Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1479/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 31 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020"

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa - Thể thao xã;

Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10 năm 10 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương;

Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 năm 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”;

Căn cứ Quyết định số 3505/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại tờ trình số 98/TTr-SVHTTDL, ngày 28 tháng 3 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến 2020”, với các nội dung như sau:

PHẦN MỞ ĐẦU

I. TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái.

Thời gian qua, đời sống văn hóa của nhân dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo còn nhiều khó khăn, khoảng cách mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng thành thị và nông thôn còn chênh lệch tương đối lớn. Cơ sở vật chất, sản phẩm, phương tiện văn hóa phục vụ đời sống văn hóa - tinh thần cho nhân dân còn hạn chế. Một số xã vùng nông thôn trong tỉnh chưa có đất quy hoạch hoặc có quy hoạch rồi nhưng chưa đầu tư các công trình văn hóa - thể thao từ cấp xã đến các thôn, ấp. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, ấp văn hóa, xã văn hóa đã được thực hiện khá tốt, tuy nhiên chất lượng các danh hiệu văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu và thực sự bền vững.

Phát triển văn hóa nông thôn nhằm mục đích xây dựng đồng bộ các thiết chế văn hóa - thể thao góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của dân cư nông thôn; tạo động lực cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn mới một cách bền vững, theo hướng văn minh, hiện đại, trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Phát triển văn hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Từ thực trạng văn hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh và trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa nông thôn trong thời kỳ mới, việc xây dựng Đề án “Phát triển Văn hóa nông thôn tỉnh BR-VT giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020” là một yêu cầu cần thiết và cấp bách; tạo cơ sở nâng cao về nhận thức, cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng trong việc tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn, phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh BR-VT lần thứ V- nhiệm kỳ 2011 - 2015.

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

I. THỰC TRẠNG:

1. Tình hình hoạt động của thiết chế văn hóa cấp xã:

a) Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa cấp xã:

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) được thành lập năm 1991, đến nay có 08 đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 6 huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo.

Toàn tỉnh có: 51 xã (trong đó thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn là 43 xã, còn lại 8 xã đang đề nghị được nâng cấp thành phường, thị trấn nên không áp dụng thực hiện Đề án này) đã được UBND huyện, thị xã, thành phố ra quyết định thành lập Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng (TTVHHTCĐ). Trong đó, số đã có trụ sở: 50/51. Trong số Trung tâm đã có trụ sở, có 23 trung tâm được xây dựng mới từ năm 2004 đến tháng 09/2009, có 24 trung tâm được nâng cấp (chủ yếu xây thêm phòng, nhà hoạt động đa năng, xây tường rào, 03 trung tâm sử dụng cơ sở tạm sẵn có).

Căn cứ Quyết định thành lập và thực tế hoạt động của các TTVHHTCĐ được xây dựng trước và trong năm 2009, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã cấp trang thiết bị chuyên dùng gồm: hệ thống âm thanh, ánh sáng, tủ, kệ, bàn đọc sách báo, trò chơi thiếu nhi ngoài trời cho 51/51 trung tâm.

Sau khi UBND tỉnh ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của TTVHHTCĐ, ngành Giáo dục-Đào tạo tỉnh đã cấp phương tiện truyền thông cho 39/51 trung tâm, gồm 01 máy vi tính, 01 máy in và 1 Tivi 53 inches.

Nhìn chung, việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm đã có sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện của lãnh đạo địa phương, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ngành Giáo dục - Đào tạo các cấp. Tuy nhiên, do hầu hết các trung tâm (kể cả các trung tâm được xây mới) đều không đủ phòng chức năng, diện tích hẹp, khu hoạt động “động” và “tĩnh” gần nhau. Nhiều xã chưa có phòng truyền thống, nơi đã có thì diện tích quá nhỏ (dưới 20 m2), trên 90% không có trang thiết bị chuyên dùng. Cơ sở hoạt động Câu lạc bộ, lớp năng khiếu, vui chơi giải trí, Thể dục Thể thao còn thiếu nên không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của số đông nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên trên địa bàn.

Về phương tiện, trang thiết bị hiện vẫn còn 11 đơn vị đang trong tình trạng thiếu, yếu và lạc hậu. Ngoài lý do được cấp phát quá lâu không đáp ứng được nhu cầu thực tế về hoạt động và nhu cầu của công chúng, còn có nguyên nhân chủ quan do một số đơn vị chưa thực hiện tốt công tác bảo quản, sửa chữa, bổ sung dẫn đến tình trạng âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, tủ, kệ sách, trò chơi ngoài trời bị hư hỏng nặng...

Số Trung tâm VH-HTCĐ được ngành Giáo dục - Đào tạo cấp phương tiện, thiết bị chỉ phát huy được hiệu quả trong công việc hành chính, đối với các hoạt động phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế do trang thiết bị, phương tiện được cấp chưa đồng bộ, thiếu bàn, ghế...

b) Tổ chức hoạt động:

Nhìn chung, các Trung tâm VH-HTCĐ đã thực hiện tương đối tốt nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và tiếp nhận thông tin của nhân dân. Có 2/3 trung tâm đã thực hiện đủ 07 nội dung hoạt động nghiệp vụ chính: Tuyên truyền cổ động, Văn hóa văn nghệ, Thư viện, Câu lạc bộ, Giáo dục truyền thống (GDTT), lớp năng khiếu, giáo dục cộng đồng. Trong đó:

- Hoạt động Tuyên truyền cổ động trực quan và tuyên truyền, phát thanh lưu động đã phục vụ tốt và kịp thời các nhiệm vụ, sự kiện chính trị lớn của cả nước, của tỉnh, huyện và xã. Bình quân mỗi năm các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng kẻ vẽ được 5043 m2 pa nô, cắt dán, in treo 44.479 m băng rôn. Toàn tỉnh có 77 đội Thông tin lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, bình quân mỗi năm biểu diễn tuyên truyền hơn 200 buổi, phục vụ 395.703 lượt người, có 70% trung tâm tham dự từ 3 đến 5 cuộc liên hoan TTLĐ cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt, Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng thị trấn Long Hải đã tổ chức được liên hoan Thông tin lưu động thôn, ấp định kỳ 2 năm một lần.

- Hoạt động Văn hóa văn nghệ quần chúng được quan tâm, vận động tổ chức với nhiều hình thức: biểu diễn, liên hoan, hội thi, hội diễn trong các trung tâm, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, sinh hoạt hè. Toàn tỉnh hiện có 82 đội VNQC thuộc Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, mỗi năm biểu diễn gần 500 buổi, phục vụ hơn 150.000 lượt người xem. Ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động biểu diễn, liên hoan, hội thi, hội diễn đơn thuần góp phần tạo không khí sôi động nhân các ngày lễ, kỷ niệm, các trung tâm còn chú trọng xây dựng thể nghiệm nhiều mô hình mới vừa có tác dụng tăng sức hút công chúng, tạo hiệu quả xã hội cao, vừa mang lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động văn hóa như: tổ chức hội thi thời trang, nét đẹp tuổi thơ, thi hát karaoke, liên hoan đờn ca tài tử định kỳ (xã Hòa Long, xã Long Phước) v.v.

- Hoạt động CLB, đội, nhóm đã từng bước được nâng cao về số lượng và chất lượng. Đến nay, 100% trung tâm đã thành lập được 208 CLB (nơi thấp nhất có 4 CLB, nơi cao nhất có 7 CLB, riêng CLB đờn ca tài tử chiếm 24%), với 24.332 hội viên. Các CLB đã duy trì và tổ chức sinh hoạt với tổng số 2.500 buổi/năm. Trong số CLB hoạt động khá, tốt có: CLB đờn ca tài tử, cải lương xã Hòa Long, xã Long Tâm - thị xã Bà Rịa, xã Long Sơn - thành phố Vũng Tàu; CLB hát với nhau...

- Hoạt động Thư viện, hiện được xem là hai hình thức được tổ chức hoạt động mạnh và thường xuyên so với các loại hình khác. Tổng số sách hiện có là 104.093 bản, thời gian phục vụ trên 1.550 buổi với 396.590 lượt người đọc/năm.Trong đó, có khoảng 40% thư viện, phòng đọc có từ 3.000 đến 6.000 bản sách, 5-6 loại báo, tạp chí; 30% có phòng đọc thoáng mát, sạch sẽ, có tủ trưng bày, giới thiệu sách, phục vụ bạn đọc cả ngày và đêm. Ngoài ra, thư viện một số nơi đã thực hiện tốt công tác vận động “mỗi người một cuốn sách cho thư viện” đạt từ 300 đến 500 bản sách/một đơn vị.

- Hoạt động giáo dục truyền thống đã thực hiện được 31 phòng truyền thông, bình quân phục vụ 7.820 buổi/năm, với 68.280 lượt người tham quan. Tổ chức 142 cuộc nói chuyện chuyên đề, phục vụ 13.920 người dự.

- Hoạt động chiếu phim: Thu hút được công chúng ở một số đơn vị thuộc vùng sâu với tổng số băng, đĩa hình phục vụ là 84.138 bản, phục vụ 2.010 buổi cho gần 200.000 lượt người xem, đa số là thiếu nhi.

- Hoạt động Thể dục thể thao: Từ năm 2002-2006 hầu hết các Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng xã tổ chức hoạt động về mảng TDTT gặp rất nhiều khó khăn; do nguồn kinh phí quá hạn hẹp, các Mạnh thường quân chưa nhiều. Năm 2007, UBND tỉnh ra quyết định số 2352/QĐ.UBND ngày 10/7/2007 về việc phê duyệt chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn toàn tỉnh với nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách là 46 tỷ 800 triệu đồng. Trong đó, kinh phí dành cho xây dựng hỗ trợ công trình bao gồm 54 sân thể thao phổ thông và 71 phòng tập đơn giản. Tính đến nay, trên toàn tỉnh đã xây dựng được 04 sân thể thao phổ thông và 05 phòng tập đơn giản. Ngoài ra còn mua sắm các dụng cụ tập luyện như: máy tập thể thao đa năng, kg tập tạ, tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ TDTT cho các hướng dẫn viên, cộng tác viên ...Hàng năm các xã, phường, thị trấn đã tổ chức được hàng trăm giải thi đấu như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... đã thu hút khá đông người dân đến tham gia và cổ vũ với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Đã vận động được nhiều nhà tài trợ quan tâm đóng góp kinh phí tổ chức giải, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động theo tinh thần XHH hoạt động TDTT. Xây dựng được nhiều đội nhóm, CLB đóng góp cho phong trào TDTT của tỉnh ngày càng phát triển về hoạt động lẫn đội ngũ vận động viên. Tính đến năm 2009, các TTVH- HTCĐ đã xây dựng được gần 200 đội bóng chuyền, bóng đá, cầu lông. Tổ chức gần 400 trận thi đấu, đấu giải, phục vụ hơn 120.000 lượt người xem.

- Hoạt động Học tập cộng đồng: đã tổ chức được 61 buổi sinh hoạt chuyên đề, với hơn 4.000 người dự, mở được trên 10 lớp sở thích, kỹ năng nghề nghiệp như: lớp ngoại ngữ và tin học ở Long Sơn, phường 11; lớp sửa chữa xe máy ở xã Hòa Hưng, lớp kỹ thuật nuôi bò sinh sản, giống bắp lai, chuyên canh cây điều, mô hình nuôi dê ở các trung tâm thuộc huyện Châu Đức v.v. với trên 1.500 lượt người dự học.

c) Nhân sự và kinh phí hoạt động:

Việc tuyển dụng nhân sự vào Ban Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng đã được lãnh đạo một số huyện và xã quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng tiêu chuẩn, qui trình; đủ và cao hơn số lượng theo quy định (01 kiêm nhiệm, 02 chuyên trách VHTT, 01 chuyên trách HTCĐ, 01 bảo vệ) như: huyện Châu Đức, huyện Tân Thành, thị xã Bà Rịa; 100% trung tâm có 05 đến 06 người. Huyện Đất Đỏ có 07 trung tâm đủ 05 người, 01 trung tâm có 04 người nên căn bản tạo được sự ổn định trong tổ chức bộ máy và hoạt động. Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng hiện nay có 70 người là công chức Văn hóa - Xã hội và 12 người là Phó chủ tịch UBND kiêm nhiệm.

Tuy nhiên, do tình trạng thay, chuyển cán bộ Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng theo yêu cầu nhiệm vụ của địa phương; việc chọn người làm cán bộ chuyên trách theo quy định phải có trình độ từ trung cấp trở lên nhưng không được hưởng lương theo trình độ chuyên môn, cán bộ chuyên trách chỉ hưởng phụ cấp theo chức danh cán bộ không chuyên trách, mức thu nhập thấp nên vẫn còn nhiều trung tâm chưa tuyển đủ số người theo quy chế.

Tóm lại, tính đến nay toàn tỉnh đã có 51/51 Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng xã được cấp kinh phí 100 triệu đồng/năm cho hoạt động văn hóa, tuyên truyền. Việc chi trả lương và các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT đã tạo điều kiện cho các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng tổ chức hoạt động tốt và toàn diện hơn so với trước năm 2006. Dù chưa tạo được nguồn thu lớn và thường xuyên nhưng một số Trung tâm cũng đã triển khai, vận động nhân dân, các Mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí giải thưởng trong các hội thi văn nghệ, hội thao tổ chức tại cơ sở khá tốt. Đặc biệt, một vài nơi đã kết hợp với tư nhân thực hiện Xã hội hóa hoạt động văn hóa như: đầu tư xây dựng nhà thi đấu đa năng, thành lập các CLB, lắp đặt các trò chơi thiếu nhi, mở lớp năng khiếu, sở thích ... với tổng kinh phí lên đến hàng chục tỉ đồng. Việc làm này đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì, phát triển loại hình hoạt động của các trung tâm.

2. Thực trạng đời sống văn hóa tại các thôn, ấp:

Tính đến nay, toàn tỉnh có 349 thôn, ấp trên tổng số 51 xã (283 thôn, ấp thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn, còn lại 66 thôn ấp thuộc 8 xã sẽ được nâng cấp thành khu phố nên không thực hiện Đề án này), hầu hết các thôn ấp chưa có nhà sinh hoạt văn hóa, một số thôn, ấp đã xây dựng được trụ sở sinh hoạt nhưng chủ yếu phục vụ cho công tác hội họp của Ban điều hành các thôn, ấp cũng như tổ chức họp dân để triển khai đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Đời sống văn hóa của nhân dân tại các thôn, ấp còn nhiều khó khăn, Ban điều hành cũng như các tổ chức đoàn thể của thôn, ấp chưa chủ động tổ chức được các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hầu hết các thôn, ấp chỉ tham gia vào các hoạt động do xã tổ chức. Bên cạnh đó, do nhu cầu của một bộ phận người dân chủ yếu là thanh thiếu niên tại các ấp đã tổ chức các sân chơi tự phát như đá bóng, cầu lông, bóng chuyền... ở những khu đất rộng trên địa bàn thôn, ấp

3. Về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:

a) Công tác xây dựng gia đình văn hóa:

Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa được triển khai một cách đồng bộ, rộng khắp, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, ảnh hưởng tích cực trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các nội dung, tiêu chuẩn để phấn đấu đạt danh hiệu gia đình văn hóa là những nội dung mang tính toàn diện, hỗ trợ, liên kết tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân, là cơ sở để đánh giá chất lượng đảng viên; tổ chức cơ sở đảng vững mạnh; cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa trên địa bàn.

Qua phong trào, nhìn chung phần lớn các hộ gia đình biết chăm lo làm ăn, nhiều hộ đã phấn đấu vượt khó thoát nghèo, làm giàu chính đáng; sản xuất, kinh doanh giỏi, nêu cao ý thức cộng đồng trong quan hệ tình làng, nghĩa xóm, trong đoàn kết tương thân tương ái cũng như chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bảng số liệu lũy tiến theo từng năm về gia đình văn hóa (2001-2011):

Năm

Tổng số hộ

Số hộ GĐVH

Đạt tỷ lệ%

2001

141.894

98.568

69,4%

2002

155.790

116.501

74,7%

2003

158.437

127.157

80,2%

2004

167.674

140.518

83,8%

2005

177.849

153.921

86,5%

2006

181.383

161.872

89,2

2007

185.483

166.027

89,5%

2008

188.786

170.166

90%

2009

204.075

166.020

81,3%

2010

207.870

189.462

91,2%

2011

214.923

202.981

94,4%

Đến nay, toàn tỉnh có 202.981/214.923 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 94,44% (trong đó số hộ gia đình văn hóa ở nông thôn là 105269/113761 gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 92,5%); gia đình văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh 251 (năm 2011: 76 gia đình), 9 gia đình văn hóa tiêu biểu toàn quốc.

b) Xây dựng thôn, ấp văn hóa:

Cuộc vận động xây dựng thôn, ấp văn hóa đã ảnh hưởng sâu rộng trong toàn xã hội, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định xã hội, cải thiện đời sống, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, phát huy tính tự quản ngày càng cao của nhân dân; là phong trào phù hợp với ý Đảng, lòng dân đạt được nhiều thành tựu to lớn không chỉ ở lĩnh vực chính trị, xã hội mà cả về phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của đại bộ phận nhân dân ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững, ổn định.

Việc xây dựng thôn, ấp, khu phố văn hóa đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; góp phần ổn định an ninh trật tự tại các thôn, ấp; tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi; tình làng nghĩa xóm được củng cố. Việc thực hiện Qui chế dân chủ ở cơ sở được cụ thể hóa thông qua các quy ước, từ đó nhân dân ngày càng có ý thức tốt hơn trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Bảng số liệu lũy tiến theo từng năm về xây dựng thôn, ấp, khu phố văn hóa (2001-2011):

Năm

Tổng thôn, ấp, khu phố

Số thôn, ấp, khu phố văn hóa

Đạt tỷ lệ%

2001

450

221

49,1%

2002

457

249

54,4%

2003

476

281

59%

2004

476

297

62,3%

2005

493

343

69,5%

2006

515

368

73,8%

2007

530

415

71,4%

2008

545

435

79,8%

2009

552

454

82,2%

2010

554

472

85,1%

2011

557

498

89,4%

Nội dung tiêu chuẩn đạt danh hiệu thôn, ấp văn hóa; xã, phường, thị trấn văn hóa; cơ quan, trường học văn minh đã tác động và hỗ trợ nhau, làm cho phong trào ngày càng lan toả sâu rộng trong đời sống xã hội, tạo nên môi trường văn hóa, nếp sống lành mạnh, cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh có 498/557 thôn, ấp, khu phố văn hóa (trong đó có 311/349 thôn, ấp văn hóa đạt tỷ lệ 86,6%);

c) Xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa:

Phong trào xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa đã góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; sự nghiệp Văn hóa, Y tế, Giáo dục, công tác xóa nghèo được quan tâm thực hiện; các công trình phúc lợi được đầu tư nâng cấp khang trang, vệ sinh môi trường thêm xanh, sạch, đẹp, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn đẩy lùi, các hiện tượng mê tín dị đoan không còn phổ biến.

Công tác xây dựng Đề án, tổ chức lễ phát động, thẩm định công nhận đã được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình hướng dẫn của tỉnh. Ngoài ra, việc thẩm định công nhận danh hiệu xã, phường, thị trấn văn hóa thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, phối hợp với tinh thần trách nhiệm cao của các sở, ngành có liên quan, qua đó góp phần nâng cao chất lượng danh hiệu văn hóa của địa phương khi được công nhận.

Bảng số liệu lũy tiến theo từng năm về xã, phường, thị trấn được công nhận danh hiệu văn hóa (2001- 2011) Bảng phụ lục cụ thể đính kèm Đề án:

Năm

Tổng số xã, phường, thị trấn

Số xã, phường, thị trấn văn hóa

Đạt tỷ lệ%

2001

69

01

0,01%

2002

69

03

4,30%

2003

73

07

9,50%

2004

73

09

12,30%

2005

76

12

15,70%

2006

76

15

19,72%

2007

82

17

20,70%

2008

82

19

23,10%

2009

82

22

26,80%

2010

82

24

29,20%

2011

82

33

40,20%

Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa đã được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở; sự cố gắng, nỗ lực của Ban chủ nhiệm xây dựng xã văn hóa và đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân từ đó đã tạo khí thế thi đua sôi nổi, tạo động lực mạnh mẽ để các địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội cấp trên giao hàng năm. Riêng xã đã đạt danh hiệu văn hóa, đến nay toàn tỉnh có 16/51 xã văn hóa đạt tỷ lệ 31,3%.

4. Về xây dựng nếp sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc:

Sau đợt thanh tra khảo sát lễ hội đối với các lễ hội lớn như: Lễ hội Nghinh Cô tại thị trấn Long Hải - huyện Long Điền, Lễ vía ông Trần tại xã Long Sơn - Thành phố Vũng Tàu và một số Đình Thành hoàng làng, việc tổ chức lễ cũng như hội được quan tâm thực hiện tốt hơn: tổ chức trang trọng, bảo đảm an ninh trật tự, thường xuyên kiểm tra bài trừ các điểm bói toán và các ấn phẩm mê tín dị đoan trong sinh hoạt lễ hội; việc hành hương, chiêm bái được vận động thực hiện tốt. Phần hội tuy có nhưng chưa phong phú, nhất là các trò chơi dân gian.

Các lễ hội diễn ra có phần trật tự, nề nếp, được thực hiện với sự tham gia phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể và các đơn vị quản lý Nhà nước, đã góp phần hạn chế những biến tướng lợi dụng lễ hội và tôn giáo. Bến bãi, đường giao thông được mở rộng, giá cả, dịch vụ được quản lý chặt chẽ, vì vậy vấn đề trật tự và an toàn giao thông giảm đáng kể. Các nguồn thu từ lễ hội đều sử dụng đúng mục đích, ưu tiên phần lớn để tu bổ tôn tạo di tích, một phần xây dựng các công trình phúc lợi và làm công tác từ thiện xã hội.

Đối với dân tộc Châuro, hai lễ hội quan trọng và tiêu biểu nhất trong năm là lễ hội cúng Thần Lúa (gọi là Ôp Yang Va) và Thần Rừng (gọi là Ôp Yang Vri). Theo quan niệm của người Châu Ro, Thần Lúa tượng trưng cho no ấm; Thần Rừng tượng trưng cho sức mạnh. Sự no ấm và sức mạnh không chỉ phù hộ cho mỗi người, mỗi gia đình mà còn phù hộ cho cả cộng đồng. Đây là hai lễ hội mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Châu Ro tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đang được Nhà nước quan tâm bảo tồn và khuyến khích phát triển.

Bên cạnh các lễ hội dân gian có nguồn gốc lâu đời, lễ hội “Đn ơn đáp nghĩa” là một mô hình lễ hội mới được hình thành trên địa bàn tỉnh BR-VT trong những năm gần đây. Lễ hội “Đền ơn đáp nghĩa” được tổ chức đều khắp trong tỉnh vào dịp 27/7 hàng năm, tạo nên một không khí lễ hội thực sự trong lòng mỗi người dân tỉnh BR-VT, được nhân dân trong tỉnh đồng tình, hưởng ứng; đồng thời lễ hội còn được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” trong mọi tầng lớp nhân dân.

Trong những năm qua, thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, đặc biệt là khu vực nông thôn đã thể hiện được nét đẹp văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các lễ hội được diễn ra lành mạnh ngày càng phát triển và trở thành nhu cầu văn hóa không thể thiếu của nhân dân.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Từ thực trạng nêu trên, có thể khẳng định đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh đến cơ sở, nên nhiều hoạt động hướng về cơ sở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh đã được đầu tư, tổ chức đạt chất lượng cao, góp phần thu hẹp khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa của người dân giữa thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu sáng tạo, học tập, hưởng thụ văn hóa, tiếp nhận thông tin, rèn luyện, nâng cao thể chất của nhân dân tại cơ sở. Được đông đảo dư luận quần chúng trong, ngoài tỉnh đồng tình, ủng hộ. Xem đó là một biểu hiện về sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Hoạt động của thiết chế Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng xã đã góp phần thúc đẩy công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thêm phong phú, toàn diện hơn, tạo nên không khí sinh hoạt văn hóa văn nghệ, TDTT sôi nổi trong nhân dân, đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên thông qua nhiều mô hình hoạt động, nhiều CLB, đội, nhóm.

Các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cách mạng được giữ gìn và phát huy ở mọi địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung được quần chúng nhân dân ghi nhận và đồng tình ủng hộ. Những cơ sở thờ tự được nâng cấp, sữa chữa, xây dựng mới (đình, chùa, nhà thờ, đền liệt sỹ) nhằm thể hiện sự tôn vinh. Tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội được củng cố, từng bước thể hiện nếp sống văn minh, lành mạnh trong giao tiếp, việc làm, trong việc cưới, tang và lễ hội; các tệ nạn xã hội được hạn chế.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của tỉnh ngày càng phát triển sâu rộng đến mỗi người, mỗi gia đình, khu dân cư, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế với những nội dung phong phú, thiết thực. Kế thừa và phát huy những thành quả trong những năm qua sẽ tạo đà vững chắc cho việc triển khai thực hiện phong trào trong những năm tới.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là:

Đa số các trung tâm chỉ tập trung xây dựng các Câu lạc bộ Thể dục thể thao, Gia đình Văn hóa, phòng chống tội phạm, Câu lạc bộ khuyến nông... chưa xây dựng được nhiều Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật. Chỉ có 1/3 trung tâm mở được lớp năng khiếu sở thích âm nhạc, hội họa vào dịp Hè. Hoạt động Giáo dục truyền thống chủ yếu là sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề vào các ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm. Hoạt động Thư viện chưa thực sự đáp ứng nhu cầu người đọc do cơ sở, phương tiện, trang thiết bị phục vụ thiếu và xuống cấp; giá sách tăng, kinh phí thấp dẫn đến số bản sách ít (nhiều nơi chỉ có khoảng 1000 bản), thiếu sách mới. Hoạt động Thể dục thể thao còn mang tính tự phát, chưa thu hút đông đảo nhân dân vào tham gia sinh hoạt vì thiếu cán bộ hướng dẫn nâng cao chất lượng chuyên môn, kinh phí thấp nên không tổ chức và tham dự được các giải thể thao quy mô lớn, thi đấu dài ngày, ... Các hoạt động Tuyên truyền cổ động, Văn hóa văn nghệ còn nghèo nàn, đơn điệu, ít mô hình mới và chủ yếu tập trung vào dịp lễ, tết. Hoạt động Học tập cộng đồng vẫn chưa được định hình rõ nét, mới tập trung vào công tác phối hợp tổ chức các lớp phổ cập Giáo dục chưa xây dựng, tổ chức được nhiều mô hình hoạt động mở lớp, nói chuyện chuyên đề nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức phổ thông cho nhân dân và góp phần xây dựng xã hội học tập.

Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị của các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng chưa đáp ứng theo quy chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng thời do xây dựng lâu năm không đảm bảo các hạng mục công trình nên xuống cấp nghiêm trọng không được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, bổ sung kịp thời dẫn đến những hạn chế trong việc duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng, mở rộng loại hình hoạt động của các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng trước mắt và lâu dài...

Kinh phí cấp cho hoạt động chung chưa kịp thời và còn quá thấp so với yêu cầu “hoạt động nhiều loại hình và thường xuyên”; kinh phí dành cho hoạt động HTCĐ và TDTT chưa được ngân sách bố trí, phân bổ hợp lý để đáp ứng nhiệm vụ chức năng của Trung tâm dẫn đến hạn chế kết quả cũng như chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn, ấp, xã văn hóa đã được sự quan tâm chỉ đạo thực hiện từ trong Đảng, chính quyền đến các ban, ngành, đoàn thể; sự tham gia hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân nên đã thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, chất lượng các danh hiệu này vẫn chưa cao, chưa đáp ứng với tình hình thực tế tại địa phương.

III. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN:

Kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục phát triển, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển văn hóa nông thôn. Xu hướng coi trọng văn hóa, gắn văn hóa với phát triển kinh tế, đề cao và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc ngày càng chiếm ưu thế. Điều kiện sinh hoạt ở nông thôn ngày càng tăng lên là động lực trực tiếp để thúc đẩy và phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn trong những năm tới.

Với căn cứ, thực trạng và yêu cầu phát triển văn hóa nông thôn nêu trên, đòi hỏi trong những năm tiếp theo phải tiếp tục cụ thể hóa bằng đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển văn hóa nông thôn; xác định những mục tiêu phát triển; các giải pháp đồng bộ, tạo ra bước phát triển chung cho các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn trong thời gian tới.

Phát triển văn hóa là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” là hết sức cần thiết và cấp bách, tạo cơ sở về nhận thức cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở.

PHẦN THỨ HAI

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020.

1. Quan điểm:

Quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đề án "Phát triển Văn hóa nông thôn đến năm 2015 và định hướng 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh BR-VT lần thứ V - nhiệm kỳ 2011 - 2015. Đó là:

- Gắn phát triển văn hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp bành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Phát triển văn hóa nông thôn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại, bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với địa bàn từng vùng, từng dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện phát triển văn hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh theo phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư là chính, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, đoàn thể đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ; đồng thời Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội hóa, huy động nguồn lực toàn xã hội để phát triển văn hóa nông thôn.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn trên địa bàn tỉnh. Củng cố, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới, xây dựng gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên tảng vững chắc để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn mới.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Hoàn thiện xây dựng các thiết chế văn hóa nông thôn mới. Trong đó tập trung xây dựng (24/43) Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, khu thể thao xã và (155/283) nhà văn hóa, khu thể thao thôn, ấp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ưu tiên tập trung cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh (24 xã).

- 50% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên các hoạt động văn hóa -văn nghệ, thể dục - thể thao; trong đó có 25% dân số nông thôn luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- 80% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu gia đình văn hóa. Trong đó có 17% giá đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ nông nghiệp.

- 80% thôn, ấp giữ vững và phát huy danh hiệu thôn, ấp văn hóa. Trong đó có 50% thôn, ấp văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

- 20% số xã ở các huyện, thị xã đạt tiêu chuẩn văn hóa nông thôn mới.

- 80% nông dân được phổ biển pháp luật và các quy định về văn hóa.

- 90% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn, hải đảo được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn.

- Bảo vệ tốt các di tích, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn.

- Đảm bảo diện tích đất cho sự nghiệp phát triển văn hóa - thể thao trên địa bàn xã theo quy định.

3. Định hướng đến năm 2020:

- Tiếp tục củng cố và nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.

- Phấn đấu đạt được các tiêu chí về xây dựng văn hóa nông thôn mới cấp xã:

+ 100% xã có Trung tâm văn hóa - Học tập cộng đồng đạt theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ 100% thôn, ấp có nhà văn hóa và khu thể thao thôn, ấp đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ 85% số thôn, ấp trở lên đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

II. NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:

1. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa:

- Nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa, ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu "Gia đình văn hóa"; phổ biến nhân rộng mô hình gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng gia đình văn hóa điển hình, mẫu mực ở nông thôn: Hòa thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, kỷ cương, nề nếp, không có bạo lực gia đình, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; có tinh thần tương thân, tương ái, tính tự quản, dân chủ và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng.

2. Nâng cao chất lượng thôn, ấp văn hóa:

- Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa xây dựng thôn, ấp văn hóa; ý thức về vai trò tự quản của cộng đồng khu dân cư; phát huy và giữ vững danh hiệu thôn, ấp văn hóa; xây dựng điểm mô hình khu dân cư văn hóa gắn với du lịch; phổ biến nhân rộng mô hình khu dân cư văn hóa chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề phụ; huy động được nội lực của người dân nông thôn xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới.

- Xây dựng thôn, ấp văn hóa bền vững, thực sự là những điểm sáng về văn hóa ở nông thôn: Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; thực hiện hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình; nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, thu hút người dân nông thôn tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn. Xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định chính trị; dân chủ, đoàn kết, nhân ái; môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc:

- Tập trung điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể; các loại hình văn hóa dân gian, nghệ thuật cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Coi trọng và tổ chức thực hiện các chương trình về bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, đặc biệt chú trọng hỗ trợ phát triển bồi dưỡng, sưu tầm nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Quan tâm khuyến khích việc truyền dạy cách giữ gìn, bảo tồn, phát huy và sử dụng nhạc cụ đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số.

4. Thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn cấp xã:

- Nhà văn hóa và khu thể thao cấp xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể như sau: 70% Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, khu thể thao xã và 70% nhà văn hóa, khu thể thao thôn, ấp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- 80% thôn, ấp giữ vững và phát huy danh hiệu thôn, ấp văn hóa. Trong đó có 50% thôn, ấp văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn 20% số xã ở các huyện, thị xã đạt tiêu chuẩn văn hóa nông thôn.

- Môi trường đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; xã đạt danh hiệu văn hóa nông thôn không có tệ nạn xã hội.

- Bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa dân tộc.

- Làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

5. Hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn:

a) Hoàn thiện Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, khu thể thao cấp xã:

Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể như sau:

* Diện tích đất quy hoạch khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã (không tính diện tích sân vận động) tối thiểu 2.500m2.

* Quy mô xây dựng:

- Hội trường Nhà văn hóa đa năng tối thiểu 250 chỗ ngồi.

- Phòng chức năng nhà văn hóa đa năng (hành chính, đọc sách, thư viện, thông tin truyền thanh, câu lạc bộ hoặc tập các môn thể thao đơn giản).

- Sân bóng đá tối thiểu 90 x 120m.

- Có đủ công trình phụ trợ như: nhà để xe, nhà vệ sinh, vườn hoa...

* Trang thiết bị:

- Hội trường văn hóa đa năng có đủ: bàn, ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyền thanh.

- Dụng cụ thể dục thể thao đảm bảo theo công trình thể dục thể thao và các môn thể thao của xã.

* Cán bộ:

- Các bộ quản lý có trình độ trung cấp trở lên về văn hóa, thể dục thể thao; được hưởng phụ cấp chuyên trách và bán chuyên trách theo quy định.

- Cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn về văn hóa, thể thao được hợp đồng và hưởng thù lao bán chuyên trách.

* Kinh phí hoạt động:

- Đảm báo kinh phí hoạt động thường xuyên, ổn định hàng năm.

- Thù lao cho cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách được quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

* Hoạt động văn hóa văn nghệ:

- Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị 12 cuộc/năm.

- Liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng 4 cuộc/năm.

- Duy trì hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ: 5 câu lạc bộ trở lên/TT.

- Thư viện, phòng đọc sách, báo hoạt động tốt.

- Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, nếp sống văn hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc hiệu quả.

- Thu hút nhân dân tham gia hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hóa dân tộc tối thiểu 30% trở lên/ tổng số dân

* Hoạt động thể dục thể thao:

- Thi đấu thể thao: 6 cuộc/năm.

- Thu hút nhân dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tối thiểu 25%/tổng số dân.

* Hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho trẻ em:

- Thu hút trẻ em trên địa bàn dân cư tham gia hoạt động văn hóa, thể thao đạt 30% thời gian hoạt động.

* Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ:

Chỉ đạo, hướng dẫn Nhà văn hóa, khu thể thao thôn, ấp hiện có đạt 100%.

b) Xây dựng Nhà văn hóa, khu thể thao thôn, ấp:

Nhà văn hóa và khu thể thao thôn, ấp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể như sau:

* Diện tích đất được sử dụng:

- Khu nhà văn hóa 500 m2 trở lên.

- Sân thể thao phổ thông từ 2000m2 trở lên.

* Quy mô xây dựng:

- Hội trường nhà văn hóa 100 chỗ ngồi trở lên.

- Sân khấu trong hội trường từ 30m2 trở lên.

- Có đủ các công trình phụ trợ như: nhà để xe, khu vệ sinh, cổng...

* Trang thiết bị:

- Bộ trang âm (tivi, âmli, micro, loa...)

- Bộ trang trí khánh tiết: cờ tổ quốc, cờ Đảng, ảnh hoặc tượng Bác Hồ, phông màn sân khấu, băng khẩu hiệu, cờ trang trí...

- Bàn ghế phục vụ sinh hoạt

- Tủ sách, tranh ảnh tuyên truyền phục vụ thiếu nhi

- Bản tin, nội quy hoạt động

- Một số nhạc cụ phổ thông, truyền thống phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Dụng cụ thể thao: có đầy đủ các đụng cụ thể thao theo nhu cầu.

* Cán bộ:

- Trình độ chuyên môn: sơ cấp trở lên;

- Chế độ thù lao: hưởng thù lao hàng tháng.

* Hình thức tổ chức quản lý:

- Có sự chỉ đạo, quản lý của chi bộ, trưởng thôn;

- Có sự tham gia của ngành, giới trong thôn;

- Có tổ chức tự quản duy trì hoạt động của nhà văn hóa, sân thể thao;

* Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 10% trở lên;

- Kinh phí xã hội hóa từ 90% trở lên.

* Thu hút nhân dân tham gia hoạt động:

- Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cộng đồng từ 40% trở lên/tổng số dân;

- Luyện tập thể thao thường xuyên: 25% trở lên/tổng số dân.

- Phát triển nhà văn hóa, khu thể thao ở cấp thôn, ấp gắn với phong trào xây dựng thôn, ấp, khu dân cư văn hóa;

- Xây dựng hạt nhân văn hóa, thể thao làm nòng cốt để duy trì thường xuyên các hoạt động của nhà văn hóa, khu thể thao thôn, ấp.

6. Tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở nông thôn:

- Tăng cường các hoạt động sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn hóa - nghệ thuật, các chương trình tuyên truyền về đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Tăng cường hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa nhà nước, đưa các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;

- Tăng cường đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã và hạt nhân văn hóa cơ sở cấp thôn, ấp;

- Tạo điều kiện để người dân ở nông thôn tham gia sáng tạo, bảo tồn và truyền dạy các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống;

- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn, liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, hội thi các môn thể thao ở nông thôn.

PHẦN THỨ BA

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

I. NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN:

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và đối với người dân ở nông thôn về văn hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn.

- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn vào Nghị quyết các cấp ủy Đảng, kế hoạch Nhà nước ở cấp xã, huyện, tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

- Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp để thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn.

- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, ấp văn hóa; xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến; đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn của địa phương và học tập các địa phương bạn về đầu tư phát triển văn hóa nông thôn.

- Đổi mới phương thức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn; phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp người dân ở nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa.

II. TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NÔNG THÔN:

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới, xem đây là giải pháp quan trọng để huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực xã hội cho sự phát triển văn hóa nông thôn.

- Ngân sách tỉnh, huyện, xã đầu tư 100% kinh phí xây dựng Trung tâm văn hóa, thể thao xã; hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao thôn, ấp; ưu tiên xã, thôn, ấp ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và các vùng dân tộc thiểu số.

- Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hoá, khuyến khích và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

- Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả “Quỹ phát triển văn hóa nông thôn” nhằm huy động các nguồn lực cho sự phát triển văn hóa nông thôn; lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch của địa phương với việc thực hiện mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn.

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao ở thôn, ấp và cấp xã.

III. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA”:

- Tăng cường các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ văn hóa thể thao cấp huyện, thành phố, thị xã; cán bộ văn hóa thể thao các xã; ban chủ nhiệm các ấp văn hóa trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng các cuộc vận động trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa như Gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, ấp văn hóa, xã văn hóa, nếp sống văn hóa nơi công cộng... xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến.

- Nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn và nhân rộng các mô hình trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển văn hóa nông thôn.

IV. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CHỈ ĐẠO CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NÔNGTHÔN:

- Chú trọng các hoạt động tham mưu, đề xuất, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển văn hóa nông thôn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch các cấp.

- Tăng cường công tác thi đua khen thưởng; tổng kết đúc rút kinh nghiệm thực tiễn; xây dựng, nhân rộng mô hình điểm, các điển hình tiên tiến; nghiên cứu, đánh giá tác động hiệu quả các hoạt động văn hóa cơ sở nông thôn.

- Đổi mới phương thức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn; phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp người dân ở nông thôn tham gia xây dựng đời sống văn hóa.

- Phát huy hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, tăng cường tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi hội diễn văn nghệ thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa cơ sở phù hợp với tính chất, đặc điểm, bản sắc văn hóa của các vùng và nhu cầu thị hiếu văn hóa của nông dân, thu hút ngày càng đông đảo nông dân và các tầng lớp nhân dân ở nông thôn tham gia vào các hoạt động hưởng thụ và sáng tạo văn hóa tại địa phương.

PHẦN THỨ TƯ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:

1. Phân công trách nhiệm các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan:

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch cụ thể việc triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 và các văn bản khác liên quan đến phát triển văn hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, hệ thống thiết chế văn hóa và cấp hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức các chương trình hoạt động văn hóa, tuyên truyền phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm văn hóa Học tập cộng đồng cấp xã.

- Cụ thể hóa các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn cấp xã; hướng dẫn xét, công nhận “Xã đạt tiêu chuẩn văn hóa nông thôn” theo quy định.

- Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí ở vùng nông thôn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả triển khai các nội dung của Đề án.

- Phối hợp UBND các huyện, thị xã, các sở, ban ngành có liên quan trong việc góp ý xây dựng Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng và Nhà văn hóa thôn, ấp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Văn hóa nông thôn” của tỉnh hàng năm. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn để tiếp tục bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

b) Sở Tài chính:

Phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan thẩm định và trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ tài chính, đầu tư và hỗ trợ từ ngân sách địa phương đồng thời khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội hóa văn hóa, phát triển văn hóa nông thôn.

c) Sở Kế hoạch - Đầu tư:

Cân đối và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm để triển khai thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất của các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng xã và Nhà văn hóa thôn, ấp cùng các nội dung khác của Đề án.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về xây dựng xã nông thôn mới, làm cơ sở phát triển văn hóa nông thôn.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh theo Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới của Chính phủ.

e) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp UBND các huyện, thị xã lập quy hoạch, chọn quỹ đất để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao cấp xã, nhà văn hóa thể thao các ấp trên địa bàn tỉnh bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu của đề án.

- Rà soát, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về môi trường làm cơ sở phát triển môi trường văn hóa nông thôn.

f) Sở Nội vụ:

Rà soát, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản pháp luật về cán bộ văn hóa thể thao ở cơ sở; về các danh hiệu thi đua trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

g) Sở Thông tin -Truyền thông.

Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh và truyền hình ở địa phương tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chương trình, nội dung về phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng xã văn hóa nông thôn mới.

h) Các đoàn thể:

Các đoàn thể có trách nhiệm chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật và bổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật nông nghiệp và vận động hội viên ở nông thôn tham gia hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở nông thôn, trong đó:

* Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc:

Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đoàn thể trong tỉnh chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" tạo nền tảng cho việc phát triển văn hóa nông thôn.

* Hội Nông dân: Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và xây dựng Gia đình văn hóa.

* Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:

Xây dựng các chương trình hành động vận động đoàn viên thanh niên thực hiện nhiều công trình thanh niên thi đua xây dựng nông thôn mới; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố:

- Triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về văn hóa để chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Văn hóa nông thôn tỉnh BR-VT đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 ”...

- Thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa nông thôn; chỉ đạo các xã ưu tiên quỹ đất công để xây dựng, mở rộng Trung tâm văn hóa, thể thao xã và nhà văn hóa, khu thể thao thôn, ấp bảo đảm theo quy chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Cân đối ngân sách hàng năm để hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung, mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa nông thôn. Lập dự toán kinh phí, chọn xã điểm để tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Thể thao xã và nhà văn hóa thôn, ấp theo đúng mục tiêu của Đề án.

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tham gia đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn.

II. THỜI GIAN TỔ CHỨC VÀ PHÂN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Thời gian tổ chức:

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 trên địa bàn xã thuộc các huyện, thị xã. Đến năm 2015, căn cứ kết quả thực hiện sẽ tiếp tục xây dựng đề án cho giai đoạn 2020.

a) Năm 2012: xây dựng và triển khai đề án trên địa bàn các xã trong tỉnh. Chú trọng thực hiện tại 6 xã điểm (Hòa Long, Châu Pha, Quảng Thành, Bưng Riềng, Long Tân, An Ngãi). Đồng thời tổ chức in ấn tài liệu hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của đề án đến từng thôn, ấp.

b) Giai đoạn 2013 - 2015: Thực hiện các giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu trong giai đoạn.

c) Giai đoạn 2015 - 2020: Xây dựng đề án giai đoạn tiếp theo và tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu đề án định hướng đến 2020.

2. Kinh phí thực hiện:

a) Kinh phí thực hiện Đề án Phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do ngân sách tỉnh bố trí. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất tổng dự toán kinh phí thực hiện đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ vào nội dung hoạt động của Đề án, phối hợp với Ngành Tài chính, lập đự toán kinh phí và báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét phê duyệt; trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư hỗ trợ phát triển văn hóa nông thôn cho vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc.

c) Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn nông thôn.

d) Riêng nguồn vốn xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã, ấp theo tiêu chí số 6 và 16 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được thực hiện theo mục 8, phần IV, Điều 1 của Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Trong đó, Ủy ban nhân dân xã lập quy hoạch, xây dựng đề án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới của địa phương và tổ chức thực hiện; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung “Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã” theo tiêu chí Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:

1. Năm 2012: Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt đề án; khảo sát nhu cầu; lập kế hoạch triển khai thực hiện.

Khảo sát, triển khai thực hiện Đề án trên toàn tỉnh, chú trọng tại 6 xã điểm (Hòa Long, Long Tân, Bưng Riềng, Châu Pha, An Ngãi, Quảng Thành). Hướng dẫn tiêu chuẩn, trình tự, hồ sơ, thủ tục công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới cho 43 xã trực tiếp thực hiện Đề án. Tổ chức tập huấn và phát hành tài liệu hướng dẫn thực hiện Đề án Phát triển văn hóa nông thôn của tỉnh.

2. Năm 2013: Triển khai thực hiện tại các xã điểm; bảo đảm 10 xã (trong đó có 6 xã điểm) hoàn thành các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa xã, thôn, ấp; triển khai nội dung xây dựng xã đạt tiêu chuẩn văn hóa nông thôn.

a) Tổ chức đào tạo cán bộ văn hóa - xã hội 43 xã, 283 thôn, ấp tham gia thực hiện Đề án phát triển nông thôn mới.

b) Xây dựng cụm panô tuyên truyền về phong trào xây dựng xã văn hóa nông thôn mới; tổ chức các Hội thi, hội diễn cho cán bộ các xã, thôn, ấp, các gia đình văn hóa về nội dung liên quan đến nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

c) Phối hợp Đài phát thanh truyền hình tỉnh, các đơn vị có liên quan dàn dựng Chương trình tuyên truyền lưu động và thực hiện các chuyên mục tuyên truyền về phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và phong trào xây dựng văn hóa nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

d) Tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả Đề án trong năm 2013 và đề ra các giải pháp, chương trình thực hiện trọng tâm trong năm 2014.

3. Năm 2014: Tập trung triển khai đồng bộ việc xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa tại các xã theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

a) Tiếp tục triển khai thực hiện các xã còn lại, trong đó tập trung xây dựng 10 xã đạt tiêu chí về thiết chế văn hóa xã; 100% số thôn, ấp của 10 xã đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định.

b) Tiếp tục đào tạo cán bộ văn hóa xã hội, cán bộ thôn, ấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn.

c) Tổ chức Hội thảo về phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, Hội nghị sơ kết phong trào và định hướng trong năm 2015.

4. Năm 2015:

a) Tiếp tục triển khai thực hiện các xã còn lại, bảo đảm (24/43 xã), (155/283 thôn, ấp) có Trung tâm văn hóa Thể thao xã và Nhà văn hóa thôn ấp đạt quy chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có 20% (09 xã) đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

b) Tổ chức tổng kết thực hiện Đề án Phát triển văn hóa nông thôn tỉnh BR-VT giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Xây dựng Chương trình và thời gian cụ thể triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa nông thôn BR-VT giai đoạn 2016 đến năm 2020.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch cụ thể, chi tiết hàng năm và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4 (để thực hiện);
- Bộ VHTT&DL (để báo cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TTrTU, TTr HĐND Tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch và các PCT UBND Tỉnh;
- Ban Tuyên giáo tỉnh ủy;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN tỉnh
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH; Báo BR-VT;
- Trung tâm Công báo và Tin học;
- Lưu VT-TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1479/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến 2020

  • Số hiệu: 1479/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/07/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Lê Thanh Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/07/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản