Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1453/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 28 tháng 8 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HỖ TRỢ CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH THÁI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND, ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án thực hiện vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 850/QĐ-BNN-KHCN, ngày 18/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực chăn nuôi;
Xét Tờ trình số 98/TTr-SNN&PTNT, ngày 20/8/2013 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xin phê duyệt dự án khuyến nông “Hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015”,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên dự án: Dự án “Hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015”.
2. Cơ quan chủ quản dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Chủ đầu tư dự án: Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long.
4. Cơ quan phối hợp triển khai dự án: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện và Phòng Kinh tế thị xã Bình Minh; chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, đoàn thể liên quan.
5. Mục tiêu dự án:
5.1. Mục tiêu chung: Áp dụng tiến bộ khoa học mới, ứng dụng công nghệ đệm lót bằng chế phẩm sinh học vào trong chăn nuôi gia cầm góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
5.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hỗ trợ xây dựng 89 mô hình chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái tại 7 huyện, thị xã phù hợp với quy hoạch chăn nuôi của địa phương.
- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, quy trình chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học (ATSH), kỹ thuật làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà; số lượng 9 lớp với 135 lượt người và 9 cuộc hội thảo với 270 lượt người cho các hộ tham gia mô hình.
6. Hình thức đầu tư: Thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trong đó:
- Nhà nước:
+ Hỗ trợ 100% chi phí con giống, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hội thảo nhân rộng mô hình.
+ Hỗ trợ 30% chi phí thức ăn và chế phẩm sinh học BALASA - N01.
- Người dân: Tự đầu tư xây dựng chuồng trại, mua sắm trang thiết bị, thuốc thú y, chất độn chuồng (dùng làm đệm lót sinh thái), công chăm sóc…
7. Quy mô đầu tư:
- Hỗ trợ xây dựng mô hình: 89 mô hình chăn nuôi gà thả vườn:
- Mở 9 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo phương pháp an toàn sinh học và áp dụng đệm lót sinh thái.
- Tổ chức 9 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình nhằm đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, khuyến cáo nhân rộng mô hình trình diễn.
Bảng: Quy mô, phân kỳ tập huấn, hội thảo và đầu tư con giống, thức ăn, chế phẩm BALASA giai đoạn 2013 - 2015.
STT | Nội dung | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Tổng cộng |
1 | Tập huấn: - Số cuộc - Số người |
3 45 |
3 45 |
3 45 |
9 135 |
2 | Hội thảo: - Số cuộc - Số người |
3 90 |
3 90 |
3 90 |
9 270 |
3 | Mô hình: - Gà giống (con) - Thức ăn (kg) - Men BALASA (kg) | 29 8.800 11.088 44 | 30 9.000 11.340 45 | 30 9.200 11.592 46 | 89 27.000 34.020 135 |
8. Thời gian và địa điểm thực hiện dự án:
- Thời gian thực hiện dự án: 3 năm (2013 - 2015) từ khi dự án được UBND tỉnh phê duyệt đến tháng 12/2015.
- Địa điểm thực hiện dự án: Trên địa bàn các huyện và thị xã Bình Minh.
9. Kinh phí thực hiện dự án:
9.1. Tổng kinh phí thực hiện dự án: 1.905.368.000 đồng. Trong đó:
- Nhà nước hỗ trợ: 779.738.000 đồng;
- Dân góp vào: 1.125.630.000 đồng.
9.2. Phân kỳ kinh phí của nhà nước đầu tư hàng năm:
- Năm 2013: 255.818.000 đồng;
- Năm 2014: 259.339.000 đồng;
- Năm 2015: 264.581.000 đồng.
9.3. Nguồn kinh phí đầu tư: Kinh phí từ nguồn Chương trình giống và nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2013 - 2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
SỞ NÔNG NGHIỆP - PTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/DA-TTKN | Vĩnh Long, ngày 12 tháng 6 năm 2013 |
HỖ TRỢ CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH THÁI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1453/QĐ-UBND, ngày 28/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
1. Tên dự án: “Hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015”.
2. Cơ quan chủ quản dự án:
- Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long.
- Địa chỉ: 107/2, Phạm Hùng, phường 9, TPVL, tỉnh Vĩnh Long
- Điện thoại: 070.3822223; Fax: 070.3823682
3. Chủ đầu tư dự án:
- Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long.
- Địa chỉ: 69/2B, Phó Cơ Điều, khóm 2, phường 3, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.
- Điện thoại: 070.3822702; Fax: 070.3832124
4. Cơ quan phối hợp triển khai dự án:
- Phòng NN & PTNT các huyện và Phòng Kinh tế huyện Bình Minh.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, đoàn thể liên quan.
1. Căn cứ về chủ trương:
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 07 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”;
- Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND, ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long “Về việc ban hành Đề án thực hiện vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”;
- Quyết định số 850/QĐ-BNN-KHCN, ngày 18/4/2012 của Bộ NN và PTNT, “Về việc ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực chăn nuôi”.
2. Căn cứ về chính sách:
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của ”Thủ tướng Chính phủ về” khuyến nông;
- Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15/11/2010 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Quyết định số 1536/QĐ-UBND, ngày 23/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy định mức chi đối với đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở;
- Công văn số 22/HD-STC, ngày 11/01/2011 của Sở Tài chính Vĩnh Long về chế độ chi công tác, hội nghị.
1. Thực trạng phát triển lĩnh vực có liên quan đến dự án:
* Đàn gia cầm tỉnh Vĩnh Long năm 2008 - 2012.
Bảng 1: Số lượng đàn gà trong tỉnh giai đoạn 2008 - 2012: (Nguồn số liệu theo báo cáo của Cục Thống kê Vĩnh Long).
Năm Huyện | 2008 (01/10) | 2009 (01/10) | 2010 (01/10) | 2011 (01/10) | 2012 (01/10) |
TPVL | 73.830 | 75.476 | 84.026 | 81.307 |
|
Long Hồ | 311.244 | 323.195 | 382.619 | 434.675 |
|
Mang Thít | 389.141 | 394.773 | 649.045 | 1.013.700 |
|
Vũng Liêm | 354.670 | 373.165 | 428.284 | 452.560 |
|
Tam Bình | 386.448 | 402.561 | 506.671 | 578.060 |
|
Bình Minh | 86.598 | 89.970 | 105.469 | 116.500 |
|
Trà Ôn | 256.379 | 269.996 | 317.150 | 479.065 |
|
Bình Tân | 96.178 | 96.432 | 145.979 | 29.450 |
|
Tổng cộng | 1.954.488 | 2.025.568 | 2.619.243 | 3.385.317 | 3.548.000 |
Từ năm 2008 - 2012, tổng đàn gà tăng qua các năm đây là điều đáng mừng cho ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng của tỉnh (nếu năm 2008 tổng đàn gà là 1.954.488 con thì đến năm 2012 tăng lên 3.439.551 con). Nhìn chung từ năm 2008 đến nay, tổng đàn gia cầm tăng đều qua các năm và tăng gấp 1,8 lần vào năm 2012.
2. Đệm lót sinh thái, công nghệ mới trong chăn nuôi:
Đệm lót sinh thái là công nghệ mới trong chăn nuôi, bước đầu cho hiệu quả kinh tế bởi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn góp phần để vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn.
Theo kết quả đánh giá của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đệm lót sinh thái có thể sử dụng bình thường được trong 4 năm. Ngoài ra, khi gia súc, gia cầm ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hoá tốt thức ăn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho sản phẩm so với chăn nuôi thông thường, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho gia súc, gia cầm uống nước bằng hệ thống tự động. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm… Ông Thân Ngọc Hoàng, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN Bắc Giang) cho biết: Công nghệ vi sinh lên men làm đệm lót chuồng trại được tiếp nhận từ Trung Quốc. Tuy mới được thử nghiệm nhưng cho kết quả rất khả quan, là một tín hiệu vui cho người chăn nuôi, nhất là giải quyết được lượng phân thải ngày một tăng.
* Hiệu quả từ những mô hình:
Hộ Nguyễn Văn Lực ngụ tại 4 ấp Trường Đức xã Trường Đông - Hoà Thành - Tây Ninh, trại anh nuôi mỗi lứa khoảng 1.500 gà Lương Phượng thương phẩm. Trước đây anh nuôi theo hướng truyền thống là nền độn trấu, nhưng từ năm 2011 được Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà không mùi bằng cách trộn men vào chất độn chuồng, và anh đã thành công từ kỹ thuật này. Làm đệm lót giảm 60% nhân lực trong việc dọn chuồng, chỉ cần người cho vật nuôi ăn và theo dõi bệnh tật và giảm 10% chi phí thức ăn.
Một trong những hộ điển hình thực hiện mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo trên đệm lót sinh thái hiệu quả đó là gia đình anh Vũ Ngọc Tuấn ở ấp Hoà Bình xã Đông Hoà huyện Trảng Bom, Đồng Nai với diện tích chuồng nuôi gần 400 m2 và 0,5 ha vườn chăn thả anh nuôi 700 gà mái đẻ vừa bán giống vừa bán thịt mỗi năm trừ hết chi phí anh thu được hơn 200 triệu đồng. Theo anh Tuấn cái lợi lớn của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà là môi trường sạch không có mùi hôi, ruồi nhặng, các côn trùng gây hại bên cạnh đó còn tiết kiệm được điện, nước, nhân công chăn nuôi. Ngoài ra, mô hình này còn giúp chủ hộ có thêm thu nhập từ việc bán phân. Qua mô hình nuôi gà tại gia đình anh Tuấn, cho thấy đây là một mô hình có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường và điều kiện nhân rộng là hết sức dễ dàng.
Tại Bến Tre, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Bến Tre đã cùng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mỏ Cày Nam, huyện Giồng Trôm đã thực hiện thử nghiệm sản phẩm vi sinh Balasa NO1 trong chất độn chuồng ở mô hình “Chăn gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học” (giống gà tàu lai nòi). Mô hình đã kịp thời đáp ứng đúng yêu cầu mong mỏi của người chăn nuôi, không chỉ tại địa phương tham gia mô hình, mà còn các địa bàn khác trong tỉnh Bến Tre cùng hưởng ứng tham gia.
Theo anh Lê Văn Sang, Lê Thanh Bình, Nguyễn Minh Việt cùng một số bà con ở ấp Phú Hữu, xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam khi sử dụng chế phẩm vi sinh trong chất độn chuồng nuôi gà đã cho biết mùi hôi sinh ra từ chuồng nuôi được hạn chế tối đa, mặc khác còn làm giảm được chi phí cũng như công lao động để thay chất độn chuồng. Cùng sử dụng sản phẩm này, anh Nguyễn Văn Dũng ở ấp Tân Hậu 1, anh nguyễn Văn Hiếu ở ấp 9, xã Tân Trung huyện Mỏ Cày Nam, anh Trần Vinh Thịnh ở ấp 3 xã Châu Bình huyện Giồng Trôm cũng nhận thấy sản phẩm vi sinh khi xử lí chất độn chuồng rất hiệu quả, ngoài việc giảm mùi hôi, nó còn giúp cho gà khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh và ít xảy ra bệnh tật.
Qua đánh giá, mô hình đạt được kết quả như sau: Sản phẩm vi sinh BALASA- NO1 đã giúp phân huỷ phân, giảm mùi hôi thối và khí độc chuồng nuôi, tạo môi trường trong lành cho vật nuôi phát triển tốt. Giảm tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh CRD. Cụ thể: Tỷ lệ sống trung bình đến xuất chuồng đạt trên 90%, ngoài ra, mô hình đã góp phần chuyển giao cho người chăn nuôi kiến thức về chăn nuôi gà an toàn sinh học, biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm bệnh tật, từng bước thay đổi quy trình nuôi theo hướng an toàn sinh học theo hướng bền vững.
Ngoài ra mô hình anh Lê Hoàng Thông, ngụ tại 120 Khánh Nghĩa, Tân Khánh Đông thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp nuôi 5.000 con gà thả vườn một đợt nuôi, hàng năm anh nuôi 20.000 con. Anh bắt đầu nuôi gà từ năm 2006. Trước đây do không biết trên thị trường có loại men có tác dụng như men BALASA - N01 nên anh nuôi gà trên nền trấu bình thường. Từ năm 2010, do được sự giới thiệu và hướng dẫn sử dụng của cán bộ Trạm Khuyến nông thị xã Sa Đéc và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp, anh bắt đầu sử dụng men BALASA - N01 trộn với trấu làm chất độn chuồng để nuôi gà thịt. Trong thời gian úm 7 ngày anh sử dụng men đã ủ để làm nền úm cho gà con. Sau khi thả gà ra chuồng khoảng 03 ngày trộn men và rải đều trên nền trấu để làm đệm lót. Từ khi sử dụng đệm lót có trộn men Balasa N01 để nuôi gà đến nay anh nhận thấy khi sử dụng men này có một số lợi ích sau (1) Khi sử dụng men làm chất độn chuồng làm hạn chế rất nhiều mùi hôi do phân ra thải ra, từ đó làm hạn chế bệnh trên đường hô hấp và tiêu hoá nên làm giảm chi phí chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm. Theo thực tế chăn nuôi thì 1.000 con anh tiết kiệm được 3.000.000đ tiền thuốc thú y so với trước đây, như vậy mỗi năm anh tăng thêm lợi nhuận là 60.000.000 đ (2) Tiết kiệm công lao động và nguyên liệu làm chất độn chuồng: Khi sử dụng men thì 01 năm anh mới thay chất độn chuồng một lần, trong khi trước đây mỗi lứa gà anh phải thay chất độn chuồng một lần (3)Môi trường làm việc của người chăn nuôi được cải thiện đáng kể do mùi hôi của phân gần như không còn.
Từ những kết quả thực hiện tại các tỉnh bạn cho thấy việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là mô hình phù hợp với sự phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp nhất là trong điều kiện diện tích đất dành cho phát triển chăn nuôi gia trại và trang trại ngày càng thu hẹp. Do vậy việc ứng dụng công nghệ đệm lót bằng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mô hình dễ ứng dụng, kinh phí đầu tư không nhiều, thực hiện trong thời gian ngắn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn có kết hợp sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015” tại tỉnh Vĩnh Long là hết sức thiết thực và cần thiết.
1. Mục tiêu chung:
Từng bước đưa tiến bộ khoa học mới, ứng dụng công nghệ đệm lót bằng chế phẩm sinh học vào trong chăn nuôi gia cầm sẽ góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, giảm công lao động (thay đổi chất độn chuồng thường xuyên), hạn chế được các bệnh về hô hấp và tiêu hoá (gia cầm ăn đệm lót có chứa vi sinh vật có lợi giúp gà tiêu hoá tốt thức ăn), tăng thu nhập cho người dân chăn nuôi. Ngoài ra sau 2, 3 đợt nuôi đệm lót được sử dụng làm phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
2. Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng 89 mô hình chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh tại 7 huyện phù hợp với quy hoạch chăn nuôi của địa phương.
Đầu tư hỗ trợ 27.000 con gà ta giống nuôi thả vườn sạch bệnh được sự kiểm soát, chứng nhận cơ quan thú y.
Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, quy trình chăn nuôi gà ta thả vườn theo hướng ATSH, kỹ thuật làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà; số lượng 9 lớp với 135 lượt người và 9 cuộc hội thảo với 270 lượt người cho các hộ tham gia mô hình.
1. Hình thức đầu tư:
Thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; trong đó:
- Nhà nước: Hỗ trợ xây dựng 89 mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn, từ 300 - 400 con/hộ cho nông dân trên địa bàn 7 huyện, bao gồm:
+ Hỗ trợ 100% chi phí mua gà giống một ngày tuổi cho những hộ tham gia chăn nuôi gà.
+ Hỗ trợ 30% chi phí thức ăn và chế phẩm sinh học BALASA - N01 cho những hộ tham gia chăn nuôi gà.
+ Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hội thảo những hộ tham gia chăn nuôi gà.
- Người dân: Đối ứng 70% tiền mua thức ăn chế phẩm sinh học BALASA- N01. Phần còn lại chuồng trại, trang thiết bị, thuốc thú y, chất độn chuồng (dùng làm đệm lót sinh thái), công chăm sóc… tự đầu tư.
2. Nội dung đầu tư:
2.1. Hỗ trợ xây dựng mô hình:
- Tiêu chí chọn hộ tham gia dự án:
+ Các hộ chăn nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương.
+ Có điều kiện phát triển chăn nuôi lâu dài, đặc biệt nuôi gà (đất đai, vốn, khu vực nuôi cách xa khu dân cư).
+ Có kinh nghiệm trong chăn nuôi, chí thú làm ăn, ham học hỏi, áp dụng những tiến bộ mới vào trong chăn nuôi.
+ Có đơn xin đăng ký tham gia mô hình.
+ Được chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể ủng hộ.
+ Phải tuân thủ chăn nuôi theo đúng quy trình dự án đưa ra.
- Định mức hỗ trợ cho 1 mô hình:
+ Con giống: 300 con gà ta thả vườn một ngày tuổi (hỗ trợ 100% tiền mua gà giống). Chất lượng gà giống phải có nguồn gốc rõ ràng, gà giống xuất bán phải qua kiểm dịch của cơ quan thú y;
+ Thức ăn: 378 kg thức ăn (tương đương 30% lượng thức ăn hỗn hợp phù hợp từng giai đoạn phát triển của gà). Chất lượng thức ăn phải đảm bảo theo đúng quy định của cơ quan chức năng và có hàm lượng đạm phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của gà;
+ Chế phẩm sinh học BALASA - N01: 1,5 kg chế phẩm sinh học (tương đương 30% số lượng chế phẩm sinh học để làm đệm lót chuồng nuôi). Chế phẩm này do Tiến sĩ Nguyễn Khắc Tuấn Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội nghiên cứu sản xuất và được Công ty Tam Nông địa chỉ 1C/11 khu dân cư Nam Long, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM phân phối.
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
+ Tỷ lệ gà nuôi sống: 95%;
+ Tiêu tốn thức ăn/kg P: 2,8 kg TĂ/kgP;
+ Trọng lượng gà thịt xuất chuồng: 1,6 kg/con.
2.2. Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hội thảo nhân rộng mô hình:
Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật:
- Đối tượng: Các hộ dân tham gia mô hình chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái.
- Nội dung: Tập huấn cách xây dựng chuồng trại, kỹ thuật làm đệm lót sinh thái, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà theo phương pháp an toàn sinh học và áp dụng đệm lót sinh thái.
- Số lớp tập huấn: 9 lớp; 15 người/lớp, 135 lượt người tham dự.
- Địa điểm: Tại các xã được đầu tư mô hình chăn nuôi.
- Đơn vị tập huấn: Cán bộ kỹ thuật Trạm và Trung tâm Khuyến nông phối hợp thực hiện.
2.3. Hội thảo nhân rộng mô hình:
- Đối tượng: Các hộ tham gia mô hình và một số hộ có tiềm năng phát triển.
- Nội dung: Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, khuyến cáo nhân rộng mô hình trình diễn, góp phần xã hội hoá.
- Số cuộc hội thảo: 9 cuộc; 30 người/cuộc, 270 lượt người tham dự.
- Địa điểm: Tại các xã được đầu tư mô hình chăn nuôi;
- Đơn vị tổ chức hội thảo: Trạm Khuyến nông các huyện.
3. Quy mô đầu tư dự án:
Bảng 2: Quy mô, phân kỳ đầu tư con giống, thức ăn, chế phẩm BALASA, tập huấn và hội thảo giai đoạn 2013 - 2015.
STT | Nội dung | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Tổng cộng |
1 | Mô hình: - Gà giống (con) - Thức ăn (kg) - Men BALASA (kg) | 29 8.800 11.088 44 | 30 9.000 11.340 45 | 30 9.200 11.592 46 | 89 27.000 34.020 135 |
2 | Tập huấn: - Số cuộc - Số người |
3 45 |
3 45 |
3 45 |
9 135 |
3 | Hội thảo: - Số cuộc - Số người |
3 30 |
3 30 |
3 30 |
9 270 |
4. Thời gian và địa điểm thực hiện dự án:
4.1. Thời gian thực hiện dự án: 3 năm (2013 - 2015)
4.2. Địa điểm thực hiện dự án: Trên địa bàn 7 huyện.
Bảng 3: Địa điểm đầu tư qua các năm:
Năm | Địa điểm đầu tư | Quy mô (con) | Số hộ |
2013 | Xã Bình Hoà Phước huyện Long Hồ | 3.000 | 10 |
Xã Chánh Hội huyện Mang Thít | 3.000 | 10 | |
Xã Thiện Mỹ huyện Trà Ôn | 2.800 | 9 | |
2014 | Xã Hiếu Nhơn huyện Vũng Liêm | 3.000 | 10 |
Xã Hoà Lộc huyện Tam Bình | 3.000 | 10 | |
Xã Tân Bình huyện Bình Tân | 3.000 | 10 | |
2015 | Xã Đông Thạnh huyện Bình Minh | 3.200 | 10 |
Xã Hoà Phú huyện Long Hồ | 3.000 | 10 | |
Xã Tân Long huyện Mang Thít | 3.000 | 10 | |
Tổng cộng | 27.000 | 89 |
1. Tổng kinh phí đầu tư: 1.905.368.000 đồng
Trong đó:
- Nhà nước hỗ trợ: 779.738.000 đồng
- Dân góp vào: 1.125.630.000 đồng
2. Phân kỳ kinh phí của nhà nước đầu tư hàng năm:
- Năm 2013: 255.818.000 đồng;
- Năm 2014: 259.339.000 đồng;
- Năm 2015: 264.581.000 đồng.
3. Phân kỳ kinh phí của nhà nước đầu tư theo nội dung:
Bảng 4: Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện dự án của tỉnh giai đoạn 2013-2015
STT | Nội dung đầu tư | Kinh phí thực hiện (đồng) | ||
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | ||
I | MÔ HÌNH | 239.203.000 | 244.445.000 | 249.687.000 |
1 | Xây dựng mô hình | 230.648.000 | 235.890.000 | 241.132.000 |
1.1 | Con giống | 114.400.000 | 117.000.000 | 119.600.000 |
1.2 | Thức ăn | 112.728.000 | 115.290.000 | 117.852.000 |
1.3 | Chế phẩm SH | 3.520.000 | 3.600.000 | 3.680.000 |
2 | Tập huấn kỹ thuật | 2.715.000 | 2.715.000 | 2.715.000 |
3 | Hội thảo | 4.380.000 | 4.380.000 | 4.380.000 |
4 | Tổng kết hàng năm | 1.460.000 | 1.460.000 | 1.460.000 |
II | THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN | 2.100.000 | 2.100.000 | 2.100.000 |
III | LIÊN HỆ MUA GIỐNG | 1.100.000 | 1.100.000 | 1.100.000 |
IV | THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN | 1.760.000 | 1.760.000 | 1.760.000 |
V | QUẢN LÝ PHÍ | 11.655.000 | 9.934.000 | 9.934.000 |
1 | Đơn vị chủ quản (sở) | 4.180.000 | 2.860.000 | 2.860.000 |
1.1 | Hội đồng thẩm định | 1.320.000 | 0 | 0 |
1.2 | Hội đồng nghiệm thu | 1.550.000 | 1.550.000 | 1.550.000 |
1.3 | Kiểm tra dự án | 1.310.000 | 1.310.000 | 1.310.000 |
2 | Đơn vị thực hiện (TTKN) | 7.475.000 | 7.074.000 | 7.074.000 |
2.1 | Phụ cấp Ban quản lý DA | 1.700.000 | 1.700.000 | 1.700.000 |
2.2 | Kiểm tra, giám sát | 2.910.000 | 2.910.000 | 2.910.000 |
2.3 | Nghiệm thu cơ sở | 1.500.000 | 1.500.000 | 1.500.000 |
2.4 | Lập DA, báo cáo, VPP | 1.365.000 | 964.000 | 964.000 |
Tổng cộng | 255.818.000 | 259.339.000 | 264.581.000 |
4. Nguồn kinh phí đầu tư:
Kinh phí ngân sách tỉnh thuộc nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông phân bổ cho ngành nông nghiệp năm 2013 - 2015.
VII. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập Ban quản lý dự án:
Sau khi dự án được Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long sẽ đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Ban quản lý dự án để tổ chức quản lý, triển khai thực hiện dự án theo nội dung được phê duyệt.
2. Ban quản lý dự án sẽ phối hợp với các cấp có liên quan tiến hành xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện dự án như:
- Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế thị xã Bình Minh và chính quyền địa phương; các ban ngành đoàn thể giới thiệu cơ sở chăn nuôi có đủ điều kiện tham gia vào dự án và quản lý quá trình thực hiện.
- Trạm Khuyến nông, kỹ thuật viên: Phối hợp với các ban ngành tư vấn, tuyên truyền, giới thiệu dự án, chọn điểm chuyển giao kỹ thuật, theo dõi thực hiện.
3. Tăng cường kiểm tra giám sát: Trong suốt quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án.
4. Định kỳ hàng tháng: Có báo cáo tiến độ thực hiện dự án về Sở Nông nghiệp & PTNT. Tổng kết, nghiệm thu dự án.
1. Hiệu quả kinh tế: Cho một mô hình nuôi 300 con gà ta thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái.
* Tổng chi: 20.910.000 đồng
- Con giống: 13.000 đ/con x 300 con= 3.900.000 đồng
- Thức ăn gà 0 - 3 tuần: 300 con x 0,7 kg x 11.000 đ/kg = 2.310.000 đồng
- Thức ăn 4 tuần - bán: 300 con x 3,5 kg x 10.000 đ/kg = 10.500.000 đồng
- Thuốc thú y: 5.000 đồng/con x 300 con = 1.500.000 đồng
- Chuồng trại (chi phí đệm lót, chế phẩm sinh học BALASA - N01):
5.000 đồng/con x 300 con = 1.500.000 đồng
- Chăm sóc: 4.000 đồng/con x 300 con = 1.200.000 đồng
* Tổng thu: 34.200.000 đồng
Giá bán 75.000 đồng/kg x 1,6 kg/con x 285 con (hao hụt 5%)
* Ước tổng lợi nhuận một mô hình: 13.290.000 đồng.
Như vậy hiệu quả mang lại từ dự án đầu tư hỗ trợ 89 mô hình chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái, ước tổng lợi nhuận thu được khoảng 1.182.810.000 đồng.
2. Hiệu quả xã hội:
Dự án “Hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015” góp phần cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vùng sâu, vùng xa, cung cấp sản phẩm sạch đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
3. Hiệu quả về môi trường:
Dự án “Hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015” góp phần giảm sự ô nhiễm môi trường, hạn chế mùi hôi và khả năng lây lan các mầm bệnh.
1. Kết luận:
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp góp phần tăng tỷ trọng trong chăn nuôi là giải pháp để duy trì và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Đóng góp một phần trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp về vật nuôi, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
2. Đề nghị:
Đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT duyệt xét trình Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt dự án sớm triển khai thực hiện./.
Người lập dự án | Đơn vị xây dựng dự án
|
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT |
- 1Quyết định 1246/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi Gà đồi Yên Thế theo hướng VietGAHP giai đoạn 2013-2015 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013-2016
- 3Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020”, theo Nghị Quyết 88/2013/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 4Nghị quyết 24/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển trang trại, cơ sở chăn nuôi công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2014-2015 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 5Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
- 6Quyết định 08/2009/QĐ-UBND ban hành Đề án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Thông tư liên tịch 183/2010/TTLT-BTC-BNN hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông do Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 850/QĐ-BNN-KHCN năm 2012 về định mức kỹ thuật tạm thời áp dụng cho mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực Chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 1246/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi Gà đồi Yên Thế theo hướng VietGAHP giai đoạn 2013-2015 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 10Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò cho hộ người có công với cách mạng có thu nhập thấp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013-2016
- 11Quyết định 24/2013/QĐ-UBND về Quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020”, theo Nghị Quyết 88/2013/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 12Quyết định 1536/QĐ-UBND năm 2010 mức chi đối với đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 13Nghị quyết 24/2013/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển trang trại, cơ sở chăn nuôi công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2014-2015 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 14Quyết định 27/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg
Quyết định 1453/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt dự án hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh thái giai đoạn 2013 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 1453/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Phan Anh Vũ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra