Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1481/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 13 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ (CẤP TỈNH) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định 559/QĐ-BNV ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”;

Căn cứ Quyết định 1606/QĐ-UBND ngày 01/12/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ (cấp tỉnh) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tại Phụ lục kèm theo quyết định này.

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan, căn cứ Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ (cấp tỉnh) được phê duyệt tiến hành:

- Xây dựng quy định chế độ báo cáo định kỳ (cấp tỉnh) thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trình UBND tỉnh ban hành chậm nhất trong tháng 12 năm 2018.

- Đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố triển khai xây dựng chế độ báo cáo định kỳ tại địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- VPCP (Cục KSTTHC);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VP11, VP2 (Phg).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN, BÃI BỎ, SỬA ĐỔI BỔ SUNG (CẤP TỈNH) THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Quyết định 1481/QĐ-UBND ngày 13/11/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình)

I. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ

1. Báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số (Sở Y tế chủ trì)

- Lý do: Nội dung và số liệu có trong Báo cáo tình hình thực hiện Luật BHYT.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ.

2. Báo cáo tình hình thực hiện chương trình phòng chống tai nạn thương tích của trẻ em (Sở Lao động Thương Binh và Xã hội chủ trì)

- Lý do: Nội dung và số liệu có trong Báo cáo tình hình phòng chống tai nạn thương tích trên địa bàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ.

3. Báo cáo tình hình đấu thầu thuốc (Sở Y tế chủ trì)

- Lý do: Báo cáo đã có trong hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ.

4. Báo cáo thực hiện Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người”(Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì)

- Lý do: Đề án chỉ yêu cầu báo cáo khi kết thúc giai đoạn thực hiện Đề án (năm 2020).

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ.

5. Báo cáo hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì)

- Lý do: Tại Quyết định 09/2014/QĐ-UBND ngày 31/3/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh Ninh Bình không quy định chế độ báo cáo định kỳ.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ.

6. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 13/02/2017 của UBND tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp điện tử trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh (Sở Công thương chủ trì)

- Lý do: Trùng nội dung với Báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2015-2020.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ, Sở Công thương (đơn vị chủ trì) thực hiện chế độ báo cáo tiến độ.

7. Báo cáo tiến độ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu dân cư và khu đô thị (Sở xây dựng chủ trì)

- Lý do: Báo cáo theo chuyên đề về việc nắm bắt tình hình tiến độ lập quy hoạch chi tiết để phục vụ việc đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ, Sở Xây dựng (đơn vị chủ trì) thực hiện chế độ báo cáo tiến độ.

8. Báo cáo tiến độ lập quy hoạch chung Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Sở Xây dựng chủ trì)

- Lý do: Báo cáo theo chuyên đề về việc nắm bắt tiến độ lập quy hoạch chung Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ, Sở Xây dựng (đơn vị chủ trì) thực hiện chế độ báo cáo tiến độ.

9. Báo cáo tình hình thực hiện theo Thông báo 30/TB-UBND ngày 09/6/2016 của UBND tỉnh (Sở Xây dựng chủ trì - nội dung về tình hình thực hiện nhiệm vụ cung cấp, kiểm tra, kiểm soát chất lượng nước sạch của các đơn vị cung cấp nước và các cơ quản lý nhà nước có liên quan).

- Lý do: Đây là Báo cáo chuyên đề liên quan đến chất lượng nước sạch để UBND tỉnh nắm tình hình tại thời điểm có phản ánh về chất lượng nước sạch tại một số điểm trên địa bàn thành phố Ninh Bình.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

10. Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm (Sở Công thương)

- Lý do: Báo cáo phục vụ công tác kiểm tra về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2017 (tại Quyết định 03/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2017 và Quyết định 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh về thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm năm 2017, không quy định các năm tiếp theo.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ. Các đơn vị có Thủ trưởng đơn vị làm Trưởng đoàn (theo Quyết định 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh), gồm: Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở Y tế làm đầu mối), thực hiện bãi bỏ chế độ báo cáo theo các Quyết định nêu trên.

11. Báo cáo kết quả kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Sở Công thương chủ trì)

- Lý do: Thuộc phạm vi rà soát của Bộ Công thương.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

12. Báo cáo kế hoạch phương án phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia y tế và dân số (Sở Y tế chủ trì)

- Lý do: Đã nằm trong dự toán hàng năm hoặc các báo cáo về phân bổ kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia khác

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

13. Báo cáo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính (Sở Nội vụ chủ trì)

Lý do: Có hơn 60% nội dung Báo cáo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính nằm trong Báo cáo cải cải cách hành chính như: Thực hiện nội quy, quy chế làm việc; bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, tinh giản biên chế;...

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

14. Báo cáo tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước (Sở Tài chính chủ trì)

- Lý do: Có nhiều nội dung trùng với Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

15. Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp chủ trì)

- Lý do: Thuộc phạm vi rà soát của Bộ Tư pháp.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

16. Báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Sở Tài chính chủ trì)

- Lý do: Thuộc phạm vi rà soát của Bộ Tài chính.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

17. Báo cáo hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ (Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì)

- Lý do: Thực hiện gộp vào báo cáo về công tác bình đẳng giới

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

18. Báo cáo công tác quản lý và bảo vệ môi trường (Ban Quản lý các Khu công nghiệp chủ trì)

- Lý do: Báo cáo mang tính chất chuyên đề về tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tại thời điểm tháng 7/2017 của UBND tỉnh. Không yêu cầu báo cáo định kỳ.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

19. Báo cáo ngân sách xã (HĐND huyện Nho Quan chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn huyện Nho Quan, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

20. Báo cáo ngân sách khối trường học (HĐND huyện Nho Quan chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn huyện Nho Quan, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

21. Báo cáo ngân sách hỗ trợ thủy lợi phí (HĐND huyện Nho Quan chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn huyện Nho Quan, không phải toàn tỉnh

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

22. Báo cáo tình hình thu chi của các đơn vị dự toán (UBND huyện Nho Quan chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn huyện Nho Quan, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

23. Báo cáo tình hình thu chi ngân sách (HĐND huyện Yên Khánh chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn huyện Yên Khánh, không phải toàn tỉnh

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

24. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách (HĐND huyện Yên Khánh chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn huyện Yên Khánh, không phải toàn tỉnh

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

25. Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách (HĐND huyện Yên Khánh chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn huyện Yên Khánh, không phải toàn tỉnh

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

26. Báo cáo tình hình thu chi ngân sách (HĐND thành phố Tam Điệp chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn thành phố Tam Điệp, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

27. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất (HĐND thành phố Tam Điệp chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn thành phố Tam Điệp, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

28. Báo cáo về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (HĐND thành phố Tam Điệp chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn thành phố Tam Điệp, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

29. Báo cáo về công tác tham nhũng (HĐND thành phố Tam Điệp chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn thành phố Tam Điệp, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

30. Báo cáo về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (HĐND thành phố Tam Điệp chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn thành phố Tam Điệp, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

31. Báo cáo về phòng chống tội phạm (HĐND thành phố Tam Điệp chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn thành phố Tam Điệp, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

32. Báo cáo về đầu tư xây dựng cơ bản (HĐND thành phố Tam Điệp chủ trì)

- Lý do: Phạm vi báo cáo trên địa bàn thành phố Tam Điệp, không phải toàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

33. Báo cáo kết quả công tác (UBND huyện Hoa Lư)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của UBND huyện về kết quả công tác của các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

34. Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội (UBND huyện Hoa Lư)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của UBND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề xuất bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

35. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách (HĐND huyện Kim Sơn)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của HĐND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

36. Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách nhà nước năm trước (HĐND huyện Kim Sơn)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của HĐND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

37. Báo cáo ước thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm nay và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm sau (HĐND huyện Kim Sơn)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của HĐND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

38. Báo cáo tuần (UBND huyện Yên Mô)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của UBND huyện về kết quả công tác của các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

39. Báo cáo tình hình tài chính (UBND huyện Yên Mô)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Chương trình công tác năm của UBND huyện, áp dụng trên địa bàn huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

40. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách (HĐND huyện Gia Viễn)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của HĐND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

41. Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách nhà nước năm trước (HĐND huyện Gia Viễn)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của HĐND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

42. Báo cáo ước thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (HĐND huyện Gia Viễn)

- Lý do: Báo cáo trên xây dựng theo Quy chế làm việc của HĐND huyện.

- Kiến nghị thực thi: Đề nghị bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ.

II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

1. Báo cáo định kỳ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và một số cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh (gửi UBND tỉnh gồm: Tháng, quý, 6 tháng, năm)

a, Phương án đơn giản hóa: Báo cáo định kỳ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và một số cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh trên cơ sở gộp 02 báo cáo gồm: Báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo theo Quyết định 05/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 về Ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản, ý kiến chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

- Báo cáo định kỳ hằng tháng:

+ Phần số liệu: Tính từ ngày 01 đầu tháng, ước thực hiện đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

+ Thời gian báo cáo: Báo cáo trước ngày 26 của tháng. Thực hiện đối với các tháng 1,2,4,5,7,8,10,11. Lồng ghép báo cáo tháng 3 vào báo cáo quý I, báo cáo tháng 6 vào báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm; báo cáo tháng 9 vào báo cáo quý III và báo cáo tháng 12 vào báo cáo tổng kết năm.

- Báo cáo định kỳ hàng quý:

+ Phần số liệu: Tính từ ngày 01 của tháng đầu quý và ước thực hiện đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý báo cáo.

+ Thời gian báo cáo: Đối với báo cáo quý I, III thực hiện trước ngày 25 của tháng cuối quý. Lồng ghép báo cáo quý II vào báo 6 tháng đầu năm, báo cáo quý IV vào báo cáo năm.

b, Lý do: Nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

c, Kiến nghị thực thi: Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án đơn giản hóa (riêng đối với phần báo cáo theo Quyết định 05/2014/QĐ-UBND ngày 26/02/2014 do Văn phòng UBND tỉnh chủ trì).

2. Báo cáo cải cách hành chính

- Phương án đơn giản hóa: Bổ sung thời điểm chốt số liệu báo cáo và thời gian gửi báo cáo.

- Lý do: Đảm bảo việc nắm bắt thông tin kịp thời về công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 226/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016-2020.

- Kiến nghị thực thi: Sở Nội vụ (đơn vị chủ trì) bổ sung thời điểm chốt số liệu báo cáo và thời gian gửi báo cáo (căn cứ theo kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh hàng năm).

3. Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

- Phương án đơn giản hóa: Chỉnh sửa thời điểm báo cáo chốt số liệu ngày 15/12 hàng năm và thời điểm gửi báo cáo ngày 20/12 hàng năm.

- Lý do: Theo Quyết định 01/2018/QĐ-UBND ngày 02/01/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình thay thế Quyết định 25/2012/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của của UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình (yêu cầu các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo về Sở Nội vụ trước ngày 20/11 hàng năm).

- Kiến nghị thực thi: Sở Nội vụ (đơn vị chủ trì) bổ sung thời điểm chốt số liệu báo cáo ngày 15/12 hàng năm và thời điểm gửi báo cáo ngày 20/12 hàng năm.

4. Báo cáo công tác thanh tra, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng

- Phương án đơn giản hóa: Thời điểm chốt số liệu báo cáo 6 tháng, năm vào ngày 15/6 và 15/12 hàng năm

- Lý do: Thống nhất thời gian chốt số liệu báo cáo trên địa bàn

- Kiến nghị thực thi: Thanh tra tỉnh (cơ quan chủ trì) bổ sung thời điểm chốt số liệu báo cáo 6 tháng, năm vào ngày 15/6 và 15/12 hàng năm.

5. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên Internet”

- Phương án đơn giản hóa: Điều chỉnh tần suất báo cáo từ 02 lần/năm xuống còn 01 lần/năm.

- Lý do: Phù hợp với yêu cầu báo cáo về đánh giá quản lý nhà nước về mạng Internet trên địa bàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan chủ trì) thực hiện báo cáo nêu trên vào thời điểm cuối năm hàng năm.

6. Gộp Báo cáo kết quả công tác thông tin tuyên truyền các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật và Báo cáo hoạt động thông tin đối ngoại thành Báo cáo kết quả hoạt động thông tin đối ngoại

- Phương án đơn giản hóa: Gộp 02 báo cáo thành 01 báo cáo, cụ thể: Gộp Báo cáo kết quả công tác thông tin tuyên truyền các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật và Báo cáo hoạt động thông tin đối ngoại thành Báo cáo kết quả hoạt động thông tin đối ngoại.

- Lý do: 02 báo cáo nêu trên có nội dung báo cáo trùng nhau

- Kiến nghị thực thi: Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan chủ trì) thực hiện gộp 02 báo cáo thành 01 báo cáo như trên.

7. Báo cáo công tác đào tạo nghề

- Phương án đơn giản hóa:

+ Đề cương báo cáo: Sửa đổi mẫu đề cương báo cáo phù hợp với từng đơn vị;

+ Biểu số liệu: Sửa đổi mẫu bảng, biểu số liệu báo cáo để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề.

- Lý do: Đảm bảo việc nắm bắt tình hình thực hiện về công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh.

- Kiến nghị thực thi: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì) tổ chức thực hiện phương án đơn giản hóa.

8. Báo cáo công tác người khuyết tật

- Phương án đơn giản hóa:

+ Điều chỉnh tần suất báo cáo từ 02 lần/năm xuống còn 01 lần/năm.

+ Thời điểm gửi báo cáo: Trước ngày 15/12 hàng năm.

- Lý do: Phù hợp với yêu cầu báo cáo phục vụ quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật trên địa bàn.

- Kiến nghị thực thi: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì) tổ chức thực hiện phương án đơn giản hóa.

9. Báo cáo công tác người cao tuổi

- Phương án đơn giản hóa: Thời điểm gửi báo cáo trước ngày 10/6 và 15/12 hàng năm.

- Lý do: Phù hợp với yêu cầu báo cáo phục vụ quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi trên địa bàn.

- Kiến nghị thực thi: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì) tổ chức thực hiện phương án đơn giản hóa.

10. Báo cáo kết quả Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động

- Phương án đơn giản hóa:

+ Đề cương báo cáo: Sửa đổi mẫu đề cương báo cáo phù hợp với từng đơn vị.

+ Biểu số liệu: Sửa đổi mẫu bảng, biểu số liệu để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn.

+ Hình thức báo cáo đối với các tổ chức, doanh nghiệp: Thư điện tử.

- Lý do: Đảm bảo việc nắm bắt kịp thời về tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động trên địa bàn.

- Kiến nghị thực thi: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì) tổ chức thực hiện phương án đơn giản hóa.

11. Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân (thành phố, huyện)

- Phương án đơn giản hóa:

+ Thời điểm chốt số liệu báo cáo: Ngày 15/6 và 15/12 hàng năm.

+ Thời điểm gửi báo cáo: Sau mỗi kỳ họp của HĐND (thành phố, huyện).

- Lý do: Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Khoản 9, Điều 104 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

- Kiến nghị thực thi: HĐND các huyện, thành phố căn cứ theo tình hình, kết quả hoạt động và quy chế hoạt động của đơn vị gửi báo cáo theo quy định.

12. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí thường xuyên ngân sách nhà nước

- Phương án đơn giản hóa: Bổ sung, sửa đổi thành “Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước”.

- Lý do: Kịp thời nắm bắt được việc thực hiện dự toán trong năm ngân sách của các đơn vị trên địa bàn.

- Kiến nghị thực thi: Sở Tài chính (cơ quan chủ trì) tổ chức thực hiện phương án đơn giản hóa.

III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ ĐỀ NGHỊ GIỮ NGUYÊN

1. Báo cáo tự đánh giá chấm điểm chỉ số cải cách hành chính hàng năm (Sở Nội vụ chủ trì)

Lý do: Là cơ sở phục vụ việc thẩm định, xác định chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện.

2. Báo cáo hoạt động trang thông tin điện tử nội bộ (Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì)

Lý do: Đảm bảo việc nắm bắt thông tin kịp thời để phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước về thông tin điện tử trên địa bàn.

3. Báo cáo tình hình trật tự an toàn giao thông (Sở Giao thông Vận tải chủ trì)

Lý do: Đảm bảo việc nắm bắt và kịp thời xử lý các nội dung liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

4. Báo cáo hoạt động vật liệu nổ công nghiệp (Sở Công thương chủ trì)

Lý do: Theo Điều 19 Quy chế Quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh được ban hành tại Quyết định 25/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh.

5. Báo cáo tình hình thực hiện Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì)

Lý do: Theo Nghị quyết 07/NQ-HĐND ngày 20/7/2013 của HĐND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 28/6/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình về Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch 72/KH-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện Nghị quyết nêu trên.

6. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức lối sống cho thanh, thiếu niên và nhi đồng (Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì)

Lý do: Chế độ báo cáo yêu cầu Kế hoạch 82/KH-UBND ngày 29/10/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định 1501/QĐ-TTg ngày 28/5/2015 về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức lối sống cho thanh, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

7. Báo cáo tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản (Sở Tài chính chủ trì)

Lý do: Báo cáo định kỳ hàng năm tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

8. Báo cáo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)

Lý do: Theo Kế hoạch của tỉnh thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

9. Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)

Lý do: Kịp thời cung cấp thông tin tổng hợp về kết quả thực hiện và đánh giá tình hình đầu tư xây dựng cơ bản theo từng ngành, lĩnh vực.

Ghi chú: Về hình thức báo cáo: 100% thực hiện gửi báo cáo điện tử qua phần mềm, chỉ áp dụng báo cáo giấy đối với các đơn vị chưa thực hiện liên thông phần mềm.