhai; Yên Lạc, Yên Ninh, Yên Trạch - huyện Phú Lương.

Đến năm 2015, năng lực khai thác chế biến đá xây dựng tỉnh đạt khoảng 4.000.000 m3, cung ứng khoảng 25% sản lượng cho các tỉnh thành lân cận.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

* Tiếp tục đầu tư nâng cấp dây truyền thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng đã được cấp phép; tiếp tục cấp phép cho các cơ sở đủ điều kiện theo quy định để nâng cao năng lực sản xuất, với mục tiêu đến năm 2020 tổng sản lượng đạt khoảng 4.500.000 m3, đáp ứng nhu cầu cho xây dựng trên địa bàn tỉnh và cung cấp một phần cho thị trường các tỉnh lân cận.

5. Cát xây dựng:

- Định hướng phát triển:

+ Duy trì khai thác cát trên sông Cầu và sông Công để đáp ứng phần lớn nhu cầu cát trên toàn tỉnh, trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng các quy định khai thác cát lòng sông, khai thác đúng quy hoạch và đúng quy trình. Tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên của tỉnh song phải gắn với công tác bảo vệ môi trường sinh thái, khống chế độ sâu khai thác để không gây sạt lở bờ, đảm bảo an toàn đê kè, công trình thủy lợi trên sông và không làm ảnh hưởng đến dòng chảy.

+ Lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực, có khả năng đầu tư dây truyền thiết bị và công nghệ hiện đại để thực hiện thăm dò tiến tới khai thác cát sỏi tại các triền sông suối không thuộc khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

+ Khuyến khích các nhà đầu tư chế biến cát từ đá vôi, đá cát kết, cuội sông suối tại các mỏ đá, mỏ cát sỏi đã được cấp phép khai thác.

+ Tổ chức sắp xếp lại lực lượng khai thác cát sỏi nhỏ lẻ trên cơ sở tập hợp các hộ cá thể thành lập các hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần có các bãi chứa cát sỏi tập trung để tiêu thụ, hạn chế tình trạng khai thác manh mún, phân tán, khai thác không đảm bảo quy trình, đồng thời huy động được nguồn vốn trong dân để đầu tư thiết bị khai thác, vận chuyển, cải tạo bến bãi, đường giao thông.

+ Các khu vực khai thác cát sỏi phải được quy hoạch, khoanh định và được UBND tỉnh phê duyệt. Chỉ cấp giấy phép khai thác cát sỏi cho các tổ chức kinh tế (từ hợp tác xã trở lên) ở tất cả các khu vực có cát sỏi trên sông suối.

- Phương án cụ thể:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

* Đối với các đơn vị có giấy phép đã hết hạn khai thác: Thực hiện ngay thủ tục xin gia hạn hoặc cấp phép lại theo quy định để tận dụng các phương tiện khai thác và vận chuyển đã được đầu tư.

* Đối với các đơn vị có giấy phép còn thời hạn khai thác: Tăng cường đầu tư dây truyền thiết bị và công nghệ để tăng năng lực khai thác.

* Dừng khai thác tại các điểm đã bị sạt lở bờ sông.

* Vùng lòng Hồ Núi Cốc có thể kết hợp khai thác cát khi thực hiện chương trình nạo vét lòng hồ.

* Lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực, có khả năng đầu tư dây truyền khai thác, chế biến hiện đại so với mặt bằng chung cả nước vào khảo sát, thăm dò và khai thác cát tại các khu vực còn lại không thuộc khu vực cấm, tạm cấm theo quy định theo lưu vực các sông, suối trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2015, năng lực khai thác cát trong toàn tỉnh dự kiến là 1.400.000 m3, đáp ứng được nhu cầu, phân bố tại các địa phương như sau:

Huyện Phổ Yên: 250.000 m3/năm

Huyện Phú Bình: 350.000 m3/năm

Huyện Đại Từ: 200.000 m3/năm

TP. Thái Nguyên: 100.000 m3/năm

Huyện Đồng Hỷ: 200.000 m3/năm

Huyện Phú Lương: 100.000 m3/năm

Thị xã Sông Công: 100.000 m3/năm

Huyện Võ Nhai: 100.000 m3/năm

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

* Đầu tư chiều sâu, tăng cường thiết bị khai thác, vận chuyển cơ giới hóa để tăng sản lượng khai thác trên địa bàn các huyện, đồng thời phát triển một số cơ sở nghiền cát, dựa trên nguồn đá vôi và nguồn cuội sỏi khai thác tại các cơ sở khai thác cát sỏi.

* Đến năm 2020 năng lực khai thác cát xây dựng toàn tỉnh đạt 2.150.000 m3, phân bố tại các địa phương như sau:

Huyện Phổ Yên: 250.000 m3

Huyện Phú Bình: 500.000 m3

Huyện Đại Từ: 300.000 m3

TP. Thái Nguyên: 200.000 m3

Huyện Đồng Hỷ: 300.000 m3

Huyện Phú Lương: 200.000 m3

Thị xã Sông Công: 100.000 m3

Huyện Võ Nhai: 300.000 m3

6. Vật liệu trang trí hoàn thiện:

- Gạch ốp lát:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

* Đầu tư để duy trì sản xuất 2 nhà máy gạch ceramic tại thị xã Sông Công, và huyện Phổ Yên, phát huy hết công suất thiết kế 14 triệu m2/năm.

* Đầu tư 1 cơ sở sản xuất gạch terrazzo với các sản phẩm gạch lát ngoài trời chất lượng cao dùng lát sân chơi, lát hè phố, các trung tâm văn hóa, quảng trường tại Khu công nghiệp Cao Ngạn - TP. Thái Nguyên, Công suất 150.000 m2/năm, nguyên liệu: Đá mạt, cát, xi măng.

* Đầu tư 1 dây chuyền sản xuất gạch lát bê tông màu, gồm các loại gạch lát vỉa hè chất lượng cao, công suất 50.000 m2/năm.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

Đầu tư 2 cơ sở sản xuất gạch lát bê tông màu, sản xuất các loại gạch lát vỉa hè chất lượng cao, công suất 50.000 m2/năm tại:

Cụm công nghiệp La Hiên - huyện Võ Nhai.

Xã Minh Lập - huyện Đồng Hỷ.

- Đá ốp lát:

Đầu tư chiều sâu, thường xuyên đại tu, bảo dưỡng hoàn thiện dây chuyền chế biến đá ốp lát tại Công ty cổ phần đá ốp lát và VLXD, để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát huy hết công suất 10.000 m2/năm.

- Tấm ốp hợp kim nhôm composite:

Đầu tư 1 cơ sở sản xuất tấm ốp hợp kim nhôm composite tại Thái Nguyên, công suất: 2.000.000 m2/năm, nguyên liệu: Hợp kim nhôm nhập khẩu, nhựa tái chế của Việt Nam.

- Tấm nhựa ốp trần và tường:

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, đầu tư 1 cơ sản xuất tấm nhựa để làm cửa, tấm ốp tường, ốp trần, vách nhăn, công suất: 360.000 m2/năm.

- Đá thạch anh nhân tạo:

Đầu tư 01 cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, công suất 495.000 m2/năm.

- Bê tông.

* Phương án đầu tư phát triển:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

Đầu tư để duy trì sản xuất, phát huy hết công suất thiết kế tại một số cơ sở sản xuất bê tông hiện có. Ngoài ra đầu tư thêm 01 cơ sở tại thị xã Sông Công, công suất 20.000 m3/năm.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:

Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất bê tông tại:

* Huyện Phổ Yên: công suất 20.000 m3/năm, trong đó 5.000 m3 bê tông đúc sẵn và 15.000 m3 bê tông thương phẩm.

* Xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ: công suất 20.000 m3/năm, trong đó 5.000 m3 bê tông đúc sẵn và 15.000 m3 bê tông thương phẩm.

* Cụm công nghiệp La Hiên - huyện Võ Nhai: công suất 20.000 m3/năm, trong đó 5.000 m3 bê tông đúc sẵn và 15.000 m3 bê tông thương phẩm.

* Xã Bình Thành - huyện Định Hoá: công suất 5.000 m3/năm.

* Cụm công nghiệp Sơn Cẩm - huyện Phú Lương: công suất 5.000 m3/năm bê tông đúc sẵn.

* Xã Hùng Sơn - huyện Đại Từ: công suất 5.000 m3/năm bê tông đúc sẵn.

Đến năm 2020 năng lực sản xuất bê tông của Thái Nguyên đạt 185.000 m3 bê tông đúc sẵn và 265.000 m3 bê tông thương phẩm, đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong tỉnh và cung ứng một khối lượng lớn ra các tỉnh khác.

7. Vật liệu chịu lửa:

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa hiện có tại Thái Nguyên để phát huy hết công suất thiết kế, sản xuất đa dạng sản phẩm.

- Đầu tư mới các cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, sản xuất được các loại vật liệu chịu lửa chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu vật liệu chịu lửa trong nước như:

+ Gạch sa mốt cho các lò thông thường như lò tuy nen.

+ Gạch cao nhôm cho lò luyện thép, lò xi măng, lò nung gốm sứ.

+ Đôlômi, vôi cho luyện kim.

+ Vật liệu chịu lửa ma nhê các bon, vật liệu chịu lửa cách nhiệt.

8. Vôi:

- Tiếp tục duy trì sản xuất vôi tại: Công ty cơ điện luyện kim và Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên.

- Đầu tư 01 cơ sở sản xuất vôi công nghiệp tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ.

- Đầu tư 04 cơ sở sản xuất vôi công nghiệp phục vụ cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây công nghệ bê tông khí chưng áp.

- Xoá bỏ các lò nung vôi thủ công trên địa bàn tỉnh để bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.

Đến năm 2020, năng lực sản xuất vôi của tỉnh sẽ đạt khoảng 100.000 tấn/năm, đáp ứng được nhu cầu vôi trong tỉnh và cung cấp một phần cho các tỉnh lân cận.

9. Chế biến nguyên liệu:

- Đá dolomit:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015: Tiếp tục duy trì 2 cơ sở khai thác chế biến đá dolomit tại mỏ Lang Lai - xã La Hiên, huyện Võ Nhai.

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Đầu tư mở rộng nâng công suất khai thác lên gấp đôi, đạt 340.000 m3/năm.

- Cao lanh:

+ Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015: Đầu tư 1 cơ sở khai thác chế biến cao lanh có quy mô công nghiệp với công suất 30.000 tấn/năm tại xã Phú Lạc, huyện Đại Từ;

+ Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: nâng công suất cơ sở khai thác chế biến giai đoạn 1 lên 60.000 tấn/năm, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa trong tỉnh.

10. Vật liệu san lấp:

Trong giai đoạn tới, UBND tỉnh sẽ xem xét cấp phép khai thác đất cho các nhà đầu tư có dây truyền thiết bị và công nghệ khai thác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phục vụ mục đích san lấp mặt bằng tại các huyện: Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu san lấp, tôn nền mặt bằng xây dựng trong tỉnh.

(Chi tiết về danh mục các mỏ khoáng sản, các cơ sở sản xuất VLXD như bảng phụ lục số I và II kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Xây dựng:

- Tổ chức hội nghị phổ biến rộng rãi cho các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt.

- Thực hiện kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về sự phù hợp với quy hoạch đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình sản xuất VLXD trên địa bàn theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy hoạch, vi phạm các quy định của pháp luật.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; đề xuất và triển khai xây dựng điều lệ, chế độ chính sách liên quan tới sản xuất và kinh doanh VLXD, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất VLXD đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Triển khai công tác điều tra cơ bản khoáng sản làm VLXD, cụ thể đánh giá về chất lượng, trữ lượng đối với một số mỏ khoáng sản có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế như đá vôi xi măng, đất sét xi măng, đất sét làm gạch ngói, đá cát xây dựng, cao lanh,...

- Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD, tổ chức Hội nghị thẩm định và cấp giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản làm VLXD. Phối hợp với sở Xây dựng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, sản xuất VLXD.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất VLXD phù hợp với quy hoạch sớm được thực hiện.

- Không cấp phép đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất VLXD không phù hợp với quy hoạch, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên nhiên liệu và không có phương án xử lý ô nhiễm môi trường hoặc phương án xử lý môi trường không hiệu quả.

4. Sở Công Thương:

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường trong và ngoài tỉnh, mở các phòng trưng bày sản phẩm mới, hình thành siêu thị VLXD tại thành phố Thái Nguyên, tổ chức các hội chợ triển lãm hàng hóa VLXD và là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong tỉnh được tham gia các hội chợ triển lãm VLXD trong nước và quốc tế để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác cũng như nắm bắt thông tin về công nghệ mới, sản phẩm mới.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Thẩm định về công nghệ các dự án đầu tư phát triển VLXD mới, đảm bảo công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật để giới thiệu và phổ biến những công nghệ hiện đại trong nước và thế giới.

- Lập chương trình khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chuyển đổi sản xuất gạch nung lò thủ công sang lò tuy nen và lò đứng liên tục.

- Xây dựng và đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất và sử dụng gạch không nung, đặc biệt các loại VLXD sản xuất sử dụng tro xỉ nhiệt điện làm nguyên liệu.

- Tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch không nung thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phổ biến các chính sách ưu đãi cho đầu tư và sử dụng gạch xây không nung như: ưu đãi về thuế, ưu đãi về vốn, ưu đãi về sử dụng phế thải, các chính sách về sử dụng gạch xây không nung,... theo chương trình phát triển gạch xây không nung đến năm 2020 của Chính phủ.

6. Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp cùng các ngành, các địa phương lập kế hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp và xây mới các tuyến giao thông tới các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất và các khu vực khai thác mỏ khoáng sản làm VLXD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên nhiên liệu, vật tư cho sản xuất và lưu thông sản phẩm đi tiêu thụ.

7. UBND các huyện, thành phố, thị xã:

- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, môi trường, an toàn lao động; giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục cho thuê đất, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, sử dụng cơ sở hạ tầng cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương. Xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổng hợp về hoạt động của các doanh nghiệp khai thác và sản xuất VLXD trên địa bàn, định kỳ hàng quý, 6 tháng và một năm gửi báo cáo về Sở Xây dựng.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ sở khai thác, sản xuất VLXD; Cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đình chỉ, giải toả các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất khai thác VLXD trái phép, khai thác tại các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản, khai thác không đúng quy định.

8. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư:

- Đầu tư sản xuất và khai thác VLXD phải thực hiện theo đúng quy hoạch, mỗi dự án đầu tư phải có phương án bảo vệ môi trường và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

- Có trách nhiệm trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường chuyên dụng cho sản xuất, khai thác và vận chuyển vật liệu trong phạm vi nội bộ nhà máy, mỏ đến đường giao thông công cộng.

Điều 3. Sở Xây dựng căn cứ vào quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể trong quy hoạch để theo dõi, chỉ đạo thực hiện. Hàng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện quy hoạch, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kho bạc nhà nước Thái Nguyên; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, XDCB, SXKD, TNMT, GPMB, KTTH, TH.
H 014.06/30bản

KT. CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH DANH MỤC MỎ KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Kèm theo Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên mỏ - Vị trí

Chủ đầu tư mỏ tại thời điểm phê duyệt quy hoạch

Diện tích (ha)

Năm cấp phép - Thời hạn khai thác

ng suất khai thác (1000 m3/năm)

Trữ lượng toàn mỏ (1000m3)

Ghi chú

1

2

3

4

6

7

8

9

A

Đá xây dựng

 

 

 

 

 

 

I

Huyện Đồng Hỷ

 

 

 

 

 

 

1

Mỏ Núi Voi, TT Chùa Hang

C.ty CP cơ điện luyện kim

18,7

2006-15

250

3804,398

 

2

Mỏ đá Lân Đăm I, xã Quang Sơn

C.ty TNHH XNK TH Bắc SC

10,2

 

150

2328,717

Trữ lượng theo báo cáo kết quả thăm dò

3

Mỏ Lân Đăm 2 mở rộng

C.Ty TNHH Hải Bình

11,77

2011-30

40

1200

 

4

Mỏ đá Lân Đăm III, xã Quang Sơn

Công ty TNHH Chiến Thắng

2,6

 

50

1814,546

Trữ lượng theo báo cáo kết quả thăm dò

5

Mỏ đá Lân Đăm 4, xã Quang Sơn

CT TNHH trắc đạc bản đồ Tân Trung Xuân

45,6

 

50

20000

 

6

Mỏ Na Đòa, X. Minh Lập

C.ty Việt Bắc - Bộ QP

6,27

2009-2

30

191

Đang tổ chức làm thủ tục cấp phép lâu dài.

7

Mỏ đá Núi Hột, xã Linh Sơn

C.ty CP tấm lợp và VLXD TN

10

 

60

1485,799

Trữ lượng theo báo cáo kết quả thăm dò

8

Mỏ Xuân Quang I, xã Quang Sơn

C.ty TNHH Tiến Hoa

8,2

2007-3

36

705,322

 

9

Mô Xuân Quang 2, xã Quang Sơn

Công ty TNHH TM và XD Hoàng Long

8,55

 

90

3661,829

Trữ lượng theo đề án thăm dò

10

Mỏ Đồng Luông, xã Tân Long

Doanh nghiệp Minh Hiển

9,96

2009-2 gia hạn

30

450

 

11

Mỏ Lũng Chò, xã Quang Sơn

C.ty CP xi măng Cao Ngạn

8,35

2011-30

40

1200

 

12

Mỏ đá vôi Lũng Chò 2, xã Tân Long

C.ty CP ĐT và XD Hà Nội

42,16

 

250

8261,49

Trữ lượng theo đề án thăm dò

13

Mỏ Làng Mới, xã Tân Long

DN TM và XD Tập Trung

3,74

 

36

787,88

Trữ lượng theo báo cáo kết quả thăm dò

14

Mỏ đá Làng Mới I, xã Tân Long

C.ty CP ĐTTM XD Hòa Phát

5,75

2007-3

36

760,277

Đang tổ chức làm thủ tục cấp phép lâu dài.

15

Mỏ đá Làng Mới 2, xã Tân Long

Công ty CP Kim Sơn

16,43

2010-5

240

9612

 

16

Mỏ Nước Lạnh, xã Tân Long và Quang Sơn

C.ty TNHH TM và DV Đồng Phúc

5,2

 

100

4586

Trữ lượng theo ĐA thăm dò

17

Mỏ Nước Lạnh, xã Tân Long và Quang Sơn

C.ty TNHH TM Cường Phúc

4

 

100

5400

Trữ lượng theo ĐA thăm dò

18

Mỏ đá Na Lay, xã Quang Sơn

Doanh nghiệp tư nhân Việt Cường

6,6

2010-23

45

859,337

 

19

Mỏ đá Đồi Trực, xã Tân Long

C.ty TNHH Phương Nhung

6

2009-3

36

684,57

Đang tổ chức làm thủ tục cấp phép lâu dài

20

Đồi Trực 1, 2 Xã Tân Long

 

50,8

 

48

44759,472

CS khai thác và trữ lượng theo báo cáo của CĐT

21

Mỏ Quang Sơn, xã Quang Sơn

C.ty CP đá ốp lát và VLXD

8,5

2007-17

160

5055,7

Trữ lượng theo GPKT

22

Mỏ Quang Sơn II, xã Quang Sơn

C.ty TNHH XD và PT NTMN

2

2007-3

30

90,527

 

23

Mỏ đá Quang Sơn 3, xã Quang Sơn

Công ty TNHH 27/7 Ninh Bình

3

 

36

293,24

Trữ lượng theo đề án thăm dò

24

Mỏ Xóm Mới, xã Tân Long

DN TN Việt Cường

22,03

 

500

29151,963

Trữ lượng theo báo cáo kết quả thăm dò

25

Mỏ đá vôi Núi Hang Trai, xã Hòa Bình

C.ty CPTM Tân An Phú

7,8

2010-5

36

1295,061

 

26

Mỏ đá vôi Núi Hang Trai 2, xã Hòa Bình

C.ty TNHH XD Trường Phát

20

 

350

17147

Trữ lượng theo đề án thăm dò

27

Mỏ đá vôi La Giang, xã Quang Sơn

C.ty CP Kim Sơn

4,6

 

22

753

Trữ lượng theo báo cáo của nhà đầu tư

28

Đá Vôi Minh Lập xã Minh Lập

C.ty CP Kim Sơn

26,22

 

156

4681

Trữ lượng theo báo cáo của nhà đầu tư

29

Mỏ đá Núi Bạc, xã Tân Long

C.ty TNHH Thái Hải

8,28

 

40

4282

Trữ lượng theo KQ thăm dò

II

Huyện Võ Nhai

 

 

 

 

 

 

30

Mỏ đá La Hiên, xã La Hiên

C.ty CP GT I - TN

4,37

2010-30

40

1323,755

 

31

Mỏ La Hiên 1, xã La Hiên

C.Ty TNHH XD Trường Phát

8,81

 

96

5487,274

Trữ lượng theo đề án thăm dò

32

La Hiên 2, xã La Hiên

C.ty TNHH XD Trường Phát

16,11

 

45

8907,88

Trữ lượng theo đề án thăm dò

33

Mỏ đá Trúc Mai 1, xã Lâu Thượng

C.ty CP Bất Động Sản và KS Đại Việt

50,68

 

500

29702,872

Trữ lượng theo đề án thăm dò

34

Mỏ Trúc Mai 2, xã Lâu Thượng

CT cổ phần VLCL TN

9

2009-3

90

3900,722

Đang tổ chức làm thủ tục cấp phép lâu dài

35

Mỏ đá Trúc Mai 3, xã Lâu Thượng

HTX CN và vận tải chiến Công

8,606

2010-5

40

16000

 

36

Mỏ Trúc Mai 4, xã Lâu Thượng

C.ty TNHH Phương Nhung

20,137

 

150

4500

CS khai thác, trữ lượng theo báo cáo của nhà đầu tư

37

Mỏ đá Xuân Hoà

HTX CN và vận tải chiến Công

9,621

2010-5

40

16000

 

38

Mỏ đá Hiên Bình, xã La Hiên

Công ty CP TM và ĐT Tân lập

7,32

 

60

2008

Trữ lượng theo báo cáo kết quả thăm dò

39

Mỏ đá vôi Đồng Dong, xã La Hiên

Công ty CP Luyện Kim đen TN

16,36

 

290

14456,878

Trữ lượng theo báo cáo kết quả thăm dò

40

Mỏ đá Lịch Sơn

HTX Hoa Bằng

3,5

 

36

581,476

Trữ lượng theo kết quả thăm dò

41

Đá Vôi La Đồng xã La Hiên

C.ty CP Đại Hữu và phát triển dầu khí

16,79

 

300

15000

Trữ lượng theo KQ thăm dò

42

Đá Vôi Làng Giai xã La Hiên

C.ty TNHH XD Trường Phát

25

 

550

27652,085

Trữ lượng theo đề án thăm dò

43

Mỏ Làng Giai 2 xã La Hiên

CTCP mangan Chiến Thắng

25,89

 

550

27652,085

 

44

Đá Vôi Đồi Xim, xã La Hiên

C.Ty CP Kim Sơn

35,76

 

400

16481

Trữ lượng theo báo cáo của nhà đầu tư

45

Đá Vôi Lân Cùng, xã Lâu Thượng

C.ty CP đầu tư PT Yên Bình

14,5

 

500

6000

Trữ lượng theo báo cáo của nhà đầu tư

46

Mỏ đá Làng Chiềng, Xã Lâu Thượng

C.ty CP đầu tư PT Yên Bình

19,9

 

500

9000

Trữ lượng theo báo cáo của nhà đầu tư

47

Mỏ Núi Cộc, xã Lâu Thượng

DNTN Anh Thắng

39

 

50

15000

 

III

Huyện Phú Lương

 

 

 

 

 

 

48

Mỏ Suối Bén, xã Yên Ninh

C.ty TNHH XD và TM Hoàng Hải

6,98

2010-30

40

1220,511

 

49

Mỏ Xóm Đẩu xã Yên Lạc

CTNHHHXNK Vinh Thịnh

6,55

2010-30

185

6066,759

 

50

Mỏ Núi Chuông, xã Yên Lạc

C.ty CP KK miền núi

9,9

2008-3

45

940,576

 

51

Mỏ Hang Muối, xã Yên Lạc

HTX CN Bình Yên

1,3

2008-3

30

477,933

 

IV

Huyện Định Hoá

 

 

 

 

 

 

52

Mỏ đá Keo Hỉn, xã Phượng Tiến

C.ty TNHH Đức Thắng

1,28

2010-3

30

150

 

 

Tổng cộng

 

 

 

7614

403811,934

Trong đó: Tận dụng để sản xuất xi măng, cát xây dựng, gạch không nung, vôi 45%.

B

Đá vôi xi măng

 

 

 

 

 

 

1

Mỏ đá vôi La Hiên, xã La Hiên, huyện Võ Nhai

Công ty TNHH MTV CN mỏ Việt Bắc - TKV

11,88

2005-30

90

2700

Đang khai thác

2

Mỏ đá vôi Đồng Chuỗng, xã La Hiên, Võ Nhai

CT xi măng La Hiên

21,1

2009-30

40

10000

Đang khai thác

3

Mỏ đá vôi La Hiên, xã La Hiên, Võ Nhai

TCT xây dựng CN Việt Nam

24,2

2005-19,5

60

11000

Đang khai thác

4

Mỏ đá vôi La Hiên II, xã La Hiên, Võ Nhai

Công ty CP Đầu tư và SXCN

1,9

2010-9

37

3400

Đang khai thác

C

Sét xi măng

 

 

 

 

 

 

1

Sét xi măng Cúc Đường, La Hiên, Võ Nhai

 

34,12

2008-30

71

2080

Đang khai thác

2

Sét xi măng Long Giàn, xã Khe Mo, h. Đồng Hỷ, xã La Hiên, h. Võ Nhai

 

34,3

2008-19,5

290

5358

Đang khai thác

3

Sét xi măng Khe Mo, Đồng Hỷ

C.ty Việt Bắc Bộ Quốc Phòng

15,3

2006-23,5

50

1090

Đang khai thác

D

Sét gạch ngói

 

 

 

 

 

 

I

Huyện Phổ Yên

 

 

 

 

 

 

1

Mỏ sét Nam Tiến - Đắc Sơn, xã Nam Tiến

Công ty CP xây dựng số 3 (VINACONEX3)

15

2003-9,8

35

876,335

Đang khai thác

2

Mỏ sét La Bùng, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên

Công ty CP phát triển Vạn Xuân

11,036

 

 

 

Mỏ nằm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

3

Mỏ sét Xóm Chiềng, xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên

 

 

 

 

 

Mỏ nằm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

4

Mỏ sét Hộ Sơn, xã Nam Tiến

 

 

 

 

 

Mỏ nằm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ 3459)

5

Mỏ sét Tam Sơn, xã Nam Tiến

 

 

 

 

 

Mỏ nằm trong QH (QĐ3459)

II

Thị xã Sông Công

 

 

 

 

 

 

6

Mỏ đất sét Xóm Huyện, thị xã Sông Công

Công ty CP Đầu tư và sản xuất Công nghiệp

11,7

2003-12

53

767,5

 

III

Huyện Phú Lương

 

 

 

 

 

 

7

Mỏ sét Làng Bún, xã Phấn Mễ, huyện PL

Công ty TNHH Quang Trung

1,524

2009-3

35

188,281

 

8

Mỏ sét Làng Giang II, xã Phấn Mễ

Công ty CP TV đầu tư XD Hồng Hà

 

 

 

 

Mỏ nằm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

9

Mỏ sét Vô Tranh, xã Vô Tranh, huyện Phú Lương

 

 

 

 

 

Mỏ nằm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

10

Mỏ Sét Phấn Mễ, xã Phấn Mễ, Phú Lương

 

 

 

 

 

Mỏ nằm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

11

Mỏ sét Tức Tranh, xã Tức Tranh và Vô tranh, Phú Lương

 

 

 

 

 

Mỏ nằm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

IV

Huyện Đồng Hỷ

 

 

 

 

 

 

12

Mỏ La Đành, xã Hóa Trung, Tân Lập, TT Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ

Công ty CP Thái Sơn

5,25

2010-21,4

40

815,833

 

13

Mỏ Theo Cày, huyện Đồng Hỷ

Doanh nghiệp TN Việt Cường

50,43

2010-30

20

611,076

 

14

Mỏ Tiền Phong, xã Khe Mo

Doanh nghiệp TN Chiến Oanh

 

 

 

 

 

V

Thành phố TN

 

 

 

 

 

 

14

Mỏ Xóm mới, xã tích lương, TPTN

 

 

 

 

 

Mỏ nằm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

E

Cát sỏi

 

 

 

 

 

 

I

Huyện Phú Lương

 

 

 

 

 

 

1

Mỏ Cúc Lùng, xã Phú Đô

 

 

 

 

 

Mỏ năm trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

2

KV Sông Cầu, xã Minh Lập, Đồng Hỷ; xã Vô Tranh, Tức Tranh, huyện PL

DNTN Nhân Thịnh

60,88

 

45

1350

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

3

KV Sông Cầu, xã Minh Lập, Hóa Thượng, H. Đồng Hỷ và xã Sơn Cẩm, Vô Tranh, huyện PL

C.ty TNHH Một Thành Viên Nghĩa Bích

86,24

2500

 

 

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

II

Huyện Phú Bình

 

 

 

 

 

 

4

KV xã Đoàn Kết, Đào Xá

Công ty XD và TM Hữu Huệ

5,98

 

 

328,966

Trữ lượng theo đề án thăm dò

5

KV xã Hòa Bình, Thượng Đình

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

6

KV Xóm ngược, xã Bảo lý

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

7

KV sỏi Soi ấp, xã Hà Châu

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

8

KV Gò Lươn, xã Nhã Lộng

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

9

KV Đại Lễ, xã Bảo Lý

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

10

KV, Xóm Ngược, xã Bảo Lý

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

11

KV Đông Hà, xã Thượng Đình

C.Ty CP đầu tư PT Yên Bình

11,22

 

50

500

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

12

KV xã Trung Thành, TPTN; xã Đào Xá

C.Ty CP đầu tư phát triển Yên Bình

32,65

 

100

1500

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

13

KV Gò Gẩy, xã Nhã Lộng

C.Ty TNHH XD Trường Phát

36,88

 

37

1100

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

14

KV Soi ấp, xã Hà Châu,

C.ty TNHH XD Trường Phát

25,27

 

50

1500

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

III

Huyện Đồng Hỷ

 

 

 

 

 

 

15

KV Xóm cầu đất, xã nam Hoà

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

16

KV Đồng Cẩu, xã Hoà Bình

DNTN Việt Cường

19,243

2010-28

150

404,103

 

17

Mỏ Ngàn Me, Xã Cây thị

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

18

Mỏ Cát sỏi Suối Hoà Khê, Xã Nam Hoà

Công ty CP Luyện Kim đen TN

38,628

2010-15

24

315,883

 

19

KV vực sông Linh Nham

Hợp tác xã Quần Sơn

13,63

 

8

218,837

Trữ lượng theo BCKQ Thăm dò

20

KV Sông Cầu, xã Văn Lăng

Hợp tác xã Tiến Hào

18,65

 

12

174,028

Trữ lượng theo BC của CĐT

IV

Huyện Võ Nhai

 

 

 

 

 

 

21

KV Sông Rong, xã Dân Tiến; suối cái xã Thần Xa

DNTN Việt Cường

37,24

 

30

2150

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

V

Huyện Phổ Yên

 

 

 

 

 

 

22

Mỏ Đắc Hiền Trong, xã Đắc Sơn, Phổ Yên

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

23

KV Xóm Mũn, xã Đắc Sơn

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

24

KV Xã Đông Cao

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

25

KV Xã Tiên Phong

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

26

KV Xã Minh Đức

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

27

KV Xã Phúc Thuận Huyện Phổ Yên

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

28

KV Xã Đồng Tiến

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

29

KV xã Đắc Sơn, Nam Tiến, Vạn Phái, Trung Thành, Tân Phú

C.ty TNHH Xây dựng Trường Phát

77,9

 

150

3422,894

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

30

KV Đồng Muống, xã Phúc Thuận

C.Ty TNHH XD Trường Phát

15,95

 

19

600

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

31

KV xóm Hạ, xã Phúc Thuận, xóm Hồ xã Minh Đức

C.ty TNHH Xây dựng Trường Phát

15,95

 

10

600

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

32

KV xóm Tuần 1, 2 xã Đắc Sơn

C.Ty TNHH XD Trường Phát

14,82

 

35

1100

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

VI

TX Sông Công

 

 

 

 

 

 

33

KV Xóm Kè, Phường Phố Cò

Công ty XD và TM Hữu Huệ

2,74

 

5

134,281

Trữ lượng theo đề án thăm dò

34

Mỏ Long Vân, xã Bình Sơn

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

35

Mỏ Xuân Đảng, xã Bình Sơn

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

36

KV Xuân Đảng, xã Bá Xuyên, TX Sông Công

C.Ty CP đầu tư khoáng sản TN

17,6

 

200

1000

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

VII

TP Thái Nguyên

 

 

 

 

 

 

37

Mỏ Soi cả, xã Lương Sơn

Công ty XD và TM Hữu Huệ

19,91

 

450

1306,481

Trữ lượng theo đề án thăm dò

38

Mỏ Cam Giá, P. Cam Giá, TPTN

C.Ty CP đầu tư phát triển Yên Bình

15,84

 

100

1000

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

39

Mỏ Trung Thành, P. Trung Thành

C.Ty CP đầu tư PT Yên Bình

36,65

 

100

1000

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

40

KV Phúc Trìu và Tân Cương

Công ty XD và TM Hữu Huệ

44,07

 

50

800

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

III

Huyện Đại Từ

 

 

 

 

 

 

41

KV xã Bình thuận

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ731)

C

Đất san lấp

 

 

 

 

 

 

I

Huyên Phổ Yên

 

 

 

 

 

 

1

Mỏ đồi Ông Đoán, xã Minh Đức

Công ty CP thương mại Đại Lâm

1,34

2010-5

96

430,255

Cấp GPKT năm 2010

2

Mỏ Đất đồi Vành Kiềng, xã Minh Đức

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

3

Mỏ Đất đồi An Mạ, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

4

Mỏ Đất đồi Núi Má, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

5

Mỏ Đất đồi Núi Trương, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

6

Mỏ Đất đồi Cây Xá, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

7

Mỏ Đất đồi Cây Xá, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

8

Mỏ Đất đồi La, xã Tân Quang

C.Ty CP ĐTXD và thương mại 819-CIENCO8

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

9

Mỏ Đất đồi Dọc Rắn, xã Tân Quang

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

10

Mỏ Đất Núi Nam, xã Vinh Sơn

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

11

Mỏ Đất đồi Mái Bằng, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

150

 

12

Mỏ Đất Núi Hốn, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

 

 

13

Mỏ Đất Chân Chim, xã Đồng Tiến

 

0,7

 

 

70

 

14

Mỏ Đất đồi Chim Bất, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

450

 

15

Mỏ Đất đồi Núi Em, xã Hồng Tiến

 

 

 

 

42

 

16

Mỏ Đất đồi Mỏ Choẹt, xã Minh Đức

C.ty TNHH XD Trường Phát

40,78

 

 

856

Đang tổ chức làm thủ tục cấp phép theo dự án

17

Mỏ Núi Đậu, xã Minh Đức

Công ty CP XD và VL Hoàng Ngọc

28,52

 

150

3773,496

Trữ lượng theo đề án TD

18

Mỏ đồi Quần Ngựa, xã Minh Đức

Công ty CP thương mại Đại Lâm

8,39

430,255

 

 

 

19

Mỏ Xóm Đậu và xóm Lầy, xã Minh Đức

Công ty CP ĐT khoáng sản TN

59,49

 

500

7000

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

20

Mỏ Xóm thống Thượng xã Minh Đức

C.ty TNHH Thương Mại Phú Đô

6,27

 

95

450

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

21

Mỏ đồi Vành Kiềng, xã Minh Đức

C.Ty TNHH XD Trường Phát

39,79

 

 

 

 

22

Mỏ Núi Choẹt, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên

C.Ty CP Sông Đà 27

9,14

 

 

 

 

23

Mỏ Núi Ngang, xã Vạn Phái,

C.ty CP đầu tư PT Yên Bình

7,4

 

 

 

 

II

TP Thái Nguyên

 

 

 

 

 

 

24

Mỏ đồi Thăm Bạc 1, xã Tích Lương

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

25

Mỏ đồi Thăm Bạc 2, xã Tích Lương

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

26

Mỏ Đất đồi Yên Ngựa 1, xã Tích Lương

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

27

Mỏ Đất đồi Yên Ngựa 2, xã Tích Lương

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

28

Mỏ Đất đồi Pháo Quốc, xã Tích Lương

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

29

Mỏ Đất đồi Dọc Lồi, xã Tích Lương

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

30

Mỏ Đất đồi Làng Hống, xã Lương Sơn

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

31

Mỏ Đất đồi Na Vai, xã Lương Sơn

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

32

Mỏ Cây Đa, phường Tân Long

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

33

Mỏ Trạng Đó, phường Tân Long

CT CP TVXD QT

2,5

 

95

120

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

III

Huyện Phú Bình

 

 

 

 

 

 

34

Mỏ Núi Thuyền Thúng, xã Điềm Thuỵ

2,15

 

 

24

190

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

35

Mỏ Xóm Vũ Chấn, xã Thượng Đình

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

36

Mỏ Đất Xóm Quán Chè, xã Nga My

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

37

Mỏ Đất Xóm Điếm, xã Nga My

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

38

Mỏ Đất Xóm Kén, xã Nga My

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

39

Mỏ Đất Xóm Bờ Trực, xã Nga My

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

40

Mỏ Đất Xóm Đại An, xã Nga My

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

41

Mỏ Đất Xóm Cũ, xã Nga My

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

42

Mỏ Đất Ba Tầng, xã Nga My

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

43

Mỏ Đất Tam Xuân, xã Nga My

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

44

Mỏ Đất Núi Lồng, xã Điềm Thuỵ

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

45

Mỏ Đất Núi Má, xã Điềm Thuỵ

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

46

Mỏ Đất Núi Hanh, xã Điềm Thuỵ

 

 

 

 

 

Trong QH giai đoạn 2005-2010 (QĐ2038)

47

Mỏ Núi Hiếu, Núi Lầm, Núi Má, xã Điềm Thuỵ

C.ty TNHHXD Trường Phát

15

 

150

4213,658

Trữ lượng theo báo cáo KQ thăm dò

48

Mỏ núi Vũ Chấn xã Thượng Đình

CT. CP ĐT và PT CN dầu khí VN

2,541

 

 

 

Văn bản chấp thuận chủ trương số 43/UBND-TNMT

49

Mỏ núi Bú Bò xã Nga My, huyện Phú Bình

CT.CP ĐT và PT CN dầu khí VN

18,19

 

 

 

Văn bản chấp thuận chủ trương số 43/UBND-TNMT

47

Mỏ núi Ba Nề, xã Nga My, huyện Phú Bình

CT.CP ĐT và PT CN dầu khí VN

3,627

 

 

 

Văn bản chấp thuận chủ trương số 43/UBND-TNMT

50

KV xóm Bình, xã Điềm Thuỵ

C.ty CP đầu tư PT Yên Bình

17,84

 

 

 

 

51

KV xóm Điềm Thuỵ

C.ty TNHH Đại Phúc

2,15

 

 

 

 

IV

TX Sông Công

 

 

 

 

 

 

52

KV Xóm Bờ Lở xã Vĩnh Sơn, TX Sông Công

C.ty TNHH Đại Phúc

8

 

96

455

GPKT năm 2011

53

Mỏ Núi Khe Khế, TX Sông Công

C.ty CP ĐTPT Yên Bình

47,2

 

 

 

 

54

KV Xuân Đãng, xã Bình Sơn

C.ty CP ĐTPT Yên Bình

9,82

 

 

 

 

55

Mỏ Khu Yên, xã Tân Quang TX Sông Công

C.ty CP ĐTPT Yên Bình

3,6

 

 

 

 

56

Mỏ khu Đông, xã Tân Quang TX Sông Công

C.ty CP ĐTPT Yên Bình

4,2

 

 

 

 

H

Đá cát kết

 

 

 

 

 

 

1

Mỏ Na Lay, xã Quang Sơn, huyện Đ. Hỷ

Công ty TNHH Bình Dương

5,58

 

45

1304,049

Trữ lượng theo BCKQ Thăm dò

2

Mỏ Ba Đình, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ

C.ty CP Luyện kim đen TN

98,83

 

400

13016,168

Trữ lượng theo BCKQ Thăm dò

3

Mỏ Đông Dong, xã La Hiên, huyện VN

C.Ty CP Luyện kim đen TN

25,13

 

400

12658,218

Trữ lượng theo BCKQ Tham dò

4

Mỏ La Hiên, xã La Hiên, huyện Võ Nhai

Công ty TNHH 27/7

32,23

 

260

8520,307

Trữ lượng theo BCKQ Thăm dò

5

Mỏ La Hiên 2, xã La Hiên, huyện Võ Nhai

C.ty TNHH một thành viên 27/7

19,1

 

130

4000

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

6

Mỏ Xóm Khuyến, xã Cù Vân, huyện Đại Từ

C.ty CP khai khoáng miền núi

70,8

 

650

32447,301

Trữ lượng theo Đề án Thăm dò

7

Mỏ Tân Bình, xã Vô Tranh, huyện Phú Lương

DNTN Vũ Hà

9,06

 

600

2200

Trữ lượng theo báo cáo của chủ đầu tư

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH DANH MỤC CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT VLXD TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1489/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên cơ sở

Địa điểm

Công suất TK

Năng lực SX

Ghi chú

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

1

2

3

4

5

6

7

I

XI MĂNG

 

1000 Tấn/năm

 

 

 

1

Công ty CP xi măng Cao Ngạn

X. Cao Ngạn, TP TN

80,0

80,0

60,0

 

2

Nhà máy xi măng Núi Voi

TT. Chùa Hang, huyện Đ. Hỷ

40,0

40,0

30,0

 

3

Công ty CP xi măng La Hiên

X. La Hiên, Huyện VN

850,0

850,0

850,0

 

4

Nhà máy xi măng Lưu Xá

P. Phú Xá, TP. Thái Nguyên

60

60

60

 

5

Nhà máy xi măng Quang Sơn

X. Quang Sơn, Huyện Đ. Hỷ

1.500,0

1.500,0

1.500,0

 

6

Nhà máy xi măng Quán Triều

X. An Khánh, H. Đại Từ

600,0

600,0

600,0

 

II

VẬT LIỆU XÂY

 

Tr. v/năm

 

 

 

 

A. Gạch nung

 

 

 

 

 

1

Công ty CP gạch ngói Cao Ngạn

X. Cao Ngạn, TP TN

20,0

22,0

22,0

 

2

Nhà máy VLXD Vinaconex 3

X. Hồng Tiến, huyện Phổ Yên

25,0

25,0

25,0

 

3

Nhà máy SX VLCL và VLXD Thái Nguyên 3

X. Hồng Tiến, huyện Phổ Yên

30,0

30,0

30,0

 

4

Nhà máy gạch tuy nen Gia Phong

X. Trung Thành, Huyện PY

30,0

30,0

30,0

 

5

Công ty CP Thái Sơn - Nhà máy gạch Tuynel Hóa Trung

Xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ

20,0

20,0

20,0

Mỏ sét nằm trong QH giai đoạn 2005- 2010 (QĐ731)

6

N/m gạch tuynen Phấn Mễ

X. Phấn Mễ, H. Phú Lương

20,0

20,0

20,0

 

7

N/m gạch tuy nen Thịnh Đức

X. Thịnh Đức TP. Thái Nguyên

20,0

20,0

20,0

 

8

Nhà máy gạch tuynel xóm Đấp

Xóm Đấp, Xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên

20,0

20,0

20,0

Mỏ sét nằm trong QH giai đoạn 2005 - 2010 (QĐ731)

9

N/m gạch tuynen Hoàng Gia

Xã. Đông Cao, H. Phổ Yên

20,0

20,0

20,0

 

10

Công ty CP phát triển Vạn Xuân - Nhà máy gạch tuynel xã Minh Đức

Xã Minh Đức, huyện Phổ Yên

20,0

20,0

20,0

Mỏ sét nằm trong QH giai đoạn 2005- 2010 (QĐ731)

11

N/m gạch tuynen Hồng Trang

X. Thành Công, H. Phổ yên

20,0

20,0

20,0

 

12

Công ty TNHH Quang Trung - Nhà máy gạch Tuynel Phúc Lộc

Xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương

20,0

20,0

20,0

Hoàn thành đầu năm 2011

13

N/m gạch tuynen Bá Xuyên

X. KCN Bá Xuyên, TX, Sông Công

20,0

20,0

20,0

 

14

N/m gạch tuynen Trúc Mai

X. La Hiên, H. Võ Nhai

20,0

20,0

20,0

 

15

N/m gạch tuynen Xuân Phương

X. Xuân Phương, H. Phú Bình

20,0

20,0

20,0

 

16

N/m gạch tuy nen Điềm Thuỵ

X. Điềm Thuỵ, H. Phú Bình

20,0

20,0

20,0

 

17

N/m gạch tuy nen Khe Mo

X. Khe Mo, H. Đồng Hỷ

20,0

20,0

20,0

 

18

NM gạch Phú thịnh

Xã Phú Thịnh- Đại Từ

20,0

20,0

20,0

 

19

Công ty CP Trường Sinh - Nhà máy gạch tuynel xóm Đoàn Kết

Xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên

20,0

20,0

20,0

Mỏ sét nằm trong QH giai đoạn 2005 - 2010 (QĐ731)

20

Doanh nghiệp tư nhân Việt Cường- Nhà máy gạch tuynel, xóm theo cày

Xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ

20,0

20,0

20,0

Mỏ sét nằm trong QH giai đoạn 2005- 2010 (QĐ731)

21

N/m gạch tuynen Nga My

X. Nga My, H. Phú Bình

20,0

20,0

20,0

 

22

Cơ sở Lò đứng liên tục đầu tư mới

P. Tân Long - TPTN

10,0

10,0

10,0

 

23

Cơ sở Lò đứng liên tục đầu tư mới

X. Đào Xá, H. Phú Bình

5,0

5,0

5,0

 

24

Cơ sở Lò đứng liên tục đầu tư mới

X. Kha Sơn, H. Phú Bình

5,0

5,0

5,0

 

25

Cơ sở Lò đứng liên tục đầu tư mới

X. Tân Hoà, H. Phú Bình

5,0

5,0

5,0

 

26

Cơ sở Lò đứng liên tục đầu tư mới

Xã Cổ Lũng, huyện PL

10,0

10,0

10,0

Thuộc quỹ đất trại giam Phú Sơn

27

Cơ sở Lò đứng liên tục đã hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cấp

Xóm 8- Sơn Cẩm- Phú Lương

5,0

5,0

5,0

Đã XD, tiếp tục đầu tư

28

Cơ sở Lò đứng liên tục đã hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cấp

Làng Bún - Phấn Mễ - Phú Lương

5,0

5,0

5,0

Đã XD, tiếp tục đầu tư

29

Cơ sở Lò đứng liên tục đã hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cấp

X.Yên Lãng, H. Đại Từ

10,0

10,0

10,0

Đã XD, tiếp tục đầu tư

30

Cơ sở Lò đứng liên tục đã hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cấp

Bảo Lý - Phú Bình

5,0

5,0

5,0

Đã XD, tiếp tục đầu tư

31

Cơ sở Lò đứng liên tục đã hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cấp

TT Ba Hàng- Phổ Yên

5,0

5,0

5,0

Đã XD, tiếp tục đầu tư

 

B. VL xây không nung

 

 

 

 

 

32

CT xi măng Cao Ngạn

X. Cao Ngạn, TP TN

20,0

20,0

20,0

 

33

Các CS nhỏ lẻ hiện có trên toàn tỉnh

 

 

60,0

40,0

 

34

CT VL không nung ATK

P. Quang Vinh, TP TN

20,0

20,0

20,0

 

35

Ct CP Hải Đăng

P. Tân Long, TP Thái Nguyên

20,0

20,0

20,0

 

36

Cơ sở gạch không nung

Cụm CN La Hiên, H. Võ Nhai

12,0

0,0

12,0

 

37

Cơ sở gạch không nung

X. Hóa Thượng, H. Đồng Hỷ

12,0

0,0

12,0

 

38

Cơ sở gạch không nung

X. An Khánh, H. Đại Từ

12,0

0,0

12,0

 

39

Cơ sở gạch không nung

X. Trung Hội, H. Định Hoá

12,0

0,0

12,0

 

40

Gạch không nung công nghệ BT khí chưng án

X. Đồng Tiến, huyện Phổ Yên

145,0

125,0

145,0

 

41

Gạch không nung công nghệ BT khí chưng án

Cụm công nghiệp số 1, P. Tân lập, TPTN

75,0

75,0

75,0

 

42

CS công nghệ đất hóa đá

Quân Chu- Đại Từ

20,0

20,0

20,0

 

43

Gạch không nung công nghệ BT khí chưng án

 

145,0

 

145,0

Địa điểm lựa chọn sau

IV

VL LỢP TẤM LỢP XM AMIANG

 

TrT/năm

 

 

 

1

Công ty CP tấm lợp và VLXD Thái Nguyên

TT. Chùa Hang, huyện Đ. Hỷ

1,5

1,5

0,5

 

2

Xí nghiệp tấm lợp- CT CĐLK

P. Cam Giá, TPTN

4,5

4,5

2,0

 

3

Nhà máy tấm lợp Thái Nguyên

P. Cam Giá, TPTN

5,0

5,0

2,5

 

4

Các loại khác

 

Tr. m2/năm

 

 

 

5

Cơ sở gia công tấm lợp kim loại

TT. Chùa Hang, H. Đồng Hỷ

0,5

0,5

0,5

 

6

Cơ sở sản xuất tấm lợp KL 3 lớp

Cụm CN Sơn Cẩm, H. Phú Lương

0,5

0,5

0,5

 

7

Cơ sở sản xuất tấm lợp KL 3 lớp

CCN An Khánh, H. Đại Từ

-

0,5

0,5

 

8

2 Cơ sở sản xuất Ngói màu

X. Cổ Lũng, H. Phú Lương

0,2

0,2

0,2

 

9

Cơ sở sản xuất Ngói màu

X. Hùng Sơn, H. Đại Từ

0,1

0,1

0,1

 

10

Cơ sở sản xuất Ngói màu

X. Tân Long, H. Đồng Hỷ

-

0,1

0,1

 

V

ĐÁ ĐÔLÔMIT

 

M3/năm

 

 

 

1

C.ty Việt Bắc

X. La Hiên, huyện VN

70.000,0

30.000,0

70.000,0

 

2

C.ty CP XD và SX vật liệu

X. La Hiên, huyện VN

100.000,0

50.000,0

100.000,0

 

3

BÊ TÔNG

 

M3/m

 

 

 

4

Công ty CP bê tông XD

P. Tân Lập, TPTN

200.000,0

50000,0

100000,0

 

5

XN bê tông XD Thái Nguyên

P. Cam Giá, TPTN

20.000.0

20.000,0

20.000,0

 

6

Doanh nghiệp tư nhân Việt Cường

X. Đồng Bẩm, TPTN

40.000,0

40.000,0

100.000,0

 

7

Công ty CP bê tông Anh Đức

X. Tích Lương, TPTN

20.000,0

20.000,0

20.000,0

 

9

Công ty CP SX VLXD Cầu Đa Phúc

X. Trung Thành, huyện PY

2.000.0

2.000,0

2.000,0

 

10

Cơ sở sản xuất bê tông Lương Châu

P. Lương Châu, TX. Sông Công

20.000,0

20.000,0

20,0

 

11

Cơ sở sản xuất bê tông Hóa Thượng

X. Hóa Thượng, H. Đồng Hỷ

-

20.000,0

20,0

 

12

Cơ sở sản xuất bê tông La Hiên

Cụm CN La Hiên, H. Võ Nhai

-

20.000,0

20,0

 

13

Cơ sở sản xuất bê tông Bình Thành

X. Bình Thành, H. Định Hoá

-

5.000,0

5,0

 

14

Cơ sở sản xuất bê tông Sơn Cẩm

Cụm CN Sơn Cẩm, huyện PL

-

5.000,0

5.0

 

15

Cơ sở sản xuất bê tông Hùng Sơn

X. Hùng Sơn, H. Đại Từ

-

5.000,0

5,0

 

VII

GẠCH GỐM ỐP LÁT

 

Triệu m2/năm

 

 

 

1

Nhà máy gạch ốp lát Việt Ý

KCN Sông Công

13,0

1,2

2,0

 

2

Nhà máy gạch ốp lát Prime Phổ Yên

X. Thuận Thành, huyện PY

12,0

10,0

12,0

 

3

Công ty CP đá ốp lát và VLXD

TT. Chùa Hang, huyện Đ. Hỷ

10,0

5,0

10,0

 

4

VẬT LIỆU TRANG TRÍ HOÀN THIỆN

1000 m2/năm

 

 

 

5

X/n gạch lát terrazzo

KCN Cao Ngạn, TP. Thái Nguyên

150,0

150,0

150,0

 

6

Cơ sở SX gạch lát hè bê tông màu

X. Cao Ngạn, TP. Thái Nguyên

50,0

50,0

50,0

 

7

Cơ sở SX gạch lát hè bê tông màu

Cụm CN La Hiên, H. Võ Nhại,

-

5,0

5,0

 

8

Cơ sở SX gạch lát hè bê tông màu

X. Minh Lập, H. Đồng Hỷ

-

50,0

50,0

 

9

Cơ sở tấm ốp hợp kim nhôm

KCN La Hiên, H. Võ Nhai

-

2.000,0

2.000,0

 

10

Cơ sở tấm nhựa ốp trần, tường

KCN Sông Công, TX. Sông Công

360,0

360,0

360,0

 

11

Cơ sở SX đá thạnh anh nhân tạo

Cụm CN Sơn Cẩm, huyện Phú Lương,

495,0

495,0

495,0

 

VI

CB NGUYÊN LIỆU

 

T/năm

 

 

 

1

Cơ sở khai thác chế biến cao lanh

X. Phú Lạc, H. Đại Từ

30,0

30,0

30,0

 

VII

VÔI

 

1000 T/năm

 

 

 

1

Doanh nghiệp tư nhân Hà Trang - Cơ sở sản xuất vôi

Xóm 11, TT Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ

3,0

3,0

3,0

 

2

CT CĐ luyện Kim

TT Chùa Hang, huyện Đ. Hỷ

15,0

15,0

15,0

 

3

CT CP tập đoàn gạch chịu lửa TN

 

15,0

15,0

15,0

 

4

04 cơ sở SX công nghiệp khác

 

65,0

65,0

65,0

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1489/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

  • Số hiệu: 1489/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/06/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Vũ Hồng Bắc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản