Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 147/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, căn cứ Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Ứng dụng công nghệ thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Bộ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện thành công Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
- Đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (qua thư điện tử);
- Lưu: VT, ƯDCNTT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Minh Hồng

 

BỘ TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 147/QĐ-BTTTT ngày 20/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. Mục tiêu đánh giá

- Đánh giá mức độ triển khai hoạt động ứng dụng CNTT theo Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.

- Xếp hạng mức độ triển khai hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước theo Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.

II. Phạm vi đánh giá

Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT theo các mục tiêu, nội dung của Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.

III. Đối tượng đánh giá

Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

3. Các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội khác: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước,Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.

IV. Nguyên tắc đánh giá

- Nội dung đánh giá phù hợp với nội dung Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010.

- Sử dụng 02 Bộ tiêu chí đánh giá tương ứng các đối tượng là: 1) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội khác nêu tại Quyết định 1605/QĐ-TTg; 2) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các nhiệm vụ, dự án được giao riêng cho các Bộ, ngành đặc thù sẽ có đánh giá riêng và không sử dụng kết quả này để xếp hạng chung.

- Đánh giá theo điểm của từng tiêu chí, nhóm tiêu chí. Mỗi tiêu chí, nhóm tiêu chí có mức điểm phụ thuộc vào mức độ ưu tiên từng nội dung trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước.

- Tổng điểm đánh giá tối đa là 100 điểm. Mức độ hoàn thành của mỗi cơ quan là Tổng điểm của cơ quan đó/100 %.

- Sau khi có kết quả đánh giá của các cơ quan, căn cứ tổng điểm đánh giá của các cơ quan tiến hành xếp hạng từ cao xuống thấp để xếp hạng chung.

- Kết quả đánh giá chung:

Tổng điểm dưới 50 điểm: Chưa thực hiện được các nội dung cơ bản của Chương trình.

Tổng điểm từ 51 đến 60 điểm: Đã đạt được các mục tiêu chính của Chương trình.

Tổng điểm từ 61 đến 80 điểm: Thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình.

Tổng điểm từ 81 đến 100 điểm: Thực hiện rất tốt các mục tiêu của Chương trình.

A. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

TT

Tên tiêu chí

Điểm đánh giá tối đa

Số điểm đánh giá

 

Phần 1: Đánh giá chung

100

 

I

Cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT

10

 

1

Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015

3

- Đã có Quyết định ban hành chính thức: 3đ

2

Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm trong giai đoạn 2011-2015

2

- Nếu đã xây dựng và ban hành một số năm: 1đ

- Nếu đã ban hành thường xuyên hàng năm tính từ năm 2011: 2đ

3

Ban hành quy chế sử dụng thư điện tử hoặc sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành

3

- Đã ban hành quy chế sử dụng: 1đ

- Đã áp dụng triệt để quy chế: 2đ

4

Ban hành các quy định, chính sách khác tạo điều kiện cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

2

- Nếu đã ban hành một văn bản cấp Bộ: 1đ

- Nếu đã ban hành hơn hai văn bản cấp Bộ: 2đ

II

Hạ tầng ứng dụng CNTT

20

 

1

Trang bị máy tính trên cán bộ công chức

4

- Nếu tỷ lệ máy tính/CBCC <50%: 1 đ

- Nếu tỷ lệ máy tính/CBCC trong khoảng 50%-60%: 2 đ

- Nếu tỷ lệ máy tính/CBCC trong khoảng 61%-80%: 3 đ

- Nếu tỷ lệ máy tính/CBCC > 80%: 4 đ

2

Trang bị mạng cục bộ cho các đơn vị (LAN)

4

- Nếu tỷ lệ các đơn vị trực thuộc đã có LAN <80%: 1đ

- Nếu tỷ lệ các đơn vị trực thuộc đã có LAN >=80%: 4đ

3

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, lưu trữ

5

- Trên 95% các cơ quan trực thuộc đã được trang bị các phần mềm diệt virus, chống thư rác: 2đ

- Đã triển khai hệ thống an toàn, an ninh, lưu trữ đồng bộ (fire wall, hệ thống lưu trữ SAN/NAS, hệ thống phát hiện xâm nhập trái phép IPS,…): 3đ

4

Hiện trạng sử dụng chữ ký số

3

- Đã triển khai tại một đơn vị trực thuộc: 1đ

- Đã triển khai từ hai đơn vị trực thuộc trở nên: 3đ

5

Hạ tầng kết nối diện rộng

4

- Trên 80% đơn vị trực thuộc đã kết nối mạng WAN của Bộ hoặc Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước: 2đ

- 100% các đơn vị trực thuộc đã kết nối Internet băng rộng (ADSL, cáp quang,…): 2đ

III

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

30

 

1

Ứng dụng hệ thống thư điện tử

6

- Tỷ lệ cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử chính thức trên 95%: 1đ

- Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc>=90%: 1đ

- Tỷ lệ văn bản, tài liệu trong công việc được trao đổi qua thư điện tử trên 60%: 4đ

2

Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành

7

- Trên 95% đơn vị trực thuộc đã được trang bị hệ thống quản lý văn bản và điều hành:2đ

- Tỷ lệ văn bản được trao đổi hoàn toàn qua hệ thống văn bản và điều hành trên 60%: 5đ

3

Quản lý hồ sơ cán bộ công chức trên môi trường mạng

3

- Trên 80% đơn vị trực thuộc đã ứng dụng quản lý hồ sơ cán bộ công chức trên môi trường mạng: 1đ

- 100% hồ sơ cán bộ, công chức được quản lý trên môi trường mạng: 2đ

4

Tổ chức họp trực tuyến

4

- Trên 50% số đơn vị trực thuộc đã kết nối hệ thống họp trực tuyến: 1đ

- Trên 70% số cuộc họp được tổ chức họp trực tuyến: 4đ

5

Ứng dụng phần mềm quản lý tài chính, kế toán

3

- Nếu nhỏ hơn hoặc bằng 80% đơn vị trực thuộc đã ứng dụng quản lý tài chính, kế toán: 1đ

- Nếu trên 80% đơn vị trực thuộc đã ứng dụng quản lý tài chính, kế toán: 3đ

6

Phát triển hệ thống thông tin tổng thể

2

- Nếu chỉ một số đơn vị trực thuộc đã xây dựng hệ thống thông tin tổng thể: 1đ

- Nếu trên 50% số đơn vị trực thuộc đã xây dựng hệ thống thông tin tổng thể: 2đ

7

Kết nối liên thông các hệ thống ứng dụng

5

- Nếu chỉ một số các ứng dụng (có nhu cầu kết nối) được kết nối liên thông giữa các đơn vị trực thuộc: 1đ

- Nếu trên 50% các ứng dụng (có nhu cầu kết nối) được kết nối liên thông giữa các đơn vị trực thuộc: 5đ

* Các hệ thống có nhu cầu kết nối là các hệ thống cần phải kết nối, chia sẻ thông tin (như các hệ thống quản lý văn bản điều hành; các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành;…)

IV

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

25

 

1

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2

3

- 100% các dịch vụ công của Bộ được cung cấp trực tuyến trên trang/cổng thông tin điện tử: 1đ

- Trên 50% đến 95% mẫu biểu có thể được tải về từ mạng để khai trước khi nộp tới cơ quan có thẩm quyền: 1đ

- Trên 95% mẫu biểu có thể được tải về từ mạng để khai

trước khi nộp tới cơ quan có thẩm quyền: 2đ

2

Mức độ sẵn sàng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3

5

- Nếu chỉ một vài dịch vụ công cơ bản (<=3) được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3: 1đ

- Nếu trên 3 dịch vụ công cơ bản được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3: 3đ

- Nếu hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3: 5đ

* Các dịch vụ công cơ bản theo đăng ký tương ứng với mỗi Bộ được nêu tại Quyết định 1605/QĐ-TTg.

3

Mức độ sử dụng các dịch vụ trực tuyến tối thiểu mức độ 3

10

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) <5%: 2đ

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) trong khoảng 5-10%: 3đ

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) trong khoảng 11%-20%: 5đ

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) trong khoảng 21%-40%: 7đ

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) >40%: 10đ

* Các tỷ lệ trên là tỷ số số hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 trên tổng số hồ sơ thực tế cần giải quyết đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3

4

Mức độ tạo điều kiện cho người dân tiếp nhận dịch vụ

5

- Thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp tăng cường sử dụng các dịch vụ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước (qua báo, đài, hội thảo, hội nghị, …): 2đ

- Có chính sách, quy định ưu tiên đối với người dân ứng dụng các dịch vụ trực tuyến của cơ quan nhà nước (ví dụ như được ưu tiên giải quyết trước, giảm lệ phí làm thủ tục,…): 3đ

5

Nâng cao hiệu quả tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng

2

- Trên 90% các trang/cổng thông tin điện tử của các đơn vị trực thuộc đã có mục xin ý kiến góp ý của người dân: 1đ

- Thường xuyên trả lời ý kiến góp ý của người dân và doanh nghiệp qua mạng (thời gian trả lời <1 tuần): 1đ

V

Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

15

 

1

Cán bộ chuyên trách về CNTT

6

- Đã kiện toàn được tổ chức của cơ quan chuyên trách về CNTT đáp ứng nhu cầu thực tế: 2đ

- Cơ quan chuyên trách về CNTT đã thực hiện được tốt công tác tham mưu, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT của Bộ: 2đ

- Nếu 50-90% cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ từ đại học trở lên về CNTT: 1đ.

- Nếu trên 90% cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ từ đại học trở lên về CNTT: 2đ

2

Kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức

6

- Đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức (tối thiểu tổ chức 1 lần/năm): 1đ

- Tỷ lệ cán bộ, công chức có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT văn phòng cơ bản trên 80%: 2đ

- Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT theo chuyên môn nghiệp vụ trên 70%: 3đ

3

Có chính sách ưu đãi cho cán bộ làm về công tác CNTT

3

- Đã ban hành chính sách ưu đãi cho cán bộ làm CNTT: 1đ

- Đã áp dụng hiệu quả chính sách ưu đãi cho cán bộ làm CNTT: 2đ

 

Phần 2: Đánh giá một số chỉ tiêu chuyên ngành

 

Chỉ đánh giá mức độ hoàn thành dựa trên kết quả đạt được so với các chỉ tiêu cụ thể được nêu trong Quyết định số 1605/QĐ-TTg

1

Bộ Nội vụ

 

 

 

- Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ, công chức các cấp có thể được quản lý chung trên mạng với quy mô quốc gia

 

 

2

Bộ Tài chính

 

 

 

- Triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

 

 

- 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng

 

 

 

- 90% cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan điện tử

 

 

3

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

 

 

- Tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia được đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia; khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; thí điểm hình thức mua sắm chính phủ tập trung trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

 

 

4

Bộ Công an

 

 

 

- 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tác xuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử

 

 

 

- 30% công dân Việt Nam đủ độ tuổi theo quy định được cấp chứng minh nhân dân sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với một số chứng minh nhân dân duy nhất không trùng lặp, chống được làm giả

 

 

B. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

TT

Tên tiêu chí

Điểm đánh giá tối đa

Số điểm đánh giá

I

Cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT

10

 

1

Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015

3

- Đã dự thảo, Bộ TTTT đã thẩm định: 1đ

- Đã có Quyết định ban hành chính thức: 2đ

2

Ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm

2

- Nếu đã xây dựng và ban hành một số năm: 1đ

- Nếu đã ban hành thường xuyên hàng năm tính từ năm 2012: 2đ

3

Ban hành quy chế sử dụng thư điện tử hoặc sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành

2

- Đã ban hành quy chế sử dụng: 1đ

- Đã áp dụng triệt để quy chế: 1đ

4

Ban hành các quy định, chính sách tạo điều kiện cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

3

- Nếu đã ban hành một văn bản cấp tỉnh: 1đ

- Nếu đã ban hành hơn hai văn bản cấp tỉnh: 3đ

II

Hạ tầng ứng dụng CNTT

20

 

1

Trang bị máy tính trên cán bộ công chức

4

- Nếu tỷ lệ máy tính/CBCC <40%: 1 đ

- Nếu tỷ lệ máy tính/CBCC trong khoảng 40%-50%: 2 đ

- Nếu tỷ lệ máy tính/CBCC trong khoảng 51%-80%: 3 đ

- Nếu tỷ lệ máy tính/CBCC > 80%: 4 đ

2

Trang bị mạng cục bộ cho các đơn vị (LAN)

4

- Nếu tỷ lệ các đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận huyện đã có LAN <80%: 1đ

- Nếu tỷ lệ các đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận huyện đã có LAN >=80%: 4đ

3

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, lưu trữ

5

- Trên 95% các cơ quan cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đã được trang bị các phần mềm diệt virus, chống thư rác: 3đ

- Đã triển khai hệ thống an toàn, an ninh, lưu trữ đồng bộ (fire wall, hệ thống lưu trữ SAN/NAS, hệ thống phát hiện xâm nhập trái phép IPS,…): 2đ

4

Hiện trạng sử dụng chữ ký số

3

- Đã triển khai tại một sở, ban, ngành, quận, huyện: 1đ

- Đã triển khai tại hơn 2 sở, ban, ngành, quận, huyện: 3đ

5

Hạ tầng kết nối diện rộng

4

- Trên 80% đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận huyện đã kết nối

mạng WAN riêng của tỉnh hoặc Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước: 2đ

- 100% các đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đã kết nối Internet băng rộng (ADSL, cáp quang,…): 2đ

III

Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

25

 

1

Ứng dụng hệ thống thư điện tử

6

- Tỷ lệ cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử chính thức trên 95%: 1đ

- Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc >=90%: 1đ

- Tỷ lệ văn bản, tài liệu trong công việc được trao đổi qua thư điện tử trên 60%: 4đ

2

Ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành

6

- Trên 95% đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận,huyện đã được trang bị hệ thống quản lý văn bản và điều hành: 2đ

- Tỷ lệ văn bản được trao đổi hoàn toàn qua hệ thống văn bản và điều hành trên 60%: 4đ

3

Quản lý hồ sơ cán bộ công chức trên môi trường mạng

2

- Trên 80% đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận,huyện đã ứng dụng quản lý hồ sơ cán bộ công chức trên môi trường mạng: 1đ

- 100% hồ sơ cán bộ, công chức được quản lý trên môi trường mạng: 1đ

4

Tổ chức họp trực tuyến

3

- Trên 50% số đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đã kết nối hệ thống họp trực tuyến: 1đ

- Trên 70% số cuộc họp được tổ chức họp trực tuyến: 2đ

5

Ứng dụng phần mềm quản lý tài chính, kế toán

2

- Nếu nhỏ hơn 80% đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đã ứng dụng quản lý tài chính, kế toán: 1đ

- Tối thiểu 80% đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đã ứng dụng quản lý tài chính, kế toán: 2đ

6

Phát triển hệ thống thông tin tổng thể

2

- Nếu chỉ một số đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đã xây dựng hệ thống thông tin tổng thể: 1đ

- Nếu trên 50% số đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đã xây dựng hệ thống thông tin tổng thể: 2đ

7

Kết nối liên thông các hệ thống ứng dụng

4

- Nếu một số các ứng dụng (có nhu cầu kết nối) được kết nối liên thông giữa các đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện: 2đ.

- Nếu trên 50% các ứng dụng (có nhu cầu kết nối) được kết nối liên thông giữa các đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện: 4đ

* Các hệ thống có nhu cầu kết nối là các hệ thống cần phải kết nối, chia sẻ thông tin (như các hệ thống quản lý văn bản điều hành; các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành;…)

IV

Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

30

 

1

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2

3

- 100% các dịch vụ công của các cơ quan của tỉnh được cung cấp trực tuyến trên trang/cổng thông tin điện tử: 1đ

- Trên 50% đến dưới 95% mẫu biểu có thể được tải về từ mạng để khai trước khi nộp tới cơ quan có thẩm quyền: 1đ

- Trên 95% mẫu biểu có thể được tải về từ mạng để khai trước khi nộp tới cơ quan có thẩm quyền: 2đ

2

Mức độ sẵn sàng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3

7

- Nếu chỉ một vài dịch vụ công cơ bản (<=3) được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3: 2đ

- Nếu trên 3 dịch vụ công cơ bản được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3: 4đ

- Nếu hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3: 7đ

* Các dịch vụ công cơ bản được ưu tiên cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 được nêu tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg.

3

Mức độ sử dụng các dịch vụ trực tuyến tối thiểu mức độ 3

10

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) <5%: 1đ

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) 5%-10%: 3đ

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) 11%-20%: 5đ

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) 21%-40%: 7đ

- Nếu lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3

trở nên (đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp) >40%: 10đ

* Các tỷ lệ trên là tỷ số số hồ sơ được giải quyết trực tuyến tối thiểu mức độ 3 trên tổng số hồ sơ thực tế cần giải quyết đối với các dịch vụ đã sẵn sàng cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3

4

Ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa

6

- Nếu số quận, huyện, sở, ngành đã trang bị ứng dụng CNTT tại bộ phận 1 cửa <20%: 1đ

- Nếu số quận, huyện, sở, ngành đã trang bị ứng dụng CNTT tại bộ phận 1 cửa 20-40%: 2đ

- Nếu số quận, huyện, sở, ngành đã trang bị ứng dụng CNTT tại bộ phận 1 cửa 41-70%: 3đ

- Nếu số quận, huyện, sở, ngành đã trang bị ứng dụng CNTT tại bộ phận 1 cửa>70%: 4đ

- Ứng dụng hiệu quả CNTT tại bộ phận 1 cửa: 2đ

* Ứng dụng hiệu quả là tiết kiệm được thời gian, chi phí, nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

5

Mức độ tạo điều kiện cho người dân tiếp nhận dịch vụ

2

- Thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp tăng cường sử dụng các dịch vụ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước (qua báo, đài, hội thảo, hội nghị, …): 1đ

- Có chính sách, quy định ưu tiên đối với người dân ứng dụng các dịch vụ trực tuyến của cơ quan nhà nước (ví dụ như được ưu tiên giải quyết trước, giảm lệ phí làm thủ tục,…): 1đ

6

Nâng cao hiệu quả tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng

2

- Trên 90% các trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các đơn vị cấp sở, ban, ngành, quận, huyện đã có mục xin ý kiến góp ý của người dân: 1đ

- Thường xuyên trả lời ý kiến góp ý của người dân và doanh nghiệp qua mạng (thời gian trả lời < 1 tuần): 1đ

V

Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

15

 

1

Cán bộ chuyên trách về CNTT

6

- Đã kiện toàn được tổ chức của cơ quan chuyên trách cấp tỉnh, huyện về CNTT đáp ứng nhu cầu thực tế: 2đ

- Cơ quan chuyên trách về CNTT cấp tỉnh, huyện đã thực hiện được tốt công tác tham mưu, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT của tỉnh, huyện: 2đ

- Nếu 50-90% cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ từ đại học trở lên về CNTT: 1đ.

- Nếu trên 90% cán bộ chuyên trách về CNTT có trình độ từ đại học trở lên về CNTT: 2đ

2

Kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức

7

- Đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức (tối thiểu tổ chức 1 lần/năm): 2đ

- Tỷ lệ cán bộ, công chức có thể sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT văn phòng cơ bản trên 80%: 2đ

- Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT theo chuyên môn nghiệp vụ trên 70%: 3đ

3

Chính sách ưu đãi cho cán bộ làm về CNTT

2

- Đã ban hành chính sách ưu đãi cho cán bộ làm CNTT: 1đ

- Đã áp dụng hiệu quả chính sách ưu đãi cho cán bộ làm CNTT: 1đ